K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Câu hỏi 1:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết ........... còn hơn sống nhục. Câu hỏi 2:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Rộng lượng, thứ tha cho người có lỗi được gọi là ........... Câu hỏi 3:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết đứng còn hơn sống ............ Câu hỏi 4:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Thong thả và được yên ổn,...
Đọc tiếp
  • Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. 
  • Câu hỏi 1:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết ........... còn hơn sống nhục.

     
  • Câu hỏi 2:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Rộng lượng, thứ tha cho người có lỗi được gọi là ........... 
  • Câu hỏi 3:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết đứng còn hơn sống ............ 
  • Câu hỏi 4:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Thong thả và được yên ổn, không phải khó nhọc, vất vả thì gọi là ........... 
  • Câu hỏi 5:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Vượt hẳn lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen về phẩm chất, tinh thần thì được gọi là ........... 
  • Câu hỏi 6:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong các công việc chung thì được gọi là ............... 
  • Câu hỏi 7:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Không giữ kín, mà để mọi người đều có thể biết thì được gọi là ........... 
  • Câu hỏi 8:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Mạnh bạo, gan góc, không sợ nguy hiểm thì được gọi là .......... 
  • Câu hỏi 9:

    Điền từ hô ứng thích hợp vào chỗ trống: Gió ......... to, con thuyền càng lướt nhanh trên mặt biển.

     
  • Câu hỏi 10:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì được gọi là ........... 
  • Bài 2: Phép thuật mèo con.

    Hãy ghép 2 ô trống chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành đôi.
    Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 5 Vòng 18 năm học 2016

  • Dương 
  • Khuyển 
  • Gió 
  • Mây 
  • Tẩu 
  • Điền 
  • Địa 
  • Lão 
  • Đồng 
  • Trạch 
  • Bài 3: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn. 
  • Câu hỏi 1:

    Từ “mực” trong các từ “mực nước biển”, “lọ mực”, “cá mực” “khăng khăng một mực”, có quan hệ với nhau như thế nào?

    • Đồng âm
    • Đồng nghĩa
    • Trái nghĩa
    • Nhiều nghĩa
  • Câu hỏi 2:

    Trong các từ sau, từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ 
    "Gió khô ô ... 
    Gió đẩy cánh buồm đi 
    Gió chẳng bao giờ mệt!"

    • Đồng ruộng
    • Cửa sổ
    • Cửa ngỏ
    • Muối trắng
  • Câu hỏi 3:

    Trong các cặp từ sau, cặp nào là cặp từ đồng nghĩa?

    • béo - gầy
    • biếu - tặng
    • bút - thước
    • trước - sau
  • Câu hỏi 4:

    Những câu thơ sau do tác giả nào viết ? 
    "Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội 
    Những phố dài xao xác hơi may 
    Người ra đi đầu không ngoảnh lại 
    Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy."

    • Nguyễn Thi
    • Nguyễn Đình Thi
    • Đoàn Thị Lam Luyến
    • Lâm Thị Mỹ Dạ
  • Câu hỏi 5:

    Trong câu thơ “Sao đang vui vẻ ra buồn bã/ Vừa mới quen nhau đã lạ lùng.” có những từ trái nghĩa nào?

    • Vui – buồn
    • Mới – đã
    • Vui vẻ - buồn bã và quen – lạ lùng
    • Đang vui – đã lạ lùng
  • Câu hỏi 6:

    Trong các từ sau, những từ nào là từ láy?

    • Bạn bè, bạn đường, bạn đọc
    • Hư hỏng, san sẻ, gắn bó
    • Thật thà, vui vẻ, chăm chỉ
    • Giúp đỡ, giúp sức
  • Câu hỏi 7:

    Trong các từ sau, từ nào chỉ trạng thái yên ổn, tránh được rủi ro, thiệt hại?

    • an toàn
    • an ninh
    • an tâm
    • an bài
  • Câu hỏi 8:

    Trong đoạn thơ sau, có những cặp từ trái nghĩa nào? 
    "Trong như tiếng hạc bay qua 
    Đục như tiếng suối mới sa nửa vời 
    Tiếng khoan như gió thoảng ngoài 
    Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa"

    • Bay, sa, thoảng
    • Trong- đục
    • Trong - đục, khoan - mau
    • Sa nửa vời – mau sầm sập
  • Câu hỏi 9:

    Từ "ông" trong câu” Thời gian như lắng đọng khi ông mãi lặng yên đọc đi, đọc lại những dòng chữ nguệch ngoạc của con mình” thuộc loại từ gì?

    • đại từ
    • động từ
    • danh từ
    • tính từ
  • Câu hỏi 10:

    Trong các câu sau, câu nào có từ “bà” là đại từ?

    • Bà Lan năm nay 70 tuổi.
    • Bà ơi, bà có khỏe không?
    • Tôi về quê thăm bà tôi.
    • Tiếng bà dịu dàng và trầm bổng.
0
THUYẾT MINH VỀ CHÙA THIÊN MỤ Bài văn thuyết minh về chùa Thiên Mụ Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê , tả ngạn sông Hương cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây . Chùa Thiên Mụ chính - khởi xây năm Tân Sửu ( 1601 ) , đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng , vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng trong . Có thể nói Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ nhất của Huế . Lúc đó , nó chỉ...
Đọc tiếp

THUYẾT MINH VỀ CHÙA THIÊN MỤ 

Bài văn thuyết minh về chùa Thiên Mụ 

Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê , tả ngạn sông Hương cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây . Chùa Thiên Mụ chính - khởi xây năm Tân Sửu ( 1601 ) , đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng , vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng trong . Có thể nói Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ nhất của Huế . 

Lúc đó , nó chỉ là một ngôi thảo am ( thò cúng ) nhỏ do người dân mới di dân đến vùng lập nên . Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì vào năm 1601 . chúa Nguyễn Hoàng qua đây thấy cảnh đẹp và được nhân dân địa phương kể chuyện rằng : Có một tiên áo đỏ quần lục xuất hiện trên hiện ngọn đồi này và nói rồi đây sẽ có bậc chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí cho bền long mạch . Nói dứt lời , bà tiên biến mất . Từ nhân dân gọi là đồi Thiên Mụ (người đàn bà nhaf trời) . Chúa liền cho dựng trên đồi và đặt tên là Linh Mụ Tự . Ccas đoeif chúa sau nhu Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) và Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725) cũng đã tuu bổ và mở rộng chùa thành một chùa lớn . Năm 1844 , vua Thiệu Trị cho dựng tháp Phước Duyên . 

Năm Giáp Thìn (1904) , bão lớn ở Huế cho chùa bị đổ nát . Năm 1907 , Vua Thành Thái cho trùng tu , quy mô chùa từ đấy không còn to lớn như trước nhưng vẫn cổ kính , trang nghiêm .

Chùa được bao quanh bằng khuôn tường xây đá hai vòng trong , ngoài . Khuôn viên chùa được chia làm hai khu vực . Khu vực trước cửa Nghi Môn gồm có các công trình kiến trúc : Bến thuyền đúc bê tông có 24 bậc tam cấp lên xuống , cổng tam quan là bốn trụ biểu xây sát đường cái, từ cổng tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện (nay chỉ còn lại nền đất và bộ móng xây bằng đá thanh) , sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Nguyện xây bằng gạch vồ bảy tầng cao vời vợi , hai bên Hương Nguyện có hai lầu hình tứ giác ( dựng tù thời Triệu Trị lui vêf phía trong có hai lầu hình lục giác - môtj lầu để bia và một lầu để chuông (dựng thòi Nguyễn Phúc Chi) . Đây là những công trình có tính chất lưu niệm (bia , tháp) . Khu vực phía trong của Nghi Môn gồm các điện : Đại Hùng , Địa Tạng , nhà trai , nhà khách , vườn hoa , sau cùng là vườn thông tĩnh mịch.

Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất , kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là một ngôi chùa đẹp nhất của xứ Huế . Vua Thiệu Trị liệt cảnh chùa Thiên Mụ vào một trong 21 thắng cảnh , và được thể hiện trong bài thơ Thiên Mụ chung Thanh . Năm 1695 , chúa Nguyễn Phúc Chu đã mở đại giưới đàn rất long trọng tại chùa và mời ngài Thích Đại San - một vị cao tăng người Trung Quốc tới Phú Xuân. 

Ngày nay , chùa Thiên Mụ vẫn huy hoàng , tráng lệ chính nhờ công lao trùng tu và xây dựng của nhiều vị chân tu và đạo hữu xa gần suốt mấy chục năm qua 

0
10. Cấu tạo tiếng - Cấu tạo vần:A) Ghi nhớ:1. Tiếng gồm 3 bộ phận : phụ âm đầu, vần và thanh điệu.- Tiếng nào cũng có vần và thanh. Có tiếng không có phụ âm đầu.- Tiếng Việt có0 6 thanh: thanh ngang (còn gọi là thanh không), thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.- 22 phụ âm : b, c (k,q), ch, d, đ, g (gh), h, kh, l, m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, tr, th, v, x.- 11 nguyên âm: i, e, ê, ư, u, o,...
Đọc tiếp

10. Cấu tạo tiếng - Cấu tạo vần:

A) Ghi nhớ:

1. Tiếng gồm 3 bộ phận : phụ âm đầu, vần và thanh điệu.

- Tiếng nào cũng có vần và thanh. Có tiếng không có phụ âm đầu.

- Tiếng Việt có0 6 thanh: thanh ngang (còn gọi là thanh không), thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.

- 22 phụ âm : b, c (k,q), ch, d, đ, g (gh), h, kh, l, m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, tr, th, v, x.

- 11 nguyên âm: i, e, ê, ư, u, o, ô, ơ, a, ă, â.

2. Vần gồm có 3 phần : âm đệm, âm chính  , âm cuối.

* Âm đệm:

- Âm đệm được ghi bằng con chữ uo.

+ Ghi bằng con chữ o khi đứng trước các nguyên âm: a, ă, e.

+ Ghi bằng con chữ u khi đứng trước các nguyên âm y, ê, ơ, â.

- Âm đệm không xuất hiện sau các phụ âm b, m, v, ph, n, r, g. Trừ các trường hợp:

          + sau ph, b: thùng phuy, voan, ô tô buýt (là từ nước ngoài)

+ sau n: thê noa, noãn sào (2 từ Hán Việt)

+ sau r: roàn roạt.(1 từ)

+ sau g: goá (1 từ)

* Âm chính: Trong Tiếng Việt, nguyên âm nào cũng có thể làm âm chính của tiếng.

- Các nguyên âm đơn: (11 nguyên âm ghi ở trên)

- Các nguyên âm đôi : Có 3 nguyên âm đôi và được tách thành 8 nguyên âm sau:+ iê:

àGhi bằng ia khi phía trước không có âm đệm và phía sau không có âm cuối (VD: mía, tia, kia,...)

àGhi bằng khi phía trước có âm đệm hoặc không có âm nào, phía sau có âm cuối (VD: yêu, chuyên,...)

àGhi bằng ya khi phía trước có âm đệm và phía sau không có âm cuối (VD: khuya)

àGhi bằng khi phía trước có phụ âm đầu, phía sau có âm cuối (VD: tiên, kiến,...)

+ uơ:àGhi bằng ươ khi sau nó có âm cuối ( VD: mượn,...)

         àGhi bằng ưa khi phía sau nó không có âm cuối (VD: mưa,...)

+ uô:àGhi bằng khi sau nó có âm cuối (VD: muốn,...)

àGhi bằng ua khi sau nó không có âm cuối (VD: mua,...)

* Âm cuối:  - Các phụ âm cuối vần : p, t, c (ch), m, n, ng (nh)

           - 2 bán âm cuối vần : i (y), u (o)

B) Bài tập thực hành:

Bài tập 1:Hãy cho biết cấu tạo vần của các tiếng sau:

Nhoẻn cười, huy hiệu, hoa huệ, thuở xưa, khuây khoả, ước muốn gì, khuya khoắt, khuyên giải, tia lửa, mùa quýt, con sứa, con sếu,....

0
Cho đoạn văn:"Văn học Việt Nam thời trung đại, giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là giai đoạn phát triển trong hoàn cảnh trỗi dậy của ý thức tự cường dân tộc sau ngàn năm Bắc thuộc nhà nước phong kiến tự chủ ra đời. Khi còn non trẻ, nhưng văn học viết của ta đã trường thành nhanh chóng trong ý thức vươn lên dựng nước và liên tiếp chiến thắng giặc ngoại xâm phương Bắc:...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn:

"Văn học Việt Nam thời trung đại, giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là giai đoạn phát triển trong hoàn cảnh trỗi dậy của ý thức tự cường dân tộc sau ngàn năm Bắc thuộc nhà nước phong kiến tự chủ ra đời. Khi còn non trẻ, nhưng văn học viết của ta đã trường thành nhanh chóng trong ý thức vươn lên dựng nước và liên tiếp chiến thắng giặc ngoại xâm phương Bắc: Hán, Tống, Nguyên, Minh để bảo vệ non sông. Bởi vậy, một trong những nét đặc sắc có tính truyền thống của văn học thời kì này là phản ánh sâu đậm lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, tự hào quốc gia độc lập, thống nhất, có một nền văn hiến lâu đời, có những trang lịch sử oai hùng, tự tin vào sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù. Đó là đặc điểm sâu sắc nhất của tâm hồn Việt Nam"

a) Theo em, đoạn văn trên có vị trí nào trong toàn văn bản?

b) Viết nối tiếp đoạn văn trình bày luận điểm tiếp theo?

 

  • (Tìm & inbox link đáp án trên mạng cho mk cx đc nhé)
  • (Tự lm cx đc nhg mà p đúng nhoa, lm phần b ths cx đc)
0