K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2020
tọa độ địa lí: +Phần đất liền: Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài với khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101o Đ đến 117o20’Đ tại Biển Đông. -Kinh tuyến 105o Đ chạy qua lãnh thổ nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.
Điểm giốngĐiểm khác

sản xuất nông nghiệp phát triển, tập trung đông dân cư, nhiệt độ cao quanh năm ,nhiệt độ TB trên 20*C

+  Môi trường xích đạo ẩm mưa quanh năm, lượng mưa từ 1500mm --> 2500mm--> tạo điều kiện cho rừng cay xanh quanh năm phát triển.

+ Môi trường nhiệt đới mưa tập trung theo mùa, lượng mưa từ 500mm-->1500mm. Có thời kì khô hạn kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9. Diện tích xavan và hoang mạc mở rộng

15 tháng 11 2020

- Nhận xét:

      + ở đới nóng: có 6 vành đai thực vật: rừng rậm nhiệt đới, rừng cận nhiệt trên núi, rừng hỗn giao ôn đới trên núi, rừng lá kim ôn đới núi cao, đồng cỏ núi cao, tuyết vĩnh cửu

      + ở đới lạnh có 5 vành đai thực vật: rừng lá rộng ôn đới, rừng hỗn giao ôn đới, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao, tuyết vĩnh cửu

9 tháng 12 2020

Trải đất rộng lớn ở chỗ: 4 đại dương, 6 châu lục, diện tích khoảng 510.100.000 km², trong đó diện tích đại dương là khoảng 360.000.000 km2

Trái đất đa dạng ở chỗ: có nhiều chủng tộc, hơn 200 quốc gia và lãnh thổ, nhiều thứ tiếng, văn hoá đa dạng, mỗi vùng miền một khác,...

Đây là ý hiểu của mình, bạn k mình nha

13 tháng 11 2020

Giải hộ mình câu này

10 tháng 11 2020

Nguyên nhân ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí do yếu tố tự nhiên

Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng, bão bụi, hay quá trình phân huỷ, thối rữa xác động – thực vật tự nhiên… Đây là nguyên nhân khách quan nên rất khó dự báo và ngăn chặn.

Ô nhiễm không khí do yếu tố con người

+ Ngành công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra. Quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí độc hại (CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi). Nguồn công nghiệp có nồng độ độc hại cao, tập trung ở một không gian nhỏ, và tùy thuộc vào quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.

+ Giao thông vận tải: Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt là ở khu đô thị và khu đông dân cư. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các chất khí độc hại làm ảnh hưởng đến không khí như CO2, CO, SO2, NOx, Pb, CH4…

Hậu quả của ô nhiễm không khí

 

Đối với động – thực vật.

+ Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật.

+  Lưu huỳnh đioxit, Nitơ đioxit, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh.

 + Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với HF. Khi tiếp xúc với nồng độ HF lớn hơn 0,002 mg/m3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá.

+ Sự nóng lên của Trái đất do hiệu ứng nhà kính cũng gây ra những thay đổi ở động- thực vật trên Trái đất.

+ Mưa acid còn tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn như Ca và giết chết các vi sinh vật đất. Nó làm ion Al được giải phóng vào nước làm hại rễ cây (lông hút) và làm giảm hấp thu thức ăn và nước.

+ Ðối với động vật, nhất là vật nuôi, thì fluor gây nhiều tai họa hơn cả. Chúng bị nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn.

+ Các chất gây ô nhiễm không khí có tính acid sẽ kết hợp với các giọt nước trong đám mây làm cho nước có tính acid. Khi những giọt nước rơi xuống mặt đất sẽ gây hại cho môi trường : giết chết cây cối, động vật, cá,….Mưa acid cũng làm thay đổi tính chất của nước ở các sông, suối,…làm tổn hại đến những sinh vật sống dưới nước.

+ Tác hại của bụi phụ thuộc vào bản chất (thành phần) của bụi, nồng độ bụi, kích thước hạt bụi, thời gian tiếp xúc và đáp ứng cá nhân.

+ Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp.

+ Bụi có thể gây các bệnh ở mắt, da, bệnh đường máu và các hệ thống khác của cơ thể (Bụi vào cơ thể tan trong máu và các dịch cơ thể), bệnh về tim mạch…

+ Bụi có thể gây ung thư: bụi chứa thành phần độc hại, bụi amiang…

Nguyên nhân:  Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng, bão bụi, hay quá trình phân huỷ, thối rữa xác động – thực vật tự nhiên… Đây là nguyên nhân khách quan nên rất khó dự báo và ngăn chặn.

Hậu quả : Tạo ra bụi, Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp, Bụi có thể gây các bệnh ở mắt, da, bệnh đường máu và các hệ thống khác của cơ thể (Bụi vào cơ thể tan trong máu và các dịch cơ thể), bệnh về tim mạch…

Biện pháp : Trồng nhiều cây xanh đô thị vừa tạo cảnh quan vừa giúp giảm bớt ô nhiễm không khí. Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu xăng dầu trong không khí, nhất là vào giờ cao điểm.