K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 3:  Thế nào là chủ đề trong văn tự sự? Phân loại nhân vật trong văn tự sự. cho VD minh họa ?Câu 4: Thế nào  là ngôi kể trong văn tự sự ? Có mấy loại ngội kể trong văn tự sự ? Nêu dấu hiệu nhận biết của ngội kể ? Câu 5: N êu thứ tự kể trong văn tự sự ? Cho VD minh họa ?  Câu7: Nêu  các bước làm bài văn tự sự ? Nêu bố cục bài  văn tự sự ?  Câu 7: Trình bày sự khác biệt...
Đọc tiếp

Câu 3:  Thế nào là chủ đề trong văn tự sự? Phân loại nhân vật trong văn tự sự. cho VD minh họa ?

Câu 4: Thế nào  là ngôi kể trong văn tự sự ? Có mấy loại ngội kể trong văn tự sự ? Nêu dấu hiệu nhận biết của ngội kể ?

Câu 5: N êu thứ tự kể trong văn tự sự ? Cho VD minh họa ?

 Câu7: Nêu  các bước làm bài văn tự sự ? Nêu bố cục bài  văn tự sự ?

 Câu 7: Trình bày sự khác biệt giữa kể chuyện đời thường và kể chuyện tưởng tượng ?

B. LUYỆN TẬP

* Dạng 1: Kể chuyện đời thường

Câu 1:   Kể về một người bạn tốt

Câu 2:  Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu

Câu 3. Kể về một chuyến về thăm quê

* Dạng 2: Kể chuyện tưởng tượng

Câu 1:  Kể chuyện 10  năm sau em về thăm trường

Câu 2: Giấc mơ trò chuyện  cùng Thánh Gióng

Câu 3 : Kể chuyện về cuộc tranh luận giữa ô tô, xe máy, xe đạp

Mong mn giúp nha

0
Câu 1. Khi viết về màu vàng của hoa cải, tác giả Phạm Đức đã viết: "Màu vàng ánh nắng cô đúc lại, như vô văn cảnh bướm bé xiu đầu chấp chới khắp cành Màu vàng ấy là tiếng nói của đất vườn, là lắp lánh những giọt mồ hôi của biết bao tháng ngày đọng lại."Dựa vào đoạn văn trèn, em hãy trả lời các câu hỏi sau: a phương thức biểu đạt chính của đoạn trên? b. Giải thích nghĩa...
Đọc tiếp

Câu 1. Khi viết về màu vàng của hoa cải, tác giả Phạm Đức đã viết: "Màu vàng ánh nắng cô đúc lại, như vô văn cảnh bướm bé xiu đầu chấp chới khắp cành Màu vàng ấy là tiếng nói của đất vườn, là lắp lánh những giọt mồ hôi của biết bao tháng ngày đọng lại."

Dựa vào đoạn văn trèn, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a phương thức biểu đạt chính của đoạn trên?

b. Giải thích nghĩa của từ "đọng" trong câu văn: "Màu vàng ấy là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ hỏi của biết bao tháng ngày đọng lại."

c. Chi ra và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp nghệ thuật đã sử dụng trong câu văn thứ nhất.

d. Tim các cụm DT, CĐT CTT có trong đoạn trên

Câu 2. Xếp các từ in đậm trong đoạn văn dưới đây vào bảng phân loại cho phủ hợp: ". Họ khoác vai nhau thành một sợi đây dài, lấy thân minh ngăn dồng nước măn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống.. Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dão như chão. Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hòa lẫn với nước chát mặn. "

undefined

Câu 3.

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thôt nhue mưa ruộng cày

Ai ơi bung bắt cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muốn phần.

  ( Ca dao )

Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh. Qua biện pháp tu từ này, em cảm nhận được điều gì mà nhân dân ta muốn gửi gắm qua bài ca dao trên.

Câu 4. (Khuyến khích làm)

Trong bài thơ gửi người lính đão, một nhà thơ đã từng ca ngợi: Từ biển đão khơi xa sóng quanh năm rì rào. Nơi đây anh đứng gác giữa biển trời bao la Vi tổ quốc thân yêu đêm ngày anh canh giữ, Tên anh người chiến sĩ nơi biển đảo Trường Sa Dưới mặt trời thiêu đốt chối chang Anh vẫn hiên ngang dù hiểm nguy đổi mặt. Dựa vào ý của đoạn thơ trên, em hãy viết một bài văn miêu tả hình ảnh nguời linh biển đảo đang ngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trên biển Đông.

  _ 07.08.2021 _

- Hết -

0
Giúp mình với ngày 9/8/2021 là hết hạn rùi Bài 1. Em hãy tìm các từ phức có trong đoạn văn sau và phân loại chúng thành hai loại: từ ghép và từ láy:Mã Lương vờ như không nghe thấy, cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to, mây đen kéo mù mịt, tròi tối sầm. Sóng lớn nổi lên dữ dội như những trái núi đổ sập xuống thuyền. Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi trong những lớp sóng hung...
Đọc tiếp

Giúp mình với ngày 9/8/2021 là hết hạn rùi 

Bài 1. Em hãy tìm các từ phức có trong đoạn văn sau và phân loại chúng thành hai loại: từ ghép và từ láy:
Mã Lương vờ như không nghe thấy, cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to, mây đen kéo mù mịt, tròi tối sầm. Sóng lớn nổi lên dữ dội như những trái núi đổ sập xuống thuyền. Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi trong những lớp sóng hung dữ.
Bài 2. Các từ sau đây có phải là từ láy không? Vì sao?
Ruộng rẫy, cây cỏ, bao bọc, trong trắng, tươi tốt, vùng vẫy, non nước, tội lỗi.
Bài 3. Giải thích nghĩa của từ xuân trong các trường hợp sau:
a.
 Mùa xuân1 là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân2.
(Hồ Chí Minh)
b.
Tuổi xuân3 chẳng tiếc sá chi bạc đầu.
(Tố Hữu)
Bài 4. Trong các từ mũi sau, từ mũi nào có nghĩa gốc, từ mũi nào có nghĩa chuyển?
a. Con chó có cái mũi rất thính.
b. Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau. (Xuân Diệu)
c. Chúng ta đánh bằng ba mũi giáp công.
d. Cậu ấy đã tiêm ba mũi vắc xin.
Bài 5. Đặt câu với mỗi từ sau: hi sinh, chết, mất, lung linh, rực rỡ.
Bài 6. Trong mơ, em lạc vào thế giới những truyền thuyết của thời đại mở đầu lịch sử dân tộc. Ở đó, em gặp Thánh Gióng và được chàng kể cho nghe về chuyện mình đã giúp vua Hùng đánh đuổi giặc Ân cứu nước.
Em hãy viết bài văn kể lại lời kể của Thánh Gióng trong cuộc gặp tưởng tượng đó.

 

Ai giúp mình mình tick cho

0
chương 2 :sát thủ ra đời:phần 1 :sát thủ kinh tế Câu chuyện bắt đầu thật tình cờ.Tôi sinh năm 1945, là con duy nhất trong một gia đình trung lưu. Cha mẹ tôi đều là dân gốc Bắc Mỹ, đã sinh sống ba đời ở bang New England. Sự khuôn phép, nghiêm khắc và lòng trung thành là dấu ấn mà tổ tiên hà khắc để lại trong họ qua nhiều thế hệ. Họ là những người đầu tiên trong gia đình đi học đại...
Đọc tiếp

chương 2 :sát thủ ra đời:phần 1 :sát thủ kinh tế 

Câu chuyện bắt đầu thật tình cờ.

Tôi sinh năm 1945, là con duy nhất trong một gia đình trung lưu. Cha mẹ tôi đều là dân gốc Bắc Mỹ, đã sinh sống ba đời ở bang New England. Sự khuôn phép, nghiêm khắc và lòng trung thành là dấu ấn mà tổ tiên hà khắc để lại trong họ qua nhiều thế hệ. Họ là những người đầu tiên trong gia đình đi học đại học bằng học bổng. Mẹ tôi là giáo viên dạy tiếng Latinh ở trường trung học. Trong Đại chiến Thế giới II, cha tôi tham gia quân đội, là đại úy hải quân, phụ trách đội pháo thủ bảo vệ thương thuyền chở dầu trên Đại Tây Dương. Khi tôi chào đời ở Hanlover, bang New Hanpshire, cha tôi vẫn đang nằm viện ở Texas vì bị gãy xương hông. Lên một tuổi tôi mới được gặp cha.

Sau đó, cha tôi dạy ngoại ngữ ở trường Tilton shool, một trường nội trú nam ở vùng ngoại ô New Hanpshire. Ngôi trường vươn mình kiêu hãnh (hay ngạo nghễ theo như cách nói của dân địa phương)- trên một quả đồi, phía dưới là một thị trấn cũng cùng tên Tilton. Mỗi năm, trường tư này chỉ nhận 50 học sinh cho mỗi lớp từ lớp 9 đến lớp 12. Học sinh ở đây phần lớn là con cái của những gia đình giàu có từ Buenos Aires, Caracas, Boston và New York.

Nhà tôi luôn thiếu tiền, nhưng chúng tôi không bao giờ tự cho mình là nghèo. Mặc dù đồng lương giáo viên của bố mẹ tôi rất ít ỏi, nhưng tất cả nhu cầu thiết yếu của chúng tôi như thực phẩm, nhà ở, lò sưởi, nước, cắt cỏ hay dọn tuyết được cung cấp miễn phí. Từ lúc lên 4, tôi ăn ở bếp ăn nhà trường, nhặt bóng cho đội bóng mà cha tôi huấn luyện, được sử dụng khăn mặt ở phòng thay đồ.

Dù có tỏ ra khiêm tốn thì các giáo viên và vợ con họ vẫn coi mình thuộc tầng lớp cao quý hơn dân địa phương. Tôi từng nghe bố mẹ đùa rằng họ là chủ trang viên, cai quản những nông dân hèn kém – ý nói những người dân thị trấn. Tôi biết đó không chỉ đơn thuần là một câu đùa.
Các bạn học cấp I và cấp II của tôi thuộc tầng lớp nông dân đó. Chúng rất nghèo. Bố mẹ chúng là những người lao động chân lấm tay bùn, thợ xẻ gỗ hay thợ xay bột. Họ không ưa “ lũ học sinh trường tư” chúng tôi, và ngược lại, bố mẹ tôi cũng không thích tôi kết thân với những cô bạn thị trấn mà ông bà hay gọi là đồ “hư hỏng”. Nhưng từ hồi học lớp 1, tôi đã dùng chung sách giáo khoa và bút chì màu với mấy cô bạn trong lớp. Hồi đó, tồi phải lòng ba cô bạn: Ann, Priscilla và Judy. Vì vậy, khó mà chấp nhận quan điểm của cha mẹ tôi. Nhưng tôi vẫn tôn trọng ý muốn của họ.

0
I/ Đọc hiểu : (7 điểm) CÁI AO LÀNGTấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.Qua nhiều nhiều làng quê đất nước ta, tôi đã gặp những ao làng trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. Bên bờ ao có cây muỗm già gốc sần sùi, lá xanh tốt toả bóng râm che cho người làm đồng trưa tránh nắng đến ngồi nghỉ; cho trâu bò đến nằm nhai uể oải, vẫy...
Đọc tiếp

I/ Đọc hiểu : (7 điểm) CÁI AO LÀNG

Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.

Qua nhiều nhiều làng quê đất nước ta, tôi đã gặp những ao làng trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. Bên bờ ao có cây muỗm già gốc sần sùi, lá xanh tốt toả bóng râm che cho người làm đồng trưa tránh nắng đến ngồi nghỉ; cho trâu bò đến nằm nhai uể oải, vẫy tai, ngoe nguẩy đuôi xua ruồi, muỗi, mắt khép hờ lim dim…

Nói đến ao làng là nhớ đến cái cầu ao bắc bằng tấm ván có duỗi xuyên ngang lỗ hai cọc tre cứng đóng chắc nhô lên khỏi mặt ao. Xưa nay, cầu ao vẫn là cái dấu nối tình làng, nghĩa xóm thân thương. Nơi người già, người trẻ gặp nhau thường ngày bên cầu ao hoặc bờ ao bày tỏ câu tâm tình, bầu bạn chuyện nhà, chuyện làng xóm. Cầu ao là nơi cọ, rửa, tắm, giặt, gánh nước, tưới cho hoa màu, cây quả ở vườn nhà.

Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả, tôi từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về. Có trưa nắng, tôi vo áo gối đầu nằm thiu thiu ngủ dưới bóng cây bên bờ ao nghe tiếng cá quẫy và tiếng sáo diều vo ve, lơ lững trên trời cao xanh ngắt.

Ơi, cái ao làng thân yêu gắn bó với tôi như làn khói bếp chiều toả vờn mái rạ, khóm khoai nước bên làng rào râm bụt, tiếng lợn ỉ eo cậy chuồng, rịt mũi vòi ăn. Cái ao làng chứa chan tình quê mà những ngày thơ ấu tôi từng nằm võng với mẹ tôi, ôm tôi vào lòng, chầm bập vỗ về rót vào tâm hồn trong trắng, thơ ngây của tôi những lời ru nồng nàn, thiết tha, mộc mạc :

Con cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…

( Vũ Duy Huân)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Đặc điểm chung của những cái ao làng là gì?

a. Có nước trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng.

b. Có gió đùa giỡn lá sen xanh bồng bềnh trên mặt nước.

c. Là tấm gương phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê.

2. Vì sao tác giả lại cho rằng “ Nói đến ao làng là nhớ đến cái cầu ao…”?

a. Vì nếu không có cầu ao thì không thể lấy được nước ao đem về.

b. Vì cầu ao là cái dấu nối tình làng nghĩa xóm thân thương.

c. Vì cầu ao có hai cái duỗi xuyên qua hai cọc tre rất đặc biệt.

3. Vì sao tác giả lại cho rằng “ Xưa nay, cầu ao vẫn là cái dấu nối tình làng, nghĩa xóm thân thương”. ?

a. Vì mọi người trong làng xóm đều dùng nước ở ao.

b. Vì cầu ao do tất cả dân làng xây dựng lên.

c. Vì cầu ao là nơi mọi người vừa làm việc vừa chia sẽ tâm tình, bàn chuyện nhà, chuyện làng xóm.

4. Gạch bỏ một từ không thuộc các nhóm từ đồng nghĩa sau :

a. Lóng lánh, lấp lánh, Lung lay, lấp loá. b. Oi ả, oi nồng, ồn ả, nóng nực.

5. Câu : “ Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng” thuộc kiểu câu gì?

a. Câu kể Ai là gì ? b, Câu kể Ai làm gì ? c, Câu kể Ai thế nào ?

6. Câu ghép “ Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả, tôi từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao đắm mình khi chiều về” có mấy vế câu ?

A. Hai vế câu. B, Ba vế câu. C, Bốn vế câu.

7. Xác định Trạng ngữ, chủ ngữ, Vị ngữ trong câu sau:

Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

8. Thành ngữ nào không đồng nghĩa với « Một nắng hai sương »?

A. Thức khuya dậy sớm. B. Đầu tắt mặt tối.

C. Nước chảy đá mòn D. Chân lấm tay bùn.

9. Tìm từ đồng nghĩa với từ : vô dụng……………………………………..

10. Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho phù hợp.

a) …….thời tiết đẹp ……chúng em sẽ đi thăm quan.

b) Lan …………………….học giỏi…. bạn còn là người con ngoan

0