K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2024

Không giống như cái tên có vẻ nên thơ, “Những ngày thơ ấu” là cuốn tự truyện đong đầy những dòng nước mắt, những tâm tư, nỗi niềm của chính tác giả. Không có một tuổi thơ với những đám mây ngũ sắc, nhà văn Nguyên Hồng đã ngụp lặn trong một gia đình đầy những éo le, trong một xã hội đầy ngang trái.

“Những ngày thơ ấu” được sáng tác vào năm 1938 khi nhà văn mới hai mươi tuổi nhưng đã thu hút bạn đọc vì đó là “những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại” (Thạch Lam). Cuốn sách gồm 9 chương ghi chép lại một cách chân thực sinh động cuộc sống của một đứa bé nơi góc nhỏ con phố: “Tiếng kèn”, “Chúa thương xót tôi”, “Trụy lạc”, “Trong lòng mẹ”, “Đêm Nô – en”, “Trong đêm đông”, “Đồng xu cái”, “Sa ngã”, “Một bước ngắn”.

Trong truyện, cậu bé Hồng là kết quả của một cuộc hôn nhân được sắp đặt đầy toan tính. Cậu bé ấy, một tâm hồn trẻ thơ non nớt, do giữa cha mẹ thiếu tình yêu, đã phải chắp trong tim quá nhiều mảnh vá.Vì sự nghiện ngập của người cha, của cải trong gia đình Hồng cứ lần lượt đội nón ra đi. Nhà văn đã phải chua xót viết lên: “Sự bấn túng đã cướp đi nốt cả một đồ vật quý nhất của nhà tôi – đồng hồ quả lắc”.

Lật từng trang sách, qua từng chương văn, một tuổi thơ ít niềm vui nhiều cay đắng của Hồng cứ thế hiện ra như một thước phim quay chậm. Trong chương thứ III của truyện, “Trụy lạc”, người cha của Hồng đã ra đi, mẹ Hồng vì thế mà bỏ con đi tha phương cầu thực, Hồng sống trong cảnh bị giày vò, đay nghiến bởi bà cô bên nhà nội. Cậu bé ấy phải tự đi đánh đáo kiếm tiền “chu cấp” cho mình. Bạn đọc sẽ vô cùng chua xót khi chứng kiến từng dòng nước mắt nuốt ngược vào trong của bé Hồng khi bị người cô “gieo vào đầu những rắp tâm tanh bẩn, những ý nghĩ cay độc”. Nhưng liệu Hồng có vì thế mà “khinh miệt, ghét bỏ người mẹ vì quá cùng khổ, lại mang tiếng chưa đoạn tang chồng mà đã có con”? Đọc chương IV, “Trong lòng mẹ”, ta sẽ tìm được câu trả lời.

“Trong lòng mẹ” kể về cuộc đoàn tụ đầy xúc động của hai mẹ con Hồng. Chương truyện đã được trích đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 8 và là cầu nối cho không ít thế hệ yêu quý, trân trọng “Những ngày thơ ấu”. Trong đoạn trích ấy, cậu bé Hồng từ những ảo ảnh đến những rung động cực điểm khi chạy theo chiếc xích lô đã nhận ra mẹ mình, được ngồi trong lòng mẹ mà cảm nhận: “Phải bé lại và lăn vào lòng mẹ mà áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”.

Nhưng sang chương thứ VI, “Trong những đêm đông”, cậu bé Hồng lại rơi vào đỉnh điểm của những khổ cực: “Ngày 20-11-1931: Giá ai cho tôi một xu nhỉ? Chỉ một xu thôi? Để tôi mua xôi hay bánh khúc? Giời rét thế này, đi học một mình, vừa cắn ngon xiết bao? Không. Không có ai cho tôi cả. Vì người ta có phải là mẹ tôi đâu”; “Cậu ơi! Sống khôn chết thiêng cậu có biết cho con không? Mà con cầu xin cậu lẽ nào cậu lại không nhận lời con? Cậu phù hộ cho con lấy một hào thôi. Con đói lắm cậu ạ. Trời lại mưa rét quá!”. Đọc từng lời văn thấm đẫm nước mắt chảy ra từ đầu ngọn bút ấy, ta không khỏi nghẹn đắng. Trong khó khăn, khổ cực và tủi nhục, một đứa trẻ vẫn là một đứa trẻ với khao khát được yêu thương. Trong các chương tiếp theo của truyện, mọi hi vọng tươi xanh le lói đâu đó trong tâm hồn Hồng đều bị sự tàn bạo của người lớn dập tắt. Chỉ còn trong Hồng sự cọc cằn và khô khốc… Đời sống của cậu bé Hồng giờ chỉ như một cái bóng bị ngăn bởi bức tường dày định kiến. Quả thật quá chua xót!

“Những ngày thơ ấu” là một tác phẩm đặc sắc không chỉ vì nét viết rất “đời” của nó mà còn hấp dẫn bạn đọc vì các chi tiết nghệ thuật đắt giá, sự kết hợp hài hòa giữa việc tả cảnh và diễn tả tâm trạng. Đó cũng là nét riêng trong phong cách sáng tác của Nguyên Hồng. Cuốn sách của Nguyên Hồng đã lay động đến từng trái tim mỗi người và trở thành tác phẩm viết về tuổi thơ, về gia đình rất tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam.

Chúng ta đọc “Những ngày thơ ấu” để hiểu, cảm nhận và biết trân trọng hạnh phúc gia đình mình đang có. Không phải ai trong số chúng ta sinh ra đều có cả cha lẫn mẹ, có một gia đình đủ đầy, hạnh phúc, một tuổi thơ thật thơ. Vì vậy hãy giữ gìn, yêu quý gia đình của mình khi còn có thể.

3 tháng 5 2024

so sánh

20 tháng 4 2024

?

Đọc đoạn trích từ “Vắng lặng đến phát sợ” đến “… tự bịa ra nữa” SGK/ 117-119 Trả lời các câu hỏi sau: PHẦN 1 1/ Đoạn trích đề cập đến những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Ai là người kể chuyện? Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Người kể chuyện xưng hô như thế nào? 2/ Các nhân vật này đang làm công việc gì tại chiến trường Trường Sơn? Theo em, công việc này...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích từ “Vắng lặng đến phát sợ” đến “… tự bịa ra nữa” SGK/ 117-119

Trả lời các câu hỏi sau:

PHẦN 1

1/ Đoạn trích đề cập đến những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Ai là người kể chuyện? Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Người kể chuyện xưng hô như thế nào?

2/ Các nhân vật này đang làm công việc gì tại chiến trường Trường Sơn? Theo em, công việc này có nguy hiểm, có đáng sợ không? Vì sao?

3/ Trong đoạn trích vừa đọc, tác giả đề cập đến nhiệm vụ gì? Ai là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ấy?

4/ Khung cảnh chiến trường ngay thời điểm đó được tác giả miêu tả như thế nào?

5/ Trong khung cảnh đó, sự thay đổi tâm lí của nhân vật chính khi đang thực hiện nhiệm vụ được nhà văn khắc họa rõ nét qua những chi tiết nào? Từ đó, em có nhận xét gì về nhân vật này?

PHẦN 2

1/ Khi bom nổ, có một sự việc ngoài ý muốn đã xảy ra. Đó là sự việc gì?

2/ Nhân vật chính đã làm gì để giúp đỡ đồng đội? Chi tiết nào cho thấy điều đó?

3/ Để xua tan không khí ảm đạm, nhân vật chính được đồng đội yêu cầu làm gì? Từ đó cho thấy, nhân vật chính có sở thích gì?

0
31 tháng 3 2024

Dưới đây là mô tả về hoàn cảnh sáng tác, chủ đề và bố cục của mỗi tác phẩm:

1.Đoàn thuyền đánh cá:

-Hoàn cảnh sáng tác: Có thể là một người đang đi trên bờ biển, quan sát đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

-Chủ đề: Cuộc sống của ngư dân, cuộc sống trên biển, sự mạo hiểm và khát vọng kiếm sống của con người.

-Bố cục (nếu là thơ): Có thể là một bài thơ tả cảnh hoặc một bài thơ ca ngợi sự dũng cảm và sự gian nan trong công việc của ngư dân.

2.Làng:

-Hoàn cảnh sáng tác: Tác giả có thể đã trải qua hoặc quan sát một làng quê, cảnh đẹp và cuộc sống của người dân làng.

-Chủ đề: Sự gắn bó, sự thanh bình và đẹp đẽ của cuộc sống trong làng quê, giá trị văn hóa và truyền thống của người dân làng.

-Bố cục (nếu là thơ): Có thể là một bài thơ miêu tả vẻ đẹp của làng quê, những trải nghiệm và kí ức của tác giả về làng quê.

3.Lặng lẽ Sa Pa:

-Hoàn cảnh sáng tác: Tác giả có thể đã đến Sa Pa, một điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam, và trải qua những trải nghiệm và cảm xúc tại đây.

-Chủ đề: Sự yên bình, tĩnh lặng và huyền bí của Sa Pa, vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa của dân tộc thiểu số tại đây.

-Bố cục (nếu là thơ): Có thể là một bài thơ tả cảnh vẻ đẹp của Sa Pa, cảm xúc và suy tư của tác giả khi đến đây.

4.Chiếc lược ngà:

-Hoàn cảnh sáng tác: Có thể là một câu chuyện truyền thống hoặc trải nghiệm cá nhân của tác giả về một chiếc lược ngà.

-Chủ đề: Giá trị văn hóa và lịch sử của một chiếc lược ngà, ý nghĩa và tác động của nó đối với cuộc sống của con người.

-Bố cục (nếu là thơ): Có thể là một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp và ý nghĩa của chiếc lược ngà.

5.Sang thu:

-Hoàn cảnh sáng tác: Tác giả có thể đã trải qua hoặc quan sát những thay đổi của mùa thu, từ mùa hè qua mùa thu.

-Chủ đề: Sự biến đổi của thiên nhiên và môi trường vào mùa thu, cảm xúc và suy tư của con người trong mùa thu.

-Bố cục (nếu là thơ): Có thể là một bài thơ tả cảnh mùa thu, những trải nghiệm và cảm xúc của tác giả khi đón chào mùa thu.

6.Viếng lăng Bác:

-Hoàn cảnh sáng tác: Tác giả có thể đã viếng thăm lăng Bác Hồ hoặc tham gia vào một sự kiện liên quan đến việc viếng lăng.

-Chủ đề: Tình cảm và sự kính trọng đối với Bác Hồ, ý nghĩa của việc viếng lăng và ghi chú về lịch sử.

-Bố cục (nếu là thơ): Có thể là một bài thơ tôn vinh và kính trọng Bác Hồ, những kí ức và cảm xúc của tác giả khi viếng thăm lăng.

7.Nói với con:

-Hoàn cảnh sáng tác: Tác giả có thể đã trải qua hoặc trải nghiệm một cuộc trò chuyện ý nghĩa với con cái.

-Chủ đề: Tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, sự quan tâm và mong muốn truyền đạt những điều quan trọng và ý nghĩa cho con.

-Bố cục (nếu là thơ): Có thể là một bài thơ gửi gắm tình cảm và lời khuyên của cha mẹ cho con cái, những ước mơ và hi vọng về tương lai của con.

8.Những ngôi sao xa xôi:

-Hoàn cảnh sáng tác: Tác giả có thể đã trải qua hoặc quan sát bầu trời đêm, ngắm nhìn những ngôi sao xa xôi.

-Chủ đề: Sự kỳ vĩ và huyền bí của vũ trụ, những ngôi sao xa xôi là biểu tượng cho sự bất diệt và vĩnh cửu.Tình cảm của người thơ về sự lớn lao và vĩnh cửu của vũ trụ, đồng thời thể hiện sự kính phục và khao khát khám phá về vũ trụ bao la.

-Bố cục (nếu là thơ):Thơ "Những ngôi sao xa xôi" có thể được chia thành các đoạn miêu tả về cảm xúc và tưởng tượng của tác giả khi ngắm nhìn bầu trời đêm, mỗi đoạn có thể tập trung vào một khía cạnh cụ thể của ngôi sao và vũ trụ.

+Có thể sử dụng các hình ảnh, từ ngữ mô tả sắc nét để tạo nên một bức tranh về vẻ đẹp của vũ trụ, những ngôi sao như những viên ngọc lấp lánh trên bầu trời đêm.

 

 

18 tháng 3 2024

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Gia đình là tế bào của xã hội”. Thật vậy, đó là nơi nuôi dưỡng, chở che cho mỗi chúng ta từ khi còn bé cho đến lúc lớn, nó luôn ở bên cạnh ta, nâng niu che chở cho mỗi chúng ta. Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Tất cả chúng ta ngồi đây ai cũng đã, đang và sẽ có một gia đình mà chắc rằng nó sẽ không bao giờ được như tôi mơ ước.

Trong quá khứ, tôi đã từng có một gia đình, nơi đã nuôi dưỡng, che chở cho tôi từ lúc mới lọt lòng. Tôi sống trong tình yêu thương, đùm bọc của bố mẹ. Tôi sống, sống trong sự quan tâm, sống trong sự chở che. Rồi dần dần, càng ngày tôi càng núp trong một cái bóng, cái bóng của chính tôi. Chẳng có gì tôi phải đụng tay đến, tôi chẳng được làm những gì mà mình thích. Tất cả phải theo ý bố mẹ.

Bố vẫn thường dạy tôi về cách sống, cách làm người. Nhưng thử hỏi đã bao giờ tôi được làm chính tôi. Tôi luôn tự tạo cho mình một cái vỏ bọc để che giấu đi con người thực sự của mình. Mọi người thấy tôi hay cười nhưng có ai biết, đó chỉ là những nụ cười giả tạo mà tôi cố gắng để che giấu đi nỗi đau của chính bản thân mình. Tôi đã từng ghét chính cuộc sống đó. Nhiều lần, tôi đã cố gắng để thoát ra khỏi cái vỏ bọc ấy. Nhưng rồi, tôi lại càng tiến sâu hơn.

Một ngày nọ, tôi phát hiện ra, bố tôi, người mà luôn che chở, dạy bảo cho tôi lại là một người, một người mà tôi khinh bỉ. Đúng là cha nào con ấy. Tôi tự tạo vỏ bọc cho mình để che giấu con người thật của tôi. Bố tôi cũng thế, ông đã tạo ra cho mình một cái vỏ bọc thật hoàn hảo để che giấu con người mình, lừa gạt tất cả, và cả tôi.

Tôi sống vì cái gì? Gia đình ư? Nhiều lúc tôi đã dẫm đạp lên nó. Tôi tự tách mình khỏi gia đình, và tách ra khỏi chính bản thân tôi. Tôi hoàn toàn là một con người khác.

Nhiều lúc chán cuộc sống giả tạo đó, tôi đã tìm, tìm đến một nơi, một nơi mà ở đó không có sự giả dối, và hơn cả, tôi được làm chính tôi: THẾ GIỚI ẢO. Dẫu biết rằng, tất cả chỉ là ảo, nhưng những gì tôi có thật gấp trăm nghìn lần cái thế giới mà tôi sống.

Ở đó, có người mà tôi yêu, có sự quan tâm, có tất cả những thứ mà thế giới thật đã có, hoặc không có. Tôi đã tìm lại được tiếng cười, cười một cách thật tự nhiên. Có những buổi offline làm tôi nhớ mãi…

Một phút xa nhau vạn phút nhớ
Một lần gặp gỡ vạn lần mơ.

Lạ thật, tôi đã từng mơ về một hạnh phúc được sống trong một gia đình thật, nhưng không ngờ đó chỉ là ẢO… Nhưng không sao, có lẽ đối với tôi đó cũng là một cái gì đó, một thứ gì đó thật khác biệt…

Thật lạ, hôm nay, ngày tôi viết bài văn này cũng là ngày kỉ niệm, ngày chúng tôi gặp nhau trong một gia đình (ẢO). Nhưng tôi đang cố gắng gìn giữ một cái gì đó, dù biết nó chỉ là ẢO và lời nói có thể là giả tạo nhưng ít ra có còn hơn không. Hơn cả, tôi được làm chính tôi. Tương lai, một ngày nào đó tôi cũng sẽ có một gia đình. Gia đình đó sẽ như thế nào đây?

Gia đình. Không biết đối với các bạn, đó là gì? Nhưng đối với tôi, nó là một cái gì đó mà có lẽ cả đời này tôi cũng chẳng bao giờ với tới được.

Tham khảo ạ.

11 tháng 3 2024

ko biết