Viết 1 bài báo cáo về việc sưu tầm văn học dân gian đắk nông
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chào em, đó là nhân vật Lão Hạc chứ không phải Lão Hạt nhé!
bạn ghi sai lỗi chính tả rồi kìa!
tại vì đây là một cái tên do họ đặt
Em đăng đúng môn học và chọn lớp phù hợp cho câu hỏi em nhé!
(568,25 - 45,17) + (1925,56 - 568,25)
= 523,08 + 1357,31
= 1880,39
= 568,25 - 45,17 + 1925,56 - 568,25
= 568,25 - 568,25 + 1925,56 - 45,17
= 0 + 1880,39
= 1880,39.
Thánh Gióng bay về trời là 1 vẻ đẹp của nhân dân.Thánh Gióng bay về trờ tựng trưng cho sự dũng cảm , mạnh mẽ của nhân dân . Thánh Gióng không màng danh lợi lúc đi về trời thì cởi bỏ áo giáp . Câu truyện nói lên sự mạnh mẽ của Thánh Gióng . Qua bài đọc trên chúng ta rút ra bài học là phải dũng cảm,kiên cường.
Bạn tham khảo nhé!
Hình ảnh thánh Gióng ra trận đánh giặc là một hình ảnh oai phong, đẹp đẽ. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Đoạn văn miêu tả Gióng đánh giặc thật hào hứng. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng oai phong lẫm liệt khi xung trận như khắc sâu vào tâm trí người Việt Nam để rồi hàng nghìn năm sau vẫn còn vẹn nguyên giá trị trong tâm trí người đọc..
Ca dao dân ca phản ánh đời sống, tình cảm, tư tưởng của con người, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa. Vì là sản phẩm có tính truyền miệng nên ở mỗi địa phương sẽ có những dị bản. Bài viết này chúng tôi sẽ báo cáo về việc sưu tầm một số dị ca dao vẫn tồn tại ở địa phương các vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
Văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng là những sản phẩm của người lao động. Được hình thành từ thời xa xưa nhằm đáp ứng nhu cầu bày tỏ tình cảm đời sống tinh thần phong phú của nhân dân ta. Tính dị bản là một trong những đặc điểm thú vị của ca dao, cho nên mới có tình trạng cùng là một bản nhưng câu chữ có thể khác nhau, tuy nhiên nội dung thì không thay đổi.
Bài nghiên cứu tập trung khai thác và phân tích một số dị bản của các ca dao nhằm có cơ sở đối chiếu, so sánh. Từ đó thấy được sự phong phú, đặc sắc của ca dao cũng như sự biến hoá tài tình của nhân dân ta trong việc lựa chọn câu chữ để thể hiện đời sống tư tưởng, tình cảm.
Hẳn nhiều người đều biết đến bài ca dao “Tát nước đầu đình” một trong những bài ca dao rất hay, sâu sắc. Đây là bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa, chàng trai tỏ tình với người con gái thông qua chuyện vá áo, khâu áo. Với bài ca dao này người ta tìm thấy với hai dị bản. Bản ở Phú Yên không nói đến lợn mà nói đến heo; không nói từ khâu mà nói từ vá, không “giúp đôi chăn” mà “giúp đôi áo”, không “đèo buồng cau” mà “đèo bông tai”,... Tính dị bản khiến mỗi bài ca dao mang đậm đặc trưng của vùng miền, thể hiện được sự phong phú và tinh tế trong việc lựa chọn từ ngữ, hình ảnh của nhân dân ở từng địa phương.
Trong kho tàng ca dao dân ca còn có rất nhiều nhưng dị bản khác, chẳng hạn trong bài ca dao:
Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng
Về kinh ăn cá về đồng ăn cua
Lại có một dị bản khác:
Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng
Về bưng ăn ốc về đồng ăn cua
Chúng ta không bàn đến câu nào đúng, câu nào sai vì ở mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng khác nhau. Quê anh có sông thì quê tôi có rạch, quê anh nhiều cá thì quê tôi nhiều ốc. Tôi thuận theo đặc trưng của quê tôi để viết, chẳng ai cấm cản được.
Trong chùm ca dao châm biếm cũng ghi nhận rất nhiều những bài ca dao biến thể, chẳng hạn:
Chồng người đánh bắc dẹp đông
Chồng em ngồi bếp giương cung bắn mèo
Thì lại có dị bản khác:
Chồng người đánh bắc dẹp đông
Chồng em ngồi bếp sờ mông con mèo
Tuy khác nhau ở các từ ngữ nhưng về nội dung cơ bản thì vẫn giống nhau, vẫn là để phê phán những ông chồng vô tích sự, không làm nên trò trống gì trong xã hội, không giúp được gì cho gia đình, mọi công việc đều đổ dồn lên đầu người phụ nữ. Chùm ca dao than thân, trách phận với motip quen thuộc như thân em, chiều chiều cũng ghi nhận khá nhiều các bài ca dao dân ca có các dị bản khác nhau như:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Thành:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Mẹ ơi mẹ hỡi mau mau gởi tiền
Chúng ta thấy vế đầu tiên của bài ca dao vẫn giữ nguyên, chỉ khác ở câu thơ thứ hai. Từ “trông về quê mẹ…” sửa thành “mẹ ơi mẹ hỡi mau mau gởi tiền”, ý tứ của bài ca dao thứ hai có vẻ thời đại hơn, trần tục hơn, có lẽ nó ra đời sau, dựa trên sự cải biên của bài ca dao một.
Một số bài ca dao trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng có các dị bản khác như:
Dạy con từ thuở còn thơ
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về thành “dạy vợ từ thuở ban sơ mới về”
Còn rất nhiều các bài ca dao có những dị bản hay mà trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chưa nghiên cứu được. Có thể nói tính dị bản là một trong những nét đặc sắc của ca dao dân ca Việt Nam nói riêng và kho tàng văn học dân gian Việt Nam chung. Dị bản không chỉ xuất hiện trong ca dao, tục ngữ mà còn có trong truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn,… Việc tiếp tục triển khai các bài nghiên cứu về tính dị bản trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về tính phong phú, sinh động của thể loại văn học truyền miệng này. Từ đó có cơ sở để khám phá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của nó.