K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2020

+   Khác nhau:- Nhà Lý ban hành  bộ Hình thư - Nhà Trần ban hành bộ luật mang tên Quốc triều hình luật, cơ quan pháp luật được tăng cường  và hoàn thiện hơn ( có thêm cơ quan Thẩm hình viện chuyên xét xử kiện cáo) 

+ Giống nhau: Có các qui định bảo vệ vua và cung điện, bảo vệ tài sản của nhà nước, xem trọng sản xuất nông nghiệp, xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản

25 tháng 12 2020

ĐẦY ĐỦ LUN NEK

* Giống nhau:

- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.

- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

* Khác nhau:

- Thời Lý: ban hành bộ Hình thư. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta (1042). Tuy nhiên, bộ luật mới chỉ mang tính chất sơ khai, chưa đầy đủ.

- Thời Trần: Ban hành Quốc triều hình luật. Đặt Thẩm hình viện để xét việc kiện cáo. Đặt chuông tại điện Long Trì để dân kêu oan. => Tiến bộ trong luật pháp và việc quản lí đất nước hơn so với thời Lý.

25 tháng 12 2020

ảnh đại diện của mình đẹp ko

Câu 1: Sử cũ gọi chung cư dân thuộc văn hóa Đông Sơn làA. người Nam Việt. B. người Lạc Việt. C. người Đại Việt. D. người Bách ViệtCâu 2: Thuật luyện kim được phát minh nhờ vào nghề nào?A. Lúa nước. B. Làm gốm. C. Chăn nuôi. D. Làm đồ trang sức.Câu 3: Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định hơn, dần dần đã xuất hiệnA. những làng bản thưa thớt dân ở các vùng ven sông. B....
Đọc tiếp

Câu 1: Sử cũ gọi chung cư dân thuộc văn hóa Đông Sơn là

A. người Nam Việt. B. người Lạc Việt. C. người Đại Việt. D. người Bách Việt

Câu 2: Thuật luyện kim được phát minh nhờ vào nghề nào?

A. Lúa nước. B. Làm gốm. C. Chăn nuôi. D. Làm đồ trang sức.

Câu 3: Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định hơn, dần dần đã xuất hiện

A. những làng bản thưa thớt dân ở các vùng ven sông. B. những làng bản đông dân ở các vùng ven sông.

C. những làng bản thưa thớt dân ở các vùng chân núi. D. những làng bản đông dân ở các vùng chân núi.

Câu 4: Sự phân công công việc như thế nào?

A. Nam làm việc nặng, săn bắt nữ làm việc nhẹ nhàng, ở nhà. B. Nam nữ chia đều công việc.

C. Tất cả mọi việc nam làm nữ ở nhà chỉ việc nấu cơm. D. Nam làm mọi công việc, nữ không làm.

Câu 5: Các cụm chiềng, chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau được gọi là

A. thị tộc. B. bộ lạc. C. xã. D. thôn.

Câu 6: Hùng Vương chia đất nước thành mấy bộ:

A. 10. B. 13. C. 14. D. 15.

Câu 7: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân hồi đó?

A. Chống giặc ngoại xâm. B. Canh tác. C. Trị thủy. D. Hôn nhân

Câu 8: Văn Lang là một nước:

A. thủ công nghiệp. B. nông nghiệp. C. công nghiệp. D. thương nghiệp.

Câu 9: Đời sống vật chất và tinh thần đặc sắc của cư dân Văn Lang đã hòa quyện nhau lại trong con người Lạc Việt đương thời, tạo nên

A. tình cảm cá nhân sâu sắc. B. tình cảm cộng đồng sâu sắc.

C. tình cảm dân tộc sâu sắc. D. tình cảm khu vực sâu sắc.

Câu 10: Đứng đầu các bộ là ai?

A. Lạc Hầu. B. Lạc Tướng. C. Bồ chính. D. Vua.

Câu 11: Sau những ngày lao động mệt nhọc, cư dân Văn Lang thường làm gì

A. chuẩn bị bữa ăn cho hôm sau. B. nghỉ ngơi. C. tổ chức lễ hội, vui chơi. D. rèn đúc công cụ lao động.

Câu 12: Di chỉ Óc Eo thuộc địa bàn tỉnh nào ngày nay?

A. Đồng Nai. B. An Giang. C. Ninh Thuận. D. Bình Thuận.

Câu 13: Đâu là địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân văn hóa Đông Sơn?

A. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. B. Bắc Bộ và Nam Bộ.

C. Trung Bộ và Nam Bộ. D. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Câu 14: Di chỉ Sa Huỳnh thuộc địa bàn tỉnh nào ngày nay?

A. Quảng Ngãi. B. An Giang. C. Thanh Hóa. D. Bình Thuận.

Câu 15: Nghề nào dưới đây giúp cho cuộc sống của nhân dân Việt cổ ổn định hơn?

A. Nghề làm đồ gốm xuất hiện và phát triển. B. Ngành luyện kim ra đời và ngày càng phát triển.

C. Nghề chăn nuôi phát triển. D. Nghề nông trồng lúa nước ra đời.

Câu 16: Điền câu trả lời đúng vào chỗ trống câu sau đây:

“Đầu thế kỉ II TCN, các bộ lạc sống ở …….đã đưa kĩ thuật chế tác đá lên đỉnh cao, đồng thời sử dụng hợp kim đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ”.

A. Phùng Nguyên. B. Đông Sơn. C. Sông Hồng. D. Sa Huỳnh.

Câu 17: Khi sản xuất nông nghiệp phát triển thì con người cần phải làm gì?

A. Thay đổi chỗ ở sau mỗi mùa thu hoạch. B. Phải du canh, du cư.

C. Định cư lâu dài để ổn định và phát triển. D. Di chuyển chỗ ở theo mùa để tiện cho việc sản xuất.

Câu 18: Các việc chế tác công cụ, đúc đồng làm đồ trang sức được gọi chung là

A. Chế tạo vũ khí. B. Các nghề thủ công. C. Làm nông nghiệp. D. Các hoạt động buôn bán.

Câu 19: So với đồ đá, vì sao đồ đồng ưu việt hơn?

A. Đồ đồng dễ sản xuất hơn. B. Đồ đồng làm công cụ đa dạng hơn.

C. Đồ đồng cứng hơn. D. Đồ đồng dễ tìm hơn.

Câu 20: Đồ đồng thay thế đồ đá đó là vào thời văn hóa

A. Đông sơn. B. Sa Huỳnh. C. Đồng Nai. D. Óc Eo.

Câu 21: Ngày giỗ tổ Hùng Vương hàng năm là ngày nào (Âm lịch)?

A.Mồng 9 tháng 3. B. Mồng 10 tháng 3. C. Mồng 3 tháng 10. D. Mồng 8 tháng 3.

Câu 22: Truyện Thánh Gióng nói lên hoạt động gì của nhân dân ta?

A. Chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

C. Mâu thuẫn, xung đột giữa các bộ lạc với nhau. D. Chống hạn hán, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Câu 23: Công cụ sản xuất thời Phùng Nguyên( Phú Thọ), Hoa Lộc( Thanh Hóa) có đặc điểm gì?

A.Ghè đẽo qua loa, đơn giản. B. Chỉ mài ở lưỡi cho sắc.

C. Mài nhẵn toàn bộ, cân xứng. D. Ghè đẽo cẩn thận, tỉ mỉ, hình dáng gọn đẹp.

Câu 24: Những công cụ đồng đầu tiên mà các nhà khảo cổ Việt Nam tìm thấy là gì?

A.Cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng. B. Cuốc đồng, lưỡi cày đồng.

C.Trống đồng, lưỡi kiếm đồng D. Mâm đồng, chậu đồng, vại đồng.

Câu 25: Di chỉ cục đồng, dây đồng, xỉ đồng được tìm thấy ở

A. Sơn Vi. B. Óc Eo. C. Phùng Nguyên. D. Đồng Nai.

Câu 26. Trong lao động nặng nhọc, người giữ vai trò chính là

A. đàn ông B. đàn bà C. thợ cày D. thợ thủ công.

Câu 27. Cuộc sống của người Việt cổ ổn định hơn nhờ

A.nghề làm đồ gốm xuất hiện và phát triển. B. nghề luyện kim ra đời và ngày càng phát triển.

C. nghề nông trồng lúa nước ra đời và ngày càng phát triển. D.nghề chăn nuôi phát triển.

Câu 28. Điền từ còn thiếu: “ Thời ………………………., đồ đồng gần như thay thế đồ đá”.

A. Đông sơn. B. Sa Huỳnh. C. Đồng Nai. D. Óc Eo.

Câu 29. Theo em, điều gì không đúng trong sự tích Âu Cơ – Lạc long Quân?

A.Phản ánh quá trình hình thành của nhà nước Văn Lang. B. Sự ủng hộ của mọi người.

C. Vị trí của nước Văn Lang ở vùng cao. D. Con người luôn phải chống thiên tai.

Câu 30. Câu nói “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” có ý nghĩa gì?

A. Khẳng định công lao của các vua Hùng, trách nhiệm của thế hệ trẻ.

B. Trách nhiệm của thề hệ trẻ phải bảo vệ Tổ quốc.

C. Khẳng định vua Hùng là người đã dựng nước.

D. Khẳng định ý thức giữ gìn nền văn hóa dân tộc.

4
24 tháng 12 2020

CÂU 1: B

CÂU 2:B làm gốm

1 tháng 1 2021

cho mik xin lỗi nha, nhìu quá mik làm ko hết

23 tháng 12 2020

Nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa phục hưng: Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội. Đề cao giá trị con người. Đề cao khoa học tự nhiên.

23 tháng 12 2020

* Giáo dục và văn hoá
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
- Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tỏ tượng, đúc chuông...
- Hoạt động ca hát. nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý.
- Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột...
- Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý...
Những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc — Văn hoá Thăng Long.

=> Nhận xét: Những thành tựu giáo dục và văn hóa phát triển mạnh,  các loại hình sinh hoạt dân gian phong phú

23 tháng 12 2020

Về giáo dục : Năm 1070 , Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long để thờ Khổng Tử .Đây cx là nơi dạy học cho các con vua .

Năm 1075 , tổ chức khoa thi đầu được để tuyển quan lại .Năm 1076 , mở Quốc tử giám cho các con em quý tộc đến học .Sau đó mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong cả nước , tổ chức một số kì thi.

Chế độ thi cử vẫn chưa có nề nếp , quy củ ,khi nào có nhu cầu mới mở khoa thi .Văn học chữ Hán cx bước đầu Phát triển

Về văn hóa : đạo phật được ưa chuộng và phát triển .Các hoạt động dân gian cx rất đc ưa chuộng . 

Kiến trúc và điêu khắc rất phát triển , mang tính độc đáo .Vd tháp chương sơn ( Nam Định ) , Chuông chùa Trùng QUan ( bắc ninh ) ,..

Nhận xét :Như vậy, nghệ thuật thời Lý mang phong cách đa dạng, độc đáo, linh hoạt đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc - văn hóa Thăng Long. Đây chính là thời kì định hình một nền văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. 

23 tháng 12 2020

# Sự chuẩn bị của Nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ 2 (1285)

- Vua Trần triệu tập Hội nghị các vương hầu, quan lại tại Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc.

- Trần Quốc Tuấn - chỉ huy cuộc kháng chiến soạn “Hịch tướng sĩ” để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.

- Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về Thăng Long để họp bàn cách đánh giặc => Tại đây, các cụ bô lão đã cùng thế hiện ý chí quyết tâm đánh giặc.

- Chuẩn bị khác:

+ Tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu rồi chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.

+ Nhân dân luyện tập, cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc.

+ Binh sĩ đều thích vào cánh tay 2 chữ “Sát thát” (giết giặc Mông Cổ).

# Nguyên nhân thắng lợi :

- Được tất cả các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến

- Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.

- Tinh thần hy sinh của toàn dân ta đặc biệt là quân đội nhà Trần.

- Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Sự lãnh đạo tài tình của các tướng lĩnh nhà Trần, đặt biệt là Trần Quốc Tuấn.

# Ý nghĩa lịch sử :

-  Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.

-  Góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.

- Để lại bài học vô cùng quý giá: chăm lo sức dân, tạo sự  đoàn kết toàn dân, dựa vào dân đánh giặc

- Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên  đối với các nước khác

23 tháng 12 2020

Đây nha

Chuẩn bị :

Vua Trần triệu tập Hội nghị các vương hầu, quan lại tại Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc.

- Trần Quốc Tuấn - chỉ huy cuộc kháng chiến soạn “Hịch tướng sĩ” để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.

- Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về Thăng Long để họp bàn cách đánh giặc => Tại đây, các cụ bô lão đã cùng thế hiện ý chí quyết tâm đánh giặc.

- Chuẩn bị khác:

+ Tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu rồi chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.

+ Nhân dân luyện tập, cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc.

+ Binh sĩ đều thích vào cánh tay 2 chữ “Sát thát” (giết giặc Mông Cổ).

Nguyên nhân thắng lợi :

- Toàn dân tích cực tham gia kháng chiến.

- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần.

- Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.


Ý nghĩa lịch sử :Độc lập đc giữ vững 

Học tốt !


 

23 tháng 12 2020

a) Cách đánh giặc

- Thực hiện kế hoạch" Vườn ko nhà trống"

- Khi thế giặc mạnh thì chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng

- Khi thời cơ đến thì tiến hành phản công giành thắng lợi

b) Sự chuẩn bị của nhà Trần

- Đoàn kết lực lượng toàn dân để đánh giặc.

- Khi thế giặc mạnh, thực hiện rút lui để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị cho cuộc phản công tiêu diệt quân địch.

- Tiến hành kế sách “vườn không nhà trống”.

- Khi thời cơ đến, tiến hành phản công tiêu diệt quân giặc, giành thắng lợi hoàn toàn.

c) Nguyên nhân

- Sựu chuẩn bị chu đáo của nhà Trần

- Tất cả các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến

- Được sự chỉ đạo tài tình của vua quan nhà Trần

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của dân tộc, mà nòng cốt là quân đội nhà Trần

d) Ý nghĩa

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông- Nguyên

- Bảo vệ được nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ

- Thể hiện được sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù

- Bồi đắp nên truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc

- Ngăn chặn cuộc tấn công của quân Nguyên với các nước khác

23 tháng 12 2020

cách đánh giặc trong 3 lần :

Đoàn kết lực lượng toàn dân để đánh giặc.

- Khi thế giặc mạnh, thực hiện rút lui để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị cho cuộc phản công tiêu diệt quân địch.

- Tiến hành kế sách “vườn không nhà trống”.

- Khi thời cơ đến, tiến hành phản công tiêu diệt quân giặc, giành thắng lợi hoàn toàn.

Sự chuẩn bị : 

Triệu tập hội nghị các vương hầu , quan lại để bàn kế đánh giặc 

Giao trọng trách cho Trần Quốc Tuấn để chỉ huy cuộc kháng chiến 

Mở hội nghị diên hồng để bàn cách đánh giặc 

Tổ chực cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu rồi chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu 

Thích vào cánh tay các quân sĩ 2 chữ " sát thát "

Nguyên Nhân thắng lợi : do chủ trương độc đáo , tinh thần đoàn kết của nhân dân ta

Ý nghĩ lịch sử : Sau gần 2 tháng phản công , quân dân nhà trần đã đánh tan tành 50 vạn quân Nguyên , một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới hồi đó .Đất nước sạch bóng quân xâm lược , cả dân tộc ca khúc khải hoàn 

Chúc bạn hc tốt <3!!

23 tháng 12 2020

- Kế hoạch" Vườn ko nhà trống"

- Khi thế giặc mạnh thì chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng

- Khi thời cơ đến, tiến hành phản công để giành thắng lợi

- Trong lần kháng chiến thứ ba, nhà Trần chủ động mai phục và tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc, nhằmđưa quân giặc vào thế khó khăn, thiếu thốn vật chất

- Chủ động mai phục trên sông Bạch Đằng nhằm tiêu diệt gọn quân địch, kháng chiến thắng lợi

 * Cách đánh của Nhà Trần trong 3 lần kháng chiến :

- Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Khi thế giặc mạnh, chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị thêm chiến lược dự phòng , chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc
- Buộc giặc từ thế mạnh sang yếu , từ chủ động dẫn tới bị động 

- Phát huy mạnh mẽ lợi thế của mình và buộc giặc phải tuân theo