K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2017

Khái niệm văn hóa

- Có nhiều định nghĩa về văn hóa. Văn hoá là toàn bộ những hoat động sáng tạo và giá trị của con người của một quốc gia, một dân tộc về sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Văn hoá là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động… Văn hoá là chất lượng cuộc sống.

Triết gia Lưu Hướng thời Tây Hán cho rằng văn hóa là lấy cái đẹp để giáo hoá (văn là đẹp, hoá là giáo hoá). Đến thời hiện đại, nhà văn hoá học Taylor (người Anh) định nghĩa: “văn hoá là một tổng thể phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực, thói quen mà con người đạt được trong xã hội”. “Văn hoá là cái gì còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả” (E.Henriotte).

Tại Hội nghị của UNESCO tại Mêhicô từ 26/7 đến ngày 06/8/1982 với sự tham gia của gần 500 nhà nghiên cứu, văn hoá đã được định nghĩa: “Văn hoá là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc hoạ nên bản sắc của một gia đình, cộng đồng, làng xóm, vùng miền, quốc gia, dân tộc….Văn hoá không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả những lối sống những quyền cơ bản của con người, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng, những di sản văn hoá hữu thể và những di sản văn hoá vô hình”. Từ điển tiếng Việt viết: “văn hoá là tổng thể nói chung tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”.

Có cách tiếp cận văn hóa: văn hóa là phi tự nhiên, là đặc trưng người, là nhân hoá, văn hoá là trình độ người (UNESCO).

Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”.

Văn hóa là một trường nghĩa rộng bao hàm nhiều nét văn hóa đặc trưng cho từng khía cạnh khác nhau mang tính khác biệt rõ rệt: văn hóa xã hội, văn hóa gia đình, văn hoá ăn, văn hoá mặc, văn hóa sống, văn hóa giao tiếp,… Mỗi nét văn hóa có vị trí và đặc điểm riêng. Văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của sự phát triển và tiến bộ xã hội.

2. Khái niệm văn hóa ứng xử

- Khái niệm “văn hóa ứng xử”: Văn hóa là cơ sở hình thành cách thức giao tiếp, hành vi hay đúng hơn là văn hóa ứng xử của mỗi cá nhân trong cuộc sống.

Từ “văn” có nghĩa là nét đẹp. Từ “hóa” là chuyển từ một trạng thái này sang trạng thái khác. 

Từ “văn hóa” ở dạng động từ là làm cho trở nên đẹp. Từ “văn hóa” ở dạng danh từ là tập hợp những nét đẹp do rèn luyện mà có của một con người, một tập thể, một cộng đồng.

Từ “Ứng” là đáp lại một tác động.  Từ “xử” là dùng thái độ, hành động để làm hiện lên kết quả của một thái độ, hành vi khác, dựa trên sự phân định rõ mức độ đúng sai của thái độ, hành vi đó. 

- Văn hóa ứng xử là tập hợp những nét đẹp thể hiện qua các thái độ, hành động phân xử, thế ứng xử, đối ứng với một thái độ, hành vi khác thể hiện triết lý sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cá nhân, một cộng đồng người trong việc trong việc ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội từ nhỏ đến lớn.

- Văn hoá ứng xử có vai trò rất quan trọng trong đòi sống thường nhật và đời sống tâm linh của dân tộc Việt Nam nói riêng và của nhân loại nói chung.

Nét đặc trưng nổi bật nhất của văn hoá ứng xử là hành vi ứng xử của con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội (con người cá nhân với cá nhân, với cộng đồng xã hội và với chính bản thân mình). Hay nói cách khác, văn hoá ứng xử chính là nét đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc.

30 tháng 10 2017

Ba Na people mainly reside in the central highlands of Vietnam, has a population of 227,716 people, residing in 51 out of 63 provinces and cities. Ba Na houses with characteriss typical of Ba Na traditional people. As a ethnic group in accordance with the principle of their family they should be customary.
Men's clothing: Ba Na men wear pullover. the body of the shirt with red stripes decorated horizontal lines, white shirt. Male carry a T-shaped folds under the belly, threaded through the groin and covered a butt. Cold day, they carry the sheet. In front of the male bun hair between the top of the head or to loose. If you bring a towel, usually chit ax. During the holidays, they usually have a bun on the back of their nape and a feather. Men also wear bronze bracelets.
Women's clothing: Ba Na women prefer to have shoulder-length hair, sometimes with  combs or feathers, or brooches made of bronze, tin. There is a group of scarves that are not wrapped in a cloth belt or beaded necklace. There are groups An Khe, Mang Giang or some other places they scarf covered head, indigo towels wrapped neatly on the head. Previously, they wore square or circular hats with waxed beeswax so that they did not soak up the water, sometimes with a dress that was both covered and covered. They often wear beaded necklaces and long, spiral bronze bracelets from the neck to the elbows. Rings are commonly used and are worn on two or three fingers. Disposable ear wearing both the meaning of jewelry and religious significance of the community. Earrings can be metal, be it bamboo or wood. Tooth carries the concept of community rather than jewelry. Ba Na women dressed in short skirts, shorts and skirts. The jacket can be short-sleeved or long-sleeved. Skirts are open skirts, usually shorter than Ede skirts, today are the same length. Abdomen also wear the copper rings and put the vacuum tube into it

CÓ CHỖ NÀO SAI THÌ BẠN CÓ THỂ SỬA LẠI , MÌNH KO GIỎI ANH VĂN ĐÂU

28 tháng 10 2017

1/ Muốn sang thì bắc cầu kiều 

Muốn con hai chữ thì phải yêu lấy thầy 

2/  kiến tha lâu thì cũng đầy tổ 

3/  ???

28 tháng 10 2017

Phạm Hàn Minh Chương trả lời sai

27 tháng 10 2017

Ở trường, chúng ta cũng đã được học các quy định của Luật Giao thông đường bộ rồi còn gì? Thế mà hôm chủ nhật vừa rồi, khi tôi và ba ra hiệu sách ở quận Bình Thạnh thì lại thấy một số bạn nam trạc tuổi như tôi đang say sưa đá bóng dưới lòng đường. Mồ hôi nhễ nhại trên đôi vai trần của các bạn, tôi hiểu các bạn đã đá bóng từ sáng tới giờ. Các bạn thi nhau la hét, bóng bay vào khung thành đối phương nào là các bạn lại nhảy lên ôm nhau cười sung sướng.

Ô tô, xe máy qua lại ngày một đông, nhưng các bạn bất chấp nguy hiểm, cứ cắm đầu vào đẳ, chẳng thèm dể ý gì cả. Và rồi quả bóng do bạn nào đá bay vào vỉa hè, đập vào đầu một bà cụ đang đi, cụ ngã khụy xuông, hai tay ôm lấy mặt. Tôi tưởng các bạn phải ngừng trận đấu, chạy lại đỡ cụ dậy. Nhưng không! Các bạn vẫn mải mê giành bóng, coi như không có chuyện, gì xảy ra. Thấy vậy, ba tôi dựng xe, chạy lại đỡ cụ dậy, cụ bị chảy máu mũi. Ba vội lấy khăn tay lau vết máu cho cụ, còn tôi nhặt giỏ trái cây của cụ rơi ra đường. Sau khi dìu cu vào ngồi nghỉ ở một gốc cây bên đường và thấy vẹt thương của cụ khôg nghiêm trọng lấm, ba đi lại phía các bạn đang đá bóng và yêu cầu ngưng ngay trận đấu. Một số bạn nam tỏ vẻ bực tức, miệng làu bàu một câu gì đó. Ba ôn tồn nói với các bạn:

- Các cháu không học Luật Giao thông đường bộ hả? Tại sao lạị chơi bóng dưới lòng đường? Chính các cháu đã gây tai nạn cho người đi đường rồi đấy! Các cháu không xin lỗi mà còn tiếp tục đá bóng nữa hay sao? Bác cảnh cáo các cháu đấy!

Sau khi nghe ba giảng giải, các bạn thấy mình có lỗi và lần lượt từng bạn chạy đến xin lỗi bà cụ.

Chơi bóngdưới lòng đường thật nguy hiểm phải không các bạn? Nó không những gây tai nạn cho người qua đường mà chính bản thân mình cũng sẽ nguy hiểm vì đường là nơi ô tô, xe cộ qua lại. Các bạn ơi! Chúng ta phải có ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ để góp phần giữ gìn trật tự dường phố.

k cho mk nha

27 tháng 10 2017

Năm nay tôi đã lên lớp Tám, đã quá thân thuộc với không khí học đường, nhưng cứ mỗi đợt thu về, nhìn thấy những cô cậu học sinh với chiếc cặp trên vai đang chập chững bước vào lớp Một, lòng tôi lại bồi hồi nhớ về những kỉ niệm ngày đầu tiên tôi đi học.

Tôi còn nhớ đó là một buổi sáng mùa thu trời trong xanh và hơi se lạnh. Mặc bộ đồng phục của trường, đeo chiếc cặp mà mẹ tôi đã chuẩn bị đầy đủ lên vai, tôi theo mẹ đến trường. Con đường đến trường hôm nay thật náo nhiệt và đông đúc: toàn những cô cậu học trò áo trắng. Chiếc xe của mẹ tôi từ từ dừng lại. Trước mắt tôi là ngôi trường cao to, sừng sững đang mở rộng cánh cổng đón học trò chúng tôi. Phía trên cổng trường là một dòng chữ lớn màu trắng mà tôi nhanh chóng đánh vần được: “Trường Tiểu học Thủ Khoa Huân”. Mẹ bảo rằng ngôi trường này là nơi tôi sẽ gắn bó suốt những năm tháng tiều học.

Tôi bước vào trường, mẹ dẫn tôi đến trước cửa lớp Một 12, cô giáo vui vẻ ra đón tôi vào lớp. Tôi cảm thấy hồi hộp vô cùng, không muốn xa bàn tay của mẹ, nhưng nhìn thấy lớp học đầy điều mới lạ, tôi lấy hết dũng khí chào tạm biệt mẹ. Tôi ngoảnh đầu nhìn lại, mẹ tôi vẫn còn đứng vẫy tay chào, một số bạn trạc tuổi tôi đang khóc mếu máo không chịu rời mẹ, còn mấy anh chị lớp lớn không có vẻ gì lo sợ, đang vui vẻ trò chuyện với nhau sau ba tháng hè xa cách. Bỗng tiếng trống “tùng…tùng…tùng…” vang lên làm tôi giật bắn mình, cô giáo bảo đó là tiếng trống khai trường mở đầu cho một năm học mới. Tôi nhìn quanh, mẹ đã ra khỏi trường, mấy anh chị lúc nãy cũng nhanh chóng xếp hàng rồi vào lớp, chỉ có học trò lớp Một bọn tôi là bối rối, không biết phải làm gì. Rồi cô giáo hướng dẫn chúng tôi xếp hàng và bắt đầu điểm danh. Ngay lúc ấy, trán tôi đẫm mồ hôi, tim tôi đập thình thịch theo từng tiếng nói của cô, cuối cùng cũng đến tên tôi, tôi cố gắng “dạ” thật to rồi bước vào lớp. Lúc này đây, tôi như bước vào một thế giới hoàn toàn mới, cái thế giới mà ba tôi bảo là của nguổn tri thức vô tận. Cảm giác sợ sệt và lo lắng trong tôi biến mất.

“Tùng…tùng…tùng…”, tiếng trống ấy lại vang lên, nhưng lần này là báo hiệu đã đến giờ ra về. Học sinh chúng tôi ùa ra như ong vỡ tổ, ai cũng muốn được về nhà sau một ngày đầy thú vị. Trước cổng trường, ba mẹ tôi đã chờ sẵn, nhưng phải mất một lúc lâu tôi mới chen được ra khỏi dòng người ấy. Thật lạ, không đợi mẹ tôi phải hỏi, tôi huyên thuyên kể về những điều tôi đã nhìn thấy hôm nay: nào là ngôi trường to cao, sừng sững với cái tượng ông Thủ Khoa Huân đặt ngay giữa sân, rồi bồn hoa, cột cờ, ngay cả nhà ăn, nhà xe tôi đều mang ra kể hết. Tôi còn kể cả tiết học đầu tiên mà cô giáo dạy chúng tôi; chuyện cô trò chúng tôi làm quen nhau; chuyện cô kiểm tra tập sách, bút viết; rồi cả chuyện tôi quen được nhiều bạn bè nữa,… Đường về nhà hôm ấy thật náo nhiệt. Tối ấy, trong tâm trí tôi không ngừng hiện lên hình ảnh về ngôi trường, lòng tôi nôn nao mong cho trời mau sang để lại được đi học.

Ôi cái cảm giác về ngày đầu tiên tôi đi học thật thú vị và tuyệt vời làm sao. Cho đến tận bây giờ, khi đã là một học sinh lớp Tám, trải qua tám lần tựu trường, nhưng cái cảm giác ấy vẫn bồi hồi xao xuyến trong lòng tôi như mới xảy ra hôm qua. Người ta nói thời gian có thể làm phai nhòa tất cả, nhưng không, nó không thể xóa nhòa những kỉ niệm thời tôi chập chững đến lớp – ngày đầu tiên đi học – tôi sẽ mãi khắc ghi trong tâm trí

27 tháng 10 2017

Em còn nhớ đó là một buổi sang mùa thu thật đẹp. Hôm đó mẹ đưa em đến trường. Bầu trời trong xanh, nắng vàng như mật ong trải khắp sân trường. Ngôi trường thật lớn và rất đông người. Em rụt rè nép bên mẹ, không dám rời tay. Nhưng cô giáo đã đến bên em dịu dàng vỗ về. Cô đón em vào lớp và giới thiệu với các bạn để làm quen. Cái lo sợ và hồi hộp trong em tự nhiên biến mất.
Lúc đó, em đã bắt đầu thấy yêu lớp học của mình.

 

27 tháng 10 2017

Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.

Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.

Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.

- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.

Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.

Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!

Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.

Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.

Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.

Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:

- Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.

Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.

Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.

Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.

Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:

ò… ó… o

Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.

k cho mk nha bn

27 tháng 10 2017

Một buổi trưa hè đưa đến cho em giấc ngủ ngon lành. Trong mơ, em thấy túp lều tranh và một cây khế đang sãi trĩu quả. Thì ra, là câu chuyện “ Cây khế”. Ngày xưa, một gia đình nọ có hai anh em. Gia đình họ sống thật hạnh phúc, được mấy năm thì bộ mẹ qua đời. Một thời gian sau, người anh lấy vợ. Vì không muốn cho em ở cùng, hai vợ chồng anh đòi chia tài sản. Ỷ thế còn có vợ con ngừi anh chiếm hết tài sản chỉ để lại mọt túp lều và cây khế. người em ra đi mà không oán trách anh mình điều gì. Đến mùa khế ra quả, có con chim lạ không biết đến từ đâu tới ăn hêt trái này đến trái khác.

Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em thích

Người em thấy vậy sôt ruột lắm, bèn nói với chim:

“Cả gia sản nhà tôi chỉ có mỗi cây khế này chim mà ăn hết tôi biết trông cậy vào đâu”

Thấy vậy chim bèn nói:

“Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”

Theo đúng lời của chim, người am may túi ba gang. Sáng hôm sau, con chim bay đến một hòn đảo ở ngoài khơi xa. Hòn nào hòn đấy lấp lánh.Đến đo người em lếy đầy túi ba gang rồi theô chim ra về. Từ đó, người em có cuộc sống khá giả.

Thấy em mình giàu có nhanh chóng người anh bèn đến thăm, lân la dò hỏi. Vốn thật thà người em kể hết chuyện cho anh nghe. Thấy vậy, người anh lền đổi cả gia tài lấy cây khế. Ngày nào anh cúng xin em đổi. Thương anh nền người em chấp nhận đổi. Đến mùa khế sai quae, hai vợ chồng người anh thay nhau trực dưới gốc cây đợi con chim lạ.

Một hôm, vợ chồng ngườ anh thấy một con chim rất to đậu trên cây khế ăn quả. Sự việc diến ra giống hệt người em. Nhưng thay vì may túi ba gang thì người anh may túi mười hai gang. Khi đến hòn đảo người anh ních đầy túi mười hai gang mà còn nhét đầy người. người anh ì ạch vác túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Vì nặng quá nên chim phải vỗ cánh ba lần mới bay lên được. Lúc bay qua biển, một luồng gió mạnh làm chim lảo đảo hất người anh và túi vàng xuống biển. Đúng theo câu tục ngữ “Tham thì thâm”. Đây cũng là bài học cho mọi người không nên tham lam ích kỉ.

26 tháng 10 2017

Ông họa sĩ Behrman, người bị coi là bê tha, bất tài lại là người trong 1 đêm tối đã vẽ 1 chiếc lá đẹp tuyệt vời, giống y như lá thật để giúp cô gái Johnsy thoát khỏi cái ám ảnh mình sẽ chết theo chiếc lá cuối cùng khi nó rơi rụng. 
Qua 2 vai chính trong câu chuyện, ta có thể rút ra những cảm nghiệm sau: 
-Đừng vội đánh giá tài năng, đạo đức của người khác. Một người bị đánh giá là bất tài, có thể là người làm được những công trình vĩ đại 
-Chúng ta thường được khuyên là "thương người như thể thương thân". Ông Behrman đã thương người hơn cả thương thân. Ông đã chấp nhận hy sinh mạng sống mình để cứu mạng cô bé Johnsy. 
-Những thái độ, lối sống, hành động ngu khờ, dại dột, ấu trĩ của 1 người ( như cô bé Johnsy) có thể gây những hậu quả thảm thương cho những người yêu thương mình.

-Hãy trân trọng cuộc sống .

26 tháng 10 2017

Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn ắp tràn tình thương yêu và niềm tin với con người, một bức thông điệp khẳng định sứ mạng và sức mạnh của nghệ thuật chân chính.
Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Những khó khăn về vật chất đã vắt kiệt sức sáng tạo, khiến họ lâm vào cảnh bi đát. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còm nuôi thân. Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi… Không gian cuộc sống của những con người khốn khổ ấy lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo.
Đáng sợ làm sao khi mỗi ngày trôi đi trong gió tuyết và những cơn mưa lạnh lẽo dai dẳng, những chiếc lá thường xuân tiếp tục rơi xuống, chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng để Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần. Có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy rối lòng, bất lực trước một con người đã buông xuôi, chán sống. Bởi thế nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của Xiu và cụ Bơ-men lúc Giôn-xi đang ngủ: “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Có lẽ trong giây phút đó, họ đã nhìn thấy nhánh thường xuân cuối cùng trụi lá rồi chăng? Dường như cùng với cái khắc nghiệt của trời đông, mưa gió, họ có thể đoán trước được điều gì khi Giôn-xi tỉnh dậy vào sáng hôm sau và thấy chiếc lá cuối cùng đã rụng.
Trong hoàn cảnh này, người đau khổ nhất không phải là Giôn-xi mà chính là cô gái trẻ Xiu. Bởi lẽ, cô là người sẽ phải chứng kiến toàn bộ tấn bi kịch sắp diễn ra vào sáng hôm sau khi Giôn-xi lại nhìn ra cửa sổ. Nhà văn không mô tả cụ thể tâm trạng Xiu, chỉ cho biết cô “tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ”,như vậy có nghĩa là cô đã phải trải qua một đêm trắng đầy âu lo thổn thức, trong sự bồn chồn và bất lực. Một đêm mưa gió ngoài trời dữ dội, một chiếc lá mong manh bám trên bức tường gạch chắc chắn sẽ bị vùi dập tơi tả, không chống chọi nổi sự tàn phá của tự nhiên. Điều đó có nghĩa là sau phút kéo mành lên, Giôn-xi sẽ nhìn thấy cái chết của chính mình. Nhưng Xiu cũng không thể chịu được khoảnh khắc nhìn thấy “Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống”. Không kéo mành lên cũng không được, vì như vậy Xiu sẽ mang mặc cảm chính mình mới là người gây ra cái chết của Giôn-xi. Ta hiểu tâm trạng của cô khi làm theo một cách chán nản, bản thân cô cũng không còn phương cách nào giúp cho người đồng nghiệp, người em gái kia từ bỏ suy nghĩ điên rồ đáng sợ kia.
Chính vào lúc ấy, một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, đảo ngược cả tình huống tưởng như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. Tình huống ấy đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu, vì chiếc lá cô nhìn thấy không phải là một ảo ảnh: “Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”. Còn Giôn-xi? Cô cũng nhận ra: “Đó là chiếc lá cuối cùng”, thừa nhận sự thật một cách miễn cưỡng và tiếp tục suy nghĩ: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.
Giôn-xi thật đáng thương nhưng cô cũng thật đáng trách khi vẫn đeo đuổi ý định từ bỏ cuộc sống. Cô chìm đắm trong ý nghĩ kỳ quặc của mình, mặc kệ những sợi dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một.Cô đã phụ lòng của Xiu, bởi lẽ cô đã xem nỗi đau của mình lớn hơn tất cả mọi sự quan tâm lo lắng của mọi người. Trong thời điểm ấy, sẽ không ai có thể giúp đỡ cô, ngoại trừ chính bản thân cô. Thời gian một ngày kéo dài đằng đẵng để Giôn-xi chứng kiến chiếc lá thường xuân chống chọi với mùa đông khắc nghiệt. Chiếc lá bướng bỉnh ấy không chấp nhận sự buông xuôi của một cô gái còn quá trẻ. Thế nhưng, khi con người ấy đã chấp nhận đầu hàng số phận, thì sức mạnh của màn đêm buông xuống, gió bấc ào ào, mưa đập mạnh vào cửa sổ lại có một uy lực khiến cho Giôn-xi không còn một niềm tin nào vào sự sống của chính mình. Sự cố chấp ấy quả thật đáng chê trách.
Nhà văn đã tạo ra một tình huống thử thách trước số phận của Giôn-xi, để rồi, cuối cùng người đọc có thể thở phào nhẹ nhõm: “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Chiếc lá mong manh ấy đã chiến thắng được thời tiết khắc nghiệt, để tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức của Giôn-xi. Cuối cùng, cô gái ấy đã nhận ra sự ích kỷ tồi tệ của bản thân mình. Chiếc lá cuối cùng đã cứu sống một sinh linh. Trước hết là thức tỉnh khát vọng sống tiềm ẩn trong tâm hồn của Giôn-xi, để cô nhận ra: “có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội.”. Phép nhiệm màu đã xảy ra, vượt qua tất cả những quy luật thường tình của thiên nhiên tạo hoá, khiến Giôn-xi không hiểu và không sao hiểu được. Phải chăng, Thượng đế chí công và nhân từ không nỡ để một cô gái trẻ phải sớm giã từ cuộc sống? Không những thế, sau thời khắc bừng tỉnh, cô gái Giôn-xi đã lại bắt đầu mơ ước về tương lai: “một ngày nào đó em sẽ vẽ được vịnh Na- plơ”. Thượng đế thật công bằng, vị thượng đế ấy có tên là… Bơ-men.
Người hoạ sĩ già khốn khổ ấy không có quyền năng tối thượng của Thượng đế, nhưng ông có một trái tim giàu lòng thương cảm. Hoá ra, trong thời điểm làm mẫu cho Xiu, con người ấy đã đi đến một quyết định táo bạo, đoạt quyền của Đấng-toàn-năng bằng chính khả năng của mình. Con người đã bốn mươi năm theo đuổi kiệt tác mà không thành công đã tạo nên một kiệt tác cuối cùng của đời mình: chiếc lá cuối cùng! Khi bắt tay vào công việc, người nghệ sĩ chân chính ấy đã âm thầm hành động với ước nguyện thật cao cả: trả lại niềm tin vào sự sống cho Giôn-xi. Không ai được biết có bao nhiêu tinh hoa đã phát tiết trong giờ phút vẽ nên chiếc lá trên tường của cụ Bơ-men. Tất cả đều diễn ra quá bất ngờ, đến nỗi cả Xiu là người đã chứng kiến giờ phút chiếc lá cuối cùng rụng xuống cùng cụ Bơ-men cũng phải bàng hoàng. Ta chợt hiểu những lời nói hối hả của cô với Giôn-xi: “Em thân yêu, thân yêu. Em hãy nghĩ đến chị, nếu như em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”. Cô đã hiểu tất cả, nhưng không dám nói rõ cho Giôn-xi, bởi lẽ cô chưa thể hình dung ra phản ứng của Giôn-xi trước một sự lừa dối bắt nguồn từ lòng tốt của người hoạ sĩ già. Lời nói ấy còn bộc lộ một niềm sung sướng vô biên của Xiu trước giải pháp tình thế mà cụ Bơ-men đã nghĩ ra trong đêm chiếc lá cuối cùng thực sự đã rụng xuống. Bởi thế, lần kéo mành vào hôm sau, ta không còn gặp tâm trạng chán nản đến cùng cực của Xiu nữa.
Vì sự sống của một cô gái, cụ Bơ-men đã bất chấp thử thách của thời tiết khắc nghiệt, quên đi sự sống của bản thân mình. Có lẽ bản thân cụ cũng không ngờ đó là bức vẽ cuối cùng của cuộc đời mình, nhưng chắc chắn một điều khi người hoạ sĩ ấy vẽ chiếc lá, bức vẽ ấy không nhằm để lưu lại tên tuổi nghệ sĩ với đời. Điều đáng quan tâm lúc đó là sự sống đã tắt trong tâm hồn một cô gái trẻ, làm thế nào để cô thôi không bị ám ảnh bởi quy luật lạnh lùng của tạo hoá, để rồi vươn lên giữa cuộc đời bằng chính sức sống tiềm tàng trong tâm hồn cô. Đó là lúc người hoạ sĩ già ấy hiểu thấu sứ mạng vinh quang và cao cả của nghệ thuật: hướng về con người chứ không phải là nhằm tạo chút danh tiếng hão huyền, nghệ thuật chỉ thật sự bắt đầu khi sáng tạo của người nghệ sĩ giúp ích cho đời.
Cuối cùng thì Giôn-xi đã vượt qua cửa ải của chính mình, trở lại với niềm tin sự sống nhờ niềm tin vào sức sống mãnh liệt từ chiếc lá cuối cùng – tác phẩm của cụ Bơ-men. Nhưng người nghệ sĩ già ấy đã phải trả một cái giá quá đắt bằng chính mạng sống của mình. Giôn-xi chỉ được biết điều ấy khi đã thật sự bình phục bằng nghị lực của chính mình. Qua lời thuật lại của Xiu, ta hiểu được lòng biết ơn của Xiu đối với người hoạ sĩ cao cả ấy, và cô muốn nhắc nhở Giôn-xi không thể vô ơn trước sự hy sinh của một con người chân chính, vì sự sống của đồng loại đã không ngần ngại xả thân. Cụ Bơ-men đã nhiễm chính căn bệnh sưng phổi của Giôn-xi vào lúc tạo nên chiếc lá cuối cùng giữa một đêm đông mưa gió lạnh lẽo. Chi tiết xúc động này khiến ta tin rằng Giôn-xi dù biết rằng chiếc lá ấy là một sản phẩm nhân tạo, nhưng chắc chắn cô sẽ không bao giờ hối hận trước một sự lừa dối cao cả như thế, Người hoạ sĩ già Bơ-men là hiện thân của sự cao thượng, lòng vị tha, đức hy sinh của một con người chân chính.
Câu chuyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống lần thứ hai. Chiếc lá cuối cùng là một sự lừa dối, nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại niềm tin vào sự sống cho con người. Kiệt tác cuối cùng của người họa sĩ già đã được ra đời nằm ngoài tất cả mọi dự đoán của công chúng. Nhưng chiếc lá cuối cùng ấy mãi mãi là bằng chứng của tấm lòng yêu thương con người. Bởi thế, Chiếc lá cuối cùng sẽ mãi bất tử với thời gian.