Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Nội dung: Nói về cảnh biển lúc hoàng hôn sau cơn bão.
2. Mặt trờiCN// nhú lên dần dầnVN1//, rồi lên cho kì hếtVN2.
Câu văn có 2 vị ngữ. Được nối với nhau bằng quan hệ từ đẳng lập ''rồi''.
3. BPTT được sử dụng nhiều nhất là: so sánh.
Tác dụng: Giúp cho đoạn văn giàu hình ảnh, giàu sức gợi.
Cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên, của mặt trời lúc bình minh trên biển, đẹp và tráng lệ như một bức tranh.
4. Gợi ý cho em các ý:
Giới thiệu về môi trường biển đảo hiện nay của nước ta.
Vẻ đẹp của thiên nhiên, mtruong, biển và đảo nước ta hiện nay:
Nước trong xanh
Khí hậu ấm áp, ôn hòa
Không khí trong sạch
Con người biết chăm sóc, cải tạo môi trường
...
Biên pháp bảo vệ thiên nhiên, môi trường biển?
Kết luận.
Câu 1: Nội dung của đoạn văn bản trên là: khung cảnh Cô Tô sau cơn bão
Câu 2: Mặt trời/ nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.
CN VN1 VN2
Câu văn trên có 2 vị ngữ. Vị ngữ câu trên có cấu tạo gồm hai cụm động từ
Câu 3: Biện pháp tu từ : So sánh:
Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi.
Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng.
Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.
Tác dụng :
Làm cho câu trở nên sinh động, hấp dẫn, tăng sức gợi hình, gợi tả.
Làm cho người đọc hình dung được mặt trời đẹp đẽ ở đảo Cô Tô .
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
"Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già. Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của Đất nước thì cái đô thị này vẫn còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và của ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này.Tôi yêu Sài Gòn da diết... Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nếu cho là cường điệu, xin thưa:Yêu nhau yêu cả đường điGhét nhau ghét cả tông chi họ hàng."(Theo Minh Hương)
1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
2. Xác định nghĩa của từ "xuân" trong câu "Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của đất nước thì cái đô thị này vẫn còn xuân chán."
- Nghĩa của từ "xuân" trong câu "Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của đất nước thì cái đô thị này vẫn còn xuân chán.": "xuân" ở đây có nghĩa là vẫn còn trẻ, vẫn còn xuân xanh, đẹp như thời còn trẻ, mới.
3. Chỉ rõ và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn thứ hai của đoạn trích trên.
- Biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn thứ hai của đoạn trích trên: "Tôi yêu".
- Tác dụng:
+ Thể hiện tình yêu mến của tác giả đối với Sài Gòn.
“Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái âm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thế nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen."(Một thứ quà của lúa non: Cốm, Thạch Lam, Ngữ văn lớp 7, tập một)
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
- Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Một thứ quà của lúa non: Cốm. Của Thạch Lam.
2. Nêu tác dụng của 02 quan hệ từ được sử dụng trong câu in đậm của đoạn văn trên.
- Tôi không thấy câu in đậm á.
3. Xác định và nêu tác dụng của 02 từ Hán Việt được sử dụng trong câu văn: “Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.
- 02 từ Hán Việt được sử dụng trong câu văn: thanh đạm; thảo mộc.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh cách sống thật tinh tế, nhạy cảm, tỉ mỉ mà sâu sắc của tác giả.
+ Giúp người đọc cảm nhận hương thơm thanh khiết của cánh đồng lúa.
1: Đoạn văn được trích từ văn bản: Một thứ quà của lúa non: Cốm. Của tác giả: Thạch Lam.
2: Quan hệ từ là từ : CỦA . quan hệ sở hữu.
Tác dụng là làm cho câu văn thêm nghĩa, thêm ý hiểu đa dạng cho người đọc, người nghe. Sự kết nối giữa các câu trở nên chặt chẽ hơn
3: 2 từ hán việt : thanh đạm và thảo mộc
tác dụng: làm cho câu thêm hay và sinh động, sử dụng từ ngữ phù hợp giúp câu thêm ấn tượng cho người đọc, người nghe
thùng thứ nhất là : 135 : ( 4+5) x 4 = 60 ( lít dầu)
thùng thứ hai là : 135 -60 = 75 ( lít dầu)
Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.
Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa. Em rất yêu quý bà. Em ước mong bà luôn mạnh khỏe và vui vẻ. Em rất hạnh phúc khi được sống cùng bà. Em sẽ ghi nhớ những lời khuyên của bà, cố gắng học giỏi, ngoan ngoãn để xứng đáng cháu yêu của bà.
Danh từ : Bà, mái tóc, khuôn mặt, vầng trán, bàn tay.
Động từ: làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng.
Tính từ: bạc phơ, đầy đặn, nếp nhăn, khóe léo, chai sần, mạnh khỏe.
giúp mình với mình đang cần gấp