Biện Pháp tu từ nổi bật nào được sử dụng trong hai câu thơ sau? Nêu tác dụng của biện Pháp đó.
"Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thuốc lá gây ra những tác hại rất lớn đối với đời sống con người. Trước hết, nó huỷ hoại sức khoẻ của những người trực tiếp hút thuốc. Trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc, đặc biệt là chất ni-cô-tin. Chất ni-cô-tin có khả năng gây nghiện và nó cùng với những chất độc khác gặm nhấm sức khỏe con người gây bệnh viêm phế quản, ho lao, ung thư phổi.... Điều này lí giải tại sao phần lớn những người hút thuốc nhiều đều mắc ít nhất một bệnh nào đó về phổi. Hơn thế nữa, thuốc lá còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Khói thuốc lá, đầu thuốc lá, tàn thuốc lá, chúng đã cùng với rác rưởi góp phần tạo nên thảm hoạ ô nhiễm môi trường. Nguy hiểm hơn, khói thuốc lá còn gây bệnh cho những người không hút thuốc. Những người xung quanh hít phải khói thuốc và khói thuốc khiến họ chịu độc gấp 4 lần người trực tiếp hút thuốc. Việc hút thuốc lá thụ động này cũng khiến những người này mắc những bệnh nghiêm trọng về tim phổi.
-.-
Tick mik
Ai-tơ-ma-tốp là nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan. Một trong những tác phẩm xuất sắc của ông là “Người thầy đầu tiên”. Nổi bật trong truyện là nhân vật thầy giáo Đuy-sen.
Thầy Đuy-sen hiện lên là một con người nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc. Chính thầy Đuy-sen là người đã biến một vùng đất hoang tàn thành trường học. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến trường với sự tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”.
Thầy Đuy-sen còn là một người giàu lòng yêu thương, luôn thấu hiểu trái tim trẻ thơ. Ở lần gặp gỡ đầu tiên, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học.
Khi biết hoàn cảnh của An-tư-nai, thầy đã an ủi một cách thật chân thành: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”. Cũng chính thầy Đuy-sen đã khơi dậy khao khát được đi học của An-tư-nai.
Không chỉ là người trực tiếp giảng dạy, thầy Đuy-sen còn luôn quan tâm đến cuộc sống của học sinh. Mỗi khi đi học, các em học sinh đều phải lội qua một con suối. Đến mùa đông, nước băng lạnh buốt khiến các em không thể lội qua được nữa. Để giúp học sinh có thể đến lớp, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế để các em nhỏ có thể an toàn tới trường học.
Nhân vật thầy giáo Đuy-sen hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp của một người giáo viên, điều đó càng khiến mỗi người thêm yêu mến và cảm phục nhân vật này.
-.-
Tick mik
Em tham khảo đoạn văn sau đây cô viết về nhân vật "Lượm" trong bài thơ "Lượm" của Tố Hữu nhé!
Trong bài thơ "Lượm", nổi bật nhất chính là hình ảnh chú bé Lượm. Lượm cũng giống bao bao đứa trẻ khác, đều rất hồn nhiên, yêu đời với thân hình nhỏ bé "loắt choắt", "cái đầu nghênh nghênh", "ca lô đội lệch", "mồm huýt sáo vang", "như con chim chích",... Cậu bé nhỏ tuổi ấy đảm nhiệm vai trò rất quan trọng: liên lạc. Dù nhỏ tuổi, Lượm rất dũng cảm, gan dạ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Sự hi sinh của người anh hùng nhỏ tuổi đã gợi bao xót xa cho người đọc.
* So sánh: câu in đậm.
Qua văn bản " Thánh Gióng" em đã được học đầu năm ,đây là nhân vật mà em rất ngướng mộ khi có sức mạnh phi thường và lòng yêu nước rồi rào. Em thấy rằng nhân vật Thánh Gióng như một vị thần, ăn mấy bát cơm liền lớn nhanh như thổi ,giặc đến một mình ra trận gẫy kiếm liền lôi những cây trẻ lên để quật.Đây còn là nhân vật thể hiện cho tình đoàn kết và lòng yêu nước của nhân dân nên em rất yêu quý nhân vật Thánh Gióng.
Biện pháp tu từ : ẩn dụ (nắng mưa với những vất vả,cực nhọc)
`->` Tác dụng : tăng sức gợi hình,gợi cảm và tăng thêm giá trị biểu cảm cho câu thơ từ đó cho chúng ta thấy được sự vất vả,cực nhọc mà mẹ phải chịu đựng suốt cuộc đời
BPTT: Ẩn dụ:
+ ”nắng mưa”: những khó khăn,khổ cực của người mẹ phải gánh chịu.
+ Từ ”lặn” trong đoạn thơ trên thể hiện được những khó khăn của người mẹ đang còn đọng lại trong mẹ.Mẹ đã hi sinh vì con,vì tương lai sau này của con.
TÁC DỤNG:- Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ thể hiện được sự gian lao, vất vả trong cuộc đời người mẹ, nhưng khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao, vất vả của người mẹ trong cuộc sống;
- Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay đổi, bù đắp… (nếu thay bằng các từ: ngấm, thấm,... thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi...)
Tick tớ ạ