cần người chay bo free fire cung mk
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những năm gần đây, ở Việt Nam liên tục xuất hiện những công trình lớn được xếp vào top đầu thế giới: con đường đắt nhất thế giới, tòa nhà cao nhất Đông Nam Á, số lượng tiêu thụ siêu xe tiền tỷ đứng thứ chín thế giới… So với năm mươi năm về trước, nước ta đã hoàn toàn “thay da đổi thịt”, trình độ dân trí cao hơn, cuộc sống tiện nghi hơn, kinh tế phát triển nhanh hơn… đó đều là các dấu hiệu đáng mừng. Nhưng kéo theo đó là hậu quả và sự lãng phí, hình thức hóa trong cuộc sống của con người.
Nếu như một, hai năm trước, dư luận xôn xao về “chiếc bánh tét dài nhất Việt Nam” thì đầu năm nay mọi người đều háo hức về “Tô hủ tiếu lớn nhất Việt Nam”. Tô hủ tiếu có đường kính 150 cm, sâu 70cm. Để làm ra tô hủ tiếu kỷ lục, các đầu bếp đã phải sử dụng tới 100kg hủ tiếu gạo, 100kg tôm, thịt, 60 lít nước súp và các loại râu, gia vị khác. Theo như thông báo của nhà tổ chức, sau khi hoàn thành thì tô hủ tiếu sẽ được phục vụ miễn phí cho 1000 người tham dự hội chợ. Nhưng sau một thời gian trưng bày, tô hủ tiếu đã bị ôi thiu, nguội lạnh nên buộc phải đổ bỏ. Liệu đây là một sơ xuất trong tính toán của nhà tổ chức hay là hậu quả của lối sống lãng phí, đặt nặng hình thức và phô trương?
Đã qua rồi nạn đói năm 1945 khủng khiếp từng cướp đi hơn hai triệu dân số Việt Nam, qua rồi cái thời kì đào khoai, sắn, ăn cơm nguội, cám lợn cho qua bữa. Nhưng nó cũng đồng nghĩa vói việc chúng ta được phép bỏ quên quá khứ và sống hoang phí trong thời đại này.
Nước Việt Nam nhỏ bé nhưng anh hùng, tuy khiêm nhường nhưng vẫn kiên cường và bất khuất. Trải qua bao cuộc chiến tranh, nước ta giành lại độc lập, đó là một niềm vui lớn và đáng tự hào. Nhưng nếu chúng ta cứ ngủ quên trên quá khứ, không biết trân trọng và không có gắng cho hiện tại thì tương lai đất nước sẽ đi về đâu? Quay lại với câu chuyện tô hủ tiếu, người ta bao biện rằng, đây đơn thuần là một hình thức giải trí, tạo kỷ lục để phục vụ đời sống tinh thần người dân. Nhưng để làm ra nó là mồ hôi nước mắt của người nông dân trồng lúa, của người nuôi tôm, chăn lợn vậy mà những công sức đó bị đem đi đổ bỏ như vậy liệu nhân dân có hân hoan?
Chưa kể đất nước ta vẫn trong giai đoạn đang phát triển, lối sống phung phí như vậy liệu có phù hợp? Hằng năm, nước ta có biết bao người chết vì bệnh tật mà không có tiền chữa trị, bao nhiêu trẻ em lang thang, bới thùng rác để kiếm thức ăn. Nếu như số tiền để làm nên kỷ lục kia được chia ra dành cho những người nghèo khổ thì chẳng phải người dân sẽ vui hơn, chính quyền sẽ được nhiều sự tin yêu hơn?
Từ lâu, trong quan niệm nhiều người vẫn cho rằng: “kỷ lục” là những thứ chưa ai đạt được trước đây. Điều đó là chưa đủ. Kỷ lục là những thành tích lần đầu xuất hiện với thành quả lớn, chưa từng gặp, người ta ghi nhận kỷ lục là để động viên con người sáng tạo và phát huy bản thân, tìm tòi ra cái mới lạ và độc đáo. Nói cách khác, kỷ lục là những giá trị mới lạ, tích cục, mang lại lợi ích cho đời sống của con người. Nhưng trong suy nghĩ của người Việt Nam, hầu hết kỷ lục là khái niệm chỉ những thứ hoành tráng, có giá trị cao về vật chất. Phải chăng căn bệnh hình thức đã ăn sâu vào trong tâm trí con người, dẫn đến sự coi trọng về ngoài và lối sống lãng phí trong đời sống hàng ngày.
Tôi còn nhớ, khi còn bé, tôi luôn được bà nhắc nhở không được ăn uống lãng phí và để lại thức ăn thừa, nếu như đổ thức ăn đi thì sau này sẽ bị trời phạt. Hay như ngày cấp một, trong “Năm điều Bác Hồ dạy” tôi được cô giáo dọc cho nghe, chẳng phải là chúng ta được dạy cần cù, tiết kiệm đó sao? Cái tạo nên vẻ đẹp và truyền thống của một đất nước chính là giá trị truyền thống lâu đời, vốn văn hóa được tạo dựng từ thuở xa xưa chứ không phải ở những giá trị vật chất lãng phí và phù phiếm. Thay vì hoang phí và đặt nặng hình thức vật chất, chúng ta hãy cùng chung tay xây dựng cuộc sống no đủ, bình yên, tạo nên trang sử vẻ vang của dân tộc sau hơn 4000 năm lịch sử.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
cần link ko :
https://olm.vn/tin-tuc/Cac-thong-tin-can-biet-khi-tham-gia-Giup-toi-giai-toan.html
Từ trước đến nay “trao duyên” thường mang sắc thái tình cảm; là dấu hiệu của niềm vui mừng; hạnh phúc của đôi lứa dành cho nhau ấy thế nhưng trong văn học xưa lại có cái “trao duyên” đầy đớn đau, bẽ bàng. Đó là cảnh trao duyên của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Bằng ngòi bút đặc tả, Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh thấm đẫm nước mắt.
Đoạn trích “Trao duyên” trải dài từ câu 723-756 của bài thơ kể về cuộc đời gian truân; kiếm đoạn trường; gia biến và lưu lạc của cô gái tài sắc Thúy Kiều. 18 câu thơ đầu của đoạn trích như tiếng nấc lòng nghẹn ngào đầy u sầu của Thúy Kiều khi gửi lại tấm chân tình của mình nhờ em là Thúy Vân nối tiếp cùng Kim Trọng:
Giữa hàng vạn người trong cõi nhân gian, con người ta có cơ duyên may mắn mới tìm được đến với nhau, đồng điệu cùng nhau. Duyên phận là mối keo tơ giữa đôi nam nữ đã được ấn định rõ ràng, ràng buộc về quan hệ tình cảm chẳng thể dễ dàng chuyển giao. Bởi lẽ đó Thúy Kiều đã tỏ ra thận trọng, ngần ngại khi gửi gắm lại cho cô em gái Thúy Vân:
“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi hãy thưa”
Thúy Kiều là bậc bề trên thế nhưng khi mở lời muốn gửi gắm chuyện tình cảm cho cô em gái nàng lại dùng những từ ngữ có sức biểu đạt đầy trân trọng. “cậy” thể hiện độ tin tưởng, trông mong nhất nhất rằng chỉ có Thúy Vân mới có thể giúp được mình; từ “chịu” xuất hiện cuối câu vừa mang ý nghĩa nghi vấn lại vừa thể hiện sự ràng buộc, bắt buộc. Cả câu thơ ngắt nghỉ nhấn nhá với những câu từ trang nghiêm đã thu hút sự chú ý của Thúy Vân về câu chuyện của chị. Khi em đã thấu hiểu nỗi lòng chị, Thúy Kiều lại tha thiết:
“Ngồi lên cho chị lạy rồi hãy thưa”
Thúy Kiều bảo rằng Thúy Vân hãy ngồi lên cho mình “lạy” rồi “thưa”. Ở đây dường như ta thấy có sự mâu thuẫn. Thúy Kiều là chị Thúy Vân, xét về vai vế Thúy Kiều ở đằng trên cớ sao lại phải hành lễ và kính cẩn với Thúy Vân. Điều đặc biệt trong ngụ ý của tác giả có lẽ phải chăng ở chính chỗ này. Đặt trong ngữ cảnh ấy hành động của nàng Kiều không hề phi lí mà hoàn toàn phù hợp. Bởi nàng chẳng còn sự lựa chọn nào khác là nhờ chính em gái ruột của mình, chịu ơn huệ lớn từ em đồng thời hành động ấy cũng lột tả sự khó xử, đầy éo le của cả chị và em Thúy Kiều. Thúy Kiều thì khó mở lời còn Thúy Vân lại chẳng thể khước từ trước lời nhờ cậy thiết tha của chị. Và Thúy Vân từ đây có lẽ rằng đã ngờ ngợ hiểu ra câu chuyện hệ trọng mà chị mình sắp đề cập đến.
Khi đã được Thúy Vân thấu hiểu, Thúy kiều bắt đầu bày tỏ:
“Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”
Thì ra câu chuyện Kiều nhờ cậy em là mong em sẽ thay mình nối duyên với Kim Trọng. Há sao nó lại là chuyện hệ trọng đến như thế. Bởi nó là chuyện tình cảm đời đời kiếp kiếp; là “gánh tương tư”- ám chỉ nghĩa vụ; bổn phận; trách nhiệm trong tình yêu của Thúy Kiều đối với Kim trọng nhưng giờ đây nàng lại chẳng thể thực hiện được mà phải nhờ đến em, cậy đến em, mong rằng em sẽ thay mình trả đủ nghĩa đủ tình cho chàng Kim. Và rằng Thúy Kiều buông câu “mặc” như vừa để em tùy lòng quyết định, chữ “mặc” ở đây lại vừa là sự phó mặc. Thúy Kiều đã đặt Thúy Vân vào sự lựa chọn không thể chối từ.
Biết rằng trao đi nghĩa tình này cho em là làm khó em và trong lòng em cũng dấy lên nhiều đắn đo, suy nghĩ nên Thúy Kiều đã đưa ra những lý do để thuyết phục em:
“Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sòng gió bất kỳ,
Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.”
Bài làm:
Trao Duyên là một trong những đoạn thơ có ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong Truyện Kiều của nhà thơ Nguyễn Du. Đoạn thơ khắc họa được rõ nét nhất tấn bi kịch của cuộc đời Thúy Kiều. Khi vì chữ Hiếu mà nàng phải quên đi chữ Tình quên đi hạnh phúc của đời mình đành dang dở. Bằng bút pháp miêu tả nội tâm tài tình Nguyễn Du đã cho chúng ta thấy được tâm trạng giằng xé đầy đau khổ của Thúy Kiều.
“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”.
Trong không gian tĩnh mịch đêm khuya vắng. Thúy Kiều gọi Thúy Vân đến khẩn thiết cậy nhờ em. Nàng biết rằng điều mình nói ra đây thật sự rất khó khăn nên mới phải sử dụng từ “cậy em”. Sau đó rồi đưa Thúy Vân lên một tầm cao hơn đó là ngồi lên trên để chị “lạy rồi sẽ thưa”. Chỉ hai câu thơ đầu thôi mà chúng ta đã thấy được Thúy Kiều là người hiểu chuyện như thế nào khi lường trước được việc mình cậy nhờ em sẽ thật sự khó khăn nên muốn đưa em vào thế không thể chối từ.
Trong niềm đau đớn của bản thân, Thúy Kiều cố gắng phân bày với em việc tại sao mới có lý do cậy nhờ ngày hôm nay:
Giữa đường đứt mối tương tư.
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ.
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài.
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn.
Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây.”
Nàng kể về mối tình nồng thắm của mình với Kim Trọng vừa mới chớm nở nay đã phải lụi tàn vì hoàn cảnh gia đình. Không còn nỗi đau khổ nào hơn khi vì chữ Hiếu mà phải dứt bỏ chữ Tình với chàng Kim. Vì thế Thúy Kiều cũng mong Thúy Vân thấu hiểu cho nỗi khổ của mình mà nhận lời chắp nối tơ duyên với Kim Trọng. Nếu Thúy Vân nhận lời làm việc đó thì dù có chết Thúy Kiều cũng vẫn biết ơn em. “Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây”. Nàng đã lấy cả cái chết ra để thuyết phục em gái nhận lời cậy nhờ của mình.
Sau khi Thúy Vân đã nhận lời giúp chị Thúy Kiều bắt đầu trao cho em những kỷ vật tình yêu. Lúc này tâm trạng đau khổ giằng xé của nàng được tác giả Nguyễn Du khắc họa rất rõ nét.
Chiếc trâm với bức tờ mây.
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng.
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.
Mất người còn chút của tin.
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Trong giờ phút trao duyên mọi kỷ niệm lại sống dậy mãnh liệt trong tâm trí Thúy Kiều. Ngỡ như tình yêu chỉ mới hôm qua đây khi nàng vừa gặp Kim Trọng vừa trao nhau những lời thề nguyền ước hẹn. Trao duyên nhưng kỷ vật đấy được xem là của chung. Và sau này khi em có nên vợ nên chồng với chàng Kim cũng đừng quên chị. Càng nói Thúy Kiều càng xót xa cho thân phận hồng nhan bạc mệnh của mình. Khi mà có được tình yêu trong tay rồi mà vì biến cố gia đình lại bị tuột mất. Nàng chới với không biết bám víu vào đâu nên tưởng tượng đến lúc Thúy Vân và Kim Trọng bên nhau mà lúc đấy nàng chỉ như một oan hồn vật vờ trong gió vương vấn trên phím đàn và mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ.
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây.
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Nếu như ở đoạn thơ đầu Thúy Kiều nói chỉ cần Thúy Vân nhận lời trao duyên thì mình ở nơi chín suối cũng ngậm cười thơm lây. Thì đến đoạn thơ này khi nhắc đến những kỷ niệm tình yêu với chàng Kim nàng càng day dứt. Nàng day dứt vì tình yêu không trọn vẹn. Thúy Kiều cảm thấy nỗi xót xa vô hạn dù chỉ là tưởng tượng thôi cũng khiến người ta cảm thấy thương cảm. Đúng là “trâm gãy bình tan” tơ duyên ngắn ngủi vừa nở đã tàn. Thúy Kiều chỉ xin em dù có thế nào nếu có âm dương cách biệt hãy cho chị xin giọt nước cho người thác oan.
Hồn còn mang nặng lời thề.
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt khuất lời.
Rưới xin giọt nước cho người thác oan.
Với Thúy Kiều dù có chết nàng cũng không bao giờ quên được tình yêu với Kim Trọng. Nên dù “thác xuống” nàng vẫn đau đáu với tình yêu chưa trọn vẹn. Nàng đã phải thốt lên:
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang.
Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây.
Cạn lời hồn ngất máu say
Một hơi lặng ngát đôi tay giá đồng
Thúy Kiều đã phải thốt lên “ôi Kim Lang” nghĩa là nàng đã coi chàng Kim Trọng như phu quân của mình là tình lang trong mộng. Nhưng từ nay cũng chỉ vì chữ Hiếu mà phải phụ chàng từ đây.
Đoạn thơ kết thúc với tâm trạng đau khổ cùng cực của Thúy Kiều. Ta thấy Nguyễn Du thật sự rất tài tình khi đã lột ta chân thực được nỗi niềm của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao Duyên. Ở đó có cả sự mạnh mẽ của quân tử cũng có sự yếu đuối của nữ nhi thường tình khi phải rời xa tình yêu khắc cốt ghi tâm của mình. Một tâm trạng giằng xe đau khổ mà không phải ngòi bút nào cũng có thể lột tả được.
Cô Tô là một quần đảo nằm ở phía đông của đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Về hành chính là huyện Cô Tô, có diện tích 47,3 km², dân số hơn 4.985 người.
Quần đảo Cô Tô có khoảng hơn 50 đảo, đảo lớn nhỏ gồm:
Cô Tô Con, Cô Tô Lớn, Cồn Ba Đỉnh Con, Cồn Chân Kiểng, Cồn Chân Miếu, Cồn Con Ngựa, Cồn Đá Xếp Cao, Cồn Đá Xếp Thấp, Cồn Đuôi Cá Chép, Cồn Gạc Hươu, Cồn Hang Chuột, Cồn Ngoài, Cồn Sao Nhỏ, Cồn Tai Khỉ, Cồn Vó Ngựa, Đá Bắc Ba Đỉnh, Đá Chân Hương, Đá Chuột Nhắt, Đá Nam Ba Đỉnh, Đá Ngầm Nam, Đá Ngầm Sâu, Đá Quả Thông Già, Đá Sao Đêm, Đá Sư Tử, Đá Thiên Môn, Đá Thoải, Đá Xấu Hổ, Đảo Trần (Lo Chúc San, Chàng Tây, Đảo Chằn, Tây Chàng), Hai Hòn Ngoài, Hòn Ba Bái, Hòn Ba Đỉnh, Hòn Bắc Bồ Cát, Hòn Bắc Đẩu, Hòn Bát Hương, Hòn Bầu Rượu, Hòn Bảy Âm Dương, Hòn Bảy Sao, Hòn Bồ Cát, Hòn Cá Chép, Hòn Cá chép Con, Hòn Chòi Canh, Hòn Cồn, Hòn Con Chuột, Hòn Cồn Răn, Hòn Đá Thủng, Hòn Đặng Vạn Châu, Hòn Đèn, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đuôi Núi Nhọn, Hòn Hang Thông, Hòn Khe, Hòn Khe Con, Hòn Khe Trâu, Hòn Khoai Lang, Hòn Khói, Hòn Kim Sa, Hòn Ngang, Hòn Ngập Nước, Hòn Ngựa Bé, Hòn Nhạn Xanh, Hòn Núi Nhọn, Hòn Sao Hỏa, Hòn Sao Mộc, Hòn Sao Thổ, Hòn Sao Thủy, Hòn Thoải Rơi, Hòn Vàn Thầu, Hòn Vàng Thoải, Hòn Vệ Tinh, Thanh Lân, Vụng Tràng Đông.
Cô Tô có địa hình đồi núi. Đỉnh giáp Cáp Cháu trên đảo Thanh Lân cao 210 m, đỉnh đài khí tượng trên đảo Cô Tô lớn cao 160 m. Phần giữa các đảo đều cao, vây quanh là núi thấp và những cánh đồng hẹp, ven đảo là những bãi cát nhỏ và vịnh nhỏ. Đất đai chủ yếu là đất pheralit trên sa thạch. Đất rừng rộng 2.200 ha, đất Cô Tô có nông nghiệp đến (771 ha) chiếm 20% diện tích đất tự nhiên, trong đó một nửa số có khả năng cấy lúa, trồng màu, gần nửa có khả năng chăn thả gia súc và trồng cây ăn quả.
Cô Tô ít sông suối, đã đắp đập hình thành 11 hồ nhỏ. Nước ngầm phong phú, chất lượng tốt. Thực vật trên các đảo khá phong phú, nhiều chủng loại. Rừng tự nhiên đa dạng với nhiều loại gỗ tốt và nhiều song mây, ràng rang. Rừng trồng gồm phi lao, bạch đàn, thông đuôi ngựa.Đảo Thanh Lân còn có cam, quýt, chuối đã nhiều năm thành sản phẩm nổi tiếng trong tỉnh. Có nhiều loại dược liệu quý hiếm như hương nhu, sâm đất, thầu dầu tía... trên mọi đảo. Động vật rừng núi từ xa xưa khá nhiều nay ở đảo Thanh Lân có cả đàn khỉ vàng chừng 100 con, một ít trăn, tắc kè.
Nghề đánh bắt tôm, cá, mực... ở đảo Cô Tô đã ở giai đoạn cạn kiệt nên nhiều loại hải sản bị cấm khai thác.
Các địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng
Khu Di tích lưu niệm Hồ Chủ tịch trên đảo Cô Tô: Lúc sinh thời, Hồ chủ tịch từng có lần đến thăm Cô Tô vào năm 1961. Năm 1962, khi Hồ chủ tịch về thăm vùng Đông Bắc, Ủy ban hành chính tỉnh Hải Ninh xin phép cho dựng tượng trên đảo Cô Tô, xây dựng nhà lưu niệm, dựng bia ở những nơi chủ tịch đến thăm, đã được đồng ý. Đây là nơi duy nhất Bác đồng ý cho dựng tượng lúc người còn sống.
Bãi đá Cầu Mỵ có hệ thống đá trầm tích được bào mòn qua hàng vạn năm bởi nước biển tạo ra một kì quan thực sự với cảnh quan đẹp mắt và có giá trị nghiên cứu địa chất địa mạo.
Ngọn Hải Đăng: Cách trị trấn Cô Tô 4 km, là 1 trong số hơn 30 “con mắt biển đêm” đang hoạt động trên khắp vùng lãnh hải Việt Nam. Nằm trên độ cao 101m và được đưa vào hoạt động vào năm 1961.
Con đường tình yêu Cách trị trấn Cô Tô 150m, con đường rợp bóng cây xanh, là địa điểm rất lãng mạn cho các cặp tình nhân cùng nhau đi dạo biển, cũng là địa điểm vui chơi giải trí, tổ chức tiệc nướng trên đảo.
Bãi biển Vàn Chảy: Cách trung tâm thị trấn 6 km, Hồng Vàn cách trị trấn Cô Tô 5 km, Bãi tắm tình yêu (bãi tắm trung tâm) nằm trong trung tâm thị trấn.
Khu công viên Cô Tô Park - Khu công viên nước bơm hơi với tổng diện tích hơn 1.000m² – Cô Tô Park trở thành công viên nước có quy mô lớn nhất tại Việt Nam.
Đảo Cô Tô con: Cách trị trấn Cô Tô 7 km, nơi sở hữu bãi biển đẹp nhất Cô Tô với cánh rừng nguyên sinh chứa đựng nhiều loài động vật quý hiếm, trong lòng biển chứa nhiều rặng san hô tuyệt đẹp.
nguồn : Cô Tô – Wikipedia tiếng Việt
Lên mạng ghi
" soạn bài cô tô "
là ra
chucs bn hok tốt
# thalytatoo