trình bày nghệ thuật của thơ trung đại
cần gấp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đế quốc Mông Cổ được Thành Cát Tư Hãn thành lập năm 1206 sau khi thống nhất các bộ lạc Turk-Mông Cổ và sau đó bành trướng sang đại lục Á-Âu, khởi đầu bằng việc xâm lược Tây Hạ ở phía bắc Trung Quốc và đế quốc Khwarezm (Hoa Thích Tử Mô) ở Ba Tư. Vào thời kỳ cực thịnh của nó, Hòa bình Mông Cổ (con đường tơ lụa thuộc đế quốc Mông Cổ) đã tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa và mậu dịch giữa phương Đông và phương Tây trong thời kỳ thế kỷ 13 - thế kỷ 14.
Vào thời điểm Thành Cát Tư Hãn mất năm 1227, đế quốc này được chia cho 4 người con trai của ông với người con trai thứ 4 là đại hãn, và đến những năm 1350, các triều Hãn rạn nứt và đánh mất trật tự mà Thành Cát Tư Hãn đã mang lại. Cuối cùng, các triều Hãn xa rời nhau, trở thành các triều đại Ilkhanate ở Ba Tư, triều Chagatai ở Trung Á, triều Nhà Nguyên ở Trung Quốc, và Kim Trướng hãn quốc ở địa phận nước Nga ngày nay.
4,3-{-1,2}=?????????????????
C҈ó B҈áN҈ N҈I҈C҈K҈ L҈I҈êN҈ Q҈U҈âN҈ N҈H҈A҈: B҈ạC҈H҈ K҈I҈M҈ 5
T҈ướN҈G҈ 49 T҈R҈A҈N҈G҈P҈H҈U҈C҈ 59 ,,,,,,,,,,,50K҈ V҈I҈êE҈T҈T҈H҈E҈O҈
có bán nick ff , liên quân anh em ủng hộ nha .Ai mua nhắn tin nhé
Những nét độc đáo của Lý Thường Kiệt:
- Biết chủ động tiến công trước để tự vệ.
- Chọn vị trí thuận lợi để xây dựng phòng tuyến đánh giặc.
- Chớp thời cơ khi giặc lâm vào thế bị động để đánh trận quyết chiến.
- Kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hòa.
- Biết dùng thơ văn để khích lệ tinh thần quân sĩ.
Đền Taj Mahal. Đền Taj Mahal là biểu tượng du lịch nổi tiếng nhất của Ấn Độ mà bất kì khách du lịch nào đến đây cũng đến thăm. ...
Đền Mahabalipuram. ...
Lăng mộ Humayun. ...
Harmandir Sahib (Đền Vàng) ...
Đền Ranakpur. ...
Đền Sri Ranganathaswamy. ...
Đền Hoa Sen. ...
Cung điện Mysore.
đặc điểm:
Cội nguồn của linh cảm – quan niệm và hình thức của kiến trúc cổ đại ấn Độ
Stupa của Phật giáo: Sự tượng trưng của trung tâm và phương hướng
Các nhà nghiên cứu Ân Độ cho rằng chủ đề cơ bản của kiến trúc cổ đại Ân Độ chính là thể hiện trung tâm và điều này thấy rõ trong kiến trúc Phật giáo và Hindu giáo.
Stupa có nghĩa là tháp hay tháp để hài cốt cho các vị sư, cũng có nghĩa là phần mộ chôn cất xá lị.
Đầu tiên, theo truyền thuyết, sau khi Đức Phật Thích Ca Mầu Ni về cõi Niết bàn, xá lị của người được phân chia về cho tám nước tồn giữ và cúng bái. Mọi người sùng bái Stupa vì nó tượng trưng cho sự hoá thân của Đức Phật và thể hiện trung tâm vũ trụ của Phật pháp vô biên.
Nổi tiếng nhất là Stupa ở Sanchi (toà tháp 1), được xây dựng năm 250 trước Công nguyên Vương triều Asoka, sau đó được Vương triều Sunga và Andiara mở rộng, có đường kính 36,6 mét, có hàng rào bao quanh và có 4 cửa ra vào được điêu khắc rất tinh xảo. Hình thức chính của Stupa là một khối nửa tròn (Anda), đật trên một khối bệ móng (Medhi), trên đỉnh bệ tròn đật một khối vuông rỗng (Harmika) là nơi cất giữ thánh cốt và trên cùng là một cái ô 3 tầng.
Hình ảnh tượng trưng “trung tâm” của Stupa không bao giờ thay đổi, mặc dầu ở các địa phương của Ân Độ và các nước lân bang khi xây Stupa người ta có thể thay đổi hình thức. Về phương hướng đi vòng quanh, cũng được thể hiện trong nghi thức Phật giáo, các tín đồ chuyển động từ Đông sang Tây đưa theo quỹ đạo của mặt trời, thể hiện sự sùng bái mặt trời.
Đền thờ của Hindu giáo: sự tượng trưng của trung tâm và phương hướng
Đền thờ Hindu xuất hiện muộn hơn kiến trúc Phật giáo, do thời kỳ đầu nội dung chính của tôn giáo này là sát sinh tế lễ, làm các đàn tế là chính, thứ hai là các đoàn thể tôn giáo Hindu thành lập muộn, đến thế kỷ thứ IX mới xuất hiện.
Đặc điểm quan trọng của hình thức mái là giống như đỉnh núi Meru, dù là dạng Nagara ở phía Bắc hay dạng Doravida ở phía Nam. Núi Meru là nơi ở của thần quyền Hindu giáo, được coi là trung tâm của vũ trụ, vì thế việc biểu hiện trung tâm là chủ đề quan trọng nhất của đền thờ Hindu giáo.
Phần ngoài của các ngôi đền hình đỉnh núi được trang trí rất phức tạp, đa phần thể hiện tinh thần ham muốn nhục dục, điều đó phụ thuộc vào tâm lí hảo phồn của người Ân Độ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng sự nhấn mạnh tính biểu trưng của núi Meru mới là quan trọng nhất.
Hình thức mái (tường ngoài) của đền thường dật khấc đê chứa đựng được nhieu hình điêu khắc hơn, hình thức gấp khúc này gọi là Ratha.
Trong khi đó, mái đền (Sikhara) thì được thu dần về phía trên, tạo cảm giác động thái mãnh liệt đề nhấn mạnh ngôi đền mang ý nghĩa tượng trưng là trung tâm vũ trụ. Y nghĩa tượng trưng này sau này còn được gắn vào một dạng tháp công lớn có tên là Gopura cua các ngôi đền Nam Ân.
Ví dụ tiêu biểu cho sự biểu tượng trung tâm của đền đài An Độ là ngôi đền Kandariya Mahadeva ở Khajuraho. Ngôi đền này có hình thức mái vươn mạnh mẽ và kết thúc bằng một phần đỉnh gọi là bảo tháp.
Chủ đề trung tâm không chỉ thể hiện ở ngoại thất mà còn thể hiện ớ nội thất. Các mật thất nhỏ để cúng các vị thần luôn chiếm vị trí quan trọng. Các phòng này có tên là Garbhagriha, trong đó thường đặt Linga, được xem là trung tâm nãng lượng của vũ trụ.
Tính phương hướng của đền thờ Hindu giáo có hai cách thể hiện: cách thứ nhất là biểu hiện ở bố trí cửa đền ở hướng Đông, cách thứ hai là phần bên trong các Garbhagriha bao giờ cũng có một vòng hành lang dành cho “nghi thức xoay phải”, phụ thuộc vào cách di chuyển thuận theo chiểu kim đồng hồ.
Mandala là một hình thức hình học trong đền thờ Ấn Độ giáo liên quan nhiều đến các yêu tô trung tâm và phương hướng. Các đền thờ Hindu khi xây dựng đền tuân thủ nghiêm ngặt cấu trúc của Mandala. Các Garbhagriha đều đặt ỏ trung tâm của Mandala.
Mandala là một sự quy cách hoá và bình diện hoá đỉnh núi Meru trên mặt phẳng đó chính là vũ trụ trên mặt bằng.
Kiến trúc tạc đá: quan niệm chính và phụ, ám và dương
Kiến trúc “tạc đá” trong kiến trúc Ấn Độ có hai loại chính là “kiến trúc động đá” (Kiến trúc đục ngầm trong đá) và “kiến trúc đá tảng”.
Kiên trúc động đá là kiên trúc nằm trẽn vách đá hoặc đục vào hang đá, đó là Chaitya (nơi làm nghi thức tôn giáo) và Vihara (tu viện).
Những Chaitya nổi tiếng nhất là các khu vực kiến trúc động đá tần lượt hình thành trong lịch sử như ở khu Bajaj, khu Karli và khu Ajanta và khu Ellora.
“Kiến trúc đá tảng” là kiến trúc tạo thành từ việc tạo khắc các khối đá khổng lổ, kiến trúc đá tảng thường chỉ có không gian bén ngoài, không có không gian bên trong hoặc chỉ có một phần rất ít. Ví dụ tiêu biểu là Stupa toàn bộ bằng đá khối ở Bharhut và đền thờ “Chiến xa” ở Mamallapuram. Một tác phẩm kiến trúc tạc đá nổi tiếng khác là đền thớ số 16 Kailasa Shiva thuộc quần thể động đá Ellora (756 – 773 sau Công nguyên), cách thi công đển thờ này là đầu tiên người ta tạc phần ngoài của tảng đá lớn trên một vách núi, sau đó mới tạc phần không gian bên trong của nó.
về quan niệm, kiến trúc động đá và kiến trúc đá tảng là bộc lộ hình thức kiến trúc “chính – phụ”. Kiến trúc động đá bộc lộ quan niệm “phụ” (âm) vào không gian kiến trúc còn kiến trúc đá tảng bộc lộ quan niệm “chính” (dương) vào thực thể kiến trúc.
Hồ, giếng nước: hình ảnh tượng trưng của nước và bậc cấp
Nước có ý nghĩa quan trọng đối với một đất nước có khí hậu nóng nực và oi bức. Tám quan trọng của nước đã ãn sâu vào tư tưởng cũng như tôn giáo Ấn Độ. Ý nghĩa của nước chính là nguồn gốc của sinh mệnh. Giếng nước, do đó chiếm vị trí quan trọng trong làng quê Ân Độ, giếng nước có ở đền thờ đạo Hindu, đạo Hồi, cung điện hay pháo đài, thành quách. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nói đến vãn hoá Ân Độ mà không nói đến giếng nước hay hồ nước là một thiếu sót thực sự.
Bậc cấp cũng là một yếu tố quan trọng khác của văn hoá kiến trúc Ân Độ. Đó là một loại hình kiến trúc lộ thiên rất gắn bó với đời sống của người An Độ, họ thường ngồi nghỉ hoặc ngủ trên loại hình kiến trúc lộ thiên này. Bậc cấp tại bên phà sông Hằng ở Varanaxi là một ví dụ, ớ đó người ta tắm rửa, trừ tà, nghỉ ngơi, giao lưu, hoá táng, tóm lại, đó là một nơi giao tiếp công cộng quan trọng.
Ở Ấn Độ, các yếu tố gắn bó với tập quán sống và môi trường sống đều được coi trọng, mang tính chất đa nâng và đổng nhất với văn hoá. Yếu tố nước như vậy đã tạo thành tính cách của văn hoá kiến trúc An Độ.
Kiến trúc Muslim Ân Độ: phong cách chuyển đôi và dung hợp
Nghiên cứu Ấn Độ thường xét 2 yếu tố Arian và Muslim, yếu tố thứ nhất được xem là sâu sắc và mơ hồ, yếu tố thứ hai được xem là rõ ràng và hiển hiện.
Người Muslim thống trị Ân Độ từ năm 1193 đến thế kỷ XVIII đã tạo ra sự biên đôi quan trọng nhất trong văn hoá Ân Độ.
Người Muslim mang đến Ba Tư và Trung Á nền văn hoá Islam, nhưng họ luôn luôn biết dung hợp với văn hoá bản địa. Các nhà vua Muslim đã biết sử dụng nhân công và vật liệu địa phương.
Ngôi đền thờ Hồi giáo “Sức mạnh của Islam” đầu tiên do vị hoàng đế Hồi giáo đầu tiên xây dựng ở Delhi, trên di chỉ một đền thờ Hindu và sử dụng lại vật liệu của 27 đền thờ Hindu giáo và Jaina giáo.
Ngọn tháp Qutb Minar cao 72,7 mét trong ngôi đền trên cũng là một công trình kiến trúc kết hợp giữa phong cách Ấn Độ và phong cách Ba Tư.
Các vương triều Mughul đã xây dựng rất nhiều đền thờ Hồi giáo, lăng mộ, pháo đài và cung điện nổi tiếng như Humayun và pháo đài Fatehpur Sikrri hay lăng Taj Mahal ở Agra. Đó là những sản phẩm kết hợp phong cách Ba Tư với phong cách Hindu giáo Phật giáo và Jaina giáo. Ví dụ mái vòm của lăng Taj Malhal mang phong cách Ấn Độ còn các công vòm lõm sâu vào trong của toà lăng này lại mang phong cách Ba Tư.
Tính không đối xứng của một số quần thể cung điện, pháo đài cũng tạo nên sự dễ thích ứng với cảnh của kiến trúc. Điểu đó chứng tỏ “tính chất mở” của kiến trúc Hồi giáo Ấn Độ.
Ý nghĩa hiện thực của kiến trúc truyền thống Ân Độ
Kiến trúc truyền thống An Độ đã để lại nhiều bài học lớn, nhất là cho các KTS đương đại An Độ.
Charles Correa, KTS đương đại sô một của Ấn Độ nói: “Chúng ta cần phải nghiên cứu quá khứ, vì trong nó có lắng đọng sự tích luỹ qua nhiều thế kỷ của loài người nhưng mục đích nghiên cícu không phải chỉ đơn giản là nhằm nhấn mạnh một giá trị đã tồn tại nào đó, mà chúng ta cần phải biết tại sao nó phải thay đổi để từ đó tìm ra cánh cửa cho việc định hướng mới”. Ý nghĩa của câu nói trên, đúng như tinh thần của trường phái. Yếu tố luận phương Tây hiện đại: “Hãy đập vụn các yếu tố ra và bố cục lại”.
Có nhiều vấn đề đặt ra cho thấy nền kiến trúc cổ đại Ấn Độ có thể tạo tiền để cho việc tìm ra một cái cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, chẳng hạn như vấn đề cộng sinh đa nguyên và vấn đề hình học trong kiến trúc.
Các KTS Ấn Độ đã phát huy các di sản một cách sáng tạo, họ nghiền ngẫm nhưng không sao chép nguyên xi, hình ảnh của một số kiến trúc cũ vẫn được gợi lên nhưng trong một hình thức hoàn tỡân mới mẻ. Hình ảnh ấy hiển hiện trong một số kiệt tác kiến trúc đương đại Ân Độ như: Galery nghệ thuật Husain Gafa ớ Ahmedabad, 1995 (KTS B. V. Doshi), gợi hình ảnh của Stupa và các thạch động; Học viện Quốc gia Công nghệ Thời trang ở New Dehli, 1991 (KTS B. V. Doshi), gợi hình ảnh các hồ nước truyền thống và Toà nhà Quốc hội Vidhan Bhavan, bang Bhopal, 1996 (KTS. Charles Correa), áp dụng lí luận thống nhất và cộng sinh đa nguyên.
Việc ứng dụng quan niệm trung tâm và phương hướng, việc gợi lại những triết lí về nước trong đời sống Ấn Độ, việc gợi lại sơ đồ hình học Mandala không chỉ thấy trong nhiều tác phẩm kiến trúc mà còn thấy trong các mặt bằng đô thị.
Để kết luận bài này, chúng tôi muốn mượn câu nói của c. Marx (trích trong thư Marx gửi Engel) đê nói lên mối liên hệ giữa truyền thống và hiện đại: “chúng ta không muốn dự liệu trong tương lai một cách giáo điều, mà chỉ muốn thông qua việc phê phán thế giới cũ phát hiện thế giới mới”.
Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỉ niệm ấu thơ. Dẫu kỉ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.
Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng:
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Rất tự nhiên ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Ánh trăng đêm nay gợi nhớ về những kỉ niệm ngày nào trên núi Nga Mi. Nỗi niềm nhớ về quê hương đang trĩu nặng trong lòng, tác giả chạnh lòng nhớ về quá khứ, xót xa thay khi nhận ra đang ở quê người. Và cũng rất tự nhiên hành động:
Cúi đầu nhớ cố hương
Nó như một sự phản xạ không điều kiện như nằm ngoái ý thức. Dưới ánh trăng khuya một lữ khách đang ngóng mắt về quê hương nơi ấy có mẹ già tần tảo sớm hôm, có bà con láng giềng thân thuộc, có đám bạn chăn trâu thổi sáo, những đêm trăng ríu rít nô đùa, họ bây giờ ra sao? Quê hương vẫn thế hay có gì thay đổi. Hỏi mà như để khẳng định với chính mình! và dĩ nhiên khi đôi chân lãng du đã mệt mỏi thì ai cũng trở lại quê hương. Về với quê hương là về với mẹ, người mẹ ấy vẫn từng ngày từng giờ dang rộng cánh tay chào đón những đứa con.
Quê hương hai tiếng gọi thân thương trìu mến mà mỗi ai đi xa đều đau đáu trong lòng. Quê hương trong mỗi người đã trở thành máu, thành thơ, thành một phần của tâm hồn. Đối với Lý Bạch - thi nhân suốt một đời xa quê thì tình yêu quê hương lại càng dâng trào mãnh liệt qua bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt, đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương
Mở đầu bài thơ là một thế giới ảo diệu tràn ngập ánh trăng.
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
(Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương)
Trăng không chỉ giới hạn ở nơi đầu giường, mà ánh trăng bao trùm cả không gian toả khắp căn phòng nơi tác giả nghỉ trọ. Trăng như dòng suối chảy miên man khắp đêm sâu. Cảnh vật như say dưới trăng, giữa khoảnh khắc đêm sâu như vậy, ánh trăng là chủ thế trong cuộc sống tĩnh lặng. Hơi thở của tạo vật đất trời cũng nhè nhẹ sợ làm vỡ tan cái êm dịu của đêm trăng.
Với Lý Bạch - một hiệp khách thì ánh trăng sáng trong quán trọ không phải là chuyện lạ. Nhưng với thi nhân thì ánh trăng đêm nay rất khác lạ ánh trăng len lỏi vào tận đầu giường nơi tác giả nằm. Ánh trăng không phải là vô tri vô giác, nó như biết được nơi người hiệp khách dừng chân. Trăng chủ động tìm đến trò chuyện, tâm sự cùng tác giả. Trong khoảnh khắc đêm thâu tĩnh lặng, ánh trăng trong sáng và tinh khiết được tác giả chào đón nồng hậu. Trăng sáng quá, đẹp quá khiến tác giả:
Nghi thị địa thượng sương
Ánh trăng rọi ngỡ là sương mặt đất, chỉ một hình ảnh thôi mà gợi cả một thế giới cảm xúc. Đây là một hiện tượng rất bình thường, nhưng với tác giả thì hiện tượng này tạo cảm hứng mãnh liệt. Sức liên tưởng kỳ lạ làm hình tượng thơ sống dậy. Trăng hay là sương bao phủ mặt đất? Trăng là thực mà lại không thực? Bằng chất lãng mạn, thi nhân đã nâng ánh trăng lên đến mức diệu kỳ. Vầng trăng trở nên như cõi thiên thai. Sương khói của ánh trăng làm cho câu thơ ngập trong không khí mơ màng, hư hư thực thực. Cả trăng và thi nhân đã giao hoà, giao cảm quyện làm một. Phải thật tĩnh lặng mới nghe được tiếng trò chuyện thầm thì của trăng và thi nhân. Một sự quan hệ qua lại như đền đáp ân huệ mà thiên nhiên ban tặng cho thi nhân cũng như lòng ngưỡng mộ của thi nhân với trăng. Rất tự nhiên, nhẹ nhàng thi nhân hướng về nàng tiên trong đêm sâu.
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương)
Tư thế nhìn trăng là một tư thế rất tự nhiên của thi nhân, trong giây phút ấy tác giả gửi trọn hồn mình cho trăng phút chốc tâm tư bỗng trĩu nặng rồi dồn nén vội quên đi cả vũ trụ đất trời đang mời gọi. Đê đầu nhớ về quê cũ yêu thương. Đêm nay trăng sáng nơi quê người, trong quán trọ trên bước đường lữ thứ, tâm hồn nhà thơ sau không khắc khoải bồn chồn. Ánh trăng đêm nay hay chính ánh trăng ngày nào trên núi Nga Mi hiện về. Bỗng chốc lòng tác giả nặng xuống với: quá khứ, hiện tại, tương lai đang trỗi dậy trong lòng. Phải chăng con người ấy đang muốn phủ nhận thực tại trở về quá khứ? Tình ở đây là tấm lòng thương nhớ quê hương, với Lý Bạch tấm lòng da diết khôn nguôi. Hơn nữa trong không gian vắng lặng ấy làm cho tác giả càng buồn hơn, nỗi nhớ sâu hơn, mãnh liệt hơn. Quê hương, nơi ông sinh ra và một thời gắn bó với nó, nhớ những kỉ niệm chăn trâu thổi sáo, những đêm hè gọi bạn ngắm trăng thâu. Tất cả giờ chỉ còn trong ký ức.
Quê hương là những gì thiêng liêng nhất, không chỉ Lý Bạch đêm nay nhìn trăng nhớ quê cũ. Ai ai cũng vậy, trong hoàn cảnh ấy quá khứ sao lại chẳng dội về. Có chăng trong những phút nao lòng ấy nhà thơ muốn thốt lên nỗi lòng kẻ xa quê bao năm chưa trở lại. Dẫu sao tình cảm của tác giả với quê hương cũng không bao giờ phai nhạt. Hạ Tri Chương cũng từng thốt lên tâm sự khi hồi hương.
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao
Cái hồn quê, hương quê không thay đổi trong Hạ Tri Chương. Cũng như Lý Bạch quê hương đã trở thành máu, thành hồn.
Lý Bạch đã viết bài thơ bằng tình cảm chân thực, tình yêu cố hương được thể sống động trong ông. Ta bồi hồi trước chất lãng mạn của bài thơ, ta trân trọng nâng niu những tình cảm tự đáy lòng của nhà thơ. Điều này đã giúp ta hiểu, cảm được cái hay cái đẹp của nghệ thuật đích thực. Ai xa quê mà chẳng có tình cảm giống như ông. Tĩnh dạ tứ xứng đáng là một bản tình ca tâm hồn, là khúc nhạc chan chứa tình yêu quê hương của “thi tiên Lý Bạch”.
Bác Quân Nhất Tiêu (^o^) | +1đ điểm giá trị | |
Thứ 6, ngày 20/10/2017 20:11:35 | |
Chat Online |
Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ;
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta.
Đã rất lâu rồi bạn mới đến chơi nên phải thiết đãi trọng thể nhưng lần này bạn đến lại không có gì thiết đãi. Không có trẻ ở nhà sai bảo, không gần chợ để mua thức ăn, không chài lưới được cái vì ao quá sâu, không bắt được gà vì vườn rộng lại có rào thưa, không có cải vì cải chưa ra cây, không có mướp vì mướp đang ra hoa và miếng trầu tiếp khách cũng không có.
Tác giả cố tình tạo nên tình huống khó xử đó khi bạn đến chơi để muốn nói: "Tuy hoàn cảnh vật chất không có một thứ gì để đãi bạn nhưng tình bạn hồn nhiên, đạm đà và dân dã thì bất chấp mọi điều kiện.
Bài thơ "bạn đến chơi nhà" đã kết thúc bằng cụ từ "ta với ta" để diễn tả tình bạn thắm thiết, kéo sơn. Ta với ta là nhà thơ và người bạn thân hiểu nhau, yêu quý nhau đến mức sâu sắc.
Một tình bạn sôi nổi, đậm đà vượt lên mọi vật chất tầm thường, không cần lễ nghi khách sáo.
Qua bài thơ "bạn đến chơi nhà", em cảm thấy bạn của Nguyễn Khuyến thật giản dị mà cao quý, bài thơ còn muốn thể hiện : phải hiểu nhau và thông cảm cho nhau thì mới có được tình cảm chân thành và thâm thiết.
ko đăng linh tinh
bạn nghỉ là việc của bạn tự nhiên đăng lên làm chi
Đề 1 : Biểu cảm về 1 thầy cô giáo mà em yêu quý
Có lẽ trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành , thầy cô giáo cũng có công lao rất lớn . Còn đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì thầy cô giáo chính là những người cha , người mẹ thứ hai.
Thầy cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em . Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh . Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến .Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị . Thầy cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn , thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ . Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển,lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn , để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui ,niềm không chỉ riêng của chúng em , mà còn của thầy cô nữa.Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng ,cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.
Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường.Đó là khoảng thời gian đẹp nhất ,thời của tuổi mộng mơ,của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi,của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em ,uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn .Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó , thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa , là biết cách cư xử cho phải phép . Rồi từng ngày ,chúng ta bướclên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức .Thầy cô luôn dõi theo chúng ta . Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ , một lần không thuộc bài ,thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở .Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức ,cho chúng em một tương lai tươi đẹp .
Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Nguyễn Huệ, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt ,mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ.Ở đây,thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy,người cô mà còn là người cha người mẹ .Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc ,những tâm sự của chúng em .Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng.Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em .Thầy cô khẽ cười và gật đàu khi chúng em cúi chào lễ phép .Nhưng thầy cô buồn khi chứng kiến chúng em hỗn láo.Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư,để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em.Vâng,tất cả ,tất cả ,từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng,vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.
Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc.Tình mẫu tử ,tình phụ tử ,tình anh em và cả tình thầy trò .Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau .Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò ,một tình thầy trò thực thụ.Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô.Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11.Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em.Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện .Thầy cô ơi ,thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời.Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô.Xin hãy tin vào chúng em
Đề 2 : Biểu cảm về quê hương em
Làng quê Việt Nam luôn gợi ta nhớ đến mái đình thấp thoáng bên lũy tre xanh, cái giếng cuối làng nước trong veo, chú mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu… Nhưng với tôi, đẹp nhất, quan trọng nhất vẫn là cây đa nơi ngưỡng cửa làng.
Đầu làng tôi có một cây đa to lắm. Không biết cây được trồng từ bao giờ, chỉ biết khi lũ trẻ tuổi tôi biết chơi trồng nụ trồng hoa, ô ăn quan… thì cây đã lớn lắm rồi. Có lần, chúng tôi chơi trò “nối vòng tay lớn”, tôi và hai bạn nữa nối tay nhau mà vẫn không ôm trọn thân cây.
Cây nằm trên một bãi đất bằng phẳng, cỏ xanh um, ngay cạnh cổng làng. Vào những hôm trưa hè nắng gắt, từ xa, cái vòm rộng lớn của những tán cây như vẫy gọi người đi đường hãy nhanh lên, nhanh lên để được ngồi dưới gốc đa, uống bát nưởc chè xanh, tránh cái nắng gay gắt. Thân cây giờ to đến mức ba, bốn người lớn ôm không xuể. Rễ đa ngoằn ngoèo nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, nhiều cái trông như những con trăn, con rắn đang uốn khúc.
Cứ mỗi độ xuân sang, những làn mưa nhẹ như đánh thức mầm non tỉnh giấc. Cây đa nhanh chóng cởi bỏ bộ áo vàng nhàu nhĩ của mùa đông, thay vào đó là tấm áo choàng xanh biếc của mùa xuân. Những cái lá to dần, dầy lên theo năm tháng, màu xanh biếc cũng dần dần thẫm hơn. Để rồi khi cái nắng hè bắt đầu chói chang, những tán lá trở nên xanh um, lan rộng như một cái ô khổng lồ, che mát một khoảng đất rất rộng. Những khi đi làm đồng về, bố mẹ tôi và các bác trong làng thường ngồi nghĩ ở đó, uống bát nước chè xanh sóng sánh, râm ran bàn chuyện vụ mùa… Lũ trẻ chúng tôi được nghỉ học nên cũng thường tụ tập dưới gốc đa, vui chơi hoặc bày ra những trò tinh nghịch của tuổi học trò. Chơi chán, mệt, chúng tôi nằm dài trên bãi cỏ ngay cạnh gốc đa, nháy mắt với những tia nắng lọt qua kẽ lá hoặc đánh nhịp chân theo tiếng gió rì rào… Thấp thoáng trong tán cây, những chú chim thoăn thoắt chuyền cành, có những con vô tư líu lo hót, có những con thì lại đang chí chóe với nhau, ôi! Cảm giác thật dễ chịu, tuyệt vời làm sao. Nhưng rồi mùa hè cũng lại qua đi như mùa xuân. Khi những chiếc lá đa ngả sang màu vàng và xuất hiện những đốm đen, ấy là khi mùa thu đến. Chúng tôi cũng đã bước vào năm học mới. Mỗi khi có dịp đi qua, tôi thấy cây có vẻ buồn. Chắc cây nhớ chúng tôi. Sang đông, cành cây trơ trụi lá, trông càng buồn thảm. Theo dòng thời gian luân chuyển, cây vẫn giữ được vẻ trầm ngâm điềm tĩnh. Trong các mùa của cây, có lẽ thời điểm đẹp nhất là mùa hè.
Cây đa cổ thụ đã gắn bó với tuổi thơ tôi và cuộc sống của dân làng tôi. Mỗi khi nhớ về làng quê, tôi lại nhớ đến hình ảnh cây đa với quán nước đầu làng. Tôi nhớ đến những con nghé được làm từ những chiếc lá đa to và dày. Những con nghé làm bằng lá đa là thứ đồ chơi quen thuộc của lũ trẻ nhà quê chúng tôi. Cứ mỗi lần nhớ đến con nghé lá đa nghển cổ gọi “nghé ọ”, lòng tôi lại trào lên một niềm vui thơ trẻ.
Bao năm qua, cây đa vẫn đứng đó, như một tiêu điểm và che mát cho một vùng đất rộng. Cây còn như một nhân chứng lịch sử. Nó chứng kiến sự đổi thay của làng quê, chứng kiến những cuộc chia tay đầy lưu luyến đưa tiễn những người con ưu tú của mình lên đường bảo vệ quê hương…
Hình ảnh cây đa luôn in sâu trong tâm trí tôi. Cây đa như một người ông hiền từ và tốt bụng, luôn dang tay chào đón những đứa con đi xa trở về. Tôi mong “ông đa” sống mãi cùng dân làng, mãi mãi là người bạn già tri kỉ của mỗi người dân thôn xóm.
Nguyễn Trãi đã viết rất nhiều về Côn Sơn, quê hương của ông. Côn Sơn không chỉ là quê hương mà còn là nguồn cảm hứng lớn, không bao giờ vơi cạn của hon thơ Ức Trai. Chính vì vậy, bao nhiêu bài thơ về Côn Sơn là bấy nhiêu xúc động, bấy nhiêu tâm trạng, tâm tình… Côn Sơn ca (Bài ca Côn Sơn) là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ thanh nhàn, hòa thắm với thiên nhiên và tấm lòng tha thiết yêu mến cuộc đời của thi hào Nguyễn Trãi.
Văn bản là phần đầu của bài thơ Côn Sơn ca (12 câu) được dịch sang thể thơ lục bát (8 câu), rút từ tập thơ chữ Hán Ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi. Bài Côn Sơn ca có thể được Nguyễn Trãi sáng tác trong thời gian ông bị hiềm hiềm khích, chèn ép, đành phải cáo quan về sống ở Côn Sơn.
Con sơn xa la tiêtgs nói tam tình của nhà thơ trước cuộc đời vạn khó. Vẻ đẹp Côn Sơn thật sống động, tươi tắn, đầy sức sống, được gợi lên qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ. Cảnh vật được nhà thơ cảm nhận cả bằng thính giác, thị giác và xúc giác:
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Cảnh trí Côn Sơn là nơi thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ, giàu sức sống. Nơi đây có suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi, có rừng trúc xanh mát, là nơi sơn thủy hữu tình gợi cho Nguyễn Trãi nguồn thi hứng dạt dào tuôn chảy.
Giữa cảnh thiên nhiên êm ái, thanh tĩnh và nên thơ ấy hiện lên hình ảnh nhân vật “ta”. Nhân vật “ta” chính là tác giả Nguyễn Trãi đang hoà mình vào cảnh rừng suối Côn Sơn tươi đẹp, ấm áp. Tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi có cảnh sống hết sức thanh bạch, giản dị và hoà đồng, gắn bó với thiên nhiên. Trong đoạn thơ “Bài ca Côn Sơn”, nhân vật “ta” và cảnh vật thiên nhiên luôn lồng ghép, sóng đôi với nhau. Cấu trúc sóng đôi đã thể hiện sự hoà hợp, gắn bó mật thiết giữa ta và thiên nhiên rộng rớn.
Tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi sống cùng suối rừng, vui cùng vẻ đẹp của thiên nhiên mà xa lánh chốn quan trường. Dù sống ẩn dật nhưng nhà thơ vẫn hết sức vui vẻ, lạc quan, tâm hồn thanh thản, phong thái ung dung và tự tại, cốt cách thanh cao như một tiên ông. Ức trai Nguyễn Trãi sống với tâm trạng “an bần lạc đạo”, sống vô tư nơi cảnh vắng lâm sơn, lánh đục tìm trong, tránh xa cuộc sống bon chen lợi danh, phú quý.
Nhiều danh sĩ xưa, khi gặp phải cảnh đời trái ngang, nhiều điều chướng tai, gai mắt cũng đã chọn cảnh sống vui thú điền viên (thú ruộng vườn) hoặc thú lâm tuyền (thú vui được sống giữa cảnh núi cao, suối sâu) để giữ vững khí phách, di dưỡng phẩm đức của mình. Qua văn bản “Bài ca Côn Sơn”, ta thấy được sự giao hoà, gắn bó của Nguyễn Trãi với thiên nhiên, với tạo vật. Bài thơ còn giúp ta thấy được sự cảm nhận tinh tế của Nguyễn Trãi cũng như tình yêu thiên nhiên sâu sắc và tâm hồn, nhân cách thanh cao, giản dị của ông.
Trong bài thơ, tác giả dã gợi tả cảnh trí Côn Sơn qua nhiều hình ảnh như: suối, đá, ghểnh… Nhưng đặc biệt là qua hình ảnh “thông mọc như nêm” vả “bóng trúc râm”. Theo quan niêm của người xưa, cây thông, cây trúc là hai loại cây tượng trưng cho những phẩm chất cao quý của người quân tử, là những loại cây gợi sự thanh cao. Cảnh Côn Sơn với “thông mọc như nêm” và “bóng trúc râm” đã gợi lên sự thanh cao, trong lành.
“Bài ca Côn Sơn” là bài ca ca ngợi cảnh đẹp Côn Sơn và thể hiện niềm vui được sống giữa thiên nhiên trong lành, tươi đẹp. Chỉ với 6 câu thơ nhưng đã khắc hoạ được toàn bộ thần thái của cảnh Côn Sơn một cách sống động và nên thơ. Điều này đã thể hiện sự cảm nhận tinh tế, tình yêu thiên nhiên và tâm hồn đẹp đẽ của Nguyễn Trãi – một nhà thơ, một cư sĩ, một nhà “hiền triết” tài danh của dân tộc.
Nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để miêu tả cảnh vật, đã tái hiện được những nét đặc sắc của thiên nhiên phong cảnh một cách sinh động, giàu sức gợi. Những hình ảnh so sánh, liên tưởng vừa đặc sắc, vừa chân thực đã thể hiện sự cảm nhận tinh tế, chính xác của tác giả. Biện pháp điệp từ, giọng điệu thơ nhẹ nhàng, thảnh thơi đã góp phần gợi lên hình ảnh ung dung, nhàn nhã, thư thái của nhân vật “ta”. Côn Sơn được gợi lên vói vẻ đẹp sống động, đầy ắp âm thanh, đậm đà màu sắc bởi cảnh vật được cảm nhận qua tâm hồn Ức Trai, một tâm hồn giàu “chất nhạc”, “chất hoạ”, “chất thơ”…
'Viết Bài ca Côn Sơn, Nguyễn Trãi đâu chỉ để vịnh cảnh một cách đơn thuần. Côn Sơn không chỉ là tiến gọi của quê hương mà còn là tiếng vọng của vũ trụ thôi thúc ông trở về di dưỡng tinh thần, hoà nhập với tự nhiên. “Quy khứ lai” với Ức Trai không phải là mong ước được nghỉ ngơi, cũng không đơn thuần là tránh vòng danh lợi. Trúc Côn Sơn tiết cứng thẳng ngay, lòng chẳng bén tục không phải chỉ vì xa chốn bụi trần nơi phồn hoa đô hội mà còn vì được sống giữa trời nước bao la, thở hít cái không khí tự nhiên của vũ trụ.
Tính quy phạm là những quy định chặt chẽ trong những phạm vi giới hạn đã được định sẵn mà người sáng tác văn học buộc phải tuân theo trong quá trình sáng tác. Biểu hiện ở nhiều đặc điểm. Mục đích sáng tác là phải hướng tới việc giáo huấn đạo đức. Sáng tác có lúc để tiêu khiển, thù tạc nhưng mục đích chung của các vị thánh hiền là giáo hóa cuộc đời.Văn dĩ tải đạo, thơ dĩ ngôn trí, văn thơ sáng tác là để giáo huấn đạo đức, văn dùng để tải đạo, thơ dùng để bộc lộ ý trí, bày tỏ lòng mình. Ngôn ngữ sáng tác gồm chữ Hán và chữ Nôm nhưng chữ Hán được xem là chính thống.Tư duy nghệ thuật thì luôn cho rằng cái đẹp thuộc vào những khuôn mẫu định sẵn (xuân hạ thu đông, tùng trúc cúc mai, long li quy phượng, ngư tiều canh mục). Và thể loại chủ yếu là những thể loại văn học có kết cấu cố định, chặt chẽ về số câu, số chữ, niêm luật, đối (ví dụ thơ Đường luật, cáo, phú, văn tế). Còn hình ảnh trong thơ văn (văn liệu, thi liệu) là từ sử sách, rất lắm điển tích, điển cố hay có trong văn học Trung Hoa.(chẳng hạn mùa thu về thể hiện qua hình ảnh sen tàn, lá ngô đồng rụng, cúc nở hoa).
Bất quy phạm có nghĩa là không chịu gò mình, tự cởi trói khỏi khuôn khổ, những quy định ràng buộc trong quá trình sáng tác. Suốt 10 TK văn học trung đại cũng đã phá bỏ dần tính quy phạm, ước lệ để phát huy cá tính, sáng tạo nội dung và hình thức thể hiện. Các tác giả đã có nhiều tác phẩm viết bằng chữ Nôm rất thành công như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du,...Bên cạnh đó còn đem vào trong sáng tác các thể thơ nội sinh như lục bát, hát nói, có sử dụng một số thể thơ Đường nhưng có ý thức đổi mới chẳng hạn thơ thất ngôn xen lục ngôn (Ao cạn vớt bèo cấy muống/Đìa thanh phát cỏ ương sen - Nguyễn Trãi) Các tác giả cũng đã đưa vào trong thơ văn những hình ảnh dân dã, bình dị, gắn liền với đời sống con người Việt Nam. Chẳng hạn rau muống, bèo, quả mít, cái quạt, con ốc nhồi...
Văn chương Trung đại Việt Nam có tính quy phạm là do nước ta giáp với Trung Quốc, một nền văn minh cổ của nhân loại. Hơn nữa Việt Nam còn phải chịu hơn 1000 năm phong kiến Bắc thuộc. Phong kiến phương Bắc luôn có ý đồng hóa dân tộc Việt Nam nên người Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố Hán và văn hóa Hán. Và đến khi dân tộc ta giành được độc lập thì nước ta xây dựng nhà nước theo hình thái xã hội phong kiến, một xã hội của chữ lễ mà có thể coi quy phạm là một biểu hiện của chữ lễ đó. Tôn ti cao thấp là đặc trưng của xã hội phong kiến nên văn chương cũng có loại cao loại thấp. Tính chất cao quý từ quan niệm nguồn gốc, quan niệm sáng tác và sinh hoạt thơ văn xưa cũng đẻ ra tính quy phạm. Tuy vậy nhưng chúng ta một mặt tiếp thu những tinh hoa của văn học Trung Quốc nhưng mặt khác lại cũng không ngừng phát triển văn học của đất nước mình theo xu hướng dân chủ hóa, dân tộc hóa. Do vậy người Việt Nam đã cố gắng phá vỡ tính quy phạm.
b, Tính tranh nhã:
Văn học trung đại có đề tài hướng tới cái cao cả, trang trọng, hình tượng nghệ thuật hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ với ngôn ngữ cao quý, diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ. Dần dần, văn học Việt Nam cũng đã có những nỗ lực không nhỏ để tiếp cận với xu hướng bình dân, gần gũi với đời sống của con người Việt Nam.
c, Yếu tố Hán, văn hóa Hán:
Hơn 1000 năm phong kiến Bắc thuộc, chuyện văn chương Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán là không thể tránh khỏi. Trong rất nhiếu năm, văn tự của nước ta là chữ Hán và đến tận khi chữ Nôm ra đời, văn tự Hán vẫn được coi là loại chữ chính thống trong một thời gian dài. Thể loại chủ yếu là các thể loại của văn học Trung Quốc, trong các tác phẩm có nhiều thi pháp cổ điển và hình ảnh trong văn học Trung Quốc. Tuy nhiên văn học Việt Nam cũng có ý thức để phá bỏ sự ảnh hưởng này bằng cách viết bằng chữ Nôm, sử dụng nhiều thể thơ dân tộc (như truyện thơ ngâm khúc hát nói, lục bát, song thất lục bát) và đưa vào trong thơ văn các hình ảnh đậm chất Việt