K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Truyện Sự tích trầu, cau và vôi thuộc thể loại nào?A. Truyện cổ tích        B. Truyện đồng thoại              C. Truyền thuyết         D. Thần thoại.Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?A. Lời của nhân vật Lang.                  B. Lời của người kể chuyện.C. Lời của nhân vật Tân                     C. Lời của vua...
Đọc tiếp

Câu 1. Truyện Sự tích trầu, cau và vôi thuộc thể loại nào?

A. Truyện cổ tích        B. Truyện đồng thoại              C. Truyền thuyết         D. Thần thoại.

Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?

A. Lời của nhân vật Lang.                  B. Lời của người kể chuyện.

C. Lời của nhân vật Tân                     C. Lời của vua Hùng.

Câu 3. Cô gái họ Lưu đã dùng cách nào để biết được Tân là anh?

A. Nàng để ý cách họ xưng hô với nhau trong bữa ăn.

B. Nàng chỉ để một bát cháo với một đôi đũa trong bữa ăn.

C. Nàng lén nghe họ tranh luận trong bữa ăn.

D. Nàng quan sát trang phục của họ trong bữa ăn.

Câu 4. Điều gì khiến vua Hùng cảm động khi nghe các cụ già kể chuyện về ba nhân vật Tân, Lang và cô gái họ Lưu?

A. Số phận oan khuất của ba nhân vật.                     

B. Trí tuệ hơn người của ba nhân vật.                       

C. Tình cảm gắn bó giữa ba nhân vật.

D. Tình cảm của dân làng với ba nhân vật.

Câu 5. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Sự tích trầu, cau và vôi ?

A. Truyện giải thích các hiện tượng thiên nhiên.

B. Truyện ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt.

C. Truyện giải thích nguồn gốc tục ăn trầu của người Việt.

D. Truyện thể hiện sự cảm thương cho số phận người phụ nữ.

Câu 6. Chỉ ra thành phần trạng ngữ trong câu sau:

Trước hòn đá và hai cây lạ, họ chỉ còn biết dựng miếu thờ cả ba người trẻ tuổi ở ven sông.

=> Trạng ngữ chỉ nơi chốn

Để trả lời câu hỏi của vua, Lạc tướng cho gọi mấy cụ già ở quanh vùng đến hỏi.

=> Trạng ngữ chỉ mục đích

Câu 7. Tìm và giải thích nghĩa của các từ Hán Việt trong câu sau:

            Một hôm trời mới mờ sáng, Lang quyết định khởi hành.

"mờ" : Chỉ hiện tượng ánh sáng rất yếu, hiện không rõ, "mờ sáng" ở đây gần giống với "gần sáng"

Câu 8. Trong truyện Sự tích trầu, cau và vôi, tại sao nhân vật Lang lại bỏ nhà ra đi?

Nhân vật Lang bỏ đi vì: Cái nhầm của chị dâu - Tưởng nhầm mình là Tân nên làm cho cả hai người cùng ngượng nghịu xấu hổ, chàng vừa giận vừa thẹn và hôm mờ sáng ấy đã bỏ nhà ra đi.

Câu 9. Em có nhận xét gì về sự hóa thân (thành đá, cau, trầu) của mỗi nhân vật trong tác phẩm?

+ Sự hóa thân (thành đá, cau, trầu) của các nhân vật trong tác phẩm đều đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Tuy đã hóa thành cây nhưng tình anh em hòa thuận, tình vợ chồng tiết nghĩa của Tân, Lang và vợ của Tân vẫn còn mãi.

Câu 10. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm.

+ Sống ở trên đời hãy biết quý trọng những người thân trong gia đình mình, không ghen tuông, ghét bỏ, thay vào đó hãy sống trân trọng, hòa thuận với nhau. Đó mới là những điều quý giá của cuộc sống ban tặng.

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: CÁ CHUỐI CON"Càng chờ càng bằn bặt. Đàn chuối con không biết làm thế nào, cứ bơi ngược bơi xuôi. Đang lúc chúng bàn nhau định của một chị chuối lên bừ tìm mẹ, thì nghe ùm một tiếng. Mẹ đã về. Không có một chú kiến nào nổi lên mặt nước, nhưng đàn chuối con cũng không để ý đến điều đó. Chúng xúm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

CÁ CHUỐI CON

"Càng chờ càng bằn bặt. Đàn chuối con không biết làm thế nào, cứ bơi ngược bơi xuôi. Đang lúc chúng bàn nhau định của một chị chuối lên bừ tìm mẹ, thì nghe ùm một tiếng. Mẹ đã về. Không có một chú kiến nào nổi lên mặt nước, nhưng đàn chuối con cũng không để ý đến điều đó. Chúng xúm lại quanh mẹ và hỏi:

- Mẹ ơi, sao mẹ đi lâu thế?

- Kìa, mẹ làm sao kìa!

- Sao mẹ lại có máu ở cổ?

Chúng hỏi dồn đập, vừa hỏi vừa khóc. Chuối mẹ âu yếm bơi quanh đàn con và kể cho con nghe chuyện vừa xảy ra với mụ mèo.

- ...Mẹ đã vật lộn với nó mãi. Đã tưởng không còn về đây với các con được.

Chuối mẹ nói rồi ứa nước mắt, không kể tiếp được nữa.

- Chỉ tại thằng út.

- Chỉ tại thằng út...

Bọn chuối con nhao nhao kết tội chuối út. Chuối út biết mình có lỗi nhưng vẫn gân cổ lên cãi:

- Tại em ư? Lần này thì đúng là tại em. Nhưng các lần khác mẹ vẫn phải đi kiếm mồi cho chúng ta kia mà! Lỡ những lần ấy mẹ gặp mụ mèo thì có phải tại cả các anh chị nữa không?

Thấy chuối út nói cũng có lí, bọn chuối con im lặng một lát rồi kéo nhau ra bàn bạc. Chuối út xin nói trước:

- Bây giờ chúng ta cũng đã hơi lớn rồi, chúng ta đừng làm khổ mẹ nữa. Chúng ta sẽ cùng nhau bơi quanh ao tự kiếm mồi. Các anh chị thấy thế nào?

- Đồng ý!

- Đồng ý đấy!

- Các con đang bàn gì mà vui vẻ vậy? - Chuối mẹ bơi lại hỏi.

- Chúng con đang bàn nhau tự đi kiếm ăn - Chuối út thưa - Chúng con không làm phiền mẹ nữa. Bây giờ mẹ đau, mẹ về hang nghỉ đi.

- Trời ơi, các con tôi ngoan quá! Nhưng mà này các con, nếu con nào chưa tự kiếm ăn được, hoặc lúc nào khó kiếm ăn, các con cứ về với mẹ nhé!"

(Trích: truyện "Cá Chuối con". In trong "Những truyện hay viết cho thiếu nhi". Xuân Quỳnh, NXB Kim Đồng, 2019)

Câu 1. Từ đoạn trích trên, em có suy nghĩ thế nào về tình mẫu tử?

Câu 2. Từ lời nhắn nhủ của Chuối mẹ ở cuối đoạn trích, em sẽ có hành động như thế nào trong cuộc sống của mình?

"Trời ơi, các con tôi ngoan quá! Nhưng mà này các con, nếu con nào chưa tự kiếm ăn được, hoặc lúc nào khó kiếm ăn, các con cứ về với mẹ nhé!"

0
ĐỀ 3: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Bố tôi Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi. Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào...
Đọc tiếp

ĐỀ 3: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Bố tôi Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi. Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi. Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: Con mình vừa gửi thư về. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: Con mình viết chữ đẹp quá! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?. Ông nói:Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cả những lá đầu tiên nét chữ còn non nớt Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên thật "đặc biệt"- ngày khai trg không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời. (Theo Nguyễn Ngọc Thuần)

1. Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu: Một ngày khai trường đầu tiên thật "đặc biệt"- ngày khai trg không có bố.

0