K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2021

Các dòng thơ sử dụng biện pháp so sánh :

Cây cao bằng gang tay

- Lá cỏ bằng sợi tóc

- Cái hoa bằng cái cúc

- Tiếng hót trong bằng nước

- Tiếng hót cao bằng mây

 
 
8 tháng 10 2021

Các dòng thơ sử dụng biện pháp so sánh :

Cây cao bằng gang tay

- Lá cỏ bằng sợi tóc

- Cái hoa bằng cái cúc

- Tiếng hót trong bằng nước

- Tiếng hót cao bằng mây

ĐỀ 1 Phần I: Đọc – hiểu. Đọc đoạn truyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co...
Đọc tiếp
ĐỀ 1 Phần I: Đọc – hiểu. Đọc đoạn truyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu” (Ngữ văn 6- tập 1, trang 12) Câu 1: Đoạn truyện trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2: Đoạn truyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy? Câu 3: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Trong các câu trên, chỉ ra các chi tiết miêu tả Dế Mèn khiến em liên tưởng tới đặc điểm của con người. Lối miêu tả này thường được sử dụng ở loại truyện nào? Câu 4: Xác định và nêu tác dụng của các phép so sánh được sử dụng trong đoạn truyện trên. Phần II: Tập làm văn. Câu 1: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) ghi lại và giải thích những điều em thích hoặc không thích trong cách Dế Mèn tự miêu tả, đánh giá về bản thân qua đoạn truyện ở phần I. Đọc- hiểu. Trong đoạn văn có sử dụng 2 từ láy. Gạch chân các từ láy em đã dùng. Câu 2: Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 trường huyện, được gặp gỡ và học tập với rất nhiều người bạn mới. Hãy viết bài văn giới thiệu về bản thân em với các bạn trong lớp. ĐỀ 2. Phần I: Đọc – hiểu. Đọc đoạn truyện sau và trả lời các câu hỏi: …“Tôi sống độc lập từ thủa bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng : "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu". Bởi thế, lứa sinh nào cũng vậy, đẻ xong là bố mẹ thu xếp cho con cái ra ở riêng. Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em. Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ ba hôm. Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau. Mẹ dẫn chúng tôi đi và mẹ đem đặt mỗi đứa vào một cái hang đất ở bờ ruộng phía bên kia, chỗ trông ra đầm nước mà không biết mẹ đã chịu khó đào bới, be đắp tinh tươm thành hang, thành nhà cho chúng tôi từ bao giờ. Tôi là em út, bé nhất nên được mẹ tôi sau khi dắt vào hang, lại bỏ theo một ít ngọn cỏ non trước cửa, để tôi nếu có bỡ ngỡ, thì đã có ít thức ăn sẵn trong vài ngày. Rồi mẹ tôi trở về”… (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu ký) Câu 1: Đoạn truyện trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2: Đoạn truyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy? Câu 3: Đoạn trích chủ yếu sử dụng yếu tố tự sự hay miêu tả? Vì sao? Câu 4: Tìm câu nêu khái quát nội dung được nhân vật “tôi” kể lại trong đoạn truyện trên. Câu 5: Theo em, khi được dế mẹ dẫn đi ở riêng, tại sao anh em Dế Mèn lại “nửa vui nửa lo”?
 
 
 
 
 
 
 
0

Có 1 người hại Chi hỏi người đó là ai

= hại Chi = chị hai

8 tháng 10 2021

đố chữ nha mn

Gia đình có vai trò thật quan trọng, và đối với tôi cũng vậy. Trong gia đình, người mà tôi yêu thương nhất chính là mẹ.

Mẹ tôi là một người phụ nữ giản dị. Nhưng mẹ đã dành cho tôi những sự hy sinh thật phi thường. Bố mẹ chia tay khi tôi còn rất nhỏ. Tôi sống cùng với mẹ. Mẹ vừa phải làm mẹ, vừa phải làm bố. Nhờ có tình yêu thương vô bờ của mẹ đã lấp đầy khoảng trống tình cảm của bố.

Còn nhớ tuần trước, tôi đến nhà Hồng - cô bạn thân cùng lớp chơi. Do quá mải chơi nên khi về đến nhà thì trời đã tối. Tôi nghĩ thầm trong lòng rằng kiểu gì khi về đến nhà mẹ cũng mắng. Nhưng khi tôi về đến nơi, bước vào nhà lại thấy thật yên tĩnh, chỉ nhìn thấy trên bàn là cơm canh nóng hổi, mà không thấy mẹ đâu. Tôi ăn cơm xong mà lòng đầy lo âu. Tôi lén vào phòng của mẹ, thì nhìn thấy mẹ đang nằm trên giường. Tôi khẽ gọi: “Mẹ ơi!” nhưng không thấy tiếng trả lời. Cảm thấy lo lắng, tôi chạy đến bên giường, khi chạm vào người mẹ thì thấy nóng bừng. Có lẽ mẹ đã bị sốt.

Bỗng nhiên tôi cảm thấy sợ hãi, xen lẫn cả sự ân hận. Tôi tự trách mình mải chơi, trong khi mẹ thì phải làm việc vất vả, lại bị ốm mà vẫn cố gắng nấu cơm cho tôi. Tự trấn an bản thân, tôi nhanh chóng chạy đi lấy khăn mặt lạnh đắp lên trán mẹ. Rồi còn nấu một ít cháo ăn liền và mua thuốc cho mẹ. Một lúc sau, có vẻ đã khá hơn, mẹ tỉnh dậy. Tôi thuyết phục mẹ ăn cháo và uống thuốc. Mẹ vừa ăn vừa mỉm cười nhìn tôi. Xong xuôi, tôi nhìn mẹ, rồi ôm lấy mẹ và bật khóc nức nở: “Con xin lỗi mẹ ạ!”. Mẹ chỉ ôm tôi vào lòng rồi nhẹ nhàng nói: “Không sao đâu! Nín đi con!”.

Sáng hôm sau, mẹ đã khỏe hẳn và có thể đi làm bình thường. Nhưng nhờ có trải nghiệm hôm qua mà tôi mới biết mẹ đã vất vả vì tôi như thế nào. Tôi thầm nhắc nhở bản thân phải cố gắng học tập hơn, giúp đỡ mẹ nhiều hơn để mẹ khỏi lo lắng, vất vả.

Đối với tôi, mẹ chính là nguồn ánh sáng diệu kỳ. Sau hôm đó, tôi dường như thấu hiểu thêm công ơn của mẹ, cũng như hiểu được rằng:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con”

8 tháng 10 2021

Với thành tích học tập tốt, hè năm ngoái bố mẹ đã thưởng cho tôi một chuyến đi biển Vũng Tàu diễm lệ và tràn đầy sức sống. Tôi không thể nào diễn tả được cảm xúc của mình: vừa vui mừng, vừa tự hào vì đây là phần thưởng tôi đạt được sau một quá trình phấn đấu.

Ngồi trên xe, ngắm đường phố vào sáng sớm, tôi thấy thành phố nơi tôi ở sao mà đẹp thế! Hai bên đường trồng hai hàng cây xanh mát tươi tốt, thẳng tắp như những chú bộ đội đang đi diễu hành. Vừa đi đường, vừa ngắm cảnh, cuối cùng chúng tôi cũng đến biển. Biển Vũng Tàu mơ mộng nhưng cũng tràn đầy sức sống làm tôi đứng mê mẩn quên cả lời mẹ dặn dò khi xuống tắm.

Cái mùi mặn mặn của biển trong làn gió thổi nhẹ qua làn tóc tôi khiến tôi cảm thấy rất thích thú. Khi gia đình tôi nhận phòng, nhìn từ cửa sổ tầng năm tôi ngắm được toàn cảnh thành phố Vũng Tàu thân yêu, đây là một thành phố xinh đẹp và phát triển, đúng là một thành phố du lịch.

Hôm nay trời thật đẹp, bầu trời trong vắt một màu xanh, không một gợn mây. Có một vài con chim biển đang bay lượn trên trời như muốn nhập bọn với những trò vui của du khách nơi đây! Mặt trời trông như quả bóng lửa rực rỡ giữa một màu xanh trong veo. Khi bố mẹ bảo tôi có thể xuống bãi rồi, tôi mừng rỡ chạy nhanh như cá được gặp nước, tôi đã mong chờ giây phút này lâu lắm rồi!

Bờ cát mềm mịn, mát lạnh khiến tôi có cảm giác như mình đang đứng trên một tấm thảm màu vàng nhạt bằng nhung. Bước ra xa một chút là bàn chân tôi đã chạm những ngọn sóng tràn bờ. Những ngọn sóng nghịch ngợm vỗ đến chân tôi từng đợt, từng đợt một.

Nước biển mát vô cùng! Biển mênh mông vô tận. Biển như một tấm gương khổng lồ phản chiếu lại hình ảnh của bầu trời. Hình như tôi đạp phải thứ gì đó! A! Là những chiếc vỏ ốc. Nhìn chúng đọng nước biển, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời đẹp thật! Cái màu trắng ngà, cái màu đỏ, cái màu hồng nhạt,… thật đẹp, tôi sẽ gom chúng lại để về nhà làm vòng đeo hoặc trang trí căn phòng nhỏ.

Phóng tầm mắt nhìn về bãi biển, những chiếc dù đủ màu nhìn sống động như những cây kẹo mút khổng lồ. Du khách về đây tắm biển rất đông, có cả du khách trong nước và du khách nước ngoài.Tất cả họ đều rất vui vẻ và thân thiện, dường như trở về đây để quên đi những mệt mỏi, để tận hưởng cuộc sống nên gương mặt ai cũng sảng khoái và vui vẻ.

Trên bãi biển, du khách chơi những trò chơi thể thao, trông rất vui, như: bóng chuyền, bóng nước. Xa xa, nhiều du khách đi thuyền buồm và lướt ván, những đứa trẻ thì xây lâu đài cát hoặc chạy nhảy tung tăng đùa với những con sóng. Cả gia đình tôi cùng nhau tắm biển, cùng nhau vui chơi thật vui vẻ.

Đến biển Vũng Tàu mà không ăn hải sản thì uổng lắm! Bố dẫn tôi và gia đình vào một tiệm bình dân trên bãi để ăn: nghêu, tôm, mực, cua,… Ngon quá! Đã xế chiều, gia đình tôi về khách sạn để nghỉ ngơi và chuẩn bị hành lí đi về. Nhìn ra ngoài, tôi thấy một bầu trời ửng đỏ. Mẹ tôi bảo đấy là trời đang nấu cơm. Khác với buổi sáng, trời vào hoàng hôn trên biển có vài đám mây đủ màu trôi bồng bềnh. Trông chúng như những cây kẹo bông gòn màu sắc mà mẹ mua cho tôi khi tôi còn nhỏ.

Biển chiều thì phẳng lặng, trầm tính hơn biển vào sáng. Trên bãi cũng ít người tắm vì họ cũng như chúng tôi, đều về nghỉ ngơi cả rồi… Đã đến giờ chúng tôi phải về. Trước khi lên xe, tôi nhìn biển và cảm thấy cảm thấy tiếc nuối. Tôi sẽ cố gắng học tốt để bố mẹ thưởng cho tôi những chuyến du lịch tiếp theo. Hình ảnh bãi biển Vũng Tàu đẹp như tranh và đầy sức sống này sẽ mãi mãi in sâu vào trái tim tôi như một kỉ niệm đẹp. nek HỌC TỐT

Mẹ ơi, những người sống trên mây đang gọi con: “Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà, Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng, Chúng ta chơi với vầng trăng bạc.” Con hỏi: “Nhưng tôi làm sao mà lên được với các người?” Họ trả lời: “Hãy đến bên bờ trái đất, Và đưa tay lên trời, Em sẽ được nhấc bổng lên mây.” Con nói: “Mẹ tôi đang đợi ở nhà Làm sao tôi có...
Đọc tiếp

Mẹ ơi, những người sống trên mây đang gọi con: “Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà, Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng, Chúng ta chơi với vầng trăng bạc.” Con hỏi: “Nhưng tôi làm sao mà lên được với các người?” Họ trả lời: “Hãy đến bên bờ trái đất, Và đưa tay lên trời, Em sẽ được nhấc bổng lên mây.” Con nói: “Mẹ tôi đang đợi ở nhà Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được?” Thế là họ cười rồi bay đi mất. Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi. Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng. Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ, Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm. Những người sống trong sóng nước gọi con: “Chúng ta hát từ sớm mai đến tối, Chúng ta ngao du khắp nơi này nơi nọ Mà không biết mình đã từng qua những nơi nào”. Con hỏi: “Nhưng tôi làm sao gặp được các người?” Họ bảo con: “Hãy đến chỗ gần sát biển Và đứng đó, nhắm nghiền mắt lại, Là em sẽ được đưa lên trên làn sóng” Con bảo: “Buổi chiều, mẹ tôi luôn luôn muốn tôi ở nhà với mẹ - Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được?” Thế là họ cười, múa nhảy rồi đi qua. Nhưng con biết một trò chơi hay hơn trò ấy Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng. Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi Và vỗ vào gối mẹ, cười vang. Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở. Câu hỏi tưởng tượng em là em bé trong bài thơ trên. Em hãy viết 1 đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về 2 người bạn "trên mây"và"trong sóng" trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều và biện pháp tu từ hoặc ẩn dụ

0

Văn bản những chiếc áo ấm đc trình tự theo phương thức biểu đạt chính nào

PTBD : Tự Sự

HT

văn bản những chiếc áo ấm đc trình tự theo phương thức biểu đạt chính nào

tự sự

HT

8 tháng 10 2021

Chắc là ẩn dụ đó em , còn có cả điệp ngữ nữa nhưng điệp ngữ lớp 6 bọn em chx học nha , lên lớp 7 mới học

8 tháng 10 2021

ok anh

8 tháng 10 2021

-Truyện cổ tích hấp dẫn người đọc bởi truyện đã chiếu rọi ánh sáng lạc quan tin tưởng vào cuộc sống. Để khắc hoạ nhân vật và cấu trúc nên cốt truyện, dân gian rất quan tâm, chú trọng đến các hành động của nhân vật chứ không quan tâm mô tả ngoại cảnh, ngoại hình và tâm lý nhân vật. Hình tượng nhân vật trong truyện cổ tích rất đa dạng, trong đó có kiểu nhân vật xấu xí. Các nhân vật xấu xí với vẻ ngoài dị dạng như con cóc, con dê, con ếch… có sự đối lập với vẻ xấu xí bên ngoài là vẻ đẹp bên trong của các nhân vật với tính cách hiền lành, chân thật, cao thượng và có một tâm  hồn trong sáng, tình yêu chân thành. Sọ Dừa là điển hình cho kiểu nhân vật này, phân tích nhân vật và tác phẩm ta có thể thấy truyện dạy ta rất nhiều bài học triết lí.

-“Em bé thông minh” là một truyện cổ tích thú vị, hấp dẫn. Truyện kể về màn đối đáp, xử lí tài tình để cho thấy trí thông minh hơn người của em bé. Nhân vật em bé trong truyện được đặt vào rất nhiều các thử thách. Lần thứ nhất là câu đố của viên quan đưa ra câu hỏi: “Trâu một ngày cày được mấy đường - câu trả lời của cậu bé: “Ngựa của ông một ngày đi được mấy bước”. Tiếp đến, vua đưa ra câu đó với dân làng “Phải nuôi ba trâu đực để chúng thành chín con”, thì cách giải quyết của cậu bé là khóc lóc, trình bày với vua rằng cha không chịu đẻ em bé. Mục đích là để cho vua thừa nhận yêu cầu của mình là vua lí. Lần thứ ba, vua lại đặt ra thử thách phải sẻ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ - câu trả lời: một chiếc kim may làm thành con dao xẻ thịt chim. Cuối cùng là câu đố của sứ giả nước láng giềng: phải xâu được một sợi chỉ qua con ốc. Cậu bé đã giải quyết bằng cách hát một bài đồng dao có câu trả lời: buộc sợi chỉ vào con kiến, một bên bịt lại, bôi mỡ một bên, kiến sẽ mang sợi chỉ sang. Việc tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ được tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đây là một yếu tố không thể thiếu với truyện cổ tích kiểu nhân vật thông minh. Đồng thời, các thử thách cũng nhằm tạo tình huống cho sự phát triển tính cách của nhân vật cũng như sự phát triển của cốt truyện. Với mỗi thử thách, em bé đều có cách giải quyết của cậu bé đầy thú vị. Đó là dùng cách “gậy ông đập lưng ông”, để người đưa ra câu đố tự cảm thấy phi lý. Cách giải quyết thể hiện kinh nghiệm đời sống phong phú. Có thể thấy rằng cách giải quyết của cậu bé đầy thú vị: dùng cách “gậy ông đập lưng ông”, để người đưa ra câu đố tự cảm thấy phi lý. Cách giải quyết thể hiện kinh nghiệm đời sống phong phú. Ngoài ra, nhân vật em bé thông minh ở trong truyện không có tên gọi, mà chỉ được gọi một cách chung như “em bé”, “cậu bé”. Có thể thấy điều này là do đặc điểm của các truyện cổ tích. Nhân vật trong truyện là nhân vật chức năng, được xây dựng để thực hiện một mục đích nào đó. “Em bé” trong truyện thuộc kiểu nhân vật tài năng, đại diện cho trí tuệ của dân gian.

8 tháng 10 2021

Để giúp học sinh tìm hiểu cũng như có hiểu biết sâu sắc hơn về những món ăn truyền thống của dân tộc Việt, nhà trường đã tổ chức cho chúng tôi một buổi trải nghiệm về ngôi làng nhỏ ở phái ngoại ô để làm bánh trôi nước.

Chúng tôi đã được các cô trong làng giới thiệu chi tiết và các cách để làm bánh trôi nước. Trước hết là phải chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh. Bao gồm bột gạo nếp: 500 g, bột gạo tẻ: 50 g, dừa nạo, đường phèn, vừng trắng, muối.

Tiếp đến là cách làm bánh. Trước hết là bước nhào bột bánh trôi. Chúng tôi phải tiến hành trộn bột tẻ với bột nếp theo tỷ lệ 1:4, tức là cứ 1 phần bột gạo tẻ trộn với 4 phần bột gạo nếp (tùy từng khẩu phần ăn mà bạn trộn sử dụng khối lượng nhiều hay ít). Cho nước và ít muối vào hỗn hợp bột, trộn đều đến khi nào bột dẻo thành khối, mềm, không bị rơi vụn ra, không bị dính tay khi trộn. Cuối cùng bọc bột lại rồi ủ trong 30 phút.

Sau đó là bước làm nhân bánh. Đầu tiên, các bạn học sinh phải cắt đường phèn thành những miếng nhỏ sao cho vừa với bánh. Rang vừng trắng đến khi hạt vừng có mùi thơm thì tắt bếp, không nên rang vừng quá cháy.

Tiếp đó là tiến hành nặn bán. Từng bạn lấy từng phần bột bánh đã ủ một rồi xoa thành hình tròn. Dùng ngón tay ấn vào giữa viên bột rồi đặt vào nhân đường. Sau đó, vê viên bột lại thật kín để bao lấy hết phần đường. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi hết bột và nhân. Xếp bánh trôi đã nặn ra đĩa.

Bước cuối cùng là bước luộc bánh trôi. Đây là bước chúng tôi thích nhất. Đun một nồi nước sôi vừa đủ với lượng bánh muốn nấu. Khi nước sôi thả bánh vào. Đến khi nước sôi trở lại thì hạ nhỏ lửa. Tiếp tục đun cho đến khi bánh nổi lên, vỏ bánh trong là bánh đã chín, để khoảng 15 giây rồi vớt ra, thả vào nồi nước đun sôi để nguội. 

Các cô còn dặn kĩ từng bạn là không nên luộc bánh lâu quá dễ làm nát bánh. Dùng muôi có lỗ vớt bánh ra đĩa, rải đều để các viên bánh không bị đè lên nhau. Rắc vừng, dừa nạo sợi lên trên bánh rồi thưởng thức.

Qua chuyến đi đó, tôi và các bạn rất vui vì đã có thêm trải nghiệm, có thêm kiến thức về một trong những món ăn truyền thống của Việt Nam.