K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3

Thời gian trôi qua nhanh quá! Thấm thoát mà đã một năm. Mới hôm nào em được bố mẹ cho về quê ở Ninh Bình ăn Tết cùng ông bà và họ hàng bên nội, thế mà hôm nay đã là ngày cuối cùng của năm Bính Tuất.

Bố mẹ em chuẩn bị rất đầy đủ vì đây là lần đầu tiên ông bà nội ra Thủ đô đón Tết cùng con cháu. Không khí Tết tràn ngập trong căn nhà nhỏ. Phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ. Trên bàn thờ bày bộ lư đồng sáng choang. Mùi nhang trầm thơm ngát. Đèn, nến, rượu, trà, bánh chưng, mứt, hoa quả... được ông em sắp xếp thật trang trọng. Cây đào bích khá lớn trồng trong chiếc chậu sứ đang nở những bông hoa tươi thắm chào đón xuân về.

Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết là một bữa cơm đặc biệt. Từ sáng sớm, bà và mẹ đã đi chợ Đồng Xuân mua sắm những thứ cần thiết để nấu cỗ. Mẹ em là “bếp trưởng” phụ trách những món chính. Còn bà nội và chị Hà cùng với em làm “phụ bếp”. Mấy mẹ con, bà cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui. Em cũng học được cách tỉa rau củ thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xinh để trang trí cho các món ăn thêm hấp dẫn.

Thức ăn đã nấu xong, bà nội tự tay sắp mâm cỗ cúng. Đỡ mâm cỗ từ tay bà, bố em đặt trước bàn thờ để ông nội thắp nhang khấn mời tổ tiên về sum họp cùng với con cháu trong dịp Tết.

Sau mấy tuần nhang, mâm cỗ được bưng xuống để con cháu hưởng lộc của tổ tiên. Thức ăn được dọn ra bàn: bánh chưng xanh, xôi gấc đỏ, thịt gà luộc vàng ươm, bát canh măng khô hầm chân giò màu nâu sẫm đặt bên cạnh đĩa xào gồm thịt bò, cà rốt, khoai tây, nấm hương, mộc nhĩ... Rồi giò lụa, giò thủ, nem rán... món nào cũng ngon lành và hấp dẫn.

Bố em rót rượu kính mời ông bà. Mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui, ba thế hệ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trong bữa ăn, những câu chuyện về quê hương được ông bà, cha mẹ kể cho con cháu nghe. Quay sang em, ông bảo:

- Cháu Đức này! Tuy sinh ra và lớn lên ỏ Hà Nội nhưng cháu phải luôn luôn nhớ rằng quê hương cháu ở Ninh Bình, ở đó có mồ mả tổ tiên, có ngôi nhà của ông bà, nơi bố cháu đã sinh ra vả lớn lên. Sau này trưởng thành, dù đi đâu về đâu cũng đừng quên quê hương, cháu nhé!

Rồi ông đọc cho cả nhà nghe hai câu thơ:

Cây có cội mới nảy cành xanh lá,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.

Ông giải thích cặn kẽ ý nghĩa của hai câu thơ trên. Giọng nói ấm áp, chân tình của ông khiến cho mọi người cảm động. Bố em kín đáo lau giọt nước mắt ứa trên mi. Ông nội với gương mặt hiền từ và chòm râu bạc như ông Tiên trong cổ tích đã để lại trong em một ấn tượng thật sâu đậm.

Sau bữa cơm, cả nhà tiếp tục chuyện trò. Bà em lấy cơi trầu ra, têm một miếng rồi vừa thong thả nhai trầu vừa kể cho em nghe những chuyện ở làng quê. Hè này, nhất định em sẽ xin bố mẹ cho về Ninh Bình để đi thăm cố đô Hoa Lư, mảnh đất cờ lau dẹp loạn ngày nào; thăm đền thờ Đinh Tiên Hoàng, vị vua tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử dân tộc. Có bao điều thú vị đang chờ em trong năm mới.

 
31 tháng 3

Thời gian trôi qua nhanh quá! Thấm thoát mà đã một năm. Mới hôm nào em được bố mẹ cho về quê ở Ninh Bình ăn Tết cùng ông bà và họ hàng bên nội, thế mà hôm nay đã là ngày cuối cùng của năm Bính Tuất.

Bố mẹ em chuẩn bị rất đầy đủ vì đây là lần đầu tiên ông bà nội ra Thủ đô đón Tết cùng con cháu. Không khí Tết tràn ngập trong căn nhà nhỏ. Phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ. Trên bàn thờ bày bộ lư đồng sáng choang. Mùi nhang trầm thơm ngát. Đèn, nến, rượu, trà, bánh chưng, mứt, hoa quả... được ông em sắp xếp thật trang trọng. Cây đào bích khá lớn trồng trong chiếc chậu sứ đang nở những bông hoa tươi thắm chào đón xuân về.

Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết là một bữa cơm đặc biệt. Từ sáng sớm, bà và mẹ đã đi chợ Đồng Xuân mua sắm những thứ cần thiết để nấu cỗ. Mẹ em là “bếp trưởng” phụ trách những món chính. Còn bà nội và chị Hà cùng với em làm “phụ bếp”. Mấy mẹ con, bà cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui. Em cũng học được cách tỉa rau củ thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xinh để trang trí cho các món ăn thêm hấp dẫn.

Thức ăn đã nấu xong, bà nội tự tay sắp mâm cỗ cúng. Đỡ mâm cỗ từ tay bà, bố em đặt trước bàn thờ để ông nội thắp nhang khấn mời tổ tiên về sum họp cùng với con cháu trong dịp Tết.

Sau mấy tuần nhang, mâm cỗ được bưng xuống để con cháu hưởng lộc của tổ tiên. Thức ăn được dọn ra bàn: bánh chưng xanh, xôi gấc đỏ, thịt gà luộc vàng ươm, bát canh măng khô hầm chân giò màu nâu sẫm đặt bên cạnh đĩa xào gồm thịt bò, cà rốt, khoai tây, nấm hương, mộc nhĩ... Rồi giò lụa, giò thủ, nem rán... món nào cũng ngon lành và hấp dẫn.

Bố em rót rượu kính mời ông bà. Mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui, ba thế hệ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trong bữa ăn, những câu chuyện về quê hương được ông bà, cha mẹ kể cho con cháu nghe. Quay sang em, ông bảo:

- Cháu Đức này! Tuy sinh ra và lớn lên ỏ Hà Nội nhưng cháu phải luôn luôn nhớ rằng quê hương cháu ở Ninh Bình, ở đó có mồ mả tổ tiên, có ngôi nhà của ông bà, nơi bố cháu đã sinh ra vả lớn lên. Sau này trưởng thành, dù đi đâu về đâu cũng đừng quên quê hương, cháu nhé!

Rồi ông đọc cho cả nhà nghe hai câu thơ:

Cây có cội mới nảy cành xanh lá,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.

Ông giải thích cặn kẽ ý nghĩa của hai câu thơ trên. Giọng nói ấm áp, chân tình của ông khiến cho mọi người cảm động. Bố em kín đáo lau giọt nước mắt ứa trên mi. Ông nội với gương mặt hiền từ và chòm râu bạc như ông Tiên trong cổ tích đã để lại trong em một ấn tượng thật sâu đậm.

Sau bữa cơm, cả nhà tiếp tục chuyện trò. Bà em lấy cơi trầu ra, têm một miếng rồi vừa thong thả nhai trầu vừa kể cho em nghe những chuyện ở làng quê. Hè này, nhất định em sẽ xin bố mẹ cho về Ninh Bình để đi thăm cố đô Hoa Lư, mảnh đất cờ lau dẹp loạn ngày nào; thăm đền thờ Đinh Tiên Hoàng, vị vua tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử dân tộc. Có bao điều thú vị đang chờ em trong năm mới.

 
31 tháng 3

giúp với

31 tháng 3

bức tranh / tranh nhau

có 2 vế, 2 vế được nối bằng quan hệ từ nhưng.

 

31 tháng 3

Sai rồi, có 3 vế, vế 1 và vế 2 được nối bằng quan hệ từ nhưng, vế 2 và vế 3 được nối bằng dấu phẩy.

31 tháng 3

nhanh lên ạ

31 tháng 3

mỗi mùa lúa chín, làng em lại tràn ngập trong không khí tươi mới, vui mừng nhộn nhịp. Nhìn cánh đồng lúa chín, lòng em cũng rạo rực một nỗi niềm khó tả.

Không khí buổi sớm se se lạnh, những ánh nắng mai nhàn nhạt tinh nghịch đậu trên những tán cây, rồi nhảy xuống những bông lúa chín vàng. Đồng lúa trông như một dải lụa vàng óng ánh trong nắng. Từng bông lúa nặng trĩu những hạt lúa chín, khiến cả cây lúa trĩu xuống vì nặng, trông thật thích mắt. Hương lúa ngào ngạt, lại ngọt ngào. Đồng lúa mà tụi em hay hái trộm in sâu trong trí nhớ vị ngọt thanh mát, êm ái như vòng tay mẹ. Các bà các mẹ mang liềm ra gặt lúa, từng bông chín vàng lần lượt đổ xuống chất đầy xe chở lúa, trên mặt mỗi người đều vương vấn niềm vui ngập tràn của một vụ mùa bội thu. Đàn bò chở lúa cũng kêu những tiếng ò ò như chung vui cùng người nông dân.

Đồng lúa chín quê em mang vẻ đẹp đồng quê với hương lúa mới ngào ngạt niềm vui sung sướng của người dân quê.

                                                     OK?

31 tháng 3

k bt tả =)

31 tháng 3

Tôi rất yêu quê tôi.Cứ vào những tháng hè, tôi lại được ba mẹ chở về quê chơi. Những cảnh vật ở quê tôi rất thơ mộng nhưng điều mà tôi thích nhất ở quê tôi là đêm trăng sáng.

Hôm nay là rằm nên trăng lên rất sớm. Gió thổi làm vơi đi những cái nóng của ngày hè. Chúng đùa giỡn bên những lũy tre làng xanh mướt. Ánh trăng hiện lên, in bóng dưới bờ ao gần nhà. Trăng soi sáng từng ngõ xóm, ngõ làng. Trăng càng lên cao, gió càng thổi mạnh hơn,ánh trăng càng sáng tỏ. Vầng trăng tròn, trăng như một quả bóng mà lũ trẻ đầu làng đá lên trời. Lúc ấy, em như nghe văng vẳng bài thơ được phổ nhạc của Hoàng Trung Thông. Màn đêm càng tối thì những ngôi sao càng sáng, trăng cũng càng tỏ hơn. Những ngôi sao rải khắp bầu trời in bóng xuống ao như một bầu trời thứ hai. Ánh trăng sáng dìu dịu. Vầng trăng chiếu sáng khắp nơi. Những chú ve cùng hòa chung tiếng nhạc tạo nên một bản nhạc dưới trăng. Em như đang ngồi trong một buổi biểu diễn hòa nhạc. Ánh trăng lung linh dưới dòng sông uốn khúc quanh làng. Trăng lóng lánh trên vai chị gánh đêm khuya.

Các anh đom đóm chăm chỉ đang đi gác đêm. Chị cò đi ăn đêm. Mùi lúa thơm nồng toả ra trong đêm trăng. Em như vừa thưởng thức hòa nhạc vừa thưởng thức những món ăn ngon của đồng quê. Những đêm trăng khuyết,trăng như một chiếc thuyền trôi dạt trên bầu trời đen thẫm. Ánh trăng lung linh cứ theo em như muốn cùng đi chơi, cùng nhảy múa với em. Trăng sà xuống như lắng nghe những câu truyện cổ tích của bà em. Trăng óng ánh cùng những vì sao tinh tú. Em thầm nghĩ: "Vì sao tinh tú của mình ở đâu nhỉ?". Những vì sao tinh tú đang đùa giỡn,chạy nhảy trên bầu trời.

Bầu trời đêm thăm thẳm thật yên tĩnh.Tiếng gió nồng nàng thổi mát rượi.Chén nước chè xanh ông em đang uống như càng đậm đà hương vị quê hương. Cùng tiếng dế, tiếng gió, ánh trăng đã làm dịu đi những cái nóng oi bức, làm khô đi những giọt mồ hôi của những người vất vả, cực khổ trên cánh đồng.

Trăng đêm nay thật sáng. Dưới ánh trăng này, làng quê em thật huyền ảo, nên thơ và trong lòng của em tình yêu quê hương, đất nước ngày càng sâu nặng.

30 tháng 3

CN: Lợi ích

VN: mười năm trồng cây; trăm năm trồng người

TN: không có

 

30 tháng 3

Trên những cánh đồng quê, đặc biệt là vào mùa lúa chín, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh cánh cò trắng nhẹ nhàng, đang bay lượn giữa cánh đồng xanh bát ngát.

Con cò, với bộ lông trắng muốt, chiếc mỏ dài mũi để tìm kiếm thức ăn, đôi chân dài mảnh mai nhưng vô cùng vững chãi. Thân hình của cò nhỏ nhắn, thon dài nhưng lại được kết hợp với đôi cánh dài mơ mộng. Khi con cò tung cánh rộng, hình ảnh nó như một nghệ sĩ múa đang tận hưởng không gian giữa bầu trời. Thức ăn của con cò như một món quà từ đồng ruộng, là tôm, ốc, cá từ ao, hồ, làm cho con cò trở thành loài vật thân thiện, không gây hại cho mùa màng. Mỗi khi theo mẹ ra đồng vào mùa gặt, em thường bắt gặp những chú cò tạo tổ trong ruộng lúa, cả những tổ cò non nhỏ xinh giữa cánh đồng mênh mông.

Con cò, loài vật quen thuộc ở mỗi làng quê Việt Nam, là biểu tượng gắn liền với ký ức tuổi thơ của mỗi người. Mỗi khi nhắc đến con cò, trong tâm trí em lại vang lên những giai điệu dịu dàng của bài hát mẹ:

“Con cò dạo chơi trong đêm
Ngủ gục bên cành êm đềm, lạc cổ xuống ao
Ôi đêm dài ông ơi, ông hãy nhẹ nhàng xáo măng”

Con cò là đóa hoa tinh khôi, trái tim em ngập tràn tình yêu và lòng kính trọng bởi sự gần gũi và vẻ đẹp tinh tế của nó.

30 tháng 3

bằng mồm

Bằng miệng chứ gì

Ai giúp mik với mik đang cần gấp

31 tháng 3

Chủ nhật vừa rồi trường em tổ chức chương trình trồng cây xanh để bảo vệ môi trường, em và các bạn đã tham gia rất vui. Đó là một ngày đẹp trời, cầm trên tay những hạt giống cây trồng em háo hức cùng các bạn đến trường. Bạn nào cũng cầm theo rất nhiều cây non, nào là cây hoa hồng, cây hoa 10 giờ, có bạn cầm theo hạt giống trồng cây hoa phượng... Cô giáo phân công hai bạn một chiếc xẻng nhỏ, nhóm nào trồng được nhiều cây nhất thì sẽ được thưởng một bông hoa điểm tốt. Chúng em vui thích vô cùng vì vừa được trồng cây bảo vệ môi trường vừa có cơ hội được thưởng hoa điểm tốt. Bạn nào cũng lấm lem bùn đất nhưng nhìn những chồi non được trồng thì ai cũng đều rất vui. Chỉ một buổi sáng mà sân vườn của trường em đã được trồng đầy ắp những hàng hoa, hàng cây xanh. Em rất thích trồng cây, vì trồng cây giúp ích cho môi trường.

 

30 tháng 3

Câu đơn: Hoàng là một học sinh xuất sắc của trường.

Câu ghép không dùng từ nối: Mẹ em là bác sĩ, bố em là kĩ sư.

Câu ghép dùng từ nối bằng quan hệ từ: Trời mưa rất to nhưng sĩ số lớp vẫn đầy đủ.

Câu ghép dùng cặp từ hô ứng: Thuỷ Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu thì Sơn Tinh lại làm cho đồi núi mọc cao bấy nhiêu.