Xác định những tài sản thuộc quyền của công dân
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh.
Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển
Gợi ý
Qua hình ảnh chiếc xe lu, tác giả muốn ca ngợi người công dân làm đường cho mọi người đi lại. Những phẩm chất tốt đẹp của xe lu cũng chính là những phẩm chất đánh kính trọng của người công nhân làm đường. Họ đã lao động với tinh thần nhiệt tình và trách nhiệm cao: san bàng con đường mới đắp,là phẳng con đường rải nhựa, mặc cho “Trời nóng như lửa thiêu” hay “Trời lạnh như ướp đá” vẫn làm việc miệt mài. Chiếc xe lu hay chính là người công nhân đã làm nên những con đường, đem niềm vui đến cho mọi người đi trên con đường đó.
tớ nghĩ nên chọn một người có hình đánh xấu nhưng có tài năng bởi vì tuy ngoại hình họ xấu nhưng họ có tài năng , vẻ bề ngoài không quan trọng , quan trọng lao bên trong kia kìa , người tuy bề ngoài xấu nhưng bên trong luôn có những phẩm chất tốt thì người đó cũng gọi là đẹp . con người đẹp nhưng học kém thì cũng như không , nếu như người vừa đẹp mà tấm lòng lại tốt thì mới gọi là tài sắc vẹn toàn. tại vì có câu tốt gỗ hơn tốt nước sơn , xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người mà
Mình chọn người có hình dáng xấu nhưng có tài năng .
Giải thích:
- Có thể người đó có một dáng người không đẹp nhưng bên trong của người đó còn nhiều thứ khác tốt đẹp hơn . Chúng ta không thể đánh giá người đó bằng cách chỉ nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Muốn làm được bài này thì
ĐÃ CÓ CHỊ GOOGLE CHỊ ĐÂY GIẢI QUYẾN MỌI VẤN ĐỀ
Mở bài
– Giới thiệu về danh lam thắng cành bạn cần thuyết minh.
– Nêu cảm nhận chung về danh lam thắng cảnh đó
Thân bài
1. Giới thiệu vị trí địa lí:
– Địa chỉ/ nơi tọa lạc?
– Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?
– Cảnh vật xung quanh ra sao?
– Có thể đến đó bằng phương tiện gì?
+ Phương tiện du lịch: xe du lịch,…
+ Phương tiện công cộng: xe máy, xe buýt,…
2.Nguồn gốc: (lịch sử hình thành)
– Có từ khi nào?
– Do ai khởi công (làm ra)?
– Xây dựng trong bao lâu?
3.Cảnh bao quát đến chi tiết:
a) Cảnh bao quát:
– Từ xa,…
– Nổi bật nhất là…
– Cảnh quan xung quanh…
b)Chi tiết:
– Cách trang trí:
+ Mang đậm nét văn hóa dân tộc.
+ Mang theo nét hiện đại.
– Cấu tạo.
4.Giá trị văn hóa, lịch sử:
– Lưu giữ:
+ Tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta.
+ Tô điểm cho… ( TP HCM, Nha Trang, Việt Nam,…), thu hút khách du lịch.
– Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng/ thú vị/ hấp dẫn/ thu hút khách du lịch.
Kết bài
Nêu cảm nghĩ về đối tượng.
Trong những năm tháng rực rỡ nhất của phong trào Thơ mới, Thế Lữ hiện lên như một vì sao mai sáng lòa, lấp lánh. Còn lại với thời gian hôm nay, Thế Lữ gắn bó với bạn đọc bởi bài thơ nổi tiếng nhất của ông: bài thơ Nhớ rừng. Bài thơ ấy dưới tiêu đề của nó, tác giả đã đề một dòng chữ nhỏ: “Lời con hổ trong vườn bách thú”. Xuyên suốt tác phẩm, người đọc hiểu rằng bài thơ là những tâm sự đầy uất hận của con hổ trước cảnh đời hiện tại bức bách, tù túng; nó mơ về những ngày xưa tung hoành, lẫm liệt. Bài thơ đã kín đáo bộc lộ tấm lòng yêu nước của người dân ta thuở đó. Nhưng không dừng lại ở đó, thành công của bài thơ còn nằm ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt mĩ - cảnh rừng sơn lâm trong hồi ức đau thương của con hổ “nhớ rừng”. Tiêu biểu phải kể đến bức tranh tứ bình trong đoạn thơ sau:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.
(Nhớ rừng - Thế Lữ)
Đoạn thơ nằm trong chuỗi hồi ức về những ngày tháng lẫm liệt chốn rừng xanh uy nghi của con hổ. Giữa cảnh núi rừng dữ dội, lộng lẫy nó là vị chúa tể độc tôn. Đoạn thơ dựng lên bốn cảnh rừng tuyệt mĩ: cảnh đêm trăng, cảnh mưa rừng, cảnh bình minh và cảnh hoàng hôn. Mỗi cảnh được thể hiện bằng hai câu thơ, câu thứ nhất tả cảnh rừng, câu thứ hai miêu tả hình ảnh con hổ trên nền thiên nhiên kì vĩ ấy.
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan“.
“Đêm vàng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ đêm trăng sáng mọi vật như được nhuộm vàng, ánh trăng như vàng tan chảy trong không gian. Trong đêm trăng, đứng bên bờ suối càng khiến ta cảm nhận hết được sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Mặt nước trong trẻo đón nhận trọn vẹn sắc vàng của trăng càng trở nên lóng lánh kì lạ. Đứng trước khung cảnh ấy, con hổ “say mồi” không chỉ bởi bữa ăn no nê mà còn bởi "uống ánh trăng tan". Đó là một hình ảnh lãng mạn, nó tưởng như mình được chiếm lĩnh trọn vẹn cái đẹp của vũ trụ. ‘
Nếu như hình, ảnh đêm trăng thanh bình bao nhiêu thì cảnh mưa rừng dữ dội bấy nhiêu:
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”
Cơn mưa ngàn dữ đội, mịt mờ làm rung chuyển núi rừng, làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Nhưng với hổ thì khác, nó không những không sợ hãi trước uy lực của trời đất mà còn coi đó là một thú vui: “Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”. Cái im lặng say mê trong từ “lặng ngắm” của hổ chứa đựng những sức mạnh chế ngự của một bản lĩnh vững vàng. Nó đang lấy cái tĩnh của một vị chúa tể để chế ngự cái dữ dội của rừng già đại ngàn. Hình ảnh của hổ hiện lên thật phi thường, dũng mãnh.
Câu thơ vừa căng lên đã nhanh chóng tan ra trong tiếng reo ca của cảnh bình minh:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”.
Sau ngày mưa bầu trời bình minh tươi sáng hơn. Con hổ càng khẳng định được vị trí của mình. Ban đêm thì nó thức cùng vũ trụ. Ngày mưa nó “lặng ngắm” giang san. Lúc vạn vật thức dậy thì nó say sưa trong giấc ngủ. Hình ảnh của chúa sơn lâm tự do tự tại muốn gì được nấy, hổ có thể chi phối, chế ngự kẻ khác chứ không ai có thể chế ngự được mình.
Dữ dội nhất, say mê nhất là cảnh rừng thời khắc hoàng hôn:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.
Bức tranh rừng rực rỡ trong gam màu đỏ, đó là màu của máu, màu của ánh sáng mặt trời. Khi chiều tà, ánh mặt trời chuyển sang màu đỏ rực, đó cũng là lúc mặt trời lặn xuống. Nhưng trong con mắt của hổ, thứ ánh sáng bỏng rẫy kia là máu của mặt trời và mặt trời thì đang lịm dần trong cái chết dữ dội. Hổ đang giành lấy quyền lực từ tay vũ trụ để ngự trị.
Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh thiên nhiên, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ với hình ảnh con hổ uy nghi. Nhưng đau xót thay, đây chỉ là cảnh trong dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ. Trước mỗi cảnh thơ đều xuất hiện cụm từ “nào đâu”, “đâu những”, chúng thể hiện niềm nuối tiếc khôn nguôi, nỗi xót xa đau đớn trong lòng hổ. Giấc mơ huy hoàng khép lại trong tiếng than: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu".
Để đem lại thành công cho bài thơ , với năng lực của một người họa sĩ Thế Lữ đã tạo dựng được một bức tranh tứ bình đặc sắc . Tranh tứ bình là cách khái quát nghệ thuật mang tính ước lệ thời xưa bởi họ quan niệm tứ bình là một thế giới hoàn chỉnh . có rất nhiều cách để xây dựng tứ bình. Theo dòng thời gian lưu chuyển có xuân,hạ,thu, đông ; phương hướng có đông ,tây, nam, bắc; nghề xưa có ngư ,tiều ,canh, mục … Tứ bình xuất hiện đầu tiên trong hội họa phương Đông cổ điển rồi mới ảnh hưởng đến thơ ,ca.
Dùng tứ bình tả cảnh người viết vừa thâu tóm được nét đặc trưng vừa có điều kiện để bao quát toàn cảnh. Dùng tứ bình chưa phải là điều thật mới nhưng quan sát kĩ ta vẫn thấy những sáng tạo riêng của Thế Lữ . Bốn bức tranh trong bộ tứ bình này đều là bốn bức họa của cùng một con hổ ,khái quát trọn vẹn thời oanh liệt của chúa sơn lâm. Trong bốn bức tranh này tác giả đã để chúa sơn lâm đối diện với tạo hóa vô biên.
Bức thứ nhất là cảnh đêm vàng bên bờ suối:
“Nào đâu nhưng đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”
Hổ gọi những đêm trăng là đêm vàng bởi khung cảnh đầy trăng, con hổ cũng khoác lên mình sắc áo vàng trăng. Cách gọi ấy khiến cho những đêm trăng trở nên huyền ảo hơn. Với hổ giờ đây những đêm trăng ấy quý giá vô ngần bởi đó là đêm tự do và ảo mộng. Hổ say mồi là bản năng của mãnh thú nhưng chúa sơn lâm còn say trăng vàng, sau vì uống ánh trăng tan trong nước suối đại ngàn. Khung cảnh im lặng vừa ghê rợn , vừa kì ảo quyến rũ .Thế Lữ đã miêu tả chân thực tập tính của loài hổ và đem đến cho người đọc những cảm nhận mới lạ. Con hổ cũng biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
Bức thứ hai là những ngày mưa dữ dội:
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”
Mưa dữ dội làm rung chuyển cả bốn phương trời , những trận mưa như thế có thể làm kinh hoàng những con thú hèn yếu nhưng chúa sơn lâm thì không mảy may sợ hãi trước uy lực của trời đất. Hổ điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới. Dáng vẻ của hổ chứa đựng một bản lĩnh vững vàng và một sức mạnh chế ngự thiên nhiên.
Bức thứ ba là cảnh tươi sáng tưng bừng của bình minh:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”
Đêm vạn vật chìm trong giấc ngủ thì hổ thức cùng vũ trụ trăng ,sao. Những ngày mưa rung chuyển núi rừng , hhoor điềm nhiên ngắm cảnh trời đất đổi thay. Bây giờ vạn vật thức dậy cùng mặt trời, cây xanh, nắng gội, chim chóc hót ca thì hổ vẫn ngủ. Uy quyền của chúa sơn lâm khiến hổ muốn gì được nấy . Từ láy “tưng bừng” cho thấy giấc ngủ của hổ thật đặc biệt.Cảnh tưng bừng rộn rã ở ngoài kia chỉ khiến cho giấc ngủ của hổ thêm say , thêm đẹp.
Bức thứ tư là cảnh hoàng hôn .
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”
Mấy chữ “lênh láng máu sau rừng” thật dễ sợ. Nó gợi cho ta cảnh tượng chiến trường sau một cuộc vật lộn dữ dội. Đó là máu của một con thú rừng xấu số nào đó ư? Không phải đó là máu của mặt trời. Ánh mặt trời tà dương qua cảm nhận của thú dữ mang sắc máu lênh láng đỏ.Bức tranh hoàng hôn rực rỡ trong gam màu đỏ: đỏ của mặt trời gay gắt, đỏ của máu lênh láng. Chữ “ chết” biến mặt trời thành một sinh thể , mặt trời không còn là khối cầu lửa vô tri, vô giác bất động giữa không trung mà thành một con thú.
Hình thức điệp ngữ kết hợp với câu hỏi tu từ đem đến cảm nhận bốn bức tranh là bốn nỗi hoài niệm nối tiếc. Bốn câu thơ vừa lặp lại , vừa tăng tiến. Có thể nói đây là đoạn thơ đoạn thơ đặc sắc nhất trong “ Nhớ rừng” .Ở những nét bút tạo hình của Thế Lữ vừa có họa pháp của người họa sĩ, vừa có thi pháp của trường thi lãng mạn . Với đoạn thơ này “ Nhớ rừng” đã trở thành một khúc trường ca dữ đội biểu hiện niềm khao khát tự do của con người.
…Nào đầu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gọi
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu nhưng chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Bài thơ Nhớ rừng in trong tập Mấy vần thơ, là bài thơ kiệt tác của Thế Lữ mang tính hàm nghĩa, có hình tượng tráng lệ, nhạc điệu du dương, lôi cuốn hấp dẫn.
Bài thơ thể hiện tâm trạng nhớ rừng của con hổ bị sa cơ, qua đó nói lên nỗi tủi nhục uất hận bị tù hãm và khát vọng sống tự do. Nhớ rừng gồm có năm đoạn thơ, mỗi đoạn thơ là một nét tâm trạng của chúa sơn lâm. Đây là đoạn thơ thứ ba:
Nào đâu những đêm vàng bến bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gọi
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu nhưng chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Nằm trong cũi sắt, chúa sơn lâm sống mãi trong tình thương nỗi nhớ…. Nhớ cảnh rừng thiêng bóng cả, cây già nơi hùm thiêng từng ngự trị. Rồi nhớ đến những kỉ niệm một thời oanh liệt. Nhớ những đêm vàng bên bờ suối. Nhớ những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn…. Nhớ những chiều lênh láng máu sau rừng… Mỗi nỗi nhớ gắn liền với một cảnh vật, một sinh hoạt, một khoảnh khắc thời gian. Cấu trúc đoạn thơ là cấu trúc tứ bình mang vẻ đẹp nghệ thuật cổ điển, có ít nhiều cách tân sáng tạo.
Trước hết là nỗi nhớ khôn nguôi, nhớ suối, nhớ trăng, nhớ những đêm vàng, nhớ lúc say mồi ung dung, thỏa thích bên bờ suối:
Nào đâu những đèm vàng bến bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Hai chữ nào đâu phiếm chỉ, hỏi một kỉ niệm đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãng. Biết bao nhớ tiếc bâng khuâng. Thơ nên hoạ, cảnh sắc đầy màu sắc và ánh sáng. Ánh trăng chan hòa trên dòng suối, tan vào nước suối. Hổ say mồi và say trăng. Hình ảnh đêm vàng bên bờ suối là một ẩn dụ đầy mộng ảo nên thơ. Bức tranh thứ nhất trong bộ tứ bình được Thế Lữ vẽ bằng bút pháp tài hoa gợi lên hình ảnh chúa sơn lâm say mồi trong niềm vui hoan lạc giữa một đêm trăng trên bờ suối.
Bức tranh thứ hai nói lên nỗi nhớ ngẩn ngơ man mác của hể về những ngày mưa rừng. Hổ ung dung "lặng ngắm" cảnh giang sơn, nơi mình ngự trị, xúc động khi thấy giang sơn ta đổi mới. Chữ đâu lần thứ hai xuất hiện, biểu lộ nỗi lòng tiếc nuôi, ngẩn ngơ. Điệp từ ta thể hiện niềm tự hào về những kỷ niệm đẹp thuở vùng vẫy ngày xưa:
Đâu những ngày mưa chuyền bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới?
Bức tranh thứ hai gợi tả một không gian nghệ thuật hoành tráng của giang sơn chúa sơn lâm mang tầm vổc bốn phương ngàn. Kỷ niệm xưa đang mờ dần theo năm tháng, sao không nhớ, sao không nuôi tiếc?
Kỷ niệm thứ ba nói về giấc ngủ của hể trong cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng: bình minh cây xanh nắng gội. Hổ nằm ngủ trong khúc nhạc rừng tưng bừng của tiếng chim ca:
Đâu những bình minh cây xanh nấng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?.
Bức tranh thứ ba đầy màu sắc và âm thanh. Có màu hồng bình minh, màu vàng nhạt của nắng sớm, màu xanh bát ngát của cây rừng. Có tiếng ca tưng bừng của đàn chim. Còn có nhạc của thơ. Các từ láy vần bình minh, tưng bừng hoà thanh với vần lưng ca ta như mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc thơ mộng thần tiên. Điệp ngữ đâu với câu hỏi tu từ cất lên như một lời than nhớ tiếc, xót xa… kỷ niệm đẹp ngày xưa, nay còn đâu nữa!
Nhớ đêm trăng, nhớ ngày mưa, nhớ bình minh… rồi hổ nhớ lại những chiều tà trong khoảnh khắc hoàng hôn chờ đợi. Trong cảm nhận của mãnh hổ, trời chiều không đỏ rực mà là lênh láng máu sau rừng. Mặt trời không lặn mà là chết. Phút đợi chờ của chúa sơn lâm sẽ chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm, để tung hoành. Ngôn ngữ thơ tráng lệ, nghệ thuật dùng từ sắc, mạnh, giàu giá trị gợi tả. Bức tranh thứ tư của bộ tứ bình là cảnh sắc một buổi chiều dữ dội, phút đợi chờ lên đường của chúa sơn lâm. Nhớ mà xót xa nuối tiếc:
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Quá khứ càng đẹp, càng oanh liệt bao nhiêu thì nỗi nhớ tiếc càng đau đáu bấy nhiêu. Xưa là tung hoành, là vùng vẫy. Nay là tù hãm, là nằm dài trong cũi sắt. Nuối tiếc thời oanh liệt với bao nỗi buồn đau, mãnh hổ sa cơ chỉ còn biết cất lời than:
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Đoạn thơ trên đây là đoạn thơ hay nhất của bài Nhớ rừng. Chúa sơn lâm đã có một quá khứ huy hoàng, oanh liệt. Nỗi nhớ tiếc xót xa của nó thể hiện khát vọng sống tự do. Ý tưởng ấy rất đẹp và giàu ý nghĩa đối với con người Việt Nam gần bảy mươi năm về trước khi phải sống tủi nhục trong vòng nô lệ lầm than. Ý tưởng ấy mở ra nhiều liên tưởng và lay tỉnh.
Bài thơ Nhớ rừng có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Ngôn ngữ thơ giàu hình tượng, màu sắc và âm thanh. Nhạc điệu du dương, trầm bổng. Từ ngữ được sử dụng sắc sảo. Đặc biệt các điệp ngữ đâu những, còn đâu, hay các câu hỏi tu từ và cảm thán đem đến bao ám ảnh mênh mang.
Cũng là cấu trúc tứ bình nhưng bút pháp của Thế Lữ có nhiều sáng tạo đổi mới. Đâu chỉ có từ mùa (xuân, hạ, thu, đông), tứ hữu (trúc, mai, lan, cúc), tứ linh (long, lân, quy, phượng),… Bức tranh tứ bình trong Nhớ rừng rất đa dạng, sinh động. Có thời gian nghệ thuật: đêm trăng, ngày mưa bình minh và chiều tà. Có không gian nghệ thuật: suối và trăng, giang sơn và bốn phương ngàn, cây xanh nắng gội và tiếng chim ca, sau rừng và mảnh mặt trời gay gắt. Có tâm trạng nghệ thuật, bao trùm là nỗi nhớ, nuối tiếc một thời oanh liệt xa xưa. Hổ lúc thì say mồi đứng uống ảnh trăng tan bên bờ suối, lúc thì trầm tư lặng ngắm giang sơn qua màn mưa rừng, có lúc nằm ngủ trong tiếng chim ca bình minh, lại có lúc đợi chờ mặt trời lặn để chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm. Qua đó, ta càng thấy rõ đoạn thơ với bức tranh tứ bình được thể hiện bằng một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo.
Đoạn thơ nằm trong chuỗi hồi ức về những ngày tháng lẫm liệt chốn rừng xanh uy nghi của con hổ. Giữa cảnh núi rừng dữ dội, lộng lẫy nó là vị chúa tể độc tôn. Đoạn thơ dựng lên bốn cảnh rừng tuyệt mĩ: cảnh đêm trăng, cảnh mưa rừng, cảnh bình minh và cảnh hoàng hôn. Mỗi cảnh được thể hiện bằng hai câu thơ, câu thứ nhất tả cảnh rừng, câu thứ hai miêu tả hình ảnh con hổ trên nền thiên nhiên kì vĩ ấy.
Đầu tiên, chúng tôi sẽ cung cấp cho anh quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu của anh theo quy định của pháp luật.
Điều 164 BLDS 2005 quy định về quyền sở hữu như sau:
“ Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản”.
Theo quy định trên, chủ sở hữu của tài sản có các quyền: quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản; quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản và quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. (Điều 182, Điều 192, Điều 195 BLDS 2005).
Như vây, chủ sở hữu có toàn quyền đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 165 BLDS 2005).
Theo như anh trình bày, mẹ của anh giữ chứng minh thư nhân dân của anh và không cung cấp khi anh tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn.
Chứng minh thư nhân dân là giấy tờ tùy thân của mỗi công dân, trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm căn cước, lai lịch của người được cấp. Mặc dù chứng minh thư nhân dân không có giá trị lớn. Tuy nhiên, phôi chứng minh thư nhân lại được pháp luật dân sự xác định đó là tài sản và đương nhiên tài sản trên thuộc quyền sở hữu của anh.
Đối chiếu với quy định trên, hành vi của mẹ anh là hành vi trái với quy định pháp luật.
Tiếp theo, mẹ anh không cung cấp chứng minh thư nhân dân để anh tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn. Theo quy định tại điêm b khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình thì hành vi cản trở kết hôn là một trong những hành vi bị pháp luật cấm. Và hành vi trên cần được phát hiện và xử lí nghiêm minh theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 5 dưới đây:
Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:
“ ....
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
...
3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình”.
Anh có trình bày thêm, anh có mua xe và đăng ký xe mang tên anh. Như vây, xác định trong trường hợp này anh là chủ sở hữu của chiếc xe, và chắc chắn pháp luật sẽ bảo vệ quyền sở hữu của anh đối với chiếc xe máy trên. Như trình bày ở phần trên, chủ sở hữu có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình. Mẹ của anh chiếm hữu chiếc xe cùng toàn bộ giấy tờ xe là hành vi trái quy định của pháp luật.
Điều 141 BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau:
“ 1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
...”.
Trường hợp trên, hành vi của mẹ anh có thể sẽ bị truy cứu TNHS. Anh có thể trực tiếp thỏa thuận với mẹ về việc trả lại chiếc xe, chứng minh thư nhân dân cùng toàn bộ giấy tờ xe để tránh trường hợp bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Lưu ý: Anh nên phân tích rõ cho mẹ anh hiểu, hành vi của mẹ anh hiện tại là hành vi trái quy định của pháp luật. Nếu mẹ anh cố ý không giao trả lại toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của anh thì anh có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Anh có thắc mắc thêm, trường hợp anh không đồng ý thì mẹ anh có chuyển nhượng được xe cho người khác không. Chúng tôi khẳng định là không, và nếu có chuyển nhượng thì chắc chắn hợp đồng chuyển nhượng sẽ vô hiệu.
Bởi, theo phân tích ở trên thì chỉ có chủ sở hữu mới có quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình ( trường hợp của anh là bán xe); nên những cá nhân khác nếu không được chủ sở hữu ủy quyền thì sẽ không có đủ tư cách để tham gia ký kết bất kỳ các hợp đồng có đối tượng là chiếc xe máy trên.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quyền của chủ sở hữu đối với tài sản của mình theo quy định pháp luật. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.