K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3

Suy nghĩ về công lao của cha mẹ, tôi hiểu rằng họ là những người hiến dâng tất cả cho con cái với tình thương vô bờ. Cha mẹ là những người vất vả làm việc, hy sinh và kiên nhẫn dạy dỗ, để cho con có cuộc sống tốt đẹp hơn. Thương cha nhớ mẹ không chỉ là sự nhớ nhung về hình ảnh của họ, mà còn là việc gìn giữ và trân trọng những giá trị mà họ đã truyền đạt cho chúng ta. Sự hiện diện và tình thương của cha mẹ là nguồn động viên lớn lao trong cuộc sống, là nền tảng vững chắc để chúng ta vươn lên và thành công. Mỗi khi thương cha nhớ mẹ, tôi cảm nhận được lòng biết ơn sâu sắc và quyết tâm sống đáng giá để trả công cho họ.

19 tháng 3

ghép nhé bạn

19 tháng 3

tận tình là từ ghép

19 tháng 3

Chủ nhật tuần trước, trận chung kết bóng đá của khối lớp 5 đã diễn ra. Trận chung kết của lớp 5A1 và 5A2. Đúng tám giờ ba mươi phút, trận đấu bắt đầu. Khán giả đến sân vận động của trường xem rất đông. Anh trai em là thành viên của đội bóng lớp 5A1. Em đã rủ các bạn của mình đến xem và cổ vũ cho anh trai. Trọng tài là thầy Hùng - giáo viên dạy thể dục. Ở hiệp một, cả hai đội đều đã có những tình huống nguy hiểm. Trong hiệp một, ở phút thứ bốn mươi, cầu thủ số 10 của đội lớp 5A2 đã ghi một bàn thắng rất đẹp. Nhưng đến phút bốn mươi, một cầu thủ phòng ngự đội lớp 5A2 đã mắc sai lầm trong vòng cấm. Đội bóng lớp 5A1 được hưởng một quả phạt đền. Anh trai của em - cầu thủ số 9 đã ghi bàn cân bằng tỉ số. Hiệp một khép lại với tỉ số 1 - 1. Đến hiệp thứ hai, cả hai đội đều đã tạo ra được nhiều cơ hội nguy hiểm. Đến phút tám mươi chín, từ một đường chuyền rất đẹp, cầu thủ số 19 của đội lớp 5A1 đã ghi bàn. Sau khoảng ba phút bù giờ, hiệp hai đã kết thúc. Đội bóng 5A1 đã giành chiến thắng. Em cảm thấy vô cùng sung sướng và hạnh phúc.

Tham khảo ạ.

* Cậu dựa vô đây để tự làm ^^
+ Giới thiệu: Hội khỏe Phù Đổng (HKPĐ) là một hội thi thể thao dành cho học sinh phổ thông trong cả nước, được tổ chức 4 năm một lần. Đây là một hoạt động thể dục thể thao quan trọng nhằm đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe, phát triển tài năng thể thao cho học sinh.
+ Lịch sử: Hội khỏe Phù Đổng lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1982, lấy tên là "Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ nhất". Từ đó đến nay, HKPĐ đã được tổ chức thành công 9 lần.
+ Mục đích:
--> Khơi dậy tinh thần rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe và tầm vóc cho học sinh.
--> Phát hiện và tuyển chọn các tài năng thể thao trẻ cho các đội tuyển quốc gia.
--> Góp phần giáo dục học sinh về tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần thể thao cao thượng.
+ Đối tượng tham gia: Học sinh phổ thông từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông trong cả nước.
+ Nội dung thi đấu: Hội khỏe Phù Đổng bao gồm nhiều môn thể thao đa dạng, phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của học sinh, như:
--> Điền kinh
--> Bơi lội
--> Bóng đá
--> Bóng chuyền
--> Cầu lông
--> Bóng bàn
--> Thể dục dụng cụ
--> Taekwondo
--> Judo
--> Cử tạ
--> Karatedo
+ Cách thức thi đấu: Hội khỏe Phù Đổng được tổ chức theo từng cấp, từ cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh, đến cấp quốc gia.
+ Thành tích: Hội khỏe Phù Đổng đã đạt được nhiều thành tích to lớn. Qua các kỳ HKPĐ, đã phát hiện và bồi dưỡng nhiều tài năng thể thao trẻ cho các đội tuyển quốc gia, góp phần vào thành tích thể thao của đất nước.
=> Kết luận: Hội khỏe Phù Đổng là một hoạt động thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh phổ thông. Đây là một sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp học sinh rèn luyện sức khỏe, phát triển tài năng và trau dồi đạo đức.

19 tháng 3

Văn hóa ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Có thể nói rằng ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với mọi người xung quanh.

Ứng xử vốn được coi như một tiêu chuẩn khẳng định kiến thức. Đối với nhiều người, chỉ cần qua cách ứng xử là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện. Vậy ứng xử là gì? Làm thế nào để ứng xử một cách có văn hóa?

Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh. Một người có khả năng đối đáp thông minh, ứng xử khéo léo, lịch thiệp sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng. Ngược lại, những kẻ nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự lại bị xa lánh và ghét bỏ. Họ không chỉ cho thấy rằng bản thân đnag không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh. Một học sinh ngoan ngãn, vâng lời và luôn chào hỏi thầy cô sẽ được yêu quý hơn những học sinh ăn nói xấc xược, có thái độ vô lễ. Hay như trong các cuộc thi hoa hậu chẳng hạn. Trong vòng chung kết bao giờ cũng sẽ có một câu hỏi về kiến thức xã hội để kiểm tra cách ứng xử của thí sinh. Người có câu trả lời thông minh, sắc bén sẽ luôn được lòng mọi người và ban giám khảo đánh giá cao và có khả năng trở thành hoa hậu cao hơn những thí sinh khác.

Vì vậy, ngay từ bây giờ, khi đang là học sinh chúng ta nên học cách ứng xử. Rèn luyện ngay từ những điều nhỏ nhặt sẽ hình thành cho chúng ta một thói quen ứng xử lịch thiệp, có văn hóa. Tục ngữ có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, lời nói lịch sự, nhã nhặn sẽ luôn tạo được ấn tượng tốt với người đối diện. Cách ứng xử không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn là những hành vi có ý thức. Lễ phép với thầy cô, chan hòa với bạn bè, yêu thương bố mẹ,… sẽ giúp chúng ta có lối sống lành mạnh và từ đó cách ứng xử cũng trở nên phù hợp. “học ăn, học nói, học gói, học mở” – ứng xử biểu hiện bản thân là một con người phải phép, được giáo dục, có văn hóa.

“Chim khôn hót tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”

Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Vì vậy, có thể nới, ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn mình, lịch sự.

BT
Bùi Thị Hiên
Giáo viên
19 tháng 3
 

HS có thể dựa theo dàn ý sau:

1. Mở bài

- Giới thiệu về vấn đề ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội hiện nay:
+ Trong cuộc sống, con người luôn phải giao tiếp, trao đổi và có sự giao lưu với nhau
+ Để việc giao tiếp cũng như giao lưu của con người trở nên có giá trị, mang tính nhân văn và tôn trọng lẫn nhau chính là do cách ứng xử của từng người.

2. Thân bài

- Giải thích vấn đề:
+ Ứng xử là gì?: Ứng xử là sự phản ứng xử sự của con người trước sự tác động của người khác trong những hoàn cảnh nhất định; cách ứng xử được bộc lộ qua lời nói, thái độ, hành vi, cử chỉ.
+ Ứng xử thiếu văn hóa là gì?: Là việc ứng xử không mang tính nhân văn, đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức xã hội đặt ra, là cách cư xử lỗ mãng, thiếu lịch sự và tế nhị.

- Bình luận vấn đề:
+ Tình trạng ứng xử thiếu văn hóa
+ Biểu hiện của ứng xử thiếu văn hóa
+ Nguyên nhân
+ Hậu quả
+ Giải pháp

3. Kết bài

Rút ra bài học nhận thức và hành động: Cách ứng xử của mỗi con người chúng ta sẽ quyết định đến nhân cách chính mình và cả bộ mặt xã hội, chính vì thế, hãy nhận thức đúng đắn về mọi hành vi ứng xử của mình.

Bài thơ "Mây và Sóng" của Rabindranath Tagore đã vẽ nên một thế giới tưởng tượng đầy màu sắc và diệu kỳ, khơi gợi trong em những cảm xúc vô cùng phong phú. Hình ảnh những người sống trên mây và trong sóng hiện lên thật sinh động, hấp dẫn. Họ là những người vô tư, hồn nhiên, chỉ biết đến vui chơi, ca hát và khám phá thế giới xung quanh. Qua lời mời gọi của họ, em cảm nhận được niềm khao khát tự do, muốn được thoát khỏi những ràng buộc của cuộc sống thực tại để hòa mình vào thiên nhiên rộng lớn. Tuy nhiên, em cũng nhận ra rằng tình yêu thương mẹ là điều thiêng liêng và quan trọng nhất. Em không thể bỏ mẹ để đi theo những người sống trên mây hay trong sóng. Em muốn ở bên mẹ, chơi đùa cùng mẹ và che chở cho mẹ. Trò chơi "Mẹ là trăng, con là mây" và "Mẹ là bờ biển, con là sóng" là những sáng tạo đầy ý nghĩa của em. Những trò chơi này thể hiện tình yêu thương gắn bó giữa em và mẹ, đồng thời cũng thể hiện trí tưởng tượng phong phú và tâm hồn thơ ngây của tuổi thơ. Bài thơ "Mây và Sóng" đã cho em thấy được vẻ đẹp của thế giới xung quanh và tầm quan trọng của tình cảm gia đình. Em yêu thích bài thơ này và sẽ luôn trân trọng những khoảnh khắc được ở bên mẹ.

BT
Bùi Thị Hiên
Giáo viên
19 tháng 3

Em có thể tham khảo bài viết:

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả đã xây dựng những cuộc trò chuyện vô cùng thú vị, hấp dẫn. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Niềm hạnh phúc của em là được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Từ đó, chúng ta đã hiểu hơn về tình cảm mẫu tử đẹp đẽ.

18 tháng 3

bài thơ con là

 

BT
Bùi Thị Hiên
Giáo viên
19 tháng 3

Em có thể đưa bài thơ ra nhé. 

Thời sau đại học, tôi có một vị cố vấn vô cùng đáng quý. Đáng quý không vì ông thông minh (ông thật sự rất thông minh, nhưng thật lòng mà nói, trong những môi trường học thuật tuyệt vời nhất, thậm chí sự thông minh cũng trở nên tầm thường, vì thế trí thông minh không phải là điều khiến ông trở nên xuất chúng). Điều khiến ông trở thành một viên ngọc quý chính là ông luôn nhìn thế giới theo một cách khác thường,...
Đọc tiếp

Thời sau đại học, tôi có một vị cố vấn vô cùng đáng quý. Đáng quý không vì ông thông minh (ông thật sự rất thông minh, nhưng thật lòng mà nói, trong những môi trường học thuật tuyệt vời nhất, thậm chí sự thông minh cũng trở nên tầm thường, vì thế trí thông minh không phải là điều khiến ông trở nên xuất chúng). Điều khiến ông trở thành một viên ngọc quý chính là ông luôn nhìn thế giới theo một cách khác thường, nghĩa là bất cứ khi nào ông lên tiếng, bạn sẽ không thể biết ông nói điều gì. Dựa trên những đức tính nghề nghiệp cần thiết, học giả là những sinh vật cẩn trọng, nhưng người đàn ông này lại là một tâm hồn tự do – với những ý tưởng phóng khoáng, những suy nghĩ bay bổng – đến nỗi thậm chí khi bạn bất đồng ý kiến với ông, thậm chí khi tin rằng ông đang lầm to, bạn vẫn không thể không lắng nghe cẩn thận mỗi khi ông phát biểu. Ông không chỉ phá vỡ cách tư duy của bạn mà còn giúp khai thông tâm trí bạn về những điều bạn chưa từng nghĩ đến.

 

Tôi còn nhớ trong lần tôi bày tỏ thái độ ngạc nhiên vì sao ông hiếm khi e ngại bày tỏ chính kiến, vì sao ông luôn có biệt tài đưa ra những kiến giải kì lạ và lập dị, câu trả lời của ông đã giúp soi sáng tôi. Ông nói rằng, Youngme ơi, tôi luôn tự do vì tôi không bắt buộc bản thân phải luôn đúng 100%. Nếu mục đích của tôi là sự hoàn hảo, tôi sẽ chẳng có gì để đóng góp cho thế giới này. Thay vào đó, tôi tìm kiếm 2% thú vị nhất, rồi đưa ra một quan điểm mà mọi người không thể tìm thấy ở bất kì đâu khác. Youngme ơi, điều quan trọng là cô phải tìm ra những điều thú vị mà người khác không chú ý đến.

 

[…]

 

Mặt khác, nếu tất cả chúng ta chỉ dám phát biểu, viết hoặc trình bày những sự thật hoàn hảo thì quả thực chúng ta chẳng có bao nhiêu điều thú vị để đóng góp. Sau cùng đây là bài học rút ra từ vị cố vấn. Khi quá thận trọng về những điều mình muốn chia sẻ, chúng ta thường làm những chia sẻ của mình mất đi yếu tố độc đáo, khám phá và bất ngờ.

 

(Youngme Moon, Khác biệt – Thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh, 2015)

 

Câu 1. Xác đnh phương thức biểu đạt chính của văn bản.

 

Câu 2. Cho biết trình tự triển khai vấn đề của tác giả? Nêu tác dụng của cách triển khai đó?

 

Câu 3. Em hiểu thế nào về việc không bắt buộc bản thân phải luôn đúng 100% ? Theo em, việc đó có ý nghĩa gì đối với mỗi con người?

 

Câu 4. Em có thường chia sẻ ý kiến, quan điểm của mình trước lớp hay không? Trong mỗi lần như thế, em có gặp áp lực của sự hoàn hảo không?

 

Câu 5. Từ ý nghĩa gợi ra từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc dám nói, dám làm.

2

Bạn @Cao Nhật Hoàng không trả lời linh tinh!

18 tháng 3

@Vũ Nhật Duy Hùng, ở đâu vậy?

18 tháng 3

Gia đình là nơi vun đắp những tâm hồn. Đối với tôi ba là người nghiêm khắc và trầm tính nên trong nhà tôi sợ ba nhất nhưng không phải vì vậy mà tôi không biết được sự quan tâm, lo lắng của ba đối với tôi. Ba như một ngọn núi hùng vĩ che chở, bảo vệ tôi mỗi khi tôi vấp ngã và giúp tôi đứng lên sau lần vấp ngã ấy. Còn em, mẹ cho tôi một thứ tình cảm không sao tả hết. Mẹ lo lắng cho tôi đến cho tôi đến từng miếng ăn, giấc ngủ. Và tôi lớn lên trong vòng tay ấm ấp của mẹ, với những câu hát, lời ru ngọt ngào. Cuộc sống của tôi không thể thiếu bàn tay yêu thương, vỗ về của mẹ. Tôi yêu thương và tôn trọng mẹ không kém gì ba. Và tôi thật hạnh phúc khi có gia đình trọn vẹn đầy ấp những tiếng cười và tình yêu thương. Ai có một gia đình trọn vẹn thì hãy giữ chặt lấy nó, nâng niu và xây đắp nó vì những thứ đã mất không thể tìm lại. Hãy biết yêu và quý trọng gia đình của mình các bạn nhé!

Đủ chữ ko bạn?

 

20 tháng 3

 

Dàn ý cho đề văn nghị luận:

I. Giới thiệu:

-Giới thiệu đề bài và những nhân vật văn học đã để lại ấn tượng trong lòng em.

-Nêu lý do em chọn nhân vật mà em yêu thích.

II. Giới thiệu về nhân vật yêu thích:

-Trình bày thông tin về nhân vật: tên, tác phẩm mà nhân vật xuất hiện, tác giả viết về nhân vật.

III. Đặc điểm và tính cách của nhân vật:

-Mô tả các đặc điểm về ngoại hình, tính cách, hành động của nhân vật.

-Trích dẫn các đoạn trong tác phẩm để minh họa cho tính cách và hành động của nhân vật.

IV. Ấn tượng của em về nhân vật:

-Chia sẻ những ấn tượng mà em có về nhân vật, từ cách hành động, tính cách cho đến những hành động, lời nói của nhân vật.

-Phân tích tại sao những điều đó đã để lại ấn tượng sâu sắc trong em.

V. Tác động và ý nghĩa của nhân vật đối với em:

-Mô tả cách mà nhân vật đã ảnh hưởng đến em, làm thay đổi hoặc động viên em trong cuộc sống.

-Nhấn mạnh ý nghĩa mà nhân vật mang lại cho em, từ việc học hỏi, trải nghiệm đến sự thấu hiểu và đồng cảm.

VI. Kết luận:

-Tóm tắt lại những điểm mà em đã chia sẻ về nhân vật yêu thích.

-Tình cảm và suy nghĩ của em về nhân vật được tóm gọn trong một câu hoặc một đoạn ngắn.

a. 
--> Chết lặng.
--> Chết mê chết mệt.
b. Tin đồn thất thiệt về công ty khiến giá cổ phiếu chết sàn.