Thực trạng đáng lo ngại của bố mẹ
đối với việc học online của trẻ
Với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, việc số hoá toàn ngành giáo dục cho học sinh là giải pháp tình thế cấp thiết thay cho các lớp học truyền thống. Những hạn chế của việc học trực tuyến như trẻ nhỏ phải ngồi hàng giờ trước thiết bị điện tử, trẻ bị thụ động và thiếu sự tương tác bởi phương pháp giảng dạy quy củ, một chiều, số lượng học sinh mỗi lớp nhiều khiến giáo viên khó quản lý, phụ huynh không có đủ thời gian và kiến thức đồng hành cùng con qua lớp trực tuyến… Cùng điểm qua các hạn chế trong phương pháp dạy học này nhé.
Học sinh thiếu sự tương tác khi học trực tuyến
Hầu hết các chương trình dạy học trực tuyến hiện nay, giáo viên chủ yếu thực hiện bài giảng một chiều, học sinh tiếp nhận qua các phương tiện, tương tác hạn chế, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giảng dạy.
Học sinh mất đi kỹ năng giao tiếp và hứng thú trong học tập
Phương pháp học trực tuyến hiện nay đang có xu hướng làm cho học sinh trở nên khép kín với xã hội. Các chuyên gia cảnh báo, thời gian học viên sử dụng các thiết bị học trực tuyến quá lâu khiến trẻ dễ mất tập trung, tránh né những câu hỏi của giáo viên, thiếu kỹ năng năng làm việc nhóm hoặc thảo luận về bài học. Về lâu dài sẽ dẫn đến thói quen cô lập với xã hội, mất đi kỹ năng cần thiết trong giao tiếp.
Khó khăn trong việc kiểm soát số lượng và chất lượng giảng dạy
Lớp học trực tuyến với số lượng học sinh lên đến 40 học sinh trong 1 lớp khiến giáo viên gặp không ít trở ngại trong việc quản lý các em. Giáo viên rất khó kiểm soát được sĩ số lớp học cũng như khó theo dõi sát sao từng học viên trong giờ học. Việc phát biểu, nêu ý kiến của trẻ cũng bị ảnh hưởng khiến tình trạng lớp học bị xáo trộn, mất kiểm soát.
Phương pháp giảng dạy hàn lâm, trẻ khó tiếp thu
Giáo dục trực tuyến có xu hướng tập trung vào lý thuyết hơn là thực hành, thầy cô không thể quan sát trực tiếp từng học sinh, trẻ nhanh chóng xao lãng và mất tập trung vào bài giảng khi không được nhắc nhở. Bên cạnh đó, nếu giáo án không đủ sự hấp dẫn, kích hoạt sự thích thú của trẻ sẽ xảy ra tình trạng dễ chán nản và hình thành thói quen "học vẹt", đối phó với giáo viên.
Phụ huynh không có đủ thời gian và kiến thức đồng hành cùng con qua lớp trực tuyến
Ngoài việc đòi hỏi sự tự giác và độc lập trong học tập của từng cá nhân học viên, bậc cha mẹ cũng rất đau đáu trong việc kiểm soát trẻ sử dụng thiết bị điện tử, đăng ký các khoá học phù hợp, theo dõi quá trình học tập cũng như tạo không gian thoải mái cho các em dễ dàng học hỏi. Một số phụ huynh cho biết họ cảm thấy khá khó khăn trong việc hỗ trợ con em mình học trực tuyến vì phải cân bằng công việc riêng, chăm sóc gia đình và theo sát trẻ học online.
Nhìn chung, học trực tuyến trong thời đại dịch này là điều cấp thiết và là giải pháp tối ưu cho ngành giáo dục. Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng không thể phủ nhận những lợi ích như sự an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí, có thể học mọi lúc, mọi nơi, rèn luyện kỹ năng tập trung, lựa chọn những khoá học từ xa tiện lợi,… dành cho trẻ.
Tóm lại, để có một môi trường học tập tốt giúp trẻ phát triển toàn diện, dù là lớp học truyền thống hay trực tuyến đều đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng, ý thức và sự đồng hành của giáo viên, học sinh và cả bậc phụ huynh.
(Quang Vũ, theo Tri thức trẻ)
Câu 1. Theo em văn bản trên thuộc thể loại văn bản nghị luận hay văn bản thông tin? Vì sao?
Câu 2. Văn bản có mấy đoạn văn? Dựa vào dấu hiệu nào em biết?
Câu 3. Các đề mục in đậm có tác dụng gì và chúng có điểm gì chung?
Câu 4. Nội dung chính của văn bản là gì?
Câu 5.Văn bản đưa ra mấy hạn chế của việc học on line? Dựa vào yếu tố nào trong văn bản mà em biết?
Câu 6. Tìm một câu văn trong văn bản sử dụng phép liệt kê và cho biết tác dụng của phép liệt kê trong câu văn đó.
Câu 7. Tìm trong văn bản:
+ 1 từ mượn ngôn ngữ Ấn Âu
+ 5 từ mượn Hán Việt.
Câu 8. Từ Covid-19 có phải là từ mượn không? Nó có gì đặc biệt?
Phần II. Tạo lập văn bản
Là một học sinh đã trải nghiệm việc học online, hãy viết 1 văn bản nghị luận ngắn khoảng 2/3 mặt giấy trình bày ý kiến của em về những hậu quả cũng như lợi ích khác của việc học online mà văn bản trên chưa đề cập đến.
xin chào
chào bạn