K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ 3Câu 1. (1,5 điểm)          Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi(…) “…À ra vậy, bây giờ bà mới biết. Té ra nó không nhận ba nó vì là cái vết thẹo, và bà nó cho biết, ba nó đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương – bà nhắc lại tội ác mấy thằng Tây ở đồn đầu vàm cho nó nhớ. Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn. Sáng hôm sau, nó lại...
Đọc tiếp

ĐỀ 3

Câu 1. (1,5 điểm)
          Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

(…) “…À ra vậy, bây giờ bà mới biết. Té ra nó không nhận ba nó vì là cái vết thẹo, và bà nó cho biết, ba nó đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương – bà nhắc lại tội ác mấy thằng Tây ở đồn đầu vàm cho nó nhớ. Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn. Sáng hôm sau, nó lại bảo ngoại đưa nó về. Nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi rồi.”

(Quang Sáng – Chiếc Lược Ngà)

a. Trong đoạn truyện trên, chi tiết nào thể hiện rõ nhất hoàn cảnh éo le, nghiệt ngã mà chiến tranh đã mang đến cho hai cha con anh Sáu và bé Thu?
b. Em hãy viết đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của bé Thu khi nhận ra anh Sáu là ba.

0
Câu 1: (6.0 điểm): Trong bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết:“Ngửa mặt lên nhìn mặtcó cái gì rưng rưngnhư là đồng là bểnhư là sông là rừngTrăng cứ tròn vành vạnhkể chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình.”a. (0.5 điểm): Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ “Ánh trăng”?b. (1.0 điểm): Giải thích nghĩa của hai từ “mặt” trong câu thơ thứ nhất. Từ “mặt”...
Đọc tiếp

Câu 1: (6.0 điểm): Trong bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”

a. (0.5 điểm): Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ “Ánh trăng”?

b. (1.0 điểm): Giải thích nghĩa của hai từ “mặt” trong câu thơ thứ nhất. Từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức nào?

c. (1.5 điểm): Trong bài thơ, các hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” đã được nói đến ở một khổ thơ khác. Hãy chép chính xác khổ thơ đó. Theo em, các hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” ở khổ thơ này về ý nghĩa có gì khác so với hai khổ thơ trên?

d. (3.0 điểm): Em hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp (khoảng 10 đến 12 câu) cảm nhận về nỗi niềm xúc động và suy nghĩ sâu sắc của nhà thơ được thể hiện qua hai khổ thơ trên, trong đoạn văn có sử dụng câu ghép. (Gạch chân dưới câu ghép)

0
PHIẾU BÀI TẬP CÂU ĐẶC BIỆT VÀ CÂU RÚT GỌN (tiếp theo)Bài 1: Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn:a. Vài hôm sau. Buổi chiều. Anh đi bộ dọc con đường từ bến xe tìm về xóm Hạ.b. - Lớp sinh hoạt vào lúc nào? ​  - Buổi chiều.c. Bên ngoài. Người đang đi và thời gian đang trôi. d. – Anh để xe trong sân hay ngoài sân?​   - Bên ngoài. e. Mưa. Nước xối xả đổ vào mái hiên. (Nguyễn Thị Thu...
Đọc tiếp

PHIẾU BÀI TẬP CÂU ĐẶC BIỆT VÀ CÂU RÚT GỌN (tiếp theo)

Bài 1: Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn:

a. Vài hôm sauBuổi chiều. Anh đi bộ dọc con đường từ bến xe tìm về xóm Hạ.

b. - Lớp sinh hoạt vào lúc nào?

   - Buổi chiều.

c. Bên ngoài. Người đang đi và thời gian đang trôi. 

d. – Anh để xe trong sân hay ngoài sân?

   - Bên ngoài. 

e. Mưa. Nước xối xả đổ vào mái hiên. (Nguyễn Thị Thu Huệ)

f. - Nước gì (đang) xối xả đổ vào mái hiên thế?

Mưa. (hoặc nước mưa).

Bài 2Chỉ ra và nêu tác dụng của những câu đặc biệt hoặc câu rút gọn trong những ví dụ sau:

a. Buổi hầu sáng hôm ấy. Con mẹ Nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường.

b. Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng.

c. Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập.

d. Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười.

e. Làng quê đang thức dậy. Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao Mai chưa tắt. Một chân trời ửng đỏ phía xa.

g. Mẹ đi đâu thế. Mãi không về.Chúng con rất nhớ mẹ.

h. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do.

                                                                                               (Hồ Chí Minh)

Bài 3: Chỉ ra đâu là câu rút gọn, đâu là câu sai.

a) Qua bài thơ “Bánh trôi nước” đã cho ta thấy ý thức phẩm giá của người phụ nữ.b) Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.c) Với bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến đã ngợi một tình bạn cao đẹp.d) Uống nước nhớ nguồn.
0