K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG     Cuộc đua ma-ra-thon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.          Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước....
Đọc tiếp

NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG

     Cuộc đua ma-ra-thon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.

          Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “Người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.

          Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.

          Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

          Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “Người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.

Trả lời các câu hỏi dưới đây: 

Câu 1:  Nhiệm vụ của nhân vật “Tôi” trong bài là

A. Lái xe cứu thương.                      

B. Chăm sóc y tế cho vận động viên. 

C. Bắn tiếng súng lệnh cho cuộc đua .       

D. hò reo cổ vũ cho cuộc đua.

Câu 2: Không khí của cuộc thi ma-ra-thon thế nào?

A. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon sôi nổi.

B. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon buồn tẻ.

C. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon bình thường.

D. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon yên lặng.

 

Câu 3: Trong giải ma-ra-thon tác giả chú ý đến nhân vật nào nhất?

A. Chú ý đến những người xuất phát đầu tiên.

B. Chú ý đến những người chạy theo để cổ vũ.

C. Chú ý đến người xuất phát cuối cùng.

D. Chú ý đến những người trên xe cứu thương.

Câu 4: Giải Ma-ra-thon là giải:

A. Giải ma -ra -thon dành cho người thích bơi lội.

B. Giải ma-ra-thon dành cho người thích đi xe đạp.

C. Giải ma-ra-thon dành cho người thích chạy bộ.

D. Giải ma-ra-thon dành cho người thích leo núi

Câu 5:Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua là ai? Có đặc điểm gì?

Câu 6: Đoạn cuối bài : “Kể từ hôm đó,…nhẹ nhàng đối với tôi” tác giả muốn khuyên em điều gì?

Câu 7: Câu “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.

          A. Câu khiến .                         B. Câu kể Ai làm gì ?

          C. Câu kể Ai là gì ?                D. Câu kể Ai thế nào?

Câu 8: Dòng nào sau đây chỉ toàn là từ láy ?

         A. Xanh um, lộng lẫy, ngay ngáy, rực rỡ, mênh mông.

         B. Rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, bờ bến.                                         

         C. Rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, ấm áp

         D. Rực rỡ, lộng lẫy, xúm xít, ngay ngáy, ấm áp

Câu 9: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu: “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.”

Câu 10: Em đặt câu kể “Ai là gì?” để khen chị vận động viên đã chiến thắng.

Ai làm nhanh và đúng nhất mình se tick!

Các bạn lười chỉ cần làm đế câu 5 nha.

3
9 tháng 3 2022

NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG

     Cuộc đua ma-ra-thon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.

          Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “Người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.

          Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.

          Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

          Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “Người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.

Trả lời các câu hỏi dưới đây: 

Câu 1:  Nhiệm vụ của nhân vật “Tôi” trong bài là

A. Lái xe cứu thương.                      

B. Chăm sóc y tế cho vận động viên. 

C. Bắn tiếng súng lệnh cho cuộc đua .       

D. hò reo cổ vũ cho cuộc đua.

Câu 2: Không khí của cuộc thi ma-ra-thon thế nào?

A. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon sôi nổi.

B. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon buồn tẻ.

C. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon bình thường.

D. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon yên lặng.

Câu 3: Trong giải ma-ra-thon tác giả chú ý đến nhân vật nào nhất?

A. Chú ý đến những người xuất phát đầu tiên.

B. Chú ý đến những người chạy theo để cổ vũ.

C. Chú ý đến người xuất phát cuối cùng.

D. Chú ý đến những người trên xe cứu thương.

Câu 4: Giải Ma-ra-thon là giải:

A. Giải ma -ra -thon dành cho người thích bơi lội.

B. Giải ma-ra-thon dành cho người thích đi xe đạp.

C. Giải ma-ra-thon dành cho người thích chạy bộ.

D. Giải ma-ra-thon dành cho người thích leo núi

Câu 5: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua là ai? Có đặc điểm gì? : Người chạy cuối cùng có đôi chân tật nguyền.

Câu 6: Đoạn cuối bài : “Kể từ hôm đó,…nhẹ nhàng đối với tôi” tác giả muốn khuyên em điều gì? Theo mình là tác giả muốn khuyên chúng ta phải sống có nghị lực để vượt qua mọi khó khăn thách thức.

Câu 7: Câu “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.”

          A. Câu khiến .                         B. Câu kể Ai làm gì ?

          C. Câu kể Ai là gì ?                D. Câu kể Ai thế nào?

Câu 8: Dòng nào sau đây chỉ toàn là từ láy ?

         A. Xanh um, lộng lẫy, ngay ngáy, rực rỡ, mênh mông.

         B. Rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, bờ bến.                                         

         C. Rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, ấm áp

         D. Rực rỡ, lộng lẫy, xúm xít, ngay ngáy, ấm áp

Câu 9: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu: “( Bàn chân chị ấy ) ( cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.)”

                                                                                 Chủ ngữ                    Vị ngữ

Câu 10: Em đặt câu kể “Ai là gì?” để khen chị vận động viên đã chiến thắng.

Chị đúng là một nhà vô địch thực thụ.

9 tháng 3 2022

1. B

2.A

3.C

4.C

5. Người chạy cuối cùng là một phụ nữ. Người phụ nữ có đôi bàn chân tật nguyền.

6 Khi gặp công vc khó khăn, chúng ta quyết tâm thì mọi việc sẽ thành công tốt đẹp.

7 D

8 D

9. Chủ ngữ: "Bàn chân chị ấy"

    Vị ngữ: "cứ chụm vào mà đầu gối lại đưa ra"

10. Chị ấy là người rất kiên trì.

      Chị ấy là người đáng quý.

      Chị ấy là người chiến thắng.

Chúc bạn học tốt.

9 tháng 3 2022

TL

Chọn D: Tươi vui hóm hỉnh

Khi nào rảnh vào kênh H-EDITOR xem vid nha!!! Thanks!

9 tháng 3 2022

Ok khi nào rảnh thì xem -.-

9 tháng 3 2022

trả lời là xong thôi nhé bạn

10 tháng 3 2022

Bạn chú ý đọc kĩ đề bài chọn ý đúng nhất rồi khoanh vào bạn nhé

9 tháng 3 2022

Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao…

Đó là những câu thơ vô cùng ngộ nghĩnh, đáng yêu mà nhà thơ Trần Đăng Khoa viết về loài cây em yêu thích nhất: cây dừa.

Những cây dừa thường rất cao lớn, vượt lên cả những mái nhà. Thân cây trơn tuột, được chia thành nhiều khấc. Khách nơi khác thường bảo sao mà khó trèo. Nhưng đối với người dân lớn lên từ cây dừa như em thì chẳng mấy khó khăn. Những tàu lá dừa mọc tít ở trên ngọn, hình dáng như chiếc lá chuối bị gió quật tả tơi. Những nhánh lá đu đưa theo gió, tạo ra tiếng xào xạc vui tai, vỗ về bao đứa trẻ vào giấc ngủ say nồng. Dưới nách lá, là nơi trái dừa sinh ra và phát triển. Những trái dừa kết thành từng chùm, trông hệt như chùm chuông của ông già nô en. Quả dừa nào cũng to tròn, có nhiều nước ngọt mát cùng phần cơm dày dặn. Thật ngon lành làm sao.

Ở vùng đất cát, gió lớn như quê em, dừa là loại cây hiếm hoi phát triển tốt đến như thế. Từng hàng, từng hàng dừa xanh mọc dày đặc. Chúng cắm rễ sâu xuống lòng đất, không chỉ giúp giữ đất, giữ cát hay đem lại cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Mà còn đem lại nguồn kinh tế, thức ăn cho người dân. Người ta uống nước dừa, ăn cùi dừa. Lá dừa dùng làm vỏ cuốn bánh, hay xay ra tạo thuốc màu. Thân dừa, lá dừa, vỏ dừa khô thì để đun nấu, chẳng thiếu gì.

Em mong rằng, cây dừa sẽ được trồng nhiều hơn nữa trên khắp mọi miền tổ quốc. Để dù đi đâu, em cũng được nhìn thấy hình bóng thân thương, tuyệt vời ấy.

9 tháng 3 2022

Mik cần gấp nha các bn bình luận nhanh hộ mik nha

Mik cảm ơn

9 tháng 3 2022

Trong sân trường em có rất nhiều loài cây gắn bó với những ngày tháng đi học của chúng em. Nhưng em vẫn ấn tượng nhất với cây phượng. Hoa phượng – hoa học trò, loài hoa gắn bó thân thiết nhất với những bạn học sinh.

Em không biết cây phượng năm nay bao nhiêu tuổi nhưng từ khi em bước chân vào trường, cây phượng đã hiên ngang ở giữa sân trường. Cây cao hơn hai tầng học của trường em, tán rộng sum suê. Thân cây phượng màu nâu xù xì, 2 bạn học sinh ôm không hết, có nhiều con mắt nổi lên. Lá của cây phượng giống như lá của cây me, những chiếc lá nhỏ xíu bằng hạt cơm. Rễ phượng ngoằn ngoèo, nổi hẳn lên trên mặt đất.

Mùa xuân, phượng cũng ra lá non. Những chiếc lá xanh non, mơn mởn. Nhưng phượng đẹp nhất vẫn là mùa hè. Mùa hè dường như là mùa của hoa phượng. Mỗi mùa hè đến, phượng nở rực một góc sân trường. Nhìn từ xa, em thấy cây phượng như một ngọn đuốc đang cháy sáng giữa bầu trời. Mỗi khi có làn gió thổi qua, từng chùm phượng rung rinh trong gió. Hoa phượng màu đỏ thắm, cánh hoa mỏng tang dập dờn chao liệng trong gió.

Chúng em thường nhặt hoa phượng đem nó ép vào trang vở trắng cất giữ những kỉ niệm. Hoa phượng là hoa học trò, báo hiệu mùa hè về, mùa thi đã đến và cũng là mùa chia tay thầy cô, bạn bè và mái trường yêu dấu. Nhặt cánh phượng, học trò ai cũng cảm thấy xao xuyến và nôn nao một cảm xúc khó tả. Khi mùa hè đến, những chú ve kêu râm ran trên vòm lá phượng tạo thành âm hưởng quen thuộc không thể thiếu của mùa hè.

Cây phượng trên sân trường là người bạn gắn bó với rất nhiều thế hệ học trò chúng em. Có lẽ sau này khi rời xa mái trường này, em vẫn sẽ luôn luôn nhớ cây phượng đáng kính này.

10 tháng 3 2022

Bài giải

Độ dài đáy của hình bình hành là:

3 : 1/8 = 24 (dm)

Đáp số: 24 dm

10 tháng 3 2022

giúp tớ nhé

9 tháng 3 2022

 Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt. 

6 tháng 4 2022

Gạch chân dưới những chi tiết tả vẻ đẹp của con người ở Sa Pa: 

  Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt. 

k mik nha!!

I. Mở bài: Giới thiệu cây nhãn.

- Vườn nhà ngoại trồng thật nhiều nhãn.

- Những cây nhãn này đã được 10 tuổi.

II. Thân bài:

Tả cây nhãn theo thời kì

- Mùa xuân, nhãn ra lá xanh um, bóng lưỡng.

- Dáng cong nghiêng, uốn lượn của thân như khoe dáng sắc của cây trong thời kì phát triển.

- Hè về, từng chùm hoa vàng ươm, li ti đậu kín vòm cây.

- Chim chóc, ong bướm rủ nhau đến thưởng thức hương sắc của hoa.

- Chớm thu, vô số quả nhãn kết chùm treo lủng lẳng, trĩu cành kín cả cây.

- Vài tuần sau, quả nhãn từ xanh non chuyển sang nâu đất.

- Từ trong vườn, hương thơm ngọt lan tỏa cả một vùng.

III: Kết bài

- Quả nhãn ngọt và thơm.

- Mỗi khi đến mùa nhân, em đều nhớ về ngoại.

21 tháng 6 2020

k cho mk nhé 

I.Mở bài: giới thiệu cây xoài

Từ nhỏ, tôi đã sống với ông nội, ông có một khu vườn rất rộng lớn và xinh đẹp. Ông luôn chăm sóc ân cần và chu đáo cho khu vườn của mình. Nhưng từ khi ông mất, thì tôi thay ông chăm sóc khu vườn, niềm vui khi còn sống của ông. Việc chăm sóc khu vườn không phải là trách nhiệm của tôi mà là lòng yêu thương ông và mến tình yêu thương với thiên nhiên của ông. Khu vườn như một phần tuổi thơ của tôi, gắn bó suốt tuổi thơ tôi. Điều tôi thích nhất ở khu vườn đó là cây xoài.

II. Thân bài: tả cây xoài

1. Tả bao quát cây xoài:

- Cây xoài cao 4m

- Cây xoài có nhiều lá và che mát cả khu vườn

- Cây xoài to và nhiều tuổi, cây xoài có từ khi ông tạo ra khu vườn.

2. Tả chi tiết cây xoài:

- Thân cây xoài to, vừa một cái ôm của người lớn; thân xây xù xì và dày

- Gốc cây lồi lên mặt đất thành những đường dài giống như những con rắn

- Rễ cây đâm sâu dưới đất

- Cành cây được tỏa ra từ thân cây, có rất nhiều cành cây, mỗi cành cây lớn chia ra làm những cành cây nhỏ

- Tán lá rộng bao phủ cả một khu vực rộng lớn

- Quả xoài mọc ra xum xuê, khi sống quả xoài màu xanh, khi chín màu vàng

- Quả xoài rất chua, quả xoài giống hệt một chiếc lá

- Khi quả xoài chin thì có những con chim và dơi đến rất nhiều.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây xoài

- Kỉ niệm của em gắn với cây xoài

- Nêu lợi ích của cây xoài

- Em sẽ chăm sóc cây xoài như thế nào?

9 tháng 3 2022

1. Mở bài

- Giới thiệu về cây phượng mà em muốn tả:

  • Đó là cây phượng được trồng ở đâu trên sân trường?
  • Cây phượng ấy đã được trồng lâu chưa? Là một cây phượng già hay vẫn còn trẻ?
  • Cây phượng đó có được mọi người yêu quý hay không?

2. Thân bài

- Miêu tả cây phượng:

  • Thân cây to lớn, rắn chắc, còn to hơn cả cái cột nhà
  • Tính đến hết ngọn, cây phượng còn cao hơn cả tòa nhà ba tầng của trường em
  • Lớp vỏ trên thân xám xịt, sần sùi, bong ra làm nhiều mảng như vảy cá
  • Những cành cây ở phía trên to lớn, mọc ra thêm nhiều nhánh con như hàng trăm cái tay đang múa trên ngọn cây
  • Lá phượng nhỏ li ti, xanh tốt quanh năm, nên cây phượng lúc nào cũng là chiếc dù lý tưởng
  • Khi mùa hè đến, cây phượng nở hoa, hoa phượng đỏ rực như lửa, gợi lên nhiều cảm xúc khó tả

- Hoạt động của học sinh gắn với cây phượng:

  • Giờ ra chơi, sau khi tan trường, luôn có những nhóm bạn tụm năm tụm bảy ngồi dưới gốc cây phượng để đọc sách, trò chuyện hay chơi trò chơi
  • Những bạn nam nghịch ngợm thì thích thú leo trèo lên những cành thấp của cây
  • Khi phượng nở hoa thì các bạn lại thích thú với việc hái những cánh hoa phượng đỏ để ép vào trang vở làm quà lưu niệm

c. Kết bài

  • Tình cảm của em dành cho cây phượng đã tả
  • Hình ảnh cây phượng ấy gắn kết với mái trường, với tuổi học trò của em