các ban nào thi lớp 6 môn Lịch sử và Địa Lý rồi chụp cho mình xin với đề năm 2021-2022
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Điều kiện tự nhiên tác động đến sự hình thành và phát triển của văn minh Hy Lạp, La Mã:
Đặc điểm chung:
- Là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, đường biên giới có 3 mặt tiếp giáp biển. Chính vì thế, địa hình ở đây gọi là địa hình mở (khác với Phương Đông là địa hình khép kín), có điều kiện giao lưu mạnh mẽ với các nề văn minh Phương Đông, đặc biệt là với Ai Cập và Lưỡng Hà. Do đó, người ta còn gọi đây là văn minh mở hay văn minh biển (phân biệt với văn minh khép kín, văn minh sông nước ở Phương Đông cổ đại).
- Điều kiện đất đai không thuận lợi cho việ trồng các loại cây lương thực. Phần lớn là loại đất cứng, khô, do vậy chỉ đến khi đồ sắt xuất hiện thì khối cư dân ở đây mới có điều kiện phát triển, nhà nước mới xuất hiện.
- Nằm trong khu vực khí hậu ôn đới Địa Trung Hải - loại hình khí hậu được xem là lý tưởng đối với cuộc sống của con người, hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hóa ngoài trời. Với loại hình khí hậu này, cảnh vật trở nên thơ mộng, sáng sủa và màu sắc được định hình rõ nét hơn.
- Có đường biên giới biển dài, khúc khuỷu, hình răng cưa, biển Địa Trung Hải thì hiền hòa, thuận lợi cho việc đi lại, trú ngụ của tàu thuyền và hình thành các hải cảng tự nhiên, đặc biệt là các hoạt động đánh bắt hải sản và mậu dịch hàng hải.
- Có một diện tích đảo khá lớn nằm rải rác trên Địa Trung Hải, đặc biệt là Hy Lạp, nơi ra đời và tồn tại nhiều thành thị và trung tâm thuơng mại từ rất sớm.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú: tài nguyên rừng đa dạng cùng nhiều khoáng sản quý như đồng, chì, sắt, vàng, đá quý, đất sét (Hy Lạp)… Bạn có thể tóm tắt lại nhé vì hơi dài!
Việc phát minh ra kim loại có ý nghĩa đối với đời sống kinh tế và xã hội của người nguyên thuỷ:
- Đẩy mạnh sản xuất, nhiều ngành sản xuất mới được ra đời: nông nghiệp dùng cày và chăn nuôi, nghề luyện kim và chế tạo đồ đồng cùng với các nghề dệt vải, làm đồ gốm,...; trao đổi, buôn bán cũng phát triển.
- Sản xuất phát triển, tạo ra của cải ngày càng nhiều. Con người không chỉ đủ ăn mà còn tạo ra sản phẩm dư thừa thường xuyên.
- Một bộ phận người chiếm hữu của dư thừa làm của riêng, ngày càng giàu lên, xã hội bắt đầu có sự phân hoá giàu - nghèo. Chế độ công xã thị tộc bị rạn vỡ, xã hội nguyên thuỷ dần tan rã. Loài người đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước.
[đúng thì t,i,c,k giùm mình nha,học tốt]
nhờ có các công cụ kim loại con người có thể khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt. Nông nghiệp dùng cày và chăn nuôi cũng có bước phát triển. Nghề luyện kim và chế tạo đò đồng theo yêu cầu kĩ thuật cao, cùng với nghề dệt vải, làm đồ gốm, đồ mọc dần trở thành nghành sản xuất riêng. Quá trình chuyên môn Hóa trong sản xuất lại có tác dụng thúc đẩy năng suất lao động, tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều cho xã hội. Con người ko chỉ đủ đồ ăn mà có cả của cải dư thừa.Vì thế xã hội nguyên thủy đã thay đổi hoàn toàn
Công cụ bằng kim loại xuất hiện:
- Con người đã có thể khai phá những vùng đất mới mà trước kia chưa khai phá nổi, có thể cày sâu, cuốc bẫm, có thể xẻ gỗ đóng thuyền đi biển, xẻ đá làm lâu đài,…
- Lần đầu tiên trên chặng đường dài của lịch sử loài người, con người có thể làm ra một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên.
- Đời sống văn hóa, tinh thần của theo đó mà được cải thiện: con người biết dùng đồ trang sức hoa tai, vòng tay,.. bằng kim loại.
Hok tot!
Việc xuất hiện công cụ bằng kim loại đã có tác động làm cho xã hội nguyên thủy xuất hiện tình trạng tư hữu
đây là đề của kết nối tri thức với cuộc sống e nhé
Phần I: Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Câu 1: Người tinh khôn có đời sống như thế nào?
A. Sống theo bầy, hái lượm, săn bắt.
B. Sống theo bầy, săn bắn.
C. Sống thành thị tộc.
D. Sống riêng lẻ, hái lượm, săn bắt.
Câu 2: Kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại là
A. buôn bán nô lệ.
B. nông nghiệp trồng cây lâu năm.
C. thủ công nghiệp và buôn bán bằng đường biển.
D. nông nghiệp trồng lúa nước.
Câu 3: Đặc điểm của nhà nước chuyên chế cổ đại là gì?
A. Đứng đầu nhà nước là vua, vua nắm mọi quyền hành.
B. Đứng đầu nhà nước là quý tộc, quan lại.
C. Đứng đầu nhà nước là nông dân công xã, họ nuôi sống toàn xã hội.
D. Nhà nước mà có quan hệ xã hội là sự bóc lột dã man, tàn bạo giữa chủ nô và nô lệ.
Câu 4: Nhà nước nào đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc?
A. Nhà Sở
B. Nhà Tần
C. Nhà Hạ
D. Thương- Chu
Câu 5: Nhà nước đế chế La Mã cổ đại gồm những tầng lớp nào?
A. Vua - Tăng lữ - Qúy tộc.
B. Viện nguyên lão - Hoàng Đế - Đại hội nhân dân
C. Quý tộc - Quan Lại - Địa chủ - Nông dân.
D. Hoàng Đế- Viện nguyên lão- Đại hội nhân dân.
Câu 6: Nền kinh tế chính của các quốc gia sơ kì ở ĐNÁ là gì
A. Thương mại biển
B. Nông nghiệp là chủ yếu với cây lúa nước và một số cây gia vị, hương liệu.
C. Nghề thủ công.
D. Cả A và B.
Câu 7: Nếu tỉ lệ bản đồ 1: 6 000 000 thì 5 cm trên bản đồ này sẽ ứng với khoảng cách thực địa là:
A. 30km
B. 3km
C. 3000km
D. 300km
Câu 8: Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km. Trên một bản đồ Việt Nam khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 15 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu?
A. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1 : 700 000
B. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1 : 700
C. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1 : 70 000
D. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1 : 7000
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồi?
A. Là dạng địa hình nhô cao.
B. Có đỉnh tròn, sườn dốc.
C. Độ cao tương đối thường không quá 200m.
D. Thường tập trung thành vùng.
Câu 10: Bộ phận nào sau đây không phải của núi lửa:
A. Miệng
B. Cửa núi
C. Mắc-ma
D. Dung nham
Câu 11: Đới khí hậu quanh năm giá lạnh (hàn đới) có lượng mưa trung bình năm là:
A. Dưới 500mm
B. Từ 1.000 đến 2.000 mm
C. Từ 500 đến 1.000 mm
D. Trên 2.000mm
Câu 12. Khí hậu là hiện tượng khí tượng
A. xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi.
B. lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó.
C. xảy ra trong một ngày ở một địa phương.
D. xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa.
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) : Trình bày các chính sách của nhà Tần khi thống nhất đất nước và vẽ sơ đồ sự phân hóa xã hội dưới thời nhà Tần?
Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày hoạt động kinh tế của các vương quốc phong kiến ĐNÁ từ TK VII đến TK X?
Câu 3 (1,0 điểm): Em hãy nêu vai trò của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất ?
Câu 4: (2,0 điểm) Trình bày các biểu hiện của biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu ngày nay.?
nói gì mà nói dài zữ dợ?