vì sao bức tranh của cụ bơ men là một kiệt tác
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đôn-ki-hô-tê là một lão quý tộc nghèo ở nông thôn. Người lão gầy gò, cao lênh khênh, đang ở độ tuổi năm mươi. Lão say mê các truyện hiệp sĩ phiêu lưu, mạo hiểm, đầu óc ngày càng trở nên mụ mẫm, chìm đắm trong mộng tưởng hão huyền. Lão mơ ước trở thành một hiệp sĩ giang hồ đi khắp đất nước Tây Ban Nha, phò đời cứu nguy, diệt trừ lũ khổng lồ yêu quái, thiết lập lại trật tự và công lí, để lại bao chiến công oanh liệt cho đời.
"Chết nhưng cái nết không chừa" bị thảm bại nhục nhã trước những chiếc cối xay gió mà vẫn còn khoác lác, trước lời an ủi của giám mã, ĐKHT đã chỉ cho anh kéo lừa biết rằng cái nghề cung kiếm thường biến hóa khôn lường, nghĩa là sự thắng bại là chuyện bình thường. Và nguyên nhân thất bại theo ĐKHT là do lão pháp sư đã cắp sách vở của ông bày trò. Hắn đã thâm thù ta, hắn đã tước đi phần vinh quang chiến thắng của ta! Phải chăng đó là khẩu khí của hiệp sĩ xứ Man-tra lừng danh thiên hạ!
Cảnh đánh nhau với cối xay gió đã ghi được "chiến công hiển hách" của ĐKHT, hiệp sĩ xứ Man-tra....
Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, khôn cùng và cái chết vô cùng thương tâm của cô bé. Cô bé đã cạn kiệt về vật chất và bị tổn thương nặng nề về tinh thần. Trong cuộc đời này còn có gì đau đớn hơn khi là môt cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời.
Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ và cái chết của cô
Trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé, lòng tôi như đau thắt lại. Có lẽ nào ta lại không cảm thấy xót xa khi nghĩ về hình ảnh cô bé một mình bơ vơ, giữa một không gian mênh mông trong đêm tối, rét cắt da, cắt thịt. Trong khi mọi người được sum vầy vui vẻ trong các căn nhà âm áp, bên lò sưởi kia, thì em bé phải một mình bán những bao diêm, em chẳng được ai quan tâm để ý. Cảnh ngộ đó của cô bé càng làm đau đớn tim ta hơn, vì nó lại xảy ra trong đêm giao thừa, khi tất cả niềm vui và sự đầy đủ ùa vào những căn nhà ấm cúng.
Chính lúc đó cô bé đầu trần, chân đi đất, run rẩy vì lạnh và đói. Sự đầm ấm của các gia đình hiện ra qua khung cửa sổ kia càng làm chúng ta xót xa cho cô bé khốn khổ tội nghiệp, không có lấy một chút hạnh phúc nào trong đêm giao thừa. Nhất là hình ảnh cô bé chỉ biết ngồi thu chân vào hốc tường mà hồi tưởng, mà ước mơ. Một que diêm bật sáng lên là cuộc sống quá khứ lại hiện về. Đó là những ngày sống vui vẻ, tràn đầy hạnh phúc bên bà nội hiền từ, nhân hậu như một bà tiên, trong ngói nhà nhỏ xinh xắn có dây thường xuân bao quanh. Nhưng que diêm tắt là một thực tại vô cùng nghiệt ngã, phũ phàng lại ập đến. Em đang phải sống trong trăm đường cơ cực, khổ sở. Cả ngày phải đi bán diêm, nếu không bán được, đến tối về lại bị bố đánh đập. Và trong đêm giao thừa rét căm căm này em không dám về vì chẳng bán được một que diêm nào. Ngay cả những ước mơ nhỏ bé của em mà cũng chỉ thấy được qua mộng ảo. Mỗi một que diêm sáng lên ước mơ ở đây không phải là ánh sáng của một cây đèn hay của một nguồn ánh sáng gì to lớn. Nó chỉ là một ánh lửa diêm nhỏ bé, dễ dàng tắt lụi trong đêm băng tuyết. Bởi vậy mỗi que bật lên sao có thể sưởi ấm được tâm thân và tâm hồn đã đông lạnh của cô bé. Nó chẳng qua chỉ là chỗ bấu víu cực kì mong manh của cô bé mà thôi. Em bé quẹt cả số diêm còn lại chính là để cố bám lấy những ước mơ đó. Trong khi chúng ta có đầy đủ những thứ đó thì cô bé bán diêm của An-đec-xen lại thiếu tất cả. Ngay cả giấc mơ đẹp nhất em cũng chỉ được thấy khi đã hấp hối.
Chúng ta càng trân trọng những ước mơ đó của em bao nhiêu lại càng đau đớn bấy nhiêu trước cái chết vô cùng thương tâm của em. Dẫu tác giả có tả em bé chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng, đôi môi đang mỉm cười, thì nỗi đau trong ta vẫn không thuyên giảm, mà thậm chí cứ nhắm mắt lại thì hình ảnh ấy lại càng day dứt ta hơn.
Hình ảnh cô bé bán diêm mãi mãi để lại trong lòng bao người đọc trên khắp thế gian này, niềm đau thương vô hạn, như luôn nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Và đó cũng chính là tấm lòng nhân hậu tràn đầy của An-đec-xen.
Em thấy thật đáng thương cho cô bé bán diêm..... bạn ơi bao nhiêu câu
Hình tượng hai cây phong là biểu tượng, là linh hồn của quê hương. Trong bài, hình ảnh hai cây phong được miêu tả khá sống động, giản dị mà vẫn gây được xúc động cho người đọc. Hai cây phong gắn với những kỉ niệm tuổi thơ, gắn với khát vọng và sự đổi thay của con người và là nhân chứng của một câu chuyện vè một con người- một thầy giáo ( Đuy-sen).Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai gần 40 năm về trước.Hai cây phong gắn liền với tên tuổi của thầy Đuy-sen.Thầy Đuy-sen đã gửi gắm những ước mơ hy vọng vào những học trò nghèo khổ sau này lớn lên trưởng thành và có ích cho đất nước .Hai cây phong của người chiến sĩ Hồng quân , đoàn viên TNCS Đuy-sen đã cùng trồng với em bé khốn khổ An-tư-nai trong những ngày làng Ku-ku-rêu còn chìm đắm trong lạc hậu tối tăm và những hủ tục còn đè nặng trong đời sống dân làng những năm đầu sau Cách mạng Tháng Mười đã trở thành chứng nhân của bao thế hệ lớn khôn . Bản thân người thầy đầu tiên ấy vẫn ở lại với làng , đã trở thành một ông lão đưa thư cần mẫn, thế nhưng khi các em bé gọi quả đồi có hai cây phong là " Trường Đuy-sen " như bao dân làng , có mấy ai còn nhớ ông lão ấy chính là thầy Đuy- sen , người đem đến ánh sáng cách mạng , góp phần xóa tan đi bóng tối cho bao cuộc đời ? Hai cây phong còn là minh chứng cho sự hy sinh thầm lặng của những người cộng sản trẻ tuổi đã không ngần ngại cống hiến thời thanh xuân tươi đẹp cho quê hương . Tình cảm yêu mến hai cây phong của " tôi ", của " chúng tôi " , của dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp , người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ hy vọng cho những học trò nhỏ của mình .
1. Từ văn bản Cô bé bán diêm, hãy lập dàn ý cơ bản theo gợi ý trong SGK :
- Mở bài : Giới thiệu quanh cảnh đêm giao thừa và gia đình của em bé bán diêm, nhân vật chính trong truyện.
- Thân bài :
+ Em bé bán diêm không bán được diêm nên không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét, kết quả em vẫn bị gió rét hành hạ.
+ Sau đó em đánh liều quẹt một que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần quẹt một que diêm, em lại thấy một viễn cảnh đẹp đẽ và ấm áp.
+ Ban đầu « em tưởng chừng như đang ngồi trước lò sưởi » hơi ấm của que diêm khiến em « thật dễ chịu ». Thế rồi que diêm vụt tắt, em bé trở lại với hiện tại rét mướt, tê cóng cả chân tay. Tiếp đến que diêm thứ hai, em lại mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn « có cả ngỗng quay ». Que diêm tắt, em lại phải đối diện với thực tại của mình. EM lại quẹt que diêm thứ ba, em thấy hiện ra một cây thông Nô-en « trang trí lỗng lẫu » với « hàng ngàn ngọn nến sáng rực ». Nhưng rồi ngọn nến cũng tắt bay về trời. Que diêm thứ tư được đốt lên, em « nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em ».
+ Cuối cùng, em quẹt những que diêm còn lại, níu lấy bà bay lên.
- Kết bài.
+ Nhân vật đã chết rét dưới lớp tuyết lạnh.
+ Truyện Cô bé bán diêm đã làm em xúc động vì cuộc đời đói khổ, nhọc nhằn của một em gái nhỏ. Nghĩ đến cảnh sống của em hiện nay được gia đình thương yêu đùm bọc, em hiểu mình thật là hạnh phúc.
1. Các phần của bài văn
Bài văn có thể chia làm ba phần:
• Phần một: “Rét dữ dội, tuyết rơi”… lúc này đôi bàn tay đã cứng đờ ra.
• Phần hai: “Chà! Giá quẹt một que diêm…” Họ đã về chầu Thượng đế.
• Phần bạ: “Sáng hôm sau…” những niềm vui đầu năm.
Phần hai chia làm 5 đoạn:
- Quẹt que diêm thứ nhất: Em tưởng chừng như đang ngồi trước lò sưởi bằng sắt… tỏ ra hơi nóng dịu dàng.
- Quẹt que diêm thứ hai: Bàn ăn đã dọn… và có cả một con ngỗng quay.
- Quẹt que diêm thứ ba: Em thây hiện ra một cây thông Nô-en… hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi…
- Quẹt que diêm thứ tư: Em bé nhìn thấy rõ ràng là bà em đang mỉm cười với em.
- Quẹt tất cả những que diêm còn lại: Em thấy hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi…
2. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm
- Hoàn cảnh: Gia đình nghèo, mẹ mất, người cha nghèo đói và tàn nhẫn, em phải bán diêm đổ kiếm sống, nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em đánh em.
- Thời gian và không gian: Em đi lang thang trên đường trong đêm giao thừa… giữa trời đông giá rét… rét dữ dội… Bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài xõa thành lừng búp trên lưng em…
- Những hình ảnh tả cảnh đói rét lang thang của cô bé tương phản với cảnh no đủ âm cúng của mọi người, cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phòng sực nức mùi ngỗng quay.
3. Những mộng tưởng của em bé
- Các mộng tưởng của em bé qua các lần quẹt diêm (mơ lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) lần lượt diễn ra thật hợp 11, hợp với những điều khát khao của em: được sưởi âm, được ăn ngon, được đi chơi, được thương yêu, chấm dứt mọi lo lắng buồn khổ.
- Những mộng tưởng của em bé qua các lần quẹt diêm về lò sưởi, bàn ăn, cây thông là sát với thực lố, vì đó là những nhu cầu thiết thực cho cuộc sống của em. Còn mộng tưởng được gặp lại bà, và em thây bà em to lớn và đẹp lão, rồi hai bà cháu vụt lên cao… thuần túy chỉ là nỗi khát khao tha thiết của em bé thiếu han tình thương yêu chăm sóc của người thân.
4. Cảm nghĩ về cô bé bán diêm
- Trong phần kết của chuyện, cái chết của một em bé nghèo khổ, đói rét làm ta xót xa. Nhưng mặt khác, cái chết đó trở nên thanh thản qua hình ảnh đôi má hồng và đôi môi mỉm cười và em đang đi vào giấc mơ huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.
- Truyện Cô bé bán diêm kể về kiếp người của một em gái nhỏ bất hạnh chết trong đói rét mà lòng vẫn ôm ấp những mộng tưởng đẹp, làm ta xúc động sâu sắc. Cần xây dựng cuộc sông âm no cho tất cả mọi người, nhất là cho những em bé đáng thương trên đời.
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật : khí cacbon ôxit (CO), khí lưu huỳnh điôxit (S02), khí cacbỏnic (C02), nitơ điôxit (N02)... và bụi.
Nguyên nhân gây ô nhiễm khí thải rất đa dạng nhưng chủ yếu là do quá trình đốt cháy nhiên liệu : gồ củi, than đá. dầu mỏ, khí đốt,...
Bảng 54.1. Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
2.Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học
Thuốc bảo vệ thực vật gồm các loại : thuốc trừ sâu, thuốc diệt gây bệnh. Việc sừ dụng thuốc bào vệ thực vật bên cạnh hiệu suất cây trồng còn có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, khoẻ cũa con người.
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ
Năng lượng nguyên tử và các chất phóng xạ có khá năng gây đột biến ở naười và sinh vật, gây ra một sô bệnh di truyền, bệnh ung thư
Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử,... và qua những vụ thử vũ khí hạt nhân.
4.Ô nhiễm do các chất thải rắn
Chất thải rắn gây ô nhiễm bao gồm các dạng vật liệu được thải ra qua quá trinh sản
xuất và sinh hoạt:
- Các chất thải công nghiệp như đổ cao su, đồ nhựa, giấy, dụng cụ kim loại, đồ thuỷ tinh, tro xi,...
- Các chất thài từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu là rác thải hữu cơ như thực phẩm hư hỏng, lá cây,...
- Chất thải từ hoạt động xây dựng gồm có đất, đá, vôi, cát,...
- Chất thải từ khai thác khoáng sản gồm đất, đá,...
- Hoạt động y tế thải ra bông băng bần, kim tiêm,...
Các gia đình thãi ra nhiều loại rác như túi nilon dùng đựng đồ và gói thức ăn, thức ăn thừa,...
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
Bên cạnh các sinh vật có ích, nhiều nhóm sinh vật trong cơ thể mỗi người gây bệnh cho người và các sinh vật khác.. Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu do các chất thải như phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước và rác thải từ bệnh viện... không được thu gom và xử lý đúng cách đã tạo môi trường cho nhiều sinh vật gây hại cho người và động vật phát triển
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật : khí cacbon ôxit (CO), khí lưu huỳnh điôxit (S02), khí cacbỏnic (C02), nitơ điôxit (N02)... và bụi.
Nguyên nhân gây ô nhiễm khí thải rất đa dạng nhưng chủ yếu là do quá trình đốt cháy nhiên liệu : gồ củi, than đá. dầu mỏ, khí đốt,...
Bảng 54.1. Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
2.Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học
Thuốc bảo vệ thực vật gồm các loại : thuốc trừ sâu, thuốc diệt gây bệnh. Việc sừ dụng thuốc bào vệ thực vật bên cạnh hiệu suất cây trồng còn có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, khoẻ cũa con người.
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ
Năng lượng nguyên tử và các chất phóng xạ có khá năng gây đột biến ở naười và sinh vật, gây ra một sô bệnh di truyền, bệnh ung thư
Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử,... và qua những vụ thử vũ khí hạt nhân.
4.Ô nhiễm do các chất thải rắn
Chất thải rắn gây ô nhiễm bao gồm các dạng vật liệu được thải ra qua quá trinh sản
xuất và sinh hoạt:
- Các chất thải công nghiệp như đổ cao su, đồ nhựa, giấy, dụng cụ kim loại, đồ thuỷ tinh, tro xi,...
- Các chất thài từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu là rác thải hữu cơ như thực phẩm hư hỏng, lá cây,...
- Chất thải từ hoạt động xây dựng gồm có đất, đá, vôi, cát,...
- Chất thải từ khai thác khoáng sản gồm đất, đá,...
- Hoạt động y tế thải ra bông băng bần, kim tiêm,...
Các gia đình thãi ra nhiều loại rác như túi nilon dùng đựng đồ và gói thức ăn, thức ăn thừa,...
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
Bên cạnh các sinh vật có ích, nhiều nhóm sinh vật trong cơ thể mỗi người gây bệnh cho người và các sinh vật khác.. Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu do các chất thải như phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước và rác thải từ bệnh viện... không được thu gom và xử lý đúng cách đã tạo môi trường cho nhiều sinh vật gây hại cho người và động vật phát triển
Do tính tiện lợi, túi ni-lông đã trở thành một loại bao bì được ưa chuộng ở nhiều nước và cả ở Việt Nam. Giờ đây, khi mua bất kỳ đồ vật gì, người mua luôn được phục vụ túi ni-lông để bọc, gói, đựng, lót. Mua cá mua rau - túi ni-lông; Mua sách, vở - túi ni-lông; Mua bánh trái, quà cáp, thuốc men - túi ni-lông... Túi ni-lông còn được dùng đựng canh, đựng nước mía, đựng dưa muối, cà muối, đựng các loại thực phẩm dạng lỏng để mang đi xa. Cuộc sống có vẻ sẽ khó khăn nếu như một ngày nào đó không còn túi ni-lông.
Nhưng túi ni-lông hiện đang trở thành thảm hoạ cho môi trường, bởi ngoài phần ít được thu gom, tái chế, số khá lớn còn lại thường bị thải loại vô ý thức ra môi trường, xuống sông hồ, cống, rãnh, kênh, rạch mà để phân huỷ hoàn toàn một túi ni-lông trong điều kiện tự nhiên cần hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm. Túi ni-lông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi ni-lông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Các hoá chất độc hại còn sót/lẫn trong quá trình sản xuất túi ni-lông cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nguồn nước, vào đồ ăn thức uống gây tổn hại sức khoẻ con người. Túi ni-lông bị vứt bừa bãi khắp nơi gây mất mỹ quan tác động tiêu cực tới du lịch, gây phản cảm với khác du lịch nước ngoài.
Giải pháp hiện tại và các hạn chế
Đứng trước hiểm hoạ môi trường nói trên, Việt Nam đang tích cực vận động người dân hạn chế sử dụng ni-lông bằng cách tuyên truyền về tác hại của nó, tổ chức phát miễn phí các loại túi dễ phân huỷ thay thế túi ni-lông, tổ chức các “Ngày không túi ni-lông” ở nhiều địa phương… Tuy nhiên, hiệu quả của những giải pháp hiện tại là chưa cao, bởi một số lý do như:
1 - Chưa có loại bao bì nào tiện lợi và rẻ hơn để thay thế túi ni-lông: Cuộc sống càng đi lên thì việc bọc, lót, gói đựng hàng hoá càng trở thành một phần quan trọng và tất yếu của cuộc sống. Dù biết túi ni-lông có hại, nhưng việc loại nó khỏi cuộc sống không dễ bởi chưa tìm được thứ gì rẻ hơn và tiện hơn để thay thế túi ni-lông.
2 - Cách thu gom rác thải túi ni-lông hiện không hiệu quả: Dù cố gắng đến đâu, lực lượng thu gom của công ty môi trường đô thị, của các lao động tự phát lực cũng không thể thu gom toàn bộ rác thải và túi ni-lông thải ra trong cả nước.
3 – Kêu gọi hạn chế ở ngọn, bỏ lỏng kiểm soát ở gốc: Việc kêu gọi hạn chế sử dụng túi ni-lông cũng sẽ không hiệu quả, khi không quản lý được việc sản xuất và cung cấp túi ni-lông, dẫn tới việc người bán hàng sẵn lòng phục vụ người mua túi ni-lông, còn người mua chấp nhận sự phục vụ này không cần suy nghĩ. Hiện không rõ cả nước có bao nhiêu cơ sở sản xuất túi ni-lông, hàng năm Việt Nam tiêu thụ bao nhiêu tấn túi ni-lông các loại, thu gom và tái chế được bao nhiêu, còn bao nhiêu thải loại ra môi trường.
4 - Ý thức bảo vệ môi trường của xã hội chưa cao: Mọi người đã quá quen dùng túi ni-lông, quen đến nỗi, nhiều khi không cần vẫn sử dụng. Việc túi ni-lông tiện, rẻ và được phục vụ cho không đã làm mất thói quen suy nghĩ, cân nhắc sự lợi hại của việc dùng túi hay không dùng túi của cộng đồng xã hội.
5 - Chưa coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt: Tác hại của túi ni-lông đối với môi trường là nghiêm trọng, nhưng theo phân loại rác thải hiện tại, nó không phải loại rác thải nguy hiểm, độc hại (hoá chất, phóng xạ, truyền bệnh…) cần sự quản lý, xử lý đặc biệt.
Đề xuất hướng giải quyết:
1 - Coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt: Đây là cơ sở pháp lý, theo góc độ quản lý nhà nước, tạo điều kiện thực hiện hiệu quả các giải pháp tiếp theo.
2 - Kiểm soát nghiêm ngặt túi ni-lông tại gốc: Đó là việc kiểm soát có chế tài số các cơ sở sản xuất túi ni-lông cũng như sản lượng túi ni-lông hàng năm; Là việc kiểm soát lượng tiêu thụ túi ni-lông của những hộ tiêu thụ lớn. Có thể đặt ra thuế bảo vệ môi trường đặc biệt đối với loại hàng hoá túi ni-lông, vừa đánh vào người sản xuất, vừa đánh vào người tiêu dùng. Có thể đặt ra các mức khen thưởng và trừng phạt khác nhau liên quan tới việc sử dụng túi ni-lông. Đây cũng là việc của các cơ quan quản lý nhà nước;
3 - Nghiên cứu sản xuất các loại bao bì khác, vừa tiện lợi, dễ phân huỷ, vừa có có giá cả hợp lý: Đây là việc của các nhà khoa học, của các cơ quan quản lý nhà nước, của các tổ chức phi chính phủ.
4 - Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng xã hội về tác hại của túi ni-lông: Đây là việc của toàn bộ cộng đồng xã hội nhưng các cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải là người khởi xướng và chịu trách nhiệm;
5 - Vận động cộng đồng xã hội hạn chế sử dụng túi ni-lông, bảo vệ môi trường: Đây là việc người mua và người bán cần luôn cân nhắc xem lúc nào thì sử dụng và lúc nào không cần sử dụng túi ni-lông; Là việc phân loại, thu gom hiệu quả túi ni-lông bảo vệ môi trường. Đây là việc của các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng xã hội.
Thay lời kết: Hạn chế và kiểm soát tác hại của rác thải túi ni-lông không dễ, nhưng với sự cương quyết của các cơ quan quản lý nhà nước và sự đồng lòng của người dân trong việc thực hiện 5 đề xuất nêu trên, môi trường Việt Nam sớm sẽ không còn bị huỷ hoại bởi rác thải túi ni-lông.
Thứ nhất là xói mòn đất đai, bao ni-lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn đất đai. Thứ hai là tàn phá hệ sinh thái, túi ni-lông nằm trong đất khiến cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng. Cây trồng trên đất đó không phát triển được vì không thể chuyển nước và chất dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái. Thứ ba là gây ngập úng lụt lội, bao bì ni-lông bị vứt xuống cống, hồ, đập thoát nước làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị vào mùa mưa. Thứ tư là hủy hoại sinh vật, bao bì ni-lông bị trôi xuống hồ, biển làm chết các vi sinh vật khi chúng nuốt phải. Nhiều động vật đã chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi. Thứ năm là gây tổn hại sức khỏe, đặc biệt bao bì ni-lông mầu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi bao bì ni-lông bị đốt, các khí thải ra đặc biệt là khí đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, ho ra máu ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. Thứ sáu là ô nhiễm môi trường, sự lạm dụng các sản phẩm ni-lông cùng với sự bừa bãi, vô ý thức của con người khiến cho nó trở thành thứ rác bị vứt bừa bãi, không chỉ làm mất mỹ quan đường phố mà còn là tác nhân chứa vi khuẩn gây bệnh, làm tắc nghẽn cống rãnh, gây ứ đọng nước thải, hôi thối, ô nhiễm môi trường. Thứ bảy và đây là tác hại nguy hiểm nhất, túi ni-lông gây ung thư, biến đổi giới tính, bởi vì những chất phụ gia được dùng để tạo độ dẻo, dai ở túi ni-lông có khả năng gây độc cho người nếu bị làm nóng ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ 70-80 độ C, phụ gia chứa trong túi ni-lông sẽ hòa tan vào thực phẩm. Trong đó chất phụ gia hóa dẻo TOCP có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó. Nếu sử dụng túi ni-lông để đựng các thực phẩm chua có tính a-xít như dưa muối, cà muối, thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi ni-lông sẽ tách khỏi thành phần nhựa và gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, a-xít lac ở trong dưa, cà sẽ hòa tan một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ung thư.
Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng – anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…
“Ôi trời ơi!” – tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.
Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.
Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” – tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:
- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…
Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhỏm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :
- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!
Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:
- Tha này! Tha này!
Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:
- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rối túm tóc lẳng cho một cái, ngã ngào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nổi oan ức, căm phẫn.
Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…
Chồng tôi thấy vậy cũng sợ, hình như anh ấy đang định nói điều gì với tôi nhưng vì mệt quá, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:
- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.
Tôi thẳng thừng và dứt khoát mãnh liệt:
- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.
Câu trả lời hay nhất: Như các bạn đã biết, tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một tác phẩm hay và nổi tiếng. Trong đó có rất nhiều đoạn hay, hấp dẫn người đọc như đoạn cái Tý bị bán đi, thằng Dần khóc nhớ chị... Đoạn chị Dậu đánh nhau với Cai Lệ là một trong số đó.Tôi xin đóng góp phần kiến thức ít ỏi của mình vào câu hỏi này! Sau đây tôi sẽ đóng vai người nhà Lý trưởng. Nếu có gì sai sót mong các bạn bỏ qua cho!
Tôi xin kể lại như sau:
Ả Dậu và gia đình ả là một gia đình nghèo "nhất trong hạng cùng đinh".Ả ta còn nợ lão Lý trưởng-chủ của tôi- một suất sưu. Hôm nay tôi cùng gã Cai Lệ đến nhà ả để đòi sưu. Thằng Dậu chồng của ả ta vừa phải gió đêm qua nên Lý trưởng phải trả hắn về cho vợ hắn. Chẳng biết hắn bây giờ thế nào nhưng tôi biết hắn vẫn phải đóng sưu cho dù hắn có chết đi chăng nữa!
Đến trước căn nhà đó vẫn thấy nó như xưa, vẫn giống "cái chuồng heo" như mọi ngày. Cai Lệ xồng xộc xông vào ,tôi cũng vào theo.
_Thằng kia!Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!-Cai lệ thét bằng cái giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ.
Thằng Dậu giật mình ,bỏ cả bát cháo xuống mà chưa kịp ăn miếng nào.Thấy thế tôi cười một cách mỉa mai:
_Hắn ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy !
Tiếp đến, tôi chỉ luôn vào mặt ả Dậu:
_Chị khất tiền sưu đến chiều mai phaỉ không?
Ả ta van lơn đủ điều, nào là "nhà cháu đã túng", rồi "cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu", lại "xin ông cho cháu khất"... Cai lệ nào để ả nói hết câu, hắn trợn ngược hai mắt ,quát tháo ầm ĩ. Ả Dậu vẫn cứ thiết tha van lơn, nhưng cai lệ vẫn cứ hầm hè, chửi mắng, dọa nạt đủ điều,rồi hắn quay sang bảo với tôi rằng :"Không hơi đâu mà nói với nó,trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia. Tôi thấy anh ta ốm yếu nên nào dám lại gần, điều đó làm cho cai lệ rất tức tối. Cai lệ giật phắt cái thừng trong tay tôi rồi sầm sập tiến đến chỗ thằng Dậu.Ả Dậu tiến đến đỡ lấy tay hắn, van xin khẩn khoản. Chẳng những không tha mà hắn còn đánh ả. Hình như tức quá ,ả ta liều mạng cự lại, cai lệ còn tức giận hơn,tát vào mặt ả một cái đánh bốp.Ả ta nghiến hai hàm răng,túm lấy cổ hắn,ấn dúi hắn ta ra cửa,hắn không chịu nổi ,té ngã nhào ra cửa. Hắn tuy ngã mà miệng vẫn cứ nham nhảm thét tôi phải bắt trói ả ta. Tôi sấn sổ bước đến, chừc đánh ả ta, nhưng ả nhanh quá, xô đẩy tôi làm tôi cũng ngã cả ra thềm. Thằng Dậu cũng muốn can ngăn nhưng không đủ sức.
1. Kiệt tác của Cụ Bơ men
- Khi nghe Xiu kể về chuyện của Giôn xi với những chiếc lá trên cây thường xuân, cụ Bơ men và Xiu “Sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”.
Cụ đã “sợ sệt” cho mạng sống của Giôn xi khi thấy trên cây chỉ còn trơ lại vài chiếc lá.Và trong lúc ngồi lặng lẽ, “chẳng nói năng gì”, Cụ đã ấp ủ một ý định, mà đến tận cuối câu chuyện chúng ta mới hiểu được hết cái lặng lẽ, “chẳng nói năng gì” ấy của Cụ.
- Trong đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá thường xuân cuối cùng dã rụng, cụ Bơ men đã chịu mưa rét, cầm đèn, leo thang để vẽ một chiếc lá trên bức tường.Chiếc lá ấy đã cứu sống Giôn xi, nhưng lại cướp đi mạng sống của Cụ Bơ men vì bệnh sưng phổi.
- Chiếc lá ấy là kiệt tác của cụ Bơ men . Trước hết là vì chiếc lá được vẽ rất giống : “ở gần cuống lá còn giữ mầu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”, giống đến nỗi cả Giôn xi và Xiu đều tưởng là chiếc lá thật.
- Nhưng quan trọng hơn chiếc lá của cụ Bơ men là một kiệt tác vì nó đem lại sự sống cho Giôn xi. Chiếc lá được vẽ bằng cả tình thương yêu bao la và long hy sinh cao cả của Cụ Bơ men. Thật xúc động khi hình dung ông cụ trong đêm mưa gió tơi bời đã bắc thang leo lên độ cao hơn 6m để vẽ chiếc lá trên tường.
- Việc nhà văn bỏ qua không kể chuyện cụ Bơ men vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết có có hiệu quả làm tăng tính kịch tính của truyện, tạo bất ngờ cho Giôn xi và cả Xiu, và gây hứng thú bất ngờ cho người đọc.
Vì bức tranh ấy được hoàn thành trong một thời tiết khắc nghiệt và nó là cả một ấm lòng, tâm huyết của cụ Bơmen vào bức tranh ấy
Vì chiếc lá đó sống động như thật đã đánh lừa cặp mắt của hai học sĩ nghèo .Nó tác động đến giôn xi từ một người không muốn sống trở thành một người muốn sống và có khát vọng lí tưởng sống cao đẹp.Được vẽ bằng tấm lòng thương yêu đức hy sinh thầm lặng và cao quí của người học sĩ.Chiếc lá cuối cùng có nhiệm màu cứu sống giôn xi và khôi phục ở cô ước mơ sáng tác.Có giúp được gì cho bạn không?
Đây là một kiệt tác vẽ bằng sự yêu thương giữa những con người nghệ sĩ với nhau họ có chung một số phận.Một cô họa sĩ trẻ bị bệnh phổi mất hệ niềm tin vào cuộc sống.Chính cụ Bơ -men là người đã cứu cô- một cô bé từ cõi chết trở về và cụ ko bao giờ nghĩ rằng đây là một bức kiệt tác giữa những năm tháng còn lại của cuộc đời mà cụ ao ước được vẽ ko bao giờ cụ nghĩ như vậy.Tuy chiếc là cuối cùng là một sự lừa dối nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại niềm tin vào sự sống cho một con người.Nhưng cũng chính từ đây sự ra đi của cụ Bơ-men trong một đêm gió rét,dữ dội và tàn bạo, để thay thế tính mạng cho Giôn-xi khiến đã khiến cho tất cả các độc giả rung lên những sợi dây cảm xúc trong tâm hồn .