-Nếu như yêu thương có màu thì theo em, đó sẽ là màu gì?-
- cài này lớp nào làm cũng đc nên tôi chọn bừa 1 lớp-
-5 ngf đầu tiên tôi sẽ tick-
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
(1)Trong đoạn văn trên trích trong văn bản ‘‘Sống chết mặc bay’’ , tác giả Phạm Duy Tốn đã khắc họa thành công được tình cảm của người dân dành cho ngôi làng.(2)Thật vậy , nhân dân đã dành trọn tình cảm của mình cho ngôi làng.(3) Những người dân đi hộ đê phải làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm.(4) Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng(5). Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả"Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". 5)Người dân lúc này đang mang trong mình ‘‘Trăm lo nghìn sợ’’, ngoài đê bây giờ là cảnh gấp gáp,náo loạn của người dân. (6) Mặc dù biết sức người không đọ lại được với sức trời nhưng người dân không ngại hiểm nguy , bất chấp tính mạng của mình để bảo vệ con đê.(7)Chao ôi!(8)Tại sao hoàn cảnh lại éo le , khốn khổ đến vậy?
Thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc những con người gặp khó khăn hơn.
Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đó là tình yêu thương, đồng cảm giữa con người với nhau. Điều đó đã được khẳng định qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
Ý nghĩa của câu tục ngữ xuất phát từ một thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta thường sử dụng những chiếc lá để gói bánh hoặc gói đồ ăn... Nhưng chiếc lá lại mềm mỏng, dễ rách. Vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Ông cha ta đã mượn hình ảnh trên để nói về cách ứng xử trong cuộc sống của con người. Người có hoàn cảnh tốt đẹp hơn sẽ giúp đỡ những người khó khăn.
Câu tục ngữ xuất phát từ tấm lòng yêu thương đồng loại:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hay:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Đó cũng chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xa xưa cho đến hôm nay.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh cho câu tục ngữ trên. Quá khứ vẻ vang đã khắc tên dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau để đánh bại hai kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Một ví dụ cụ thể nhất là trong năm 1945, khi cả nước phải đối mặt với nạn đói kinh hoàng. Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh với động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no”. Các hũ gạo cứu đói đó đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Trở về với hiện tại, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” lại càng được nâng cao. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương” - mỗi câu chuyện về một cặp lá chưa lành sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những cặp lá lành trên khắp cả nước. Ngay trong năm 2020 - một năm đầy biến động khi đất nước phải chịu ảnh hưởng của làn sóng đại dịch Covid-19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh. Những chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước đến những người nghèo, thất nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Hàng trăm tấn nông sản của bà con nông dân được người dân cứu trợ thành công. Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình… Mỗi người dân đều đã đóng góp một phần nhỏ để giúp đỡ “những chiếc lá chưa lành” với tinh thần “không ai bỏ lại phía sau”.
Bên cạnh đó, vẫn có không ít những cá nhân sống vô cảm, thờ ơ với nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân của bản thân. Các doanh nghiệp làm hàng giả, hàng kém chất lượng mà không nghĩ đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nhiều người lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán khẩu trang, các mặt hàng nhu yếu phẩm… Đó là những hành vi đáng lên án, cần tránh xa. Vậy nên, bản thân mỗi học sinh hãy biết sống yêu thương mọi người xung quanh. Những hành động nhỏ bé như ủng hộ các bạn học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những người già neo đơn… cũng đã thể hiện được tấm lòng nhân ái.
Như vậy, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã đem đến những ảnh hưởng tích cực đến suy nghĩ của mỗi người. Hãy coi đó là một lời khuyên để bản thân cố gắng rèn luyện và trở nên ngày một tốt đẹp hơn.
Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư
#Ninh Nguyễn
Phải biết sống có ý tứ. Phải sống khôn ngoan. Phải biết ứng xử một cách văn minh. lịch sự, sống có nhân cách văn hóa. Muốn thế thì phải “học”: “Học ăn, học nói, học gói, học mở’. Có nhiều điểu phải “học”, nhưng điều trước hết là học cách ăn nói trong giao tiếp, ứng xử, phải biết “liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau”. “Học ăn, học nói, học gói, học mở’’ để tránh thô lỗ, tục tằn trong ứng xử. Vì thế mới có câu ví, câu ca:
“Đất tốt trồng cây rườm rà,
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.
Đất xấu trồng cây khẳng khiu,
Những người thô tục nói điều phàm phu ”
Kiểu câu | Công dụng | Hình thức |
Câu nghi vấn (câu hỏi) | Chức năng chính: để hỏi. Ngoài ra, câu nghi vấn còn thực hiện các chức năng khác như để chào xã giao (Bác đi đâu đấy ạ?, Chị có khỏe không ạ?…), để cầu khiến, ra lệnh (Bạn có thể giúp tớ đóng cửa sổ được không?), để đe dọa, để khẳng định/phủ định, để bộc lộ cảm xúc (“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”). | Hình thức: thể hiện thông qua các từ để hỏi như: à, ư, này, chưa, không, có không, khi nào, ở đâu, vì sao…và có dấu chấm hỏi cuối câu. |
Câu cầu khiến | Chức năng chính: để yêu cầu, đề nghị, ra lệnh… ai đó làm gì. | Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào…hoặc cuối câu có dấu chấm than hoặc câu có ngữ điệu cầu khiến. Ví dụ: Bạn hãy giữ gìn sức khỏe. Chúng ta cùng làm việc nào. |
Câu cảm thán | Chức năng chính: để bộc lộ cảm xúc. Ví dụ: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…(Nam Cao – Lão Hạc) | Dấu hiệu nhận biết: có các từ cảm thán như trời ơi, than ôi, ôi, thương thay...hoặc cuối câu có dấu chấm than. |
Câu trần thuật | Đây là kiểu câu phổ biến nhất trong giao tiếp. Nó có chức năng chính là kể, tả, thông báo, giới thiệu…Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện một số chức năng khác như yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc… Ví dụ: Ngày hôm qua tôi gặp một chuyện buồn. Hoặc câu: Tôi thấy phòng này rất nhỏ, anh không nên hút thuốc ở đây. | Kết thúc câu là dấu chấm câu. Học sinh lưu ý trường hợp đặc biệt của câu trần thuật là câu phủ định. Câu phủ định là câu có từ phủ định (không, chẳng, chưa, đâu có, đâu…). Có 2 kiểu câu phủ định: câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ. Một số mẫu câu thể hiện ý nghĩa phủ định: – A gì mà A (Học giỏi gì mà học giỏi.) – Làm gì có A. (Làm gì có chuyện như anh nói). (trong đó A là một cụm từ) |
- Theo em đó sẽ là màu hồng