K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2022

.Số dòng là 4

Dòng 6 tiếng,dòng 8 tiếng

Từ cuối của dòng sáu gieo vần với tư thứ sáu của dòng tám

Từ thứ sáu của dòng tám gieo vần với từ cuối của dòng sáu tiếp theo

Từ thứ sáu và từ thứ tám là thanh bằng, từ thứ tư là thang Trắc;nếu từ thứ 6 của dòng 8 là thanh huyền thì từ cuối là thanh ngang.Nhịp là nhịp2/2/2;2/4;4/4...

27 tháng 11 2022

Gió đưa cành trúc la đà 

Tiếng chuông Trán Võ , canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn xuơng 

Nhịp chày yên thái , mặt gương Tây Hồ

Đường lên xứ lạng bao xa ,

cách 1 trái núi vs ba quãng đồng

Ai ơi đứng lại mà trông

kìa núi thành lạng kia sông Tam Cờ.

Đò từ Đong Ba đò qua Đập Đá 

Đò về Vĩ Dạ thẳng ngã ba sình

Lờ đờ bóng ngả trăng chênh

Tiếng hof xa vọng nặng tình nước non.

             

 

 

 

 

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
28 tháng 11 2022

Trong lời kêu gọi toàn dân tập luyện thể dục thể thao, câu cuối cùng Bác viết: "Tự tôi ngày nào cũng tập". Hầu như trong hồi ký của các đồng chí cách mạng lão thành, hoặc những cán bộ may mắn được sống cùng Người, không ít thì nhiều đều có nói đến việc Bác Hồ tập thể dục rèn luyện thân thể. Việc tập luyện của Bác không chiếm nhiều thời gian trong ngày nhưng thành một nếp sống gây ấn tượng sâu sắc đến mọi người chung quanh.

Bác tập luyện rất đều đặn dù trời nóng cũng như ngày lạnh. Ngày nào Bác cũng dậy rất sớm và đánh thức mọi người cùng tập thể dục. Tập xong thì tắm suối, lạnh mấy cũng tắm, rồi đi làm việc. Bác Hồ duy trì nếp tập thể dục và ngày càng làm nội dung tập luyện thêm phong phú. Không chỉ là những động tác của bài tập thể dục thông thường mà còn là tập tạ, nhảy dây thun, dây vải, khí công, quyền thuật, đi bộ, chạy, nhảy... và được Người vận dụng cho phù hợp từng hoàn cảnh cụ thể. Bơi là môn thể thao rất được Bác ưa thích. Trong hồi ký "Sống bên Bác", đồng chí Ngọc Châu có kể: "Những lúc bơi lội, chúng tôi thường bơi quanh Bác để giúp Người khi qua dòng nước lạnh. Nhờ tập luyện đều như vậy nên mỗi khi đi công tác, Bác vẫn cùng chúng tôi bơi qua một cách dễ dàng".

Những năm 1957 - 1958, Bác rất thích tập Thái cực quyền. Những đêm trăng, Bác cùng những anh em cảnh vệ thường tập trên sân thượng của Bắc bộ phủ. Sống cùng các chiến sĩ, Bác thường tìm hiểu và tập luyện những bài quyền mới. Bác tập bài mới rất say sưa và chú ý đến từng thế tấn, thế đỡ gạt... Mỗi động tác đều vận gân cốt và tập trung tinh thần, vì vậy Bác đi quyền rất sinh động. Bác cũng rất sốt sắng truyền lại cho các đồng chí của mình những bài quyền mà Bác biết. Những năm sau này khi trở về thủ đô, tuổi Bác thêm cao và sức khỏe không được như trước, Bác đã giảm dần môn chạy bộ nhưng sáng nào Bác cũng tập quyền và đi bộ trong vườn Phủ Chủ tịch.

Khi ngoài 70 tuổi, Bác Hồ vẫn kiên quyết duy trì sức khỏe. Bác bỏ hút thuốc và giữ vững chế độ tập luyện và sinh hoạt hàng ngày. Theo đề nghị của Bác, các đồng chí cảnh vệ mua cho Bác 20 quả bóng quần vợt và cất trong ngăn kéo. Bác đặt một sọt giấy vụn cách bàn làm việc chừng 5m, mỗi khi viết mỏi tay, Bác dừng lại và đứng dậy lấy bóng ném vào sọt, ném tay trái rồi đổi qua tay phải. Bác cho biết tập như vậy để rèn luyện sự điều khiển của thần kinh và tính chính xác của đôi tay. Hôm nào ném trúng vào sọt nhiều, Bác thấy vui. Còn hôm nào bóng ra ngoài nhiều, Bác có vẻ không vui. Có lần bác sĩ trông nom sức khỏe của Bác muốn làm Bác vui lòng nên lén đem sọt giấy lại gần, Bác phát hiện thấy không đồng ý và tự tay mình đem lại chỗ cũ...

Cho đến ngày nay, tấm gương rèn luyện thân thể của Bác đã khiến hàng triệu người Việt Nam qua bao thế hệ xúc động và phấn đấu noi theo.

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
28 tháng 11 2022

Trong lời kêu gọi toàn dân tập luyện thể dục thể thao, câu cuối cùng Bác viết: "Tự tôi ngày nào cũng tập". Hầu như trong hồi ký của các đồng chí cách mạng lão thành, hoặc những cán bộ may mắn được sống cùng Người, không ít thì nhiều đều có nói đến việc Bác Hồ tập thể dục rèn luyện thân thể. Việc tập luyện của Bác không chiếm nhiều thời gian trong ngày nhưng thành một nếp sống gây ấn tượng sâu sắc đến mọi người chung quanh.

Bác tập luyện rất đều đặn dù trời nóng cũng như ngày lạnh. Ngày nào Bác cũng dậy rất sớm và đánh thức mọi người cùng tập thể dục. Tập xong thì tắm suối, lạnh mấy cũng tắm, rồi đi làm việc. Bác Hồ duy trì nếp tập thể dục và ngày càng làm nội dung tập luyện thêm phong phú. Không chỉ là những động tác của bài tập thể dục thông thường mà còn là tập tạ, nhảy dây thun, dây vải, khí công, quyền thuật, đi bộ, chạy, nhảy... và được Người vận dụng cho phù hợp từng hoàn cảnh cụ thể. Bơi là môn thể thao rất được Bác ưa thích. Trong hồi ký "Sống bên Bác", đồng chí Ngọc Châu có kể: "Những lúc bơi lội, chúng tôi thường bơi quanh Bác để giúp Người khi qua dòng nước lạnh. Nhờ tập luyện đều như vậy nên mỗi khi đi công tác, Bác vẫn cùng chúng tôi bơi qua một cách dễ dàng".

Những năm 1957 - 1958, Bác rất thích tập Thái cực quyền. Những đêm trăng, Bác cùng những anh em cảnh vệ thường tập trên sân thượng của Bắc bộ phủ. Sống cùng các chiến sĩ, Bác thường tìm hiểu và tập luyện những bài quyền mới. Bác tập bài mới rất say sưa và chú ý đến từng thế tấn, thế đỡ gạt... Mỗi động tác đều vận gân cốt và tập trung tinh thần, vì vậy Bác đi quyền rất sinh động. Bác cũng rất sốt sắng truyền lại cho các đồng chí của mình những bài quyền mà Bác biết. Những năm sau này khi trở về thủ đô, tuổi Bác thêm cao và sức khỏe không được như trước, Bác đã giảm dần môn chạy bộ nhưng sáng nào Bác cũng tập quyền và đi bộ trong vườn Phủ Chủ tịch.

Khi ngoài 70 tuổi, Bác Hồ vẫn kiên quyết duy trì sức khỏe. Bác bỏ hút thuốc và giữ vững chế độ tập luyện và sinh hoạt hàng ngày. Theo đề nghị của Bác, các đồng chí cảnh vệ mua cho Bác 20 quả bóng quần vợt và cất trong ngăn kéo. Bác đặt một sọt giấy vụn cách bàn làm việc chừng 5m, mỗi khi viết mỏi tay, Bác dừng lại và đứng dậy lấy bóng ném vào sọt, ném tay trái rồi đổi qua tay phải. Bác cho biết tập như vậy để rèn luyện sự điều khiển của thần kinh và tính chính xác của đôi tay. Hôm nào ném trúng vào sọt nhiều, Bác thấy vui. Còn hôm nào bóng ra ngoài nhiều, Bác có vẻ không vui. Có lần bác sĩ trông nom sức khỏe của Bác muốn làm Bác vui lòng nên lén đem sọt giấy lại gần, Bác phát hiện thấy không đồng ý và tự tay mình đem lại chỗ cũ...

Cho đến ngày nay, tấm gương rèn luyện thân thể của Bác đã khiến hàng triệu người Việt Nam qua bao thế hệ xúc động và phấn đấu noi theo.

4 tháng 1 2023

 Chi thân mến  !

  Mình nghe tin cậu là chuyển đến Hà Nột đúng không ? Tiện thể mình hỏi thăm gia đình cậu chút . Bố mẹ cậu dạo này thế nào ? Bạn có khỏe không ? Sang năm,  mình chúc bạn học giỏi nhé ! Hôm nay mình sẽ kể về tình hình học tập của mình. Năm nay mình lên lớp ... . 

Lớp ... có rất nhiều bài khó nên mình phải chăm chỉ học tập. Mình học tốt nhất môn ......... . Mình học kém nhất môn  ........ .  Mình năm ngoái được đạt danh hiệu ... . Mình học tập giỏi vì mình thường xuyên  làm bài tập cô giao và nghe cô giảng bài nên mới có như ngày hôm nay . Sắp thi rồi, mình cũng phải ôn bài nhiều lắm nên mình chỉ viết thư đến đây thôi  ! Chúc bạn luôn mạnh khỏe và học giỏi nhé !

                                                         Kí tên 

                                                    Bạn của Chi

                                             ...................................

HT rồi

Những chỗ chấm , viết thông tin hiện nay của bn vào . Viết tên bạn vào chỗ bạn của Chi nhé !

 nhớ cho likeeee

 

13 tháng 1 2023

                  .........,ngày ...... tháng .......năm .....

Hân thân mến !

Mình  nghe tin bạn chuyển đến Đà Lạt sinh sống. Bạn vừa chuyển qua được mấy tuần mà các bạn trong lớp nhớ bạn lắm đấy .Biết bao nhiêu chuyện muốn nói với bạn nhưng chưa có dịp gặp mặt ,mình muốn viết bức thư này để đại diện cho tập thể lớp mình hỏi thăm bạn cũng như gia đình bạn .Ba mẹ bạn dạo này thế nào rồi ? Ông nội bạn còn đau chân không ? Bạn khỏe không ,chuyển  trường học bạn thấy thế nào ? Học ở trường mới có vui không ? Dạo này mình vẫn rất khỏe .Lên lớp ...học với cô giáo chủ nhiệm mới ,vui lắm ! Cô giáo mới tên là ...Cô ... rất hiền và vui tính .Lên lớp ...thỉnh thoảng cũng có nhiều bài tập khó nên mình phải chăm chỉ và siêng năng học bài .Mình học rất tốt và luôn tích cực phát biểu trong giờ học nên được cô giáo tuyên dương rất nhiều .Mình làm bài tập cô giao đầy đặn mỗi ngày nên được cô khen tiến bộ nhiều . Tuy nhiên ,mình còn học chưa được tốt môn .... nên cần phải cố gắng thêm nữa .Còn biết bao nhiêu chuyện phải kể nhưng chưa thể kể hết trong bức thư này vì còn phải ôn bài để thi nên mình xin dừng bút ! Mình và cả lớp rất chờ thư của bạn đấy .Thời tiết Đầ Lạt hiện giờ đang chuyển lạnh thêm đấy ,bạn nhớ giữ ấm cho cơ thể ,mặc áo len và uống nước ấm nhé .Chúc bạn luôn mạnh khỏe ,hạnh phúc bên gia đình và chuyển sang trường mới sẽ đạt được thêm nhiều thành tích mới trong học tập nữa nhé !

                                                       Kí tên 

                                                Bạn thân của Hân 

                                                  ..............................

Mình có chừa những chỗ chấm để viết thông tin nhé !

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
28 tháng 11 2022

Thạch Lam là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Văn của ông trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu lắng. Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một tác phẩm nổi tiếng của ông. Nổi bật trong truyện là nhân vật Sơn - nhân vật chính của tác phẩm.

Truyện mở đầu với việc nhà văn miêu tả khung cảnh thời tiết vào mùa động. Trong hoàn cảnh đó, Sơn thức dậy và thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị… đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Sau đó, khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn được Thạch Lam khắc họa thật giản dị. Mẹ Sơn bảo chị Sơn bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nói, Sơn cũng “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Có thể thấy, nhân vật Sơn hiện lên là một cậu bé giàu tình cảm.

Sơn sống trong một gia đình khá giả. Cậu được mẹ quan tâm, chăm sóc rất chu đáo. Sơn được mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Cách ăn mặc ấy đối với những đứa trẻ em nghèo ngày xưa là cả một niềm mơ ước. Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan, lũ trẻ con xóm chợ đều lộ vẻ “vui mừng”. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn. Ở đây, nhân vật Sơn tiếp tục hiện lên là một cậu bé hòa đông, thân thiện.

Không chỉ vậy, Sơn còn giàu lòng yêu thương. Khi nhìn thầy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Sơn đã nói với chị Lan cho Hiên chiếc áo bông cũ. Sau đó, Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo chứa đựng tấm lòng đồng cảm sâu sắc.

Như vậy, có thể “Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương. Nhân vật Sơn đã thể hiện được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm.

27 tháng 11 2022

là bn quá đẹp trai

 

 

27 tháng 11 2022

các bạn ơi, giúp mik ik

 

26 tháng 11 2022

Bạn gửi bài chiếc lông ngỗng trời cho mình thì mình mới giúp được nhé