K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2022

Giúp mik đi mà

5 tháng 1 2022

Việc xuất hiện công cụ bằng kim loại đã có tác động làm cho xã hội nguyên thủy xuất hiện tình trạng tư hữu

5 tháng 1 2022

Nhờ công cụ kim loại:

- Con người đã có thể khai phá những vùng đất mới mà trước kia chưa khai phá nổi, có thể cày sâu, cuốc bẫm, có thể xẻ gỗ đóng thuyền đi biển, xẻ đá làm lâu đài,…

- Lần đầu tiên trên chặng đường dài của lịch sử loài người, con người có thể làm ra một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên.

- Đời sống văn hóa, tinh thần của theo đó mà được cải thiện: con người biết dùng đồ trang sức hoa tai, vòng tay,.. bằng kim loại.


 

5 tháng 1 2022

Những thay đổi trong đời sống xã hội khi công cụ bằng kim loại xuất hiện: – Trong thị tộc, đàn ông dần đảm nhiệm những công việc nặng nhọc nên có vai trò lớn và trở thành chủ gia đình. Con cái lấy theo họ cha. Đó là các gia đình phụ hệ. Một số gia đình có xu hướng tách khỏi công xã thị tộc, đến những nơi thuận lợi hơn để sinh sống 

HT nha ~~~

5 tháng 1 2022
Bối cảnh vùng đất Quảng Bình trước và sau khi xuất hiện danh xưng 
 
 
Ngày nay, tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ với diện tích tự nhiên 8.065 km2; dân số năm 2011: 853.004 người; với một vị trí chiến lược có tầm quan trọng về nhiều mặt. Tọa độ địa lý ở phần đất liền:- Điểm cực Bắc: 18005'12'' vĩ độ Bắc (giáp tỉnh Hà Tỉnh);

- Điểm cực Nam: 17005' 02'' vĩ độ Bắc (giáp tỉnh Quảng Trị);

- Điểm cực Đông: 106059'37'' kinh độ Đông (giáp biển Đông với đường bờ biển dài 116,04km);

- Điểm cực Tây: 105036'55'' kinh độ Đông (giáp tỉnh Khăm Muộn (Lào) với đường biên giới dài 201,87km).

Ngoài ra, Quảng Bình sở hữu dãy Hoành Sơn chạy từ Tây sang Đông, cảng Hòn La, cảng Hàng không Đồng Hới, Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, Quốc lộ 12, tỉnh lộ 20, 16; cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào.

Về địa hình: Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông; 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành các vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.

Về khí hậu: Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam, được chia làm hai mùa rõ rệt:

- Mùa mưa, từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình 2.000 - 2.300mm/năm. Thời gian mưa tập trung và các tháng 9, 10 và 11.

- Mùa khô, từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình 24oc - 25oc. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.

Nằm trên dải đất hẹp nhất của Tổ quốc, Quảng Bình đã trải qua nhiều biến cố lịch sử của dân tộc. Mảnh đất Quảng Bình luôn ở vị trí xung yếu nên phải oằn mình chứng kiến những nỗi đau chia cắt Tổ quốc do chiến tranh. Tuy nhiên, từ trong biến cố, Quảng bình lại là nơi gặp gỡ của nhiều cộng đồng dân cư, trở thành vùng đất chứa đựng sự hội tụ và giao thoa của các nền văn minh.

Để hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Quảng Bình ngày nay, chúng ta cần lần ngược về lịch sử:

1. Quảng Bình thời tiền sử:

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà địa chất học, vùng đất Quảng Bình có một bề dày văn hóa hàng nghìn năm. Nhiều dấu tích cư trú lâu đời của người tiền sử, từ thời đồ đá giữa, cách đây khoảng vạn năm. Các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước trước năm 1945 đã phát hiện được trên địa phận Quảng Bình nhiều di tích khảo cổ học.

Thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang liên bộ lạc, vùng đất Quảng Bình thuộc bộ Việt Thường.

Năm 1926, nhà khảo cổ học người Pháp đã phát hiện và khai quật được nhiều di chỉ hang động ở miền Tây Quảng Bình, thuộc huyện Tuyên Hóa, qua đó cho thấy có sự tồn tại của nền văn hóa khảo cổ mang tên Hòa Bình ở vùng núi đá vôi này.

Người Quảng Bình thời tiền sử - thuộc nền văn hóa Hòa Bình - sống trong các hang động, các mái đá. Họ thường chọn các hang đá, mái đá cao ráo, nhiều ánh sáng và gần nguồn nước, thức ăn chủ yếu của họ là ốc. Sinh sống trong các hang động ở miền thượng nguồn của Quảng Bình, theo mực nước thủy triều rút xuống, những người Quảng Bình cổ men theo các triền sông có đất đai màu mỡ di cư dần xuống đồng bằng ven biển, khai phá đầm lầy, chinh phục thiên nhiên, xây dựng quê hương bản làng.

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những di chỉ làng ven các dòng sông: Di chỉ Cồn Nền nằm ở bờ Bắc sông Gianh, di chỉ Lệ Kỳ nằm sát một dòng sông cổ bị vùi lấp... Vào mùa hè năm 1923, hai thông tin viên người Pháp của trường Viễn Đông Bác Cổ là Max và Depiruy đã phát hiện ra di chỉ khảo cổ học tại Bàu Tró. Cuối mùa hè năm đó, nhà địa chất kiêm khảo cổ học Etinen Patte đã tổ chức khai quật và công bố những hiện vật của thời tiền sử đồ đá mới.

Những hiện vật này gồm nhiều rìu đá, mảnh tước, hai hòn ghè bằng thạch anh, bàn nghiền hạt mảnh gốm vỡ... Vào mùa xuân năm 1980, Trường Đại học tổng hợp Huế tổ chức khai quật lại di chỉ Bàu Tró ở khoảng cách cách mép nước hồ lúc đó 40m, cao hơn mặt nước 2,3m, cách hố khai quật của Patte hơn 100m về phía Tây. Hiện vật thu được bao gồm rìu, bôn đá, bàn mài, chày nghiền, mũi nhọn và vô số các mảnh gốm vỡ của các loại nồi, niêu, bình, vò... Từ những phát hiện này, các nhà khảo cổ học đã lấy tên của di chỉ để đặt cho nền văn hóa hậu kỳ đá mới phân bố ở vùng ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên là văn hóa Bàu Tró. Ngày nay, công cuộc khai quật, nghiên cứu Bàu Tró càng được đẩy mạnh, mở ra nhiều triển vọng trong việc nghiên cứu Quảng Bình thời tiền sử và người tiền sử Quảng Bình, cũng như vấn đề tiền Đông Sơn và tiền Sa Huỳnh - mối quan hệ qua lại của văn hóa hai miền qua văn hóa Bàu Tró. Đã có nhiều ý kiến cho rằng văn hóa Bàu Tró là một trong những cội nguồn nảy sinh văn hóa Đông Sơn phía Bắc và văn hóa Sa Huỳnh ở phía Nam. Tuy nhiên, nếu chủ nhân của văn hóa Hòa Bình ở miền Tây Quảng Bình đã sáng tạo nên một nền văn hóa miền núi thì người Bàu Tró cũng tạo nên một nền văn hóa nước ở miền xuôi.

Thành tựu vĩ đại của người Quảng Bình thời tiền sử là họ đã biết chế tạo những công cụ bằng đá salíc pha vẩy sét, một loại đá lửa làm công cụ lao động tốt nhất trong các loại hình văn hóa đá mới ở Việt Nam lúc bấy giờ. Mặt khác, họ còn là chủ nhân của văn hóa gốm màu sớm nhất trên đất nước ta. Điều này, chứng tỏ cộng đồng người tiền sử Quảng Bình ngay từ đầu đã có một nền tảng kỹ thuật đồ đá, đồ gốm rất cao.

Người Quảng Bình thời tiền sử, từ văn hóa Hòa Bình đến văn hóa Bàu Tró, luôn mang bản sắc riêng - bản sắc của vùng đất đầy nắng và gió Lào, bản sắc của một bộ phận cư dân có tính cần cù, chịu khó, bền bỉ được hình thành cách đây trên dưới vạn năm, là ngọn nguồn tạo nên bản sắc độc đáo: Văn hóa Quảng Bình trong bản sắc văn hóa Việt Nam.

2. Quảng Bình dưới chế độ thực dân phong kiến

Dưới các triều đại phong kiến Trung Quốc, nước ta bị lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc, vùng đất Quảng Bình khi đó lúc thì thuộc quận Tượng Lâm, lúc thì thuộc quận Nhật Nam.

Năm 192, triều đại Đông Hán bị đánh bại phải rút quân về nước, Quảng Bình nằm trong lãnh thổ Lâm Ấp (thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay), khi đó Quảng Bình là vùng đất địa đầu của Chăm-pa đối với các triều đại Trung Hoa cũng như các triều đại Việt khi người Việt đã giành được độc lập. Đến năm 758, Lâm Ấp đổi tên là Chiêm Thành, Quảng Bình khi đó thuộc 2 Châu: Châu Bố Chính và Châu Địa Lý.

Năm 1069, để phá tan âm mưu cấu kết giữa quân xâm lược nhà Tống và Chiêm Thành, một đại quân Đại Việt do Lý Thánh Tông cầm đầu và tướng Lý Thường Kiệt chỉ huy đã tiến đánh vào tận kinh thành Chăm-pa, bắt được vua Chiêm là Chế Củ đưa về Thăng Long. Để được tha, vua Chiêm cắt dâng 3 Châu: Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý (gồm Quảng Bình và các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Bắc Hướng Hóa của Quảng Trị ngày nay) cho nhà Lý. Từ đó, Quảng Bình chính thức thuộc về nước Đại Việt. Lý Thường Kiệt là người đầu tiên xác định và đặt nền móng địa giới đầu tiên của vùng đất Quảng Bình ngày nay. Năm 1075, Lý Thường Kiệt đổi tên Châu Bố Chinh thành Châu Bố Chính, Châu Địa Lý thành Châu Lâm Bình, và mảnh đất Châu Lâm Bình (Quảng Bình ngày nay) chính thức được đưa vào bản đồ nước ta.

Tuy nhiên, sau giai đoạn này, địa giới và tên gọi Quảng Bình đã có nhiều thay đổi:

- Năm 1361, vua Trần Duệ Tông đổi Châu Lâm Bình thành phủ Tân Bình. Năm 1336, nhân dân Quảng Bình thanh gia và đạo quân Đại Việt đánh quân Chiêm Thành từ phía Nam ra cướp phá Châu Lâm Bình.

- Năm 1375, vua Trần Duệ Tông lại đổi phủ Lâm Bình thành phủ Tân Bình.

- Đến triều Lê, năm 1425, nhân dân Quảng Bình đã nổi dậy phối hợp cùng đại quân của tướng Lê Hãn đánh tan quân Minh trên bờ sông Gianh. Nhiều tráng kiệt của vùng đất Tân Bình được tuyển chọn vào nghĩa quân của Lê Lợi tiến ra Bắc đánh đuổi giặc Minh, nhiều người trở thành tướng giỏi của Lê Lợi như Phạm Thượng Tướng, Nguyễn Danh Cả... trực tiếp góp phần vào cuộc chiến đấu giải phóng đất nước. Vào đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497), quận Tân Bình thuộc Châu Thuận Hóa. Từ những sự kiện trên, có thể nhận thấy, Quảng Bình chính là cái nơi sản sinh nhiều danh nhân lỗi lạc không những cống hiến cho quê hương Quảng Bình, mà còn đóng góp vào công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước từ những ngày đầu dựng nước Văn Lang.

- Giai đoạn 1558 - 1604, vùng đất Bắc sông Gianh gọi là xứ Đàng Ngoài, vùng Nam sông Gianh gọi là xứ Đàng Trong. Năm 1605, Nguyễn Hoàng đổi Châu Bố Chính thành phủ Quảng Bình gồm có 3 dinh: Dinh Bố Chính (trước là dinh Ngói), dinh Mười (hay dinh Lưu Đồn), dinh Quảng Bình (hay dinh Trạm). Từ đây, Quảng Bình chính thức được xác lập trên bản đồ hình chữ S.

- Tuy nhiên, do nằm ở vùng đất tranh chấp của hai thế lực phong kiến, vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong, nhân dân Quảng Bình khi đó đã phải chịu biết bao khó khăn, áp bức, cuộc sống nhân dân hai vùng điêu đứng, cực khổ. Năm 1771, phong trào nông dân Đàng Trong chống áp bức đã phát triển mạnh mẽ với đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thu hút được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia vì mang tính cộng đồng và nhân văn sâu sắc. Chỉ trong vòng 10 ngày trong tháng 6 năm 1786, nhân dân Quảng Bình đã nổi dậy phối hợp với nghĩa quân Tây Sơn đánh tan 3 vạn quân Trịnh trên phòng tuyến sông Gianh, tiếp tục tiến thẳng ra Bắc - Hà, lật đổ chế độ nhà Trịnh, thống nhất đất nước. Tháng 12 năm 1788, nông dân Quảng Bình gia nhập vào đội quân của Quang Trung - Nguyễn Huệ quét sạch quân xâm lược Mãn Thanh. Năm 1788, Nguyễn Huệ lấy sông Gianh làm ranh giới, thông nhất đất nước hợp nhất 2 châu Bắc, Nam Bố Chính thành Châu Thuận Chính.

- Sau khi Nguyễn Huệ qua đời, năm 1802, Nguyễn Ánh cấu kết với giặc ngoài đàn áp phong trào và lật đổ triều Tây Sơn lên làm vua, đặt niên hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Giành được quyền thống trị, vua Gia Long bắt đầu củng cố địa vị bằng những hành động hèn hạ, trả thù phong trào Tây Sơn, xóa bỏ những thành quả mà Quang Trung đã bỏ bao công sức xây dựng nên, đàn áp khốc liệt các cuộc nổi đậy của nông dân. Vua Gia Long chia Châu Thuận Chính thành Bố Chính Nội và Bố Chính Ngoại nhằm phân biệt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, nhằm thuận tiện hóa trong việc phong tước phẩm, định mức thuế đối với nhân dân hai bờ sông Gianh.

- Năm 1832 - đời vua Minh Mạng - Bố Chính được đổi lại tên gọi cũ như trước đây là tỉnh Quảng Bình. Từ đó, tỉnh Quảng Bình thực sự bắt đầu là một đơn vị hành chính. Thời vua Thiệu Trị, toàn tỉnh có 2 phủ, 6 huyện (phủ là đơn vị hành chính bao gồm nhiều huyện). Phủ Quảng Ninh có 3 huyện: Phong Lộc, Phong Đăng và Lệ Thủy (Đồng Hới thuộc phủ Quảng Ninh). Phủ Quảng Trạch gồm 3 huyện: Bố Trạch, Bình Chánh và Minh Chánh.

Dưới 4 đời vua Triều Nguyễn (từ Gia Long đến Tự Đức - 1802 đến 1883), đã liên tiếp nổ ra hàng trăm cuộc khởi nghĩa của nông dân cả nước. Chính sách đối nội phản động, đối ngoại mù quáng của triều Nguyễn đã tạo điều kiện mở đường cho thực dân Pháp xâm lược nước ta. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngày 27/6/1885, quân Pháp đổ bộ lên Thuận An, tiến vào kinh đô Phú Xuân, buộc triều Nguyễn đầu hàng vô điều kiện. Trong triều đình Huế lúc này phân thành hai phe: ''Phe chủ chiến'' và ''Phe chủ hòa'', ''Phe chủ chiến'' do Thượng thư Tôn Thất Thuyết đứng đầu đã vạch ra kế hoạch tấn công quân Pháp ở Huế. Sau vụ phản công ở Huế tháng 7/1885 không thành, Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi, chạy ra căn cứ Tân Sở (Quảng Trị), sau ra Tuyên Hóa (Quảng Bình) phát chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân đứng lên phò vua cứu nước.

Đứng trước nguy cơ mất nước, hưởng ứng phong trào Cần Vương, nhân dân Quảng Bình đã vùng lên dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, quan lại và trí thức có tấm lòng yêu nước, đánh trả quân xâm lược. Vùng đất Quảng Bình trở thành một trong những nơi tụ nghĩa của phong trào Cần Vương. Các sĩ phu yêu nước của đất Quảng Bình như: Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân, Hoàng Phúc, Đoàn Chí Tuân... đã chiêu tập nghĩa quân, đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Hoảng sợ trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào kháng chiến chống Pháp ở Quảng Bình, thực dân Pháp và triều đình phong kiến Huế đã tập trung lực lượng đàn áp. Ngày 19/7/1885, quân Pháp chiếm thành Đồng Hới, sau đó thực dân Pháp tổ chức nhiều cuộc tấn công vào căn cứ của vua Hàm Nghi ở vùng Tuyên Hóa. Tại đây, đã xảy ra những trận đánh lớn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Phạm Tuân và các tướng khác. Tháng 1/1886, tại Khe Ve, nghĩa quân đã đánh bại hai lần tấn công quy mô của quân Pháp; tháng 4/1886, ở Mỹ Lộc (Lệ Thủy) nghĩa quân Cần Vương dưới sự chỉ huy của thống lĩnh Hoàng Phúc đã đánh tan cuộc truy lùng của 500 lính khố xanh và quân Pháp, bắt sống tên cầm đầu là Võ Bá Liên. Cũng vào thời điểm này ở đồn Lèn Bạc, Áng Sơn, Khe Giữa (Lệ Thủy), các thủ lĩnh Đề Én, Đề Chính, Lãnh Nhưỡng đã lãnh đạo nghĩa quân lần lượt đẩy lùi những cuộc tiến công của quân Pháp ở vùng núi này... Những hoạt động mạnh mẽ của đội quân Cần Vương ở Quảng Bình dưới sự chỉ huy của Đoàn Chí Tuân (tức Bạch Xỉ) cũng giành được thắng lợi, làm cho quân Pháp ở vùng này hoang mang, mất ăn mất ngủ.

Đến năm 1889, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt, phong trào Cần Vương ở Quảng Bình tạm thời lắng xuống nhưng tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân vẫn âm ỉ cháy, rồi lại bùng lên mạnh mẽ trong các cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, trong các phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân do Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh khởi xướng... Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh lúc này do chưa có một đường lối chính trị đúng đắn, nên không thể đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi. Vào đúng thời điểm nhân dân cả nước rất cần có một chính Đảng lãnh đạo, ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng của giai cấp công nhân đảm đương sứ mệnh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Từ khi có Đảng lãnh đạo, các phong trào chống Pháp ở Quảng Bình phát triển ngày một mạnh mẽ và lan tỏa rất nhanh, các cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, chống sưu cao, thuế nặng ở Quảng Bình liên tiếp nổ ra, các tổ chức cơ sở Đảng lần lượt ra đời ở Trung Lực, Mỹ Thổ (Lệ Thủy), Kẻ Rấy (Bố Trạch), Lũ Phong (Bố Trạch)...

Từ năm 1936-1939, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, sau được đổi tên là Mặt trận dân chủ Đông Dương ra đời. Các tổ chức quần chúng được hình thành từ tỉnh đến xã với nhiều hình thức như: Công hội, nông hội, hội cứu tế... Các cuộc đấu tranh trong thời kỳ này đã làm cho phong trào cách mạng ở Quảng Bình có sự khởi sắc, đội ngũ cán bộ Đảng viên trưởng thành, quần chúng cách mạng được tập hợp, được thử thách trong thực tiễn đấu tranh. Đó là những thắng lợi có ý nghĩa quan trọng không những làm cho quần chúng gắn bó mật thiết với nhau mà còn tạo tiền đề cơ sở cho cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945.

Ngày 17/8/1945, Tỉnh bộ Việt Minh đã họp hội nghị để quán triệt lệnh tổng khởi nghĩa do đồng chí Tố Hữu - phái viên của Trung ương - vào truyền đạt. Hội nghị bàn kế hoạch lãnh đạo và quyết định lấy ngày 23/8/1945 làm ngày khởi nghĩa chung toàn tỉnh. Sau hội nghị, phong trào cách mạng ở Quảng Bình có bước phát triển nhảy vọt và trưởng thành nhanh chóng, các cơ sở Việt Minh tại các huyện, thị được củng cố, hàng trăm cuộc mít-tinh được tổ chức, công việc chuẩn bị vũ khí và luyện tập quân sự phát triển khắp nơi, Cùng với phong trào đấu tranh sôi nổi của quần chúng, khí thế cách mạng đã lan rộng ra khắp các huyện, thôn, xóm báo hiệu một cuộc vùng lên mạnh mẽ của quần chúng nhân dân dưới ngọn cờ cách mạng của Mặt trận Việt Minh.

Đêm 22, rạng ngày 23/8/1945, các tầng lớp nhân dân ở vùng ven và quanh khu vực thị xã Đồng Hới với băng cờ, gươm, giáo mác, gậy gộc tập trung đông đảo quanh thành Đồng Hới đợi lệnh tổng khởi nghĩa. Mờ sáng ngày 23/8/1945, lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố. Dân chúng từ các nơi đổ vào cửa thành, bao vây tòa sứ, trại lính. Lực lượng tự vệ mau chóng chiếm được Bưu điện, Kho Bạc, Sở Công chính, nắm giữ các vị trí xung yếu trong nội thị, sẵn sàng đánh trả mọi hành động chống cự của địch. Đúng 8 giờ ngày 23/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa làm lễ ra mắt và tuyên bố thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, quần chúng cách mạng ở các phủ huyện đã đồng loạt vùng lên giành chính quyền. Đến ngày 25/8, chính quyền cách mạng từ tỉnh xuống phủ, huyện, xã đều đã được thiết lập.

Ngày 23/8/1945 là ngày đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Bình. Chỉ trong vòng chưa đầy một ngày đêm, quần chúng nhân dân khắp tỉnh nhất tề nổi dậy lật đổ ách thống trị của đế quốc, phong kiến giành chính quyền về tay nhân dân. Cuộc khởi nghĩa diễn ra nhanh gọn và thu được thắng lợi to lớn.

Ngày 02/9/1945, lần đầu tiên trong lịch sử, quân và dân Quảng Bình đủ mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, từ miền xuôi đến miền ngược đã tập trung về tỉnh lỵ và huyện lỵ dự cuộc mít-tinh lớn mừng ngày nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Từ những phân tích và dẫn chứng nêu trên, có thể thấy rõ vai trò và sự quật cường của người dân Quảng Bình trong quá trình hình thành vùng đất thiên. Về mặt địa lý, sau phong trào Cần Vương cho đến trước 1945, Quảng Bình có 2 phủ và 3 huyện (phủ lúc này không bao gồm huyện) là: phủ Quảng Ninh và Quảng Trạch, ba huyện Lệ Thủy, Bố Trạch, Tuyên Hóa (suốt thời kỳ thuộc địa Pháp dưới triều Nguyễn, Đồng Hới là tỉnh lị Quảng Bình). Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Quảng Bình có 5 huyện: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa và thị xã Đồng Hới (đến năm 1965 tách huyện Tuyên Hóa thành 2 huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa cho đến tháng 9/1975).

3. Quảng Bình trong cuộc kháng chiến chống đế quốc

Sau ngày Quảng Bình hoàn toàn giải phóng (1954), Quảng Bình được xác định và tỉnh tuyến đầu miền Bắc. Mọi hoạt động kinh tế, xã hội trên mảnh đất Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh có ảnh hưởng trực tiếp, quan trọng đối với công cuộc cách mạng ở miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ Quảng Bình đã bắt tay thực hiện công cuộc hàn gắn vết thương sau chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, thúc đẩy sự phát triển toàn diện cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng.

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, thực hiện chủ trương đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng của cả nước, Quảng Bình bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Lần đầu tiên ở Quảng Bình xuất hiện những xí nghiệp quốc doanh, sản xuất và góp phần cung ứng hàng hóa tiêu dùng cho nhân dân. Các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục đều phát triển. Tuy nhiên, kế hoạch đang triển khai và đạt một số kết quả nhất định, ngày 4/8/1964 đế quốc Mỹ dựng lên ''sự kiện vịnh Bắc Bộ'', cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi trên miền Bắc. Đến ngày 7/2/1965, Mỹ chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân trên toàn bộ lãnh thổ miền Bắc nước ta. Từ đó, Quảng Bình phải chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế cho phù hợp với tình hình thời chiến.

Nắm bắt được những hoạt động quân sự của ta trên địa bàn phía Bắc, Mỹ - Ngụy đã tiến hành những hoạt động gián điệp, biệt kích để dò la tình hình và phá hoại. Chỉ trong năm 1963, Mỹ - Ngụy đã tung vào Quảng Bình hơn 10 toán gián điệp, biệt kích. Tất cả những đợt tung gián điệp, biệt kích vào địa bàn Quảng Bình đều bị nhân dân phát hiện và đánh bại. Từ ý đồ ''tạo tiếng vang trong lòng đối phương'' không thành, chúng chuyển sang bí mật bắt cóc cán bộ, đưa máy bay trinh sát điện tử U2 ra hoạt động trinh sát trên không phận của tỉnh. Đây là bước chuẩn bị leo thang cho việc đánh phá miền Bắc nói chung và Quảng Bình nói riêng sau này.

Từ ngày 8/11 tháng 2/1964, đế quốc Mỹ tiến hành triển khai hàng loạt máy bay tiếp tục đánh phá dữ dội vào thị xã Đồng Hới và các vùng lân cận trong tỉnh. Phối hợp với lực lượng phòng không, quân và dân Quảng Bình đã đánh trả địch quyết liệt ngay từ đầu, bắn cháy, bắn rơi 13 máy bay. Chiến công oanh liệt của quân và dân Quảng Bình đã mở đầu hình thức chiến đấu hiệp đồng của lực lượng phòng không ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ).

Ngày 16/10/1964, Mỹ cho máy bay trinh sát dọc tuyến đường chiến lược 12A, bắn phá địa bàn huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa. Ngày 26/10/1964, máy bay Mỹ ném bom, bắn róc két xuống đồn Cha Lo. Ngày 18/11/1964, Mỹ phát hiện ra phía Tây Quảng Bình có hai tuyến đường chi viện quan trọng (đường 12 và đường 16), Mỹ cho hàng trăm lượt máy bay trút bom dữ dội xuống miền Tây Quảng Bình. Trong bom đạn ác liệt của kẻ thù, tiếng hô vang vọng của chính trị viên đại đội 3, tiểu đoàn 14 Nguyễn Viết Xuân: ''Nhằm thẳng quân thù mà bắn'' đã trở thành khẩu hiệu bất tử, thể hiện tinh thần quyết đánh và quyết thắng của quân và dân ta trước cuộc chiến tranh phá hoại của kẻ thù.

Qua hàng loạt cuộc khiêu khích trên biển, trên không, trên bộ từ đầu tháng 8 đến tháng 11/1964, đế quốc Mỹ đã bộc lộ ý đồ chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh phá hoại quy mô lớn, với mục đích hủy diệt Quảng Bình, hủy diệt miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa. Ngày 7/2/1965, vin cớ ''Trả đũa việc quân giải phóng miền Nam tiến công căn cứ Mỹ ở Play - Cu'', đế quốc Mỹ cho 49 máy bay đậu ở ngoài khơi Đà Nẵng, tiến hành chiến dịch ''Mũi lao lửa 1'' đánh phá Quảng Bình, mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra toàn miền Bắc. Địch tổ chức tập kích thành 2 đợt, nhưng đợt nào chúng cũng bị đánh trả quyết liệt. Trong trận đầu đọ sức với máy bay Mỹ, đã xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu anh dũng. Hình ảnh mẹ Suốt chèo đò chở bộ đội qua sông, chiến sĩ dân quân Nguyễn Văn Tối và các em bé Bảo Ninh phối hợp chiến đấu, tiếp đạn cho tàu hải quân đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần dũng cảm đánh địch của bộ đội. Như vậy, cùng với miền Bắc, Quảng Bình đã bước và cuộc kháng chiến chống Mỹ với một khí thế khẩn trương, chủ động, tự tin và tinh thần quyết chiến quyết thắng, Quảng Bình cùng với cả nước và vì cả nước quyết tâm đánh thắng trận đầu, giáng cho kẻ thù những đòn trừng trị thích đáng, là tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa và hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam.

Ngày 2/3/1965, máy bay Mỹ chia thành nhiều tốp luồn lách theo các khe núi để ném bom, đánh phá. Tại cảng Gianh, lúc 14 giờ 47 phút ngày 2/3, đế quốc Mỹ cho 160 máy bay cất cánh từ tàu sân bay mở cuộc tiến công lớn vào căn cứ hải quân nhằm tiêu diệt các tàu chiến và cơ sở cầu cảng của ta. Được các trận địa bắn máy bay bằng súng bộ binh của quân dân xã Quảng Phúc, Thanh Trạch phối hợp, bộ đội cảng Gianh đã đánh bại trận tập kích lớn của không quân Mỹ, bắn rơi, bắn cháy 3 máy bay địch. Kết quả trong trận này, quân và dân Quảng Bình bắn rơi 11 máy bay Mỹ. Đây là chiến thắng lớn nhất của Quảng Bình trong tháng đầu chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

 Ngoài ra, Quảng Bình cũng là nơi bắn rơi chiếc máy bay thứ 100, 200, 300, 400, 500 và chiếc máy bay thứ 3.000 trên miền Bắc. Với tinh thần ''xe chưa qua nhà không tiếc'', ''đường chưa thông không tiếc máu xương'', các lực lượng công binh, các chiến sĩ lái ca nô, thanh niên xung phong, dân công kể cả phụ nữ, thiếu niên đã dũng cảm phá bom lấp hố sửa đường, đưa phà, chèo đò cho bộ đội qua sông dưới làn bom đạn của địch. Tổng cộng cả hai lần chiến tranh phá hoại, quân và dân Quảng Bình đã bắn rơi 704 máy bay, kể cả máy bay B52, F111, nhiều tên giặc lái bị bắt sống cùng với 86 tàu chiến bị bắn chìm và bắn cháy. Từ trong phong trào cách mạng sôi nơi ấy đã xuất hiện những đơn vị, cá nhân anh hùng, hàng ngàn chiến sĩ ''hai giỏi'' và biết bao tấm gương dũng cảm xả thân vì dự nghiệp chống Mỹ cứu nước như Nguyễn Viết Xuân, mẹ Suốt, Nguyễn Thị Kim Huế...

Bên cạnh những chiến công vang dội trên tuyến lửa, mặt trận tăng gia sản xuất, làm hậu phương vững chắc cho miền Bắc cũng là một trong những thành tích đáng kể của người dân Quảng Bình. Có thể nói, mảnh đất và con người Quảng Bình trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã thu hút sự chú ý, lòng kính phục của nhân dân cả nước và bè bạn khắp năm châu, xứng đáng với tên gọi Quảng Bình - Quê hương ''Hai giỏi''.

Đối với miền Nam thân yêu, Quảng Bình một lần nữa đã làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ với tinh thần ''thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người''. Toàn tỉnh đã huy động đến mức tối đa mọi sức người sức của cho tiền tuyến, gửi hàng vạn người con ưu tú của quê hương tới khắp các mặt trận tham gia chiến đấu cùng với hơn 3.000 thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến làm nhiệm vụ tiếp vận tải thương. Suốt trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại, Quảng Bình đã bảo đảm thông suốt con đường từ Bắc vào Nam để vận chuyển một khối lượng lớn sức người, sức của cho chiến trường. Bên cạnh đó, mảnh đất Quảng Bình còn vinh dự được Quân ủy Trung ương chọn là nơi để mở những con đường chiến lược quan trọng chi viện cho miền Nam. Thôn Phong Nha, huyện Bố Trạch là điểm xuất phát - của đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại trên bộ cùng với một số nhánh quan  trọng như tuyến đường 15 chạy dọc Trường Sơn, đường 12B từ miền Tây Tuyên Hóa qua Sêpôn, đường 16 từ làng Ho - Lệ Thủy qua bản Đông, đường 20 từ Phong Nha qua tỉnh Khăm Muộn... tạo thành một hệ thống đường bộ chiến lược vĩ đại, vượt đèo, băng suối và vươn dài gần nửa vòng trái đất. Cảng Gianh cũng là nơi khởi đầu của đường Hồ Chí Minh trên biển.

Trong những năm 1973-1974, nhân dân Quảng Bình đã nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế trên mọi mặt của đời sống xã hội. Đặc biệt về giao thông vận tải, nhiều bến cảng, tuyến đường, cầu cống được phục hồi và xây dựng lại, bảo đảm tăng nhanh tổng khối lượng hàng vận chuyển phục vụ chiến trường. Sự chi viện về vật chất và con người của Quảng Bình gấp rút trong hai năm đã góp phần tạo thêm sức mạnh cho Bình Trị Thiên - Huế và miền Nam giành toàn thắng trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 lịch sử.

4. Quảng Bình sau ngày thống nhất đất nước

Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Trung ương quyết định sát nhập Quảng Bình với Quảng Trị và Thừa Thiên thành tỉnh Bình Trị Thiên, lấy thành phố Huế làm tỉnh lỵ. Vì vậy một số huyện mới ra đời từ sự kết hợp của các huyện trước đó: huyện Lệ Ninh (Quảng Ninh và Lệ Thủy), huyện Tuyên Minh (Tuyên Hóa và Minh Hóa).

Sau gần 15 năm, ngày 1 tháng 7 năm 1989, trước yêu cầu thực tế, Trung ương Đảng đã quyết định tách tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh với địa giới cũ. Tỉnh Quảng Bình phục hồi tại vị trí các huyện như trước khi sáp nhập tỉnh.

Tiếp đó, ngày 12/12/2004, thị xã Đồng Hới được Chính phủ ra Quyết định nâng cấp thành Thành phố loại 3 trực thuộc tỉnh.

Cho đến năm 2006, toàn tỉnh có 141 xã, 10 phường, 8 thị trấn và 1 thành phố.

5. Quảng Bình ngày nay - nhìn từ các lợi thế

a. Từ vị trí địa lý, thiên nhiên:

Cách Hà Nội khoảng 500 km về phía Nam. Quảng Bình được đánh giá là vùng đất nhận nhiều ban tặng từ thiên nhiên và có được những lợi thế nhất định:

1. Sự đa dạng sinh học, hệ thống động thực vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Tiêu biểu nhất là vùng Phong Nha - Kẻ Bàng - Một trong những Di sản thiên nhiên của Thế giới. Với hệ thống địa tầng, địa mạo được hình thành 400 triệu năm, chứa đựng trong lòng trên 300 hang động lớn nhỏ, Phong Nha - Kẻ Bàng được tổ chức UNESCO công nhận là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với 4 điểm nhất: Có các sông ngầm dài và sâu nhất, cửa hang cao và rộng nhất, có những bờ cát rộng và đẹp nhất và có những thạch nhũ đẹp nhất.

2. Là một trong những vùng đất đẹp của dải đất hình chữ S với nhiều tiềm năng để phát triển du lịch và dịch vụ nghỉ dưỡng. Hơn 100 km chạy dọc bờ biển, phong cảnh đẹp, nên thơ cùng nhiều di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh nổi tiếng như đèo Ngang, đèo Lý Hòa, cửa biển Nhật Lệ, những bãi cát đẹp và suối khoáng nóng có giá trị. Tất cả đã hội tụ về Quảng Bình, thu hút đầu tư trong và ngoài nước một cách bền vững.

3. Nguồn khoáng sản quý như vàng, kẽm, chì, khoáng sản phi kim loại, đá vôi, cát thạch anh, cao lanh... tiếp tục là lợi thế, là điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp sản xuất xi măng, sành sứ, thủy tinh và các loại vật liệu xây dựng khác.

Bên cạnh đó, Quảng Bình còn nằm trên trục Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, gần kề với đường Xuyên Á qua Quốc lộ 12A và Cửa khẩu quốc tế Cha Lo (thông thương với Lào), là điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế - xã hội với các nước trong khu vực. Sân bay Đồng Hới đã được đưa vào khai thác - Đây được xem là động lực quan trọng để thúc đẩy các cơ hội giao thương trong khu vực. Để tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư, Quảng Bình đã quy hoạch và phát triển Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cha Lo với tổng diện tích 636 km2; Khu Công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, KCN Cảng biển Hòn La...

b. Từ chính sách đầu tư:

UBND tỉnh Quảng Bình cam kết tạo điều kiện cho các nhà đầu tư được hưởng mọi ưu đãi theo quy định hiện hành của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Bên cạnh đó, tỉnh đặc biệt khuyến khích các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp điện, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, lĩnh vực du lịch; sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản; thủ công mỹ nghệ, vận tải biển... cụ thể bằng Quyết định số 08/2012/QĐ-UBND ngày 09/5/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định chính sách khuyến khích phát triển Công nghiệp -Thương mại giai đoạn 2011 - 2015.

Điều này thể hiện sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị tỉnh Quảng Bình đối với việc thu hút đầu tư, phát triển mọi mặt đời sống kính tế của tỉnh nhà. Là tín hiệu vui đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước.

c. Từ cơ sở hạ tầng

Quảng Bình hiện được đánh giá cao bởi chính sách phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp, nông nghiệp theo mô hình liên kết và tương tác chặt chẽ. Các hệ thống điện, đường giao thông, cấp thoát nước, thông tin liên lạc... được triển khai theo quy hoạch tổng thể, đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội trong tương lai.

d. Từ nguồn lực lao động

Toàn tỉnh hiện có 1 trường Đại học, 3 trường Trung học chuyên nghiệp, 2 trường Trung cấp nghề và một số trung tâm dạy nghề cấp huyện, cơ sở. Quảng Bình được xem là địa bàn có nguồn lao động dồi dào, trong đó lực lượng lao động đã qua đào tạo có trình độ, công nhân lành nghề đạt tỉ lệ khá cao, hứa hẹn khả năng cung ứng lao động phổ thông và lao động chuyên nghiệp cho các dự án đầu tư lớn trong tỉnh.

Chính sách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực được Đảng bộ và các cấp quan tâm, ủng hộ một cách xuyên suốt.

e. Từ những tài nguyên, tiềm năng khác

- Khoáng sản: Gồm đá vôi xi măng (hàng tỷ tấn), cát thạch anh (30 triệu m3), cao lanh (36 triệu tấn), sét xi măng, sét gạch ngói... có thể mở rộng, nâng cao năng lực khai thác đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trữ lượng lớn nhất là đá vôi xi măng với chất lượng cao, vị trí thuận lợi, dễ dàng khai thác, tập trung ở quy mô lớn để phục vụ sản xuất ra các sản phẩm xi măng chất lượng cao và các sản phẩm từ nguyên liệu đá vôi.

- Khai thác, phát triển năng lượng: Ngoài mạng lưới điện quốc gia được đầu tư đồng bộ, Quảng Bình đang chuẩn bị đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện công suất 400 MW tại Khu Kinh tế Hòn La. Đồng thời, phát triển năng lượng tái tạo phong điện. Theo dự kiến, dọc bờ biển Quảng Bình có thể xây dựng hệ thống phong điện với tổng công suất từ 600 - 1.000MW.

- Tài nguyên đất và biển: Quảng Bình có diện tích tự nhiên trên 8.065km2. Đến năm 2008, đất sử dụng trong nông nghiệp là 71.530ha, chiếm 8,87%; đất phi nông nghiệp là 50.300ha, chiếm 6,23%; đất chưa sử dụng 58.700ha, chiếm 7,28% diện tích toàn tỉnh. Đất sử dụng cho lâm nghiệp là 623.400ha, chiếm tỉ trọng lớn nhất 77,29%, đất nuôi trồng thủy sản có 2.645ha chiếm 0,33%. Vùng lãnh hải rộng trên 20 vạn km2. Quảng Bình có trên 525.000ha rừng tự nhiên với nhiều khu rừng nguyên sinh, 63.800 ha rừng trồng với trữ lượng gỗ 32,3 triệu m3, độ che phủ trên 67%. Hiện tại, tỉnh có những sản phẩm quan trọng cho xuất khẩu như: Mủ cao su, bột sắn, tiêu, ớt. Sản lượng thủy sản khai thác hàng năm khoảng 30.000 tấn.

Từ những phân tích nêu trên, có thể thấy rằng, Quảng Bình là một vùng đất thiên, vùng đất quy tụ nhiều danh nhân, góp phần đáng kể vào tiến trình hình thành và phát triển Quảng Bình cho đến hôm nay. Bên cạnh đó, đây còn là vùng đất ''địa lợi'' với rất nhiều ưu đãi từ thiên nhiên, là tiền đề cho sự phát triền vượt bậc kinh tế - văn hóa. Với tất cả những lợi thế mà Quảng Bình đang sở hữu '' Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa'', cùng nội lực và sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân trong tỉnh, sự ủng hộ nhiệt tình của các địa phương khác trong nước và đặc biệt là của các tổ chức, tập thể, cá nhân ngoài nước... Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin rằng, Quảng Bình sẽ tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu của cả nước về thu hút đầu tư, phát triển bền vững và gia tăng GDP hàng năm đầy ấn tượng. Xứng đáng với danh xưng ''Quảng Bình'' từ thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang liên bộ lạc.

NẾU MÌNH TRẢ LỜI CÓ GÌ SAI HAY KHÔNG PHÙ HỢP HÃY NÓI MÌNH NHÉ

YÊU BẠN

5 tháng 1 2022
Việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại đã giúp người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú, chuyển dần xuống vùng đồng bằng và định cư ven các con sông lớn như sông Mã, sông Hồng, sông Đồng Nai,… Họ làm nông nghiệp trồng lúa nước, chăn nuôi, làm gốm,… Những làng xã đầu tiên đã xuất hiện.
15 tháng 12 2023

các bạn có ny chưa

4 tháng 1 2022

khoảng năm 1500 TCN

9 tháng 1 2022

2000TCN nha

3 tháng 1 2022

Điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông là:
A. Đều hình thành ở các đồng bằng ven sông lớn.
B. Đều hình thành nhà nước rất sớm.
C. Đều có nền kinh tế chính là nông nghiệp.
D. Đều hình thành nhà nước quân chủ.

1 tháng 1 2022

chắc là quốc hội đó ạ

2 tháng 1 2022

D nhé bạn