K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc phần văn bản sau và trả lời câu hỏi cho bên dưới“ Bạn biết chăng, thế gian này có điều kì diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết gào như vịt đực.Vấn đề không...
Đọc tiếp

Đọc phần văn bản sau và trả lời câu hỏi cho bên dưới

“ Bạn biết chăng, thế gian này có điều kì diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết gào như vịt đực.

Vấn đề không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga. Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình. Người khác có thể đóng góp cho xã hội bằng tài kinh doanh hay năng khiếu nghệ thuật, thì bạn cũng có thể đóng góp cho xã hội bằng lòng nhiệt thành và sự lương thiện.

Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ là người trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó”.

(Bản thân chúng ta là những giá trị có sẵn - Phạm Lữ Ân)

Từ nội dung văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về giá trị của bản thân

0
Đọc văn bản sau:        ‘Học sinh chào mỗi khi gặp thầy giáo, cô giáo là một hành vi văn hóa bình thường, cũng giống như lúc ta chào bất kì một ai đó. Nhưng rõ ràng đứng trước thầy giáo, cô giáo, ta chào là để biểu thị một thái độ kính trọng, lễ phép với một người trên, xét ở mọi góc độ (Tuổi tác, học vấn, tư cách...). Chào thầy cô giáo còn là một miểu hiện tiếp nối...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

        ‘Học sinh chào mỗi khi gặp thầy giáo, cô giáo là một hành vi văn hóa bình thường, cũng giống như lúc ta chào bất kì một ai đó. Nhưng rõ ràng đứng trước thầy giáo, cô giáo, ta chào là để biểu thị một thái độ kính trọng, lễ phép với một người trên, xét ở mọi góc độ (Tuổi tác, học vấn, tư cách...). Chào thầy cô giáo còn là một miểu hiện tiếp nối truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ‘Tôn sư trọng đạo”. Chào thầy dạy ta , dĩ nhiên là ở nhiều nơi ta gặp, nhưng có tình huống chào thầy đặc biệt: đó là chào trước khi vào tiết học. Hầu như mọi thành viên trong lớp học đều chào bằng hình thức đứng nghiêm, mắt nhìn thẳng, hướng về phía thầy. Người thầy cũng từ tốn đáp lại bằng cách đứng nghiêm trên bục, mắt hướng về học sinh, khẽ nghiêng mình hoặc gật đầu, nở một nụ cười, rồi vẫy tay mời tất cả ngồi xuống (Hoặc nói ‘Chào tất cả các em, mời các em ngôi”). Không khí lúc bấy giờ thật tĩnh lặng, trang nghiêm, xúc động. Dù trước đó, mọi người có ồn ào, bận bịu về chuyện riêng đến mấy cũng đều nghiêm túc, thu xếp lại, để bắt tay vào giờ học. Ấy vậy mà nhiều học sinh bây giờ hình như quên hẳn điều đó. Hoặc có thể họ tự cho rằng đấy là một thủ tục hình thức, không cần hoặc làm chiếu lệ cũng được.

Có trường hợp, khi thầy đã vào lớp, họ đang bận việc gì đấy nên ngại đứng dậy, cứ ngồi ì hoặc nếu không bận thị học chứ thản nhiên nói chuyện, thản nhiên nhìn thầy, liếc xung quanh, mặc ai chào thì chào. Cũng có khi học sinh không đứng hẳn lên, chỉ nhổm người lấy lệ. Còn có học sinh ngồi phía sau yên trí đã có bạn đứng che phía trước,  nên cứ ung ung ngồi, cho rằng thầy, cô không nhìn thấy. Rất tiếc cho các bạn là thầy cô giáo thường rất nhạy cảm, cho nên những trường hợp như thế cũng khó qua được cảm nhận của người thầy... Các bạn đừng cho việc này là vặt vãnh nhé. Người Việt Nam có câu ‘Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Đó là cách ứng xử văn hóa của bất kì một cuộc giao tiếp nào, chứ không chỉ nói ở nơi học đường. Trong các lớp ở mọi trường, thường có treo khẩu hiệu ‘Tiên học lễ, hậu học văn”. Chào thầy giáo, cô giáo là một biểu hiện của khẩu hiệu treo trước mặt toàn lớp đấy! Về chuyện chào, người ta kể rằng. Có một lần A. Duy-ma- nhàn văn người Pháp nổi tiếng đang mải mê viết, thì mấy người bạn của ông đến chơi. Ông định đứng dậy chào, thì các bạn ông (vì nể ông) lền xua tay tỏ vẻ thông cảm: ‘Ồ, anh cứ viết tiếp đi, kệ chúng tôi, đứng dậy làm gì”! A. Đuy-ma liền trả lời, giọng dứt khoát: ‘Các vị sao lại thế ? Không phải tôi đứng lên, mà nền văn hóa của tôi đứng lên”

                                            (Theo Phạm Văn Tình, báo Khuyến học, số 46)

          Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

          Ý kiến chính nêu ra trong văn bản là gì? Để làm rõ ý kiến chính, tác giả đã nêu ra hệ thống các ý kiến phụ như thế nào

          Để các ý kiến có sức thuyết phục, người viết đã có nhiều lí lẽ và dẫn chứng, hãy kẻ bảng sơ đồ hệ thống ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng.

          Nhận xét về cách lập luận, vì sao tác giả dùng liên tiếp nhiều dẫn chứng về hành động chào thầy cô giáo có văn hóa và hành động chào thầy cô giáo chưa nghiêm túc?

          Vấn đề văn bản nêu có tính thực tế không? Có phải một vấn đề tồn tại trong cuộc sống không? Ở lớp mình có vấn đề này không? Em có suy nghĩ gì về nghi thức chào thầy cô giáo lúc đầu giờ? Từ đó em nghĩ mình nên làm gì?

 

0