K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hình ảnh cây đa, bến nước cùng những khóm tre xào xạc là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân ở mọi miền quê Việt Nam. Cây tre không những bảo vệ, bao bọc xóm làng mà còn trở thành nguyên liệu để làm ra những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống, gắn bó thân thiết với mỗi con người từ khi sinh ra cho đến lúc qua đời. Ngay từ thủa ấu thơ ta đã được nằm trong chiếc nôi...
Đọc tiếp

Hình ảnh cây đa, bến nước cùng những khóm tre xào xạc là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân ở mọi miền quê Việt Nam. Cây tre không những bảo vệ, bao bọc xóm làng mà còn trở thành nguyên liệu để làm ra những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống, gắn bó thân thiết với mỗi con người từ khi sinh ra cho đến lúc qua đời. Ngay từ thủa ấu thơ ta đã được nằm trong chiếc nôi tre êm đềm với tiếng ru à ơi của mẹ. Và nó sẽ mãi là hình ảnh không bao giờ phai mờ. Rồi khi lớn lên, tre lại gắn bó với trẻ trong suốt thời niên thiếu qua những vật dụng hàng ngày hay qua những trò chơi con trẻ. Cũng có lúc tre lại được tô khắc, trang điểm theo những ý tưởng độc đáo của người thợ để tạo ra những sản phẩm mang giá trị thẩm mỹ cao.

Câu 1. Đoạn văn trên gây ấn tượng với em về điều gì? Viết đoạn văn ngắn trình bài suy nghĩ của mình. 

0
“Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, đặc biệt là loài người phát triển. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn sẵn sàng sử dụng những làn gió lạnh như cắt để phê phán và thường ngần ngại khi tặng người thân của mình những tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng. Ngẫm cho kĩ, chúng ta sẽ thấy có những lời khen đã làm thay đổi hẳn cuộc đời của một ai...
Đọc tiếp

“Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, đặc biệt là loài người phát triển. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn sẵn sàng sử dụng những làn gió lạnh như cắt để phê phán và thường ngần ngại khi tặng người thân của mình những tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng. Ngẫm cho kĩ, chúng ta sẽ thấy có những lời khen đã làm thay đổi hẳn cuộc đời của một ai đó”

(Đắc nhân tâm-Dale Camegie, Nhà xuất bản Thế giới, 2027)

Câu 1.Tìm một câu có chứa phép so sánh trong đoạn văn trên.Xác định rõ các vế trong phép so sánh ở câu đó.

Câu 2.Tác giả đoạn trích khẳng định lời khen “cần thiết cho muôn loài”.Tuân Tử lại nói “Người chê ta mà chê phải là thầy ta”.Hai quan điểm đó giúp em có được bài học nhận thức nào?

 

0
“Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, đặc biệt là loài người phát triển. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn sẵn sàng sử dụng những làn gió lạnh như cắt để phê phán và thường ngần ngại khi tặng người thân của mình những tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng. Ngẫm cho kĩ, chúng ta sẽ thấy có những lời khen đã làm thay đổi hẳn cuộc đời của một ai...
Đọc tiếp

“Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, đặc biệt là loài người phát triển. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn sẵn sàng sử dụng những làn gió lạnh như cắt để phê phán và thường ngần ngại khi tặng người thân của mình những tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng. Ngẫm cho kĩ, chúng ta sẽ thấy có những lời khen đã làm thay đổi hẳn cuộc đời của một ai đó”

(Đắc nhân tâm-Dale Camegie, Nhà xuất bản Thế giới, 2027)

Câu 1.Tìm một câu có chứa phép so sánh trong đoạn văn trên.Xác định rõ các vế trong phép so sánh ở câu đó.

Câu 2.Tác giả đoạn trích khẳng định lời khen “cần thiết cho muôn loài”.Tuân Tử lại nói “Người chê ta mà chê phải là thầy ta”.Hai quan điểm đó giúp em có được bài học nhận thức nào?

 

0
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, một cậu con trai dắt người cha mù vào quán. Cậu con trai trạc mười tám mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học.Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi nói to: "Cho hai bát mì bò!". Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :

Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, một cậu con trai dắt người cha mù vào quán. Cậu con trai trạc mười tám mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học.Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi nói to: "Cho hai bát mì bò!". Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường nói nhỏ với tôi chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, thực ra thì tiền không đủ, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý.

       Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: "Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!". Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. "Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội". Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp.

Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính ?

Câu 2 : Khái quát nội dung của đoạn trích ?

Câu 3 : Em hiểu như thế nào về hành động và câu nói của người cha : "Loay hoay một lúc , ông mới gắp trúng được một miếng thịt , vội vàng bỏ miếng thịt sang bát của người con ."Ăn đi con , con ăn nhiều thêm một chút , ăn no rồi học hành chăm chỉ , sắp thi tốt nghiệp rồi ..."

Câu 4 : Qua đoạn trích trên , em rút ra bài học gì cho bản thân ?

0