bài học của bản thân em trong việc sử dụng điện thoại thông minh?(viết từ 5-7 câu)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hiện nay, bạo lực học đường đang là vấn đề "nóng" được cả xã hội quan tâm. "Bạo lực học đường" là hành vi bắt nạt, sử dụng những hành vi thô bạo để xúc phạm, làm tổn thương đến thể chất và tinh thần cho người khác. Đáng nói nhất là những hành vi bạo lực này lại được diễn ra trong môi trường học đường, người thực hiện và nạn nhân của hành vi ấy lại chính là học sinh- những người còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Bạo lực học đường không chỉ là những "mâu thuẫn của trẻ con" trong suy nghĩ của nhiều bậc phụ huynh, nó có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Bạo lực học đường gây ra những tổn thương về tinh thần, đau đớn về thể xác, thậm chí là hình thành "bóng ma tâm lí" suốt đời cho người bị bắt nạt. Đã có rất nhiều vụ việc đau lòng như: trầm cảm, tự kết liễu sinh mạng của mình vì bị bạn bè cô lập, lăng mạ, đánh đập. Đối với những người sử dụng bạo lực để bắt nạt bạn bè, việc sử dụng bạo lực làm nảy sinh những suy nghĩ, hành động lệch lạc; hình thành tính cách hung hăng, thô bạo. Lí giải nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực này, có thể xét đến nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Trước hết là do chính bản thân của học sinh, do nhận thức lệch lạc, muốn thể hiện bản thân nên đã lựa chọn con đường bạo lực. Về khách quan, do cha mẹ, nhà trường còn lỏng lẻo trong việc quản lí, giáo dục nên đã dẫn đến những hành động và suy nghĩ lệch lạc ở con em mình. Để giữ gìn môi trường học đường trong sạch, văn minh, mỗi học sinh chúng ta cần có nhận thức đúng đắn; cố gắng học tập, rèn luyện, sống chan hòa với bạn bè và mọi người xung quanh.
ca nhận của em về người anh hùng trần quốc tuấn qua đoạn văn:"các ngươi ở cùng........chẳng kém gì."
Hiện nay, ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề đáng được lưu tâm hàng đầu. Vậy ô nhiễm môi trường là gì và nó có tác hại như thế nào đối với cuộc sống của mỗi chúng ta? Trước hết, ô nhiễm môi trường là hiện tượng mang tính tiêu cực, là hiện trạng các môi trường đất, biển, nước, đang dần bị biến đổi do sự tác động của con người. Tình trạng này gây ra rất nhiều tác hại. Thứ nhất, nó gây ra tình trạng hạn hán, lũ lụt. Bên cạnh đó, nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mỗi con người. Vậy làm như thế nào để ngăn chặn tình trạng này? Có lẽ, việc làm đầu tiên chính là mỗi chúng ta phải nâng cao nhận thức của mình về ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chúng ta phải tuyên truyền từ đó đấu tranh, giảm thiểu, đưa ra những hình phạt xứng đáng đối với những kẻ có hành động hủy hoại môi trường. Thật vậy, ô nhiễm môi trường đã và đang ngày ngày hủy hoại cuộc sống của chúng ta. Bởi lẽ đó, hãy cùng nhau chung tay ngăn chặn nó, hãy vì mái nhà chung của chúng ta mà đứng dậy quyết tâm hủy diệt nó.
Sự xuất hiện của khu công nghiệp và các nhà máy đã giúp cho người dân quê em có thêm nhiều việc làm, cuộc sống cũng thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, hoạt động của các nhà máy cũng làm cho nguy cơ ô nhiễm môi trường của quê em cao hơn. Nước thải sinh hoạt được thải ra đồng ruộng làm chết cua, ốc, làm cho cây cối, hoa màu bị khô héo. Rác thải sinh hoạt không được xử lí mà vứt bừa bãi khắp nơi gây mất mĩ quan và ô nhiễm môi trường. Trước tình trạng ô nhiễm, các bác cán bộ xã em đã làm việc trực tiếp với khu công nghiệp để đề nghị xây dựng hệ thống xử lí nước thải trước khi thải ra môi trường. Đội thanh niên tình nguyện xã em cũng đã xung phong dọn dẹp đường sá, thu gom rác thải bị vứt bừa bãi và tuyên truyền đến người dân về việc vứt rác đúng nơi quy định. Nhờ có những hành động thiết thực mà quê em đã có sự thay đổi đáng kể, đường sá xanh sạch đẹp, tình trạng ô nhiễm môi trường được cải thiện nhanh chóng.
Hiện nay, có thể nói điện thoại di động là vật bất ly thân của hầu hết các bạn học sinh. Bởi những công năng liên lạc, giải trí mà nó mang lại thật hữu ích, tiện lợi, nhanh chóng và thu hút.
Trong lúc thầy cô đang say sưa giảng bài thì bỗng dưng tiếng chuông điện thoại vang lên: reng reng … Như một phản xạ tự nhiên thầy cô sẽ ngưng giảng, nhìn về phía phát ra âm thanh. Rõ ràng điều này đã làm gián đoạn mạch cảm xúc, tư duy của thầy cô giáo, làm bài giảng phải dừng lại và làm ảnh hưởng đến các bạn khác trong lớp đang chăm chú theo dõi bài học. Kết luận của em: Việc sử dụng điện thoại trong giờ học làm gián đoạn sự học của mọi người và làm đứt mạch giảng bài của thầy cô giáo. Khi bạn đang theo dõi bài học, thì giật mình vì điện thoại reo lên: reng reng … Bạn sẽ phải bắt máy, rồi xin phép thầy cô ra ngoài. Điều này vô tình làm bạn không theo kịp nhịp bài học, bởi sau khi bạn quay vào lớp thì thầy cô đã giảng sang phần khác rồ
hơi dài nhá