K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2019

Trời nóng oi bức đến mười ngày, hôm qua một trận mưa rào vừa ập xuống.

Trời bỗng tối sầm lại, gió thổi ù ù, mây đen kéo đến ùn ùn như ông trời đang mặc áo giáp đen ra trận. Không hiểu từ đâu mối bay ra rợp trời, mối trẻ hay rất cao, cao đến sát mái nhà, ngọn cây. Mối già bay thấp, có con bay là là mặt đất. Mối bay ra rất nhiều tưởng như vơ tay lên là bắt được đến vài con mối. Ngoài vườn, mẹ gà cục cục dẫn đàn con tìm nơi ẩn nấp, những chú gà con như những nắm bông vàng chạy lon ton, thỉnh thoảng lại kêu "chiếp chiếp". Gió ngày càng thổi mạnh, bãi mía trước nhà được cơn gió thổi làm lá mía xào xạc như muôn ngàn thiếu nữ đang múa gươm. Bụi cuốn mù trời, lá khô cuốn theo chiều gió chạm xuống đất nghe xào xạc dồn vào một góc sân như một bàn tay vô hình đã quét lại. Ngoài đầu ngõ, những chú kiến hối hả hành quân về tổ mang theo bao nhiêu là thức ăn dự trữ báo hiệu trước một trận mưa rất to sắp đến. Gió thổi mát ơi là mát. Những cọng cỏ gà rung rinh tai nghe ngóng. Đến cả bụi tre đầu ngõ cũng kẽo kẹt đưa võng, lá tre choẽ xuống như những cô thiếu nữ đang ngổi tần ngần gỡ tóc. Hàng bưởi ven bờ ao đu đưa bế những đứa con đầu tròn trọc lốc.

Bỗng chớp loé sáng rực, cả bầu trời như có một chiếc bút kỳ lạ đã vẽ lên bầu trời một nét vẽ thật rõ sáng rồi vụt tắt, ông sấm được thể ra oai ghé xuống sân cười khanh khách, có lúc phát ra những tiếng đùng đoàng như mìn phá đá. Cây dừa vốn thường ngày đứng im lặng ở góc vườn nay thả sức sải tay bơi như những vận động viên đang bơi lội. Những chị mùng tơi ở hàng rào cạnh tường lâu nay uốn éo giờ được nhảy múa hả hê.

Lộp bộp, lộp bộp, trời đã mưa. Trẻ em trong xóm reo lên. Mưa ù ù như xay lúa, mưa sầm sập giọt ngã giọt bay. Nước sùi bọt trắng xoá cả sân. Đất trời mù trắng nước, mưa chéo mặt sân, mùi nước mưa ngai ngái, ngòn ngọt. Mưa rào rào trên mái tôn. mưa bùng nhùng trên các tàu lá chuối, lá khoai. Nước chảy ồ ồ, xối xả. Nước ngập cả sân. Mấy ông cóc cụ nhảy chồm chồm bì bõm trong nước mưa. Nước chảy đục ngầu ngầu, cuồn cuộn dồn về ao, nước mấp mé vườn nhà. Bỗng lóe lên một ánh chớp, sấm kêu "đùng" một cái làm trẻ con trong xóm hét lên một tiếng rõ to. Cây lá trong vườn hả hê run rẩy.

Mưa ngớt dần rồi lạnh hẳn, mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran như đón ông Mặt Trời lại mỉm cười, những tia nắng vàng óng ánh sau những vòm lá bưởi. Bầu trời lại trong xanh và cao như một bàn tay vô hình đã gột rửa sạch những đám mây đen. Tiếng bàn chân chạy lép nhép ngoài đường. Trẻ em trong xóm rủ nhau đi bắt cá rô ngược dòng nước.

Trận mưa rào thật là thích đã đem đến cái không khí trong lành, khoan khoái dễ chịu. Cây cối như vụt lớn hẳn lên, sum suê hơn mọi ngày, cái bể nhà em lại đầy ắp nước mưa.

* Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc:

- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

- Bắc những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt.

- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,…

⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.

* Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.


 

20 tháng 4 2019

Bắt dân cống nộp sản vật quý

Mở trường

Nợp thuế vô lý

....

Hok tốt

28 tháng 4 2019

đây la câu câu khien

45 phút = 3/4 giờ  = 0,75 giờ 

18 tháng 4 2019

45 phút=3/4 giờ=0,75 giờ

17 tháng 4 2019

Sorry các Baby nha

Tiếng Anh ạ,Moon nhầm!

17 tháng 4 2019

Trên: Trong: Dưới: Phía sau: Ở cạnh: Giữa Ở trên: Phía dưới: Ở đằng trước: Đối diện:

17 tháng 4 2019

Hazzz za 

khổ nỗi , đứa 16 điểm lại chính là con Phạm Thị Thùy Linh trường THCS Tòng Bạt

~ 7,5 trang giấy thi cả thảy ~

17 tháng 4 2019

thể hiện ít thôi bạn huyện ba vì nói làm gì thi quận hoàn kiếm đi

17 tháng 4 2019

tại sao mày chửi người khác ngu vay sao may ko tu lam di con đăng len hoi 

Hồi 18 tuổi, nghĩa vụ đầu tiên mà thế giới trao cho tôi là: "Bạn muốn làm nghề gì?"

Tôi thật may mắn vì là người rất ít phân vân, và cũng ít sự lựa chọn. Giống như khi mình đi mua xà bông, có ít hàng lúc nào chọn cũng nhanh hơn là có 200 loại xà bông trên kệ. Khả năng ít, cơ hội ít, điều kiện ít - khiến tôi nhanh chóng nhìn ra thứ mình cần làm cho câu hỏi đó.

Sau này nhiều bạn của tôi hỏi, tại sao tôi lại làm nghề viết? Tôi hỏi lại họ: "Cậu nghĩ xem, tớ không hề biết tính toán, giao tiếp rất bối rối, với tiền bạc lại càng mù mờ, và tớ chỉ yêu thích có mỗi một thứ, thì tớ biết làm gì bây giờ?" Câu trả lời đó rất thành thật. Tôi biết mình không có nhiều chọn lựa, và tôi vui lòng vì được sống mỗi ngày với việc mình thích làm và có thể tự nuôi thân.

Nhưng giờ là 11 năm sau tuổi 18, tôi giật mình thắc mắc: Tại sao mình lại để cho thế giới trấn áp mình bằng câu hỏi "Bạn muốn làm nghề gì?" Trong mắt của những bạn ấy dâng lên sự phân vân về cùng bài toán mà tôi may mắn không bị rối. Nhiều người đáp lời: "Tôi muốn làm...", có người không thể đáp lời vì "tôi chưa biết mình muốn làm...".

Ở khoảng này của cuộc đời, tôi nghĩ, câu hỏi đã sai. Câu hỏi "bạn muốn làm nghề gì?" đã nhất thể hóa cả cuộc đời chúng ta lại làm một với nghề nghiệp tương lai. Trong một bộ phim giả tưởng, mỗi đứa trẻ lớn lên nhận một cái nhãn hiệu, và chúng mặc bộ quần áo đồng phục đó, bước vào công xưởng đó của thế giới. Câu hỏi trên là quá trình dán nhãn hiệu - chúng ta được chỉ định mang một nhãn hiệu nào đó, và được mong chờ sẽ hành động nhất quán theo cái nhãn hiệu đó - và từ đó chúng ta thật sự an toàn.

Nhưng có một lần, tôi ngồi trò chuyện với người bạn trên một chuyến đò tự chèo giữa sông. Bạn tôi vừa thở hồng hộc vật lộn với chèo, vừa nói: "Tôi không bao giờ tự hỏi mình muốn làm gì, và vẫn rất ổn!" - Rất ổn - là một trạng thái tôi chưa trải qua, mỗi khi buông lỏng câu hỏi bên trên ra vào tuổi trẻ của mình. Tôi sợ, tôi hoang mang, tôi rối bời và làm loạn xoạn mọi thứ lên.

Chúng ta chỉ sống từ 8 -10 giờ mỗi ngày với công việc mình làm, có nghĩa là ta còn 16 - 14 giờ mỗi ngày cho những phần khác của cuộc đời. Phần ấy lớn hơn công việc, quan trọng hơn "làm nghề gì" - nhưng không một ai hỏi.

Trong lúc chèo đò, bạn tôi nói, anh nghĩ thứ mà anh thiếu nhất thời trẻ là một thần tượng nghề nghiệp để noi theo. Anh không biết làm việc và có giá trị là thế nào, không hiểu niềm vui tạo ra một giá trị là sao, thậm chí, không có một ai trong nghề đủ trong sáng để hấp dẫn anh dùng trái tim để hành động theo nó. Thiếu thần tượng nghề nghiệp - hay nói khác đi - thiếu một tấm gương giá trị là một điều nguy hiểm mà ta gặp phải.

Thiếu họ, ta không hiểu mình muốn trở thành ai? - Tôi có thể làm một người viết, đó là nghề tôi đã chọn, nhưng tôi sẽ trở thành người viết thế nào - đó là phần quan trọng hơn.

Bạn có thể trở thành một người thợ sửa điện - nhưng bạn sẽ làm gì để có giá trị với công việc của bạn, hay bạn có nghĩ nghề của mình tạo ra một sự thỏa mãn nghề nghiệp ra sao hay còn giá trị gì thêm ngoài tiền lương?

Người ta có thể trở thành một giáo viên, có thể biết rất nhiều kỹ thuật giảng dạy - nhưng họ muốn tạo ra giá trị gì cho những người học trước mặt? Họ muốn là một người giáo viên thế nào?
Phần hệ quả sau đó đã không được trả lời.

Không biết mình trở thành gì, có giá trị gì, hay có vì giá trị đó mà tận hưởng thế giới trước mặt - đó là phần khuyết thiếu ức chế và bất hạnh của những kẻ chỉ đặt một câu hỏi “làm nghề gì” và điên cuồng chạy về phía nó.

Có người thầy chọn đi dạy vì muốn nhìn thấy thứ họ được học không mất đi, và muốn đưa những đồng nghiệp trẻ hơn đến với mức độ chuyên nghiệp trong nghề. Có người lao công trong chung cư lo lắng cho nước mưa tràn vào nhà hàng xóm, lo kẻ trộm giả làm người bán hàng lên chung cư, lo chiều mưa không đóng cửa sổ mưa sẽ tràn vào nhà một bà lão lớn tuổi gần đó. Có người thầy làm cơ sở vật chất muốn chắc chắn lớp học tiện nghi và đầy đủ nhất cho buổi học ngày hôm sau trước khi anh đóng cửa phòng ra về. Có những người viết, muốn tạo ra di sản lớn hơn một bài báo - khi anh chọn đặt bút xuống và hành động vì điều anh cho là quan trọng.

Cái phần đó, thiếu hụt và đáng thương hại biết bao nhiêu. Nó tạo ra những người giới thiệu mục tiêu của mình rất nhiệt thành: “Tôi muốn thành ca sĩ”, “tôi muốn thành doanh nhân”, “tôi muốn thành phi hành gia”, “tôi muốn thành giáo viên” – và đến khi buộc phải chọn lựa đúng – sai trong nghề, đạo đức – vô đạo đức, giá trị - vô giá trị... thì họ lại vật lộn, đau khổ và thất vọng vì nghề nghiệp của mình.

Có rất nhiều người đã lớn lên, tuyệt vọng chạy theo với một nhãn hiệu bước vào đời để có thể giống với bất kỳ ai khác (cũng là những tay đua trên một mặt trận) - mà quên đi mất câu hỏi: "Tôi muốn trở thành ai?" – Câu hỏi đó quyết định 14 -16 giờ còn lại mà ta muốn sống trong đời này ra sao và hạnh phúc thế nào...

Câu hỏi đó, chắc tuyệt chủng rồi...

Và tôi chưa bao giờ tự hỏi.... Thật ghê rợn.

17 tháng 4 2019

Em đã được biết về Bác Hồ qua những bài hát, bài thơ, bài văn và những câu chuyện mà ông nội kể. Nhưng chủ nhật tuần trước em qua nhà bạn và được nhìn thấy tấm ảnh bác hồ rất to treo trên tường.

Bác Hồ trong tâm trí em vẫn luôn là một người hiền từ, có mái tóc bạc phơ, chòm râu trắng xóa, ánh mắt biết nói và nụ cười rất tươi. Ai cũng yêu quý Bác, cho dù Bác đã ra đi mãi mãi nhưng trong trái tim mỗi con người Việt nam đêu luôn nhớ tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc này.

Trong bức ảnh chụp bác hồ ngồi bên một chiếc bàn gỗ, và đang chăm chú viết một cái gì đó vào quyển vở đã cũ màu. Bức ảnh được chụp trực diện, đầu bác hơi cúi xuống quyển sổ và chăm chú ghi chép. Bức ảnh có gam màu đen trắng, vì đây là gam màu chủ đạo của thời bác đang sinh sống. Bác mặc một bộ đồ màu xanh áo lính, đây hình như là đồng phục theo bác suốt nhiều năm trời. Bác ngồi nghiêm túc vào chiếc bàn và mắt chăm chú nhìn vào quyển vở, bàn tay đang ghi chép điều gì đó. Đây có thể là nhật ký của bác, có thể là ghi lại tình hình chiến sự.

Tuy bác đang chăm chú làm việc nhưng em nhận ra nụ cười của bác đang rạng ngời, nét mặt thanh thoát toát lên vẻ hiền hậu. Nhòm râu dài và trắng vừa chạm chiếc bàn. Trán của bác có rất nhiều nếp nhăn, có lẽ bác phải bận rộn nhiều công việc, lo nghĩ cho chuyện quân sự.

Bác đi chiếc dép cao su màu xanh nhạt. Em chợt nhớ đến câu thơ “Chiếc dép cao su chiếc dép Bác Hồ”. Đôi dép này đã cùng bác xông pha bao trận chiến, đi đến nhiều mảnh đất, bước qua bao nhiêu giông bão của đất nước.

Hình ảnh bác hồ hiền hậu, giản dị và gần gũi khiến em cứ muốn nhìn mãi bức ảnh ấy. Bác Hồ trong trái tim em là một người vĩ đại. 

17 tháng 4 2019

đề 1 :

Em đã được biết về Bác Hồ qua những bài hát, bài thơ, bài văn và những câu chuyện mà ông nội kể. Nhưng chủ nhật tuần trước em qua nhà bạn và được nhìn thấy tấm ảnh bác hồ rất to treo trên tường.

Bác Hồ trong tâm trí em vẫn luôn là một người hiền từ, có mái tóc bạc phơ, chòm râu trắng xóa, ánh mắt biết nói và nụ cười rất tươi. Ai cũng yêu quý Bác, cho dù Bác đã ra đi mãi mãi nhưng trong trái tim mỗi con người Việt nam đêu luôn nhớ tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc này.

Trong bức ảnh chụp bác hồ ngồi bên một chiếc bàn gỗ, và đang chăm chú viết một cái gì đó vào quyển vở đã cũ màu. Bức ảnh được chụp trực diện, đầu bác hơi cúi xuống quyển sổ và chăm chú ghi chép. Bức ảnh có gam màu đen trắng, vì đây là gam màu chủ đạo của thời bác đang sinh sống. Bác mặc một bộ đồ màu xanh áo lính, đây hình như là đồng phục theo bác suốt nhiều năm trời. Bác ngồi nghiêm túc vào chiếc bàn và mắt chăm chú nhìn vào quyển vở, bàn tay đang ghi chép điều gì đó. Đây có thể là nhật ký của bác, có thể là ghi lại tình hình chiến sự.

Tuy bác đang chăm chú làm việc nhưng em nhận ra nụ cười của bác đang rạng ngời, nét mặt thanh thoát toát lên vẻ hiền hậu. Nhòm râu dài và trắng vừa chạm chiếc bàn. Trán của bác có rất nhiều nếp nhăn, có lẽ bác phải bận rộn nhiều công việc, lo nghĩ cho chuyện quân sự.

Bác đi chiếc dép cao su màu xanh nhạt. Em chợt nhớ đến câu thơ “Chiếc dép cao su chiếc dép Bác Hồ”. Đôi dép này đã cùng bác xông pha bao trận chiến, đi đến nhiều mảnh đất, bước qua bao nhiêu giông bão của đất nước.

Hình ảnh bác hồ hiền hậu, giản dị và gần gũi khiến em cứ muốn nhìn mãi bức ảnh ấy. Bác Hồ trong trái tim em là một người vĩ đại.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
17 tháng 4 2019

- (1) Hành động yêu cầu, đề nghị.

- (2) Hành động cảnh báo, thách thức, đe dọa.