K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2018

Công xã Paris (tiếng Pháp: La Commune de Paris) là một chính quyền điều hành Paris trong một thời gian ngắn, từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 28 tháng 5năm 1871. Nó đã được mô tả như một vụ bạo loạn hoặc sự thiết lập một chính quyền theo chủ nghĩa xã hội, tùy theo tư tưởng của người bình luận.

Theo nghĩa đen, Công xã Paris chỉ là một cơ quan hành chính địa phương (hội đồng của một xã) đã nắm quyền điều khiển Paris trong vòng hai tháng mùa xuân năm 1871. Tuy nhiên, với những điều kiện khi thành lập, những quy định gây tranh cãi và một kết thúc đẫm máu đã làm cho nó trở thành một sự kiện chính trị quan trọng vào thời đó.

Mục lục

  [xem] 

Hoàn cảnh ra đời của Công xã[sửa | sửa mã nguồn]

Bàn luận về chiến tranh trong một quán cà phê Paris, The Illustrated London News ngày 17 tháng 9 năm 1870

Cuối tháng 6 năm 1870, Đệ nhị đế chế Pháp bước vào thời kỳ khủng hoảng. Cũng mùa hè 1870, nước Pháp bước vào cuộc chiến với Phổ. Do chỉ huy yếu, thua kém về vũ khí, các chiến lược sai lầm... Pháp nhanh chóng bị Phổ đánh bại. Tháng 9 năm 1870, hoàng đế Napoléon III thất trận ở chiến trường Sedan phải đầu hàng thủ tướng nước Phổ là Otto von Bismarck. Ngày 4 tháng 9, nhân dân Paris nhận được tin, tự phát nổi dậy tràn vào Điện Bourbon, hô lớn: Phế truất hoàng đế", "Cộng hòa muôn năm". Chiều ngày hôm đó, một chính phủ lâm thời được thành lập mang tên Chính phủ vệ quốc. Tướng Louis Jules Trochu, một người có tư tưởng bảo hoàng, nguyên thống đốc Paris, được cử làm Bộ trưởng Bộ chiến tranh và đứng đầu chính phủ mới.[1]

Quân đội Phổ, sau chiến thắng ở trận Sedan, tiếp tục tiến về Paris. Khi thủ đô bị vây hãm vào gần cuối tháng 9, thành phố vẫn còn 246.000 vệ binh và thủy quân cùng 125.000 vệ quốc quân. Chính phủ tổ chức thêm 200 tiểu đoàn vệ quốc quân, cộng với 60 tiểu đoàn vốn có từ thời Đệ nhị đế chế. Lực lượng này bao gồm chủ yếu các thợ thủ công và công chức nhỏ. Trong khi đó, quân đội Pháp vẫn tiếp tục thua cuộc. Ngày 27 tháng 10, 15 vạn quân Pháp ở thành Metz do tướng François Achille Bazaine chỉ huy đầu hàng. Nhân dân Paris với quyết tâm cố thủ, phản đối việc chính phủ mới đàm phán với phía Phổ, tập trung trước tòa thị chính hô lớn: Đả đảo Trochu! Không đàm phán![1] Jules Favre, Bộ trưởng Bộ ngoại giao của Chính phủ vệ quốc, đã bí mật ký thỏa thuận hòa ước với Otto von Bismarck.

Từ ngày 23 tháng 1 năm 1871, Chính phủ của Trochu bắt đầu đàm phán với Phổ lại cung điện Versailles. Đến ngày 28/1, Chính phủ Pháp ký hiệp định đình chiến, chấp nhận các điều hiện của phía Phổ. Theo các điều khoản đình chiến này, cuộc bầu cử Quốc hội Pháp sẽ được tổ chức vào 8 tháng 2 năm 1871 và sau đó Quốc hội sẽ ký hòa ước. Đúng như dự đinh, Quốc hội mới được thành lập vào đầu tháng 2 với 750 nghị viên. Phần lớn trong số này thuộc tầng lớp phú ông, địa chủ và có tới 450 người thuộc phái bảo hoàng.[2] Adolphe Thiers trở thành thủ tướng và Jules Favre tiếp tục giữ chức bộ trưởng bộ ngoại giao. Ngày 28 tháng 2, Thiers gặp Bismarck và ký kết các điều khoản hòa ước:

  • Nước Pháp bồi thường chiến phí 5 ngàn triệu franc.
  • Các pháo đài Paris bị quân Đức chiếm đóng cho tới khi Pháp nộp 500 triệu đầu tiên.
  • Lãnh thổ phía đông bị chiếm đóng cho tới khi Pháp hoàn thành hết khoản bồi thường.
  • Alsace và một phần ba Lorraine thuộc về Đức.
  • Quân Phổ vào chiếm đóng Paris.

Phản đối hòa ước, trước ngày quân đội Phổ tiến vào Paris, dân chúng và vệ quốc quân đã chiếm 227 khẩu đại bác và súng liên thanh chuyển về Montmartre và Belleville. Trước sự chống cự này, quân đội Phổ chỉ chiếm một phần Paris và ở lại trong 62 giờ đồng hồ. Ngày 15 tháng 2, 215 trong tổng số 270 tiểu đoàn vệ quốc đã thành lập Liên minh quân đội vệ quốc, đứng đầu là Ủy ban trung ương vệ quốc. Ủy ban này gồm đại biểu ở tất cả các đơn vị, có cả những người xã hội và những hội viên của Quốc tế thứ nhất. Ngày 24 tháng 2, Ủy ban tổ chức một cuộc tuần hành trước nhà tù Bastille để kỷ niệm Đệ nhị cộng hòa.[2]

Giữa tháng 3 năm 1871, Quốc hội hạ lệnh tước vũ khí quân vệ quốc. Cuộc chiến ngày 18 tháng 3 giữa Chính phủ Versailles và quân vệ quốc là ngòi nổ trực tiếp cho Công xã Paris.[2]

Thành lập Công xã[sửa | sửa mã nguồn]

Một chướng ngại vật trên phố, ngày 18 tháng 3 năm 1871

3 giờ đêm ngày 17 rạng sáng ngày 18 tháng 3, quân đội chính phủ Thiers tới chiếm các vị trí chiến lược bên tả ngạn sông Seine. Một nhóm khác cũng được điều đến các kho đại bác của Paris. Mục tiêu chủ yếu của quân đội chính phủ là đồi Montmartre ở phía bắc thành phố để chiếm các trọng pháo của quân vệ quốc. Đến 5 giờ 30, quân chính phủ chiếm được các trọng pháo nhưng chưa di chuyển đi được. Sau các tiếng kèn tập hợp và chuông báo động, quân vệ quốc tiến tới bao vây đồi. Trong cuộc chiến, nhiều binh lính quân chính phủ đã nghiên về phía quân vệ quốc, viên tướng chỉ huy bị bắn chết tại chỗ. Tới 9 giờ sáng, lực lượng chính phủ thất bại, vội vã lui quân. Buổi trưa, Ủy ban trung ương vệ quốc ra lệnh các tiểu đoàn tiến vào trung tâm thành phố. Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, quân vệ quốc đã chiếm được các cơ quan đầu não của phủ, tòa thị chính và các trại lính. Đến buổi chiều, Thiers cùng chính phủ phải rút về Versailles.[3]

Ngày 26 tháng 3, bầu cử Hội đồng Công xã được tiến hành và ngày 28, kết quả được công bố. Trong số 85 đại biểu trúng cử, có 25 công nhân, 15 đại biểu thuộc tầng lớp tư sản trúng cử nhưng sớm từ chức sau đó. Phần còn lại gồm các bác sĩ, nhà báo, giáo viên, công chức... Khoảng gần 30 đại biểu của Hội đồng công xã là hội viên của Quốc tế thứ nhất và cũng có cả những người ngoại kiều gốc Nga, Ba Lan, Hungary. Cuối tháng 3, do ảnh hưởng của Công xã Paris, nhiều cuộc khởi nghĩa khác cũng nổ ra ở Marseilles, Lyon, Toulouse...[4]

Sắc lệnh đầu tiên của Công xã là bãi bỏ quân đội thường trực và bộ máy cảnh sát cũ. Việc giữ an ninh được thay bằng lực lượng công nhân có vũ trang. Chính quyền của giai cấp công nhân cũng được thành lập. Cơ quan tối cao của nhà nước là Hội đồng Công xã có vai trò lập pháp và tổ chức 10 ủy ban chịu trách nhiệm về hành pháp. Mỗi ủy ban này do một ủy viên của Hội đồng Công xã làm chủ tịch. Công xã cũng ra sắc lệnh tách nhà thờ khỏi hoạt động của nhà nước, giới tăng lữ không can thiệp vào công việc của chính quyền và ngân sách tôn giáo bị hủy bỏ. Tất cả tài sản của các giáo hội trở thành tài sản quốc gia, giáo dục cũng tách khỏi nhà thờ. Để tuyên truyền trong hoàn cảnh bị bao vây, Công xã Paris còn sử dụng khinh khí cầu rải truyền đơn tới các vùng nông thôn.[5]

Trong khi đó, quân đội Phổ và quân đội Versailles vẫn tiếp tục bao vây Paris. Chính phủ Versailles cùng một số báo chí đưa nhiều tin bất lợi cho Công xã Paris, như Công xã sẽ tiêu diệt tất cả các quyền sở hữu. Nhiều nông dân lo ngại chính quyền của Công xã Paris.

Các chính sách kinh tế, xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Công xã Paris quyết định giao cho công nhân quản lý các xí nghiệp, công xưởng mà giới chủ đã bỏ khỏi Paris. Còn những xưởng mà người chủ vẫn ở lại, Công xã quản lý thông qua việc kiểm soát tiền lương. Các Ủy ban lao động được thành lập chịu trách nhiệm về sản xuất và đời sống công nhân. Với những nhà máy vẫn còn giới chủ, Công xã đưa ra lệnh cấm hình thức cúp phạt, cấm làm đêm trong các xưởng bánh mì.[6] Chế độ ngày làm 8 tiếng cũng được đề ra nhưng chưa kịp thực hiện. Mức lương của các viên chức bị hạ xuống, trong khi của công nhân được tăng lên. Đến tháng 5, Công xã ban hành đạo luật quy định giá bánh mỳ, thịt bò, cừu. Nhiều công dân nghèo rời nhà mình tới sống tại các dinh thự của những quý tộc, tư sản bỏ trốn.[7]

Về giáo dục, Công xã Paris thành lập hệ thống giáo dục thống nhất, tách khỏi nhà thờ, thay thế các tăng lữ bằng tầng lớp giáo viên mới. Một sắc lệnh quy định giáo dục bắt buộc và miễn phí. Ngày 12 tháng 5, hai trường chuyên nghiệp được thành lập. Chịu trách nhiệm các nhiệm vụ này là Ủy ban giáo dục. Tương tự, Hội nghệ sĩ đứng ra quản lý các rạp hát, kinh doanh nghệ thuật bị cấm.[7]

Về quân sự, Công xã Paris giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ; thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân [8]

Chiến tranh bảo vệ Công xã[sửa | sửa mã nguồn]

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Thành viên Công xã Paris bị xử tử

Sau ngày 18 tháng 3, quân đội chính phủ Versailles hầu như tan rã. Về Versailles, Adolphe Thiers dần tập hợp lại được 12 ngàn quân. Cuối tháng 3, khi những cuộc nổi dậy ở các tỉnh thất bại, quân đội tập trung lại Paris và lên tới con số 65 ngàn. Trong khi đó, lực lượng của Công xã ban đầu khoảng 100 ngàn người, về sau tăng lên tới 200 ngàn. Nhưng trong số này chỉ có khoảng 20 đến 30 ngàn đã được luyện tập. Về vũ khí, tuy Công xã có được 1740 khẩu đại bác, nhưng do không có pháo thủ, một số bị phá hủy nên chỉ sử dụng được 320 khẩu. Quân đội Công xã cũng được trang bị hơn 400 ngàn súng trường.[9]

Ngày 2 tháng 4, quân Versailles bắt đầu tấn công Paris. Quân Công xã nhanh chóng thua cuộc do tổ chức yếu, kỷ luật kém, sử dụng pháo không hiệu quả... Trong tháng 4 và 5, quân Versailles đã chiếm được phần lớn các pháo đài phía tây và nam thành phố. Từ giữa tháng 4, Paris liên tiếp bị bắn phá. Nhiều người của chính phủ Versailles thâm nhập vào hàng ngũ Công xã, tham gia cả Bộ tổng tham mưu. Lực lượng tình báo này đã cho phá hủy một xưởng đúc đạn, lấy các bản đồ quân sự và tổ chức mở cửa thành Paris cho quân đội Versailles tiến vào.[10]

Vào khoảng thời gian đang diễn ra cuộc chiến, ngày 10 tháng 5 năm 1871, Adolphe Thiers chính thức ký với Bismarck hòa ước nhượng Alsace và một phần Lorraine cho Phổ cùng khoản chiến phí 5.000 triệu franc[cần dẫn nguồn]}. Chính phủ của Thiers và phía Phổ cùng tham gia đàn áp Công xã [cần dẫn nguồn]. Theo yêu cầu của Thiers, Bismarck trao trả Pháp 10 vạn tù binh và lực lượng này cùng tham gia đàn áp Công xã. Sau hòa ước, Bộ chỉ huy quân Phổ cho quân đội Versailles qua phía bắc thành phố, nơi Công xã ít đề phòng [cần dẫn nguồn].

Ngày 20 tháng 5, quân đội Versailles bắt đầu tổng tiến công. Ngày 21, quân đội tràn vào Paris qua cửa ô Saint-Cloud. Tiếp đó là khoảng thời gian "Tuần lễ đẫm máu" kéo dài từ 21 tới 28 tháng 5.[10] Ngày 27, quân Versailles chiếm được Belleville. Khoảng 200 binh lính Công xã rút vào cố thủ trong nghĩa địa Père-Lachaise. Tới ngày 28, cuộc kháng cự của Paris hoàn toàn thất bại.[11]

Nguyên nhân thất bại[sửa | sửa mã nguồn]

Công xã Paris thất bại có nhiều nguyên nhân, các khách quan và chủ quan. Sau ngày 18 tháng 3, lực lượng của Công xã đã chiếm được nhiều cơ quan quan trọng, nhưng lại bỏ qua bưu điện và Ngân hàng Pháp.[3] Công xã cũng không hoàn thành thắng lợi bằng cách tấn công tiếp tục tới Versailles và điều này khiến chính phủ của Adolphe Thiers có thời giờ củng cố, xây dựng lại quân đội. Công xã cũng không mạnh tay với các nhân vật gián điệp, cho tới thời kỳ Tuần lễ đẫm máu mới thực hiện biện pháp mạnh nhưng không còn tác dụng.

Về kinh tế, do không tịch thu ngân hàng, những thành phần chống lại công xã đã vẫn có thể tiếp tục sử dụng tiền. Ngoài ra, về quân sự, Công xã Paris tỏ ra yếu kém. Quân đội của Công xã chưa được huấn luyện, tổ chức tốt. Việc lãnh đạo thiếu tập trung, được chia làm hai cơ quan là Ủy ban quân sự và Ủy ban trung ương quân vệ quốc. Lực lượng công nhân không xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với lực lượng nông dân. Các yếu kém về quân sự khiến Công xã nhanh chóng tan rã khi bị quân đội Versailles tấn công.[12]

Ý nghĩa lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi, Công xã Paris đã đề ra các chính sách tiến bộ phục vụ quyền lợi của nhân dân lao động: Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của nhà nước, quy định tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt vô cớ, đánh đập công nhân; Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí... Đây là những chính sách của một chế độ mới, xã hội mới, là sự cổ vũ nhân dân lao động thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tôt đẹp hơn.

Công xã đã để lại nhiều bài học trong tổ chức lãnh đạo cách mạng, thực hiện liên minh các tầng lớp lao động, đây là các bài học được nhiều cuộc cách mạng sau này như Cách mạng Tháng Mười Nga, Cách mạng ở Cuba, Cách mạng Việt Nam... tiếp thu

Bức tường Công xã (Mur des Fédérés) nổi tiếng nằm trong phạm vi nghĩa trang Père-Lachaise ở phía nam, đó là nơi 147 chiến sĩ Công xã Paris, những chiến sĩ tự vệ cuối cùng của khu Belleville, bị bắn chết vào ngày Chủ nhật, 28 tháng 5 năm 1871, ngày cuối cùng của "Tuần lễ đẫm máu" (Semaine Sanglante) và đánh dấu chấm hết cho sự tồn tại của Công xã Paris. Vì ý nghĩa đặc biệt của bức tường này, Père-Lachaise đã trở thành nghĩa trang được lựa chọn để chôn cất phần lớn các nhà lãnh đạo cánh tả của Pháp và là nơi làm lễ kỉ niệm hàng năm của những người cánh tả với số lượng lên từ vài trăm đến vài nghìn người (cá biệt năm 1936 có tới 600.000 người tham gia lễ kỉ niệm), các buổi lễ này được tổ chức bởi lãnh đạo của các đảng cánh tả (Đảng dân chủ xã hội Pháp, Đảng Cộng sản Pháp...) và các tổ chức cánh tả khác.

1 tháng 2 2018

mk nè ♡

1 tháng 2 2018

mk nữa

31 tháng 1 2018

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

31 tháng 1 2018

Nội quy đâu , bạn đọc chưa . À , với cả uống thuốc chưa bạn

31 tháng 1 2018

Mỗi dịp Tết đến xuân về ngoài những cành đào hồng thắm, ngoài những cây quất sai những quả thì ta còn biết đến hình ảnh những cây mai vàng mang lại sự sang trọng sung túc cho một năm. Cây mai có ý nghĩa biểu tượng rất lớn chính vì thế mà những nhà có tiền hay có thú chơi cây ngày tết thường rất quan tâm đến mai và không thể thiếu nó trong ngày tết ấy.

Cây mai được trưng bày trên bàn thơ hay ở những chậu cây đặt trên bàn uống nước nó mang lại sự trang trọng và giàu sang. Nó mang những điều phúc lộc cho người chơi nó. Mặc dù nó chỉ là biểu tượng chứ chưa chắc là sẽ có phước những bằng màu sắc của nó người ta quan niệm nó như thế. 
Ngày tết đến ở những nhà cao cửa rộng phố xá thênh thang thì đi đến đâu người ta cũng thấy được những hình ảnh của cây mai. Thân cây mai nhỏ nhắn thấp nhưng lại không nhỏ như cây đào. Nó to hơn câu đào một chút, đặc biệt là thân của nó không cao mà nó thấp lùn lùn tán cây rộng ra nhiều cành nhỏ. Trên những cành nhỏ ấy những bông hoa đẹp đẽ sẻ nở ra. Nhìn cây mai dễ thương như một chú lùn, chú lùn ấy lại không hề buồn cười mà lại mang đến cho người ta cảm giác thật yêu mến và dễ nhìn. Chính vì thế mà việc khuân vác cây mai đi thật dễ dàng.

Cây mai ấy điều đáng chú ý nhất là những bông hoa màu vàng giống như hàng ngàn bông mặt trời chói lọi. Ngày tết để hoa mai trên bàn uống nước tiếp khách thì không chỉ bản thân gia đình cảm thấy mang lộc mang phước về nhà mà ngay những người khách đến chơi cũng có cảm giác như thế. Cành mai mỏng manh như tờ giấy vậy, nhưng tờ giấy ấy là tờ giấy vàng. Cái màu vàng nhạt làm đẹp mắt người ta chứ không phải cái màu vàng chóe.

Những nhị hoa màu vàng sậm hơn nở xòe trong như nhưng hương sắc mà thiên nhiên đất trời ban tặng. Nhìn cây mai giống như những thỏi vàng ngày xưa vậy, cái màu vàng may mắn của tiền bạc và phú quý giàu sang. Mai như hiện thân của thần tài đến mọi nhà vậy, không cần chơi mai mà chỉ cần nhìn thấy mai thì con người ta đã thấy xốn xang trong lòng. Không chỉ thấy phú quý mà còn thấy cả mùa xuân sinh sôi nảy nở của đất trời.

Hương thơm của hoa mai cũng rất đặc trưng, nó không có mùi thơm nồng nàn cũng không có mùi thơm như hoa ly, hoa huệ mà cũng chẳng thơm nhẹ nhàng như hoa nhài. Hương thơm của nó mang đến sự thoải mái nhẹ nhàng cho con người. Hương thơm đủ để cảm nhận thấy thể hiện sự thanh thoát của loài hoa này.

Nếu như khi trước tết đến hoa mai nhẹ nhàng rụng vào cuối đông cho xong chuyện thì đến tết cây mai chỉ là một cành cây không, thế nhưng tầm tết ấy những nụ hoa hé mở và nếu có nắng ấm thì nó càng nhanh nở hơn. Những bông mai rạng rỡ lại xòe cánh hoa ra mang niềm vui đến cho mọi người

31 tháng 1 2018

Thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp Tết đến xuân về lại chan hòa trong ánh nắng ấm áp. Những tia nắng đầu năm tươi mới ấy như càng làm đẹp thêm cho cây hoa mai đón Tết của gia đình em.

Cây mai ấy bố và em đã đi mua trong ngày hai mươi tám Tết. Đó là một cây nhỏ, chỉ cao chừng bảy mươi xăng ti mét nhưng có rất nhiều nụ, nụ hoa lại mập mạp rất đáng yêu. Thân cây ở phía gốc to bằng cổ tay em, càng lên cao càng nhỏ dần. Vỏ cây nâu mốc, xù xì chứng tỏ nó đã khá già. Đặc biệt, thân mai được uốn sao cho cây vươn lên xoắn theo hình trôn ốc rất độc đáo. Những cành mai vì thế mà mọc xòe ra nhiều phía, tạo thành tán tròn ôm lấy thân cây làm tâm điểm. Nhìn cây mai, chẳng khác nào một ngọn tháp tí hon. Lá cây rất nhỏ và thưa, cành rất nhiều những chiếc nụ nho nhỏ, xinh xắn. Nụ mai được bao bên ngoài bởi một lớp vỏ màu nâu, khi bông đã đến khi nở, lớp vỏ ấy sẽ rụng đi. Bố em nói rằng cây mai này rồi sẽ nở hoa rất đẹp. Bố cẩn thận đặt cây vào một chậu sứ màu gan gà rồi mang vào giữa phòng khách.

Sáng ngày mùng một Tết. Khi cả nhà em bước ra phòng khách, ai cũng ngỡ ngàng nhìn cây mai với ánh mắt say mê. Hoa đã nở rất nhiều, màu hoa mai vàng tươi như ánh nắng ban mai (có phải vì thế mà hoa có cái tên là "hoa mai"?). Cái tháp nhỏ ngày hai mươi tám thoắt đã vụt trở thành một chiếc tháp vàng rực rỡ. Từ đỉnh tháp đến chân tháp, những bông hoa xòe cánh bao phủ. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào ngoài Bắc nhưng cánh mai to hơn một chút. Ngoài ra, hoa mai có thể có bảy hoặc chín cánh trên một bông. Cánh hoa vàng tươi được nâng đỡ bởi đài hoa xanh non trông thật đẹp mắt. Ở giữa bông hoa là nhị hoa dài và nhụy hoa cũng mang màu vàng tươi như cánh. Nhìn bông hoa mai xoe tròn, ai ai cũng thích thú muốn ngắm mãi không thôi! 

Em cẩn thận đem những phong bao lì xì màu đỏ kèm bên trong là những lời chúc tết, những chiếc đèn lồng đỏ nhỏ xíu xiu treo lên cây mai. Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự trù phú, sung túc. Giữa những ngày Tết, ngày xuân màu hoa mai chan hòa với ánh nắng của đất trời, làm xôn xao lòng người khiến ai ai cũng thêm phấn chấn, vui vẻ. Màu đỏ lại tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc. Vậy nên màu vàng của hoa, màu đỏ của những vật trang trí hẳn là những sắc màu đem lại may mắn cho năm mới.

Gần trưa mồng một, nhà em đón những vị khách đầu tiên của năm mới. Đó là cô chủ và hai em họ. Mọi người đều trầm trồ khen cây mai sao mà đẹp! Riêng hai bé em họ cứ thích thú chạy vòng quanh cây và ngắm nghía mãi không thôi những bông hoa xinh xắn và những phong bao nho nhỏ. Cơn gió xuân thoảng qua, cánh hoa rung rinh thật nhẹ, như mơn man đùa giỡn với gió. Còn những chiếc phong bao, những chiếc đèn lồng thì xoắn tít dây, khẽ bay bay như vỗ tay reo mừng.

Cây hoa mai trong những ngày Tết đến, xuân về thật đẹp đẽ và quan trọng biết mấy. Em rất mong, nhờ vẻ đẹp của hoa mà năm tới gia đình em gặp nhiều may mắn.


Đầu tiên, chúng tôi sẽ cung cấp cho anh quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu của anh theo quy định của pháp luật.

Điều 164 BLDS 2005 quy định về quyền sở hữu như sau:

“ Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản”.

Theo quy định trên, chủ sở hữu của tài sản có các quyền: quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản; quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản và quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. (Điều 182, Điều 192, Điều 195 BLDS 2005).

Như vây, chủ sở hữu có toàn quyền đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 165 BLDS 2005).

Theo như anh trình bày, mẹ của anh giữ chứng minh thư nhân dân của anh và không cung cấp khi anh tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn.

Chứng minh thư nhân dân là giấy tờ tùy thân của mỗi công dân, trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm căn cước, lai lịch của người được cấp. Mặc dù chứng minh thư nhân dân không có giá trị lớn. Tuy nhiên, phôi chứng minh thư nhân lại được pháp luật dân sự xác định đó là tài sản và đương nhiên tài sản trên thuộc quyền sở hữu của anh.

Đối chiếu với quy định trên, hành vi của mẹ anh là hành vi trái với quy định pháp luật.

Tiếp theo, mẹ anh không cung cấp chứng minh thư nhân dân để anh tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn. Theo quy định tại điêm b khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình thì hành vi cản trở kết hôn là một trong những hành vi bị pháp luật cấm. Và hành vi trên cần được phát hiện và xử lí nghiêm minh theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 5 dưới đây:

Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

“ ....

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

...
3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình”.
 
Anh có trình bày thêm, anh có mua xe và đăng ký xe mang tên anh. Như vây, xác định trong trường hợp này anh là chủ sở hữu của chiếc xe, và chắc chắn pháp luật sẽ bảo vệ quyền sở hữu của anh đối với chiếc xe máy trên. Như trình bày ở phần trên, chủ sở hữu có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình. Mẹ của anh chiếm hữu chiếc xe cùng toàn bộ giấy tờ xe là hành vi trái quy định của pháp luật.

Điều 141 BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau:

“ 1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

...”.

Trường hợp trên, hành vi của mẹ anh có thể sẽ bị truy cứu TNHS. Anh có thể trực tiếp thỏa thuận với mẹ về việc trả lại chiếc xe, chứng minh thư nhân dân cùng toàn bộ giấy tờ xe để tránh trường hợp bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Lưu ý: Anh nên phân tích rõ cho mẹ anh hiểu, hành vi của mẹ anh hiện tại là hành vi trái quy định của pháp luật. Nếu mẹ anh cố ý không giao trả lại toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của anh thì anh có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Anh có thắc mắc thêm, trường hợp anh không đồng ý thì mẹ anh có chuyển nhượng được xe cho người khác không. Chúng tôi khẳng định là không, và nếu có chuyển nhượng thì chắc chắn hợp đồng chuyển nhượng sẽ vô hiệu.

Bởi, theo phân tích ở trên thì chỉ có chủ sở hữu mới có quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình ( trường hợp của anh là bán xe); nên những cá nhân khác nếu không được chủ sở hữu ủy quyền thì sẽ không có đủ tư cách để tham gia ký kết bất kỳ các hợp đồng có đối tượng là chiếc xe máy trên.
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quyền của chủ sở hữu đối với tài sản của mình theo quy định pháp luật. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

2 tháng 5 2018

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

30 tháng 1 2018

Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh.

Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển