K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 6 2022

Truyện Lục Vân Tiên là một truyện thơ nôm của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ 19, truyện có 2082 câu thơ lục bát.

15 tháng 6 2022

\(\sqrt{Tham}Khảo\)( tham khảo)

Mùa xuân nho nhỏ là một trong những bài thơ hay nhất viết về mùa xuân. Đặc biệt, trong hai khổ thơ 4,5 nhà thơ Thanh Hải còn thể hiện ước nguyện hòa nhập, dâng hiến cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của đất nước, non sông. Trước hết, nhà thơ bày tỏ khát vọng được hòa nhập, mong muốn được mang đến niềm vui cho cuộc đời. Điệp từ "ta làm" gợi ra sự hối hả trong nhịp thơ đồng thời diễn tả được sự mãnh liệt trong khát vọng dâng hiến của nhà thơ. Nhà thơ mong muốn được "làm con chim hót", "một cành hoa" để có thể góp cho cuộc đời tiếng hót vui tươi và hương sắc rực rỡ nhất. Đại từ "ta" được thể hiện trong câu thơ không chỉ thể hiện tâm nguyện của tác giả mà mở rộng ra, đó còn là khát vọng chung của rất nhiều người. Không chỉ khát khao dâng hiến những gì đẹp nhất cho cuộc đời, trong khổ thơ cuối cùng, nhà thơ Thanh Hải còn thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành, mãnh liệt không kể tuổi tác. Nhà thơ "lặng lẽ" dâng hiến cho cuộc đời những gì đẹp nhất, dù là "tuổi hai mươi" hay "khi tóc bạc" thì ước nguyện ấy vẫn không thay đổi. Hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ" trong khổ 5 mang ý nghĩa ẩn dụ, đó là tuổi xuân của con người, đó cũng là phần đẹp nhất mà nhà thơ Thanh Hải muốn "dâng cho đời".

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: HỌC CƠ BẢN MỚI CÓ THỂ TRỞ THÀNH TÀI LỚN         “ Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.          Danh họa I-ta-li-a Lê-ô-na đơ Vanh-xi(1452-1519) thời còn bé , cha thấy có năng khiếu hội họa, mới cho theo học danh họa Vê-rô-ki-ô. Đơ Vanh-xi thì muốn học cho nhanh, nhưng cách dạy của Vê-rô-ki-ô rất đặc biệt....
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

HỌC CƠ BẢN MỚI CÓ THỂ TRỞ THÀNH TÀI LỚN

        Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.

         Danh họa I-ta-li-a Lê-ô-na đơ Vanh-xi(1452-1519) thời còn bé , cha thấy có năng khiếu hội họa, mới cho theo học danh họa Vê-rô-ki-ô. Đơ Vanh-xi thì muốn học cho nhanh, nhưng cách dạy của Vê-rô-ki-ô rất đặc biệt. Ông bắt cậu bé học vẽ trứng gà mấy chục ngày liền, làm cậu ta phát chán. Lúc bấy giờ thầy mới nói: “Em nên biết rằng trong một nghìn cái trứng, không bao giờ có hai cái có hình dáng hoàn toàn giống nhau! Cho dù là một cái trứng, chỉ cần ta thay đổi góc nhìn nó lại hiện ra một hình dáng khác. Do vậy nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu!”. Thầy Vê-rô-ki-ô còn nói, vẽ đi vẽ lại cái trứng còn là cách luyện mắt cho tinh, luyện tay cho dẻo. Khi nào mắt tinh, tay dẻo thì mới vẽ được mọi thứ. Học theo cách của thầy quả nhiên về sau Đơ Vanh-xi trở thành họa sĩ lớn của thời Phục Hưng.

         Câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh-xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ. Và cũng chỉ những ông thầy lớn mới biết dạy cho học trò những điều cơ bản nhất. Người xưa nói, chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi, quả không sai.

                                        (Theo Xuân Yên-  Ngữ văn 7, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)

1.    Văn bản sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

2.     Theo tác giả, vì sao thầy dạy lại bắt Lê-ô-na đơ Vanh-xi học vẽ trứng gà mấy chục ngày liền ?

3.    Tìm một câu phủ định có trong văn bản.

4. Dựa vào phần ngữ liệu trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy trình bày những suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi bàn về ý nghĩa của sự kiên trì trong cuộc sống.

0