K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 5 2019

nà ní

cả năm TB 9,3

mk cao nhất mới có 8,4 thôi ak

ko

mik được 4 môn 10

                1 môn 9

                1 môn 9,5

16 tháng 5 2019

full 7!!! 

16 tháng 5 2019

mà điểm môn j mới đc chứ bn

Địa đạo Bến Dược: Căn cứ Khu ủy & Quân khu Sài Gòn – Gia Định được bảo tồn tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh.Địa đạo Bến Đình: căn cứ Huyện ủy huyện Củ Chi được bảo tồn tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh. Lần này chúng tôi đến thăm khu địa đạo Bến Dược.Sau khi thăm đền Bến Dược chúng tôi đến khu tái hiện căn cứ kháng chiến. đến đó rồi tôi mới hiểu tại sao ngay một huyện ven đô lại tồn tại một khu căn cứ cách mạng anh hùng như vậy. sau chuyến đi, tôi cứ bị ám ảnh bởi những gì mình được nhìn thấy tại địa đạo Củ Chi, cha ông ta đã làm được những chuyện phi thường.

1. Họ sinh là những nông dân hiền lành và chân chất:

Đầu tiên, khi bước vào thăm đền, điều đầu tiên khiến tôi cảm thấy bị choáng ngợp chính là những dòng tên các anh hùng liệt sĩ trên 3 vách tường trong đền. những dòng chữ chi chít ghi tên và năm sinh, năm hi sinh của các anh, các chị, các mẹ cứ hằn mãi trong tâm trí tôi. ở đó có tới hơn 4 nghìn liệt sĩ, có người tuổi đời chỉ mới 15, họ đã hiến dâng cả tuổi xuân cho non sông đất nước để chính chúng tôi, tuổi trẻ hôm nay được thanh bình hạnh phúc.

Sau đó chúng tôi đến thăm khu tái hiện căn cứ kháng chiến, tất cả khiến cho tôi càng thêm cảm phục những trái tim và khối óc phi thường của nhanh dân ta. Các chú cán bộ hướng dẫn chúng tôi đến thăm lần lượt từng gia đình, mỗi gia đình mang một nếp sống riêng nhưng nhìn chung tất cả đều rất mộc mạc, điều kiện sống hết sức vất vả. không hiểu tại sao tôi lại có cảm giác rất thân thuộc khi bước vào những căn nhà ấy, có một cảm giác rất thân quen, vì đó chính là nếp sống của gia đình tôi, từng góc nhà tạo cảm giác rất gần gũi, thân thuộc. Các chiến sĩ chính là những người nông dân lương thiện, cuộc sống thật khiến tôi như chạm vào quá khứ, chạm vào công cuộc kháng chiến kiên cường của nhân dân vùng đất thép. Mỗi nếp nhà đều có hầm tránh đạn, đâu đó trong làng tôi thấy có người vót chông, mỗi người một việc, các chiến sĩ chế tạo vũ khí, các em nhỏ chăn trâu, cuộc sống diễn ra thật thanh bình, có vườn rau, ao cá. các chiến sĩ được sinh ra từ những người nông dân chân chất, yêu làng, yêu đất. Trong làng có trường học, có đài phát thanh, có chợ, Củ Chi cũng bình yên như bao nhiêu làng quê khác của Việt Nam, chỉ khác là ở đó, những con người đã biến thành những anh hùng. Họ trồng rau, nuôi heo, chài lưới, chăn trâu, hái rau, bắt cá, nhưng họ cũng vót chông, chế tạo vũ khí, cho con em mình kí tên tham gia thực hiện nghĩ vụ với non sông. Cả một lực lượng chiến sĩ anh dũng ở đó đã được chở che bởi tinh thần yêu nước của nhân dân. Họ là những anh hùng chân đất.

2. Họ là những kĩ sư tài ba:

Địa đạo Củ Chi cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về phía Tây Bắc. Đây là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến lâu dài ác liệt suốt 30 năm chống kẻ thù xâm lược giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, là một công trình kiến trúc độc đáo, nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như mạng nhện, có nơi ăn ở, hội họp và chiến đấu với tổng chiều dài hơn 200 km.

Những sự tích có thật từ địa đạo đã vượt quá sức tưởng tượng của con người. Chỉ cần chui xuống một đọan đường hầm, bạn sẽ hiểu vì sao nước Việt Nam bé nhỏ lại chiến thắng kẻ thù là một nước lớn và giàu có bậc nhất. Vì sao Củ Chi, mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 21 năm với một đạo quân hơn gấp bội, thiện chiến, được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, tối tân. Trong cuộc đọ sức này, nhân dân Củ Chi đã chiến thắng oanh liệt. Dựa vào hệ thống đường hầm, công sự, chiến hào, chiến sĩ và đồng bào Củ Chi đã chiến đấu vô cùng anh dũng, lập nên những chiến công thần kỳ. Quân xâm lược Mỹ lần đầu vào đất Củ Chi gặp phải sức kháng cự quyết liệt từ các địa đạo trong vùng căn cứ hiểm yếu, đã phải thốt lên: “Làng ngầm”, “Mật khu nguy hiểm”, “Việt cộng không thấy đâu mà đâu đâu cũng có”…. Từ những tư liệu trích dẫn trên dễ dàng thấy được địa đạo Củ Chi đã trở thành huyền thoại không chỉ đối với người Việt mà còn là nỗi kinh hoàng của bọn thực dân xâm lược.. cả một thế giới sống tồn tại dưới lòng đất với đầy đủ phòng giải trí, phòng ăn, phòng họp, trại cứu thương, ….tất cả được nối kết bằng hệ thống đường chằng chịt hơn 200km đường hầm đã tạo ra một căn cứ vững chắc cho những “chiến binh” chân đất của vùng đất anh hùng. “Địa đạo được đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở.” Đường hầm sâu dưới đất từ 3 - 8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom.Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m hết sức an toàn. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu... Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ. Cả hơn 200km đường hầm được đào trong suốt mười mấy năm, đó là thành quả của những con người tuy bé nhỏ mà lại không hề bé nhỏ. Nhờ vào sự thông minh sáng tạo mà các chiến sĩ đã tạo ra cả một thế giới ngầm, thế giới đã làm điên đảo bọn thực dân: “Củ Chi còn thì Sài Gòn mất” và thật là Sài Gòn đã mất khi bọn thực dân đã rất cố gắng vẫn không thể xóa sổ được vùng đất thép. Có đi xuống địa đạo mới thấy cuộc sống ở đó thiếu thốn nhiều thứ, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, thiếu không khí, nhưng tất cả không thế khuất phục được những chiến sĩ cách mạng và nhân dân ta, trong suốt hơn 20 năm kháng chiến chống thực dân. Hệ thống đường hầm Củ Chi đã trở thành 1 trong năm đường hầm trứ danh thế giới. không chỉ có hệ thống hầm ngầm mà cả những tiện nghi sinh hoạt cũng thể hiện tư chất thông minh sáng tạo của con người Việt Nam. Sống dưới lòng đất, xưởng cơ khí vẫn đàm bảo rèn được vũ khí, những lò rèn thô sơ được đào ngầm xuống đất, được thổi gió bằng hệ thống tay cầm, bếp Hoàng Cầm lại một lần nữa khẳng định óc sáng tạo trong giai đoạn kháng chiến gian khổ. Sáng tạo nhằm cải thiện điều kiện sống thiếu thốn khó khăn, không chỉ vậy trong cả cách đánh giặc cũng sáng tạo không kém. Trong hoàn cảnh điều kiện vũ khí thiếu thốn, lực lượng không được huấn luyện tinh nhuệ, nhân dân vùng đất thép đã chọn cách đánh riêng của mình. Hầm chông, bẫy chông, vũ khí tự chế đã làm kinh hoàng biết bao quân Pháp. Chông tre, chông sắt đều là tự chế, được tạo ra bằng phương pháp thủ công, được đặt và ngụy trang khéo léo đã cản được bước chân thù vào khu căn cứ…. Con người đã chứng minh được rằng họ không hề bé nhỏ,và cho dù Việt Nam là một quốc gia nhỏ nhưng điều đó không có nghĩa là quốc gia đó, dân tộc đó không làm được những điều vĩ đại.

Cuộc sống tái hiện khiến tôi cảm thấy vừa tự hào vừa cảm phục những thế hệ cha anh của mình. Tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước đã khiến những con người bình thường có thể làm được những việc phi thường. không chỉ có thế, trong khu kháng chiến, cong tác tư tưởng cũng hết sức được chú trọng, đài phát thanh giải phóng luôn cập nhật thông tin kháng chiến trên cả nước, trường học cũng được mở để dạy chữ, nâng cao được dân trí, khai sáng cho người dân sẽ giúp cho nhận thức được nâng cao, từ đó tinh thần yêu nước và căm thù giặc ngoại xâm ngày càng cao. Và mặc dù điều kiện sống và chiến đấu hết sức thiếu thốn nhưng không vì thế mà mất hết niềm tin vào cuộc sống, không vì thế mà sự sống không nảy nở trên những mảnh đất khô cằn.

Và họ giàu tình yêu cuộc sống: Trong những hoàn cảnh khó khăn như vậy ta vẫn thấy được tình yêu cháy lên trong từng trái tim. Quanh những nếp nhà luôn có vườn rau, giàng cây say trái, bầy lợn, con trâu được chăm chuốt yêu thương, họ cũng là những người bình thường và họ cũng mong muốn cuộc sống hết sức bình thường. từ trong tuyến lửa, từ trong bom đạn họ vẫn mong muốn một điều, chính vì điều đó họ đã chiến đấu cả cuộc đời mình: Cuộc sống thanh bình. Từ trong lòng đất vẫn có phòng đọc báo, phòng chơi cờ, phòng giải trí cho các chiến sĩ. Có lẽ chính sự lạc quan đó đã giúp họ có thêm sức mạnh kiên trì bám trụ trong suốt hơn 20 năm. Không chỉ có thế, không chỉ có tình yêu mà sự sống cũng nảy nở từ trong bom đạn. một bước tranh ghi lại cảnh một gia đình đã làm sáng lên trong tôi một niềm vui, một niềm tin, tin rằng chiến thắng là điều tất yếu vì không có điều gì có thể hủy diệt được sự sống từ mảnh đất này. Hình ảnh ghi lại cảnh hai vợ chồng đang chơi với đứa con thơ mới sinh, người vợ bế con ngồi trên võng, người chồng bắt ghế ngồi bên cạnh, hạnh phúc tràng trên khuôn mặt họ. con phòng hạnh phúc của họ là xác một chiếc máy bay. Đúng là không gì có thể vùi dập được niềm tin vào cuộc sống, không gì có thể tiêu diệt được khát khao mãnh liệt của con người. và đúng như những gì chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong bản tuyên ngôn độc lập “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc (Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ)……tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do……Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

16 tháng 5 2019

Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.

Là một lời dạy của Bác Hồ mà chúng em luôn ghi nhớ. Lịch sử nước ta đã trải qua hơn bốn nghìn năm văn hiến, với biết bao thăng trầm, sóng gió nhưng vẫn mãi hiên ngang tồn tại và ngày càng phát triển sánh vai với cường quốc năm châu. Bác Hồ là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông đất nước ta, Người chiến sĩ cộng sản quốc tế mẫu mực, Người bạn thân thiết của các dân tộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.  Vì vậy, chuyến tham quan Bến cảng Nhà Rồng và Địa đạo Củ Chi do TS. Võ Minh Hùng và quý thầy cô của Trung tâm Đào tạo đại cương và Phát triển kỷ năng mềm tổ chức vào ngày 27.05.2017 đã mang đến cho em rất nhiều bài học bổ ích, những trải nghiệm thú vị và thêm yêu quý nền độc lập mà bao thế hệ cha ông đã góp phần xây dựng và giữ gìn.

Tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh được xây dựng tại Bến Nhà Rồng xưa đã mang đến cho em rất nhiều kiến thức bổ ích về cuộc đời và sự nghiệp của Người. Ấn tượng nhất đối với em là bức tượng anh thanh niên Nguyễn Tất Thành với đôi mắt kiên nghị, tự thế hiên ngang dứt khoát khi ra đi tìm đường cứu nước. Anh thanh niên hai mươi mốt tuổi ấy ra đi với đôi bàn tay trắng, trên con tàu  Amiral Latouche Tréville, vượt bao gió sóng, đặt chân đến bao vùng đất lạ, chứng kiến hết tất cả những áp bức bóc lột của các đế quốc lên các thuộc địa. Và cuối cùng Người cũng đã tìm ra được chân lý và trở về đất nước giúp nhân dân ta giành độc lập dân tộc.

Bước vào không gian bên trong bảo tàng, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác dần dần được chị hướng dẫn viên giới thiệu qua các bức ảnh, hiện vật một cách sinh động và đầy đủ. Cảm xúc của em dâng trào khi nghe kể về những năm tháng hoạt động ở nước ngoài của Bác, bôn ba khắp nơi trên thế giới, từng phụ bếp trên tàu Pháp, từng hứng cái giá lạnh của thành Pa-ri, từng vào tù ra khám,… nhưng những khó khăn ấy không thể khiến người Bác của chúng ta lùi bước. Bác của chúng ta thật đáng tự hào.

Chia tay với Bến Nhà Rồng, chúng em được đến với Địa đạo Củ Chi - một di tích lịch sử nổi tiếng thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh. Chiến tranh đã đi qua hơn bốn mươi năm nhưng những chứng tích mà nó để lại đã cho chúng ta thấy sự tàn khốc của nó.

Sau giờ ăn trưa, chúng em được hướng dẫn tham quan địa đạo. Ven con đường quanh co, khúc khuỷu đi vào rừng, chúng em được giới thiệu những hầm chông được dùng để bảo vệ khu vực căn cứ chiến đấu và tham quan hai địa đạo đầu tiên dài 70m và 120 m. Bước vào bên dưới lòng đất, em không khỏi cảm thán trước tài trí, bàn tay tài hoa của những con người xưa. Một căn phòng họp nằm sâu dưới lòng đất với những vách tường kiên cố, vượt qua con đường ngầm chúng em đến với giếng nước, bệnh xá, nhà bếp,… tham quan địa đạo em mới hiểu sâu sắc hơn về nhũng khó khăn mà dân tộc ta đã trải qua để có được độc lập như hôm nay.

Ngoài ra, chúng em còn được thăm Đền Dược là một đền thờ những anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh trên mảnh đất thép Củ Chi. Ngôi đền có một kiến trúc khá truyền thống mang đậm chất văn hóa Việt Nam, bao gồm năm phần: cổng tam quan, nhà văn bia, đền chính, tháp và hoa viên. Đoàn chúng em cũng đã vào tham quan, tưởng niệm những con người anh dùng hi sinh cho đất nước.

Kết thúc chuyến tham quan, chúng em đều có những cảm nhận cho riêng mình. Trong em vẫn còn đọng lại rất nhiều lưu luyến, tiếc nuối… Cả Bến Nhà Rồng và Địa đạo Củ Chi đã mang đến cho em rất nhiều cảm xúc, những phút giây hoài niệm về lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc qua đó càng thêm yêu quê hương, đất nước. Em rất cảm ơn nhà trường, Trung tâm ĐTĐC – PTKNM, đặt biệt là thầy Võ Minh Hùng đã tổ chức một chuyến tham quan đầy ý nghĩa, giúp chúng em có những trải nghiệm, bài học sâu sắc ngoài những giờ lý thuyết trên lớp, thêm tự hào về lịch sửu hào hùng của đất nước. Có lẽ, sự kết thúc của hành trình này sẽ mở đầu cho một hành trình khác, em mong trong thời gian tới nhà trường sẽ tổ chức thêm nhiều chuyến tham quan ý nghĩa cho sinh viên, nhằm tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cũng như giúp sinh viên nâng cao hiểu biết về lịch sử của dân tộc.

16 tháng 5 2019

1=1

MAGICPENCIL 

HÃY LUÔN ;-)

Bài làm

1 = 1 = 2 - 1 = 3 - 2 = 100 - 99.

~ ...... chat cx pk kím hả. Sa mạc lời..... ~

# Học tốt #

Trả lời :

a) Vích sinh sản vào tháng 7 hàng năm .

b) Vích đẻ trứng .

c) Sau khi Vích đẻ xong , Vích lấp tổ lại và đi xuống biển . 

Hok_Tốt

#Thiên_Hy

16 tháng 5 2019

Bài làm :

a) Vích sinh sản vào tháng 7 hàng năm .

b) Vích đẻ trứng .

c) Sau khi Vích đẻ xong , Vích lấp tổ lại và đi xuống biển . 

16 tháng 5 2019

con rùa biển ?

16 tháng 5 2019

Vích là một loài rùa biển. Cân nặng của vích hiếm khi trên 50 kg. Một nghiên cứu ở Oaxaca cho biết vích trưởng thành có cân nặng từ 25 kg đến 46 kg. Con cái nặng trung bình 35,45 kg, con đực thì nhẹ hơn một chút với cân nặng trung bình 33,00 kg. Vích con mới nở thường nặng từ 12,0 đến 23,3 gam.

16 tháng 5 2019

\(\text{Ta có}:\frac{x}{y}=\frac{2}{3}\Rightarrow x=\frac{2y}{3}\)

Thay \(x=\frac{2y}{3}\)vào biểu thức \(\frac{3x^2-4xy}{xy}\) 

Ta có :                                       \(=\frac{3\cdot\left(\frac{2y}{3}\right)^2-4\cdot\frac{2y}{3}\cdot y}{\frac{2y}{3}\cdot y}\)

                                                   \(=\frac{3\cdot\frac{4y^2}{9}-\frac{8y^2}{3}}{\frac{2y^2}{3}}\)

                                                     \(=\frac{\frac{4y^2}{3}-\frac{8y^2}{3}}{\frac{2y^2}{3}}=\frac{-\frac{4y^2}{3}}{\frac{2y^2}{3}}=-2\)

Vậy GTBT = -2 tại \(\frac{x}{y}=\frac{2}{3}\)

16 tháng 5 2019

@Šηιρєя︻┳デ═— sao phải phức tạp hóa vấn đề thế nhỉ

\(\frac{3x^2-4xy}{xy}\)

\(=\frac{3x^2}{xy}-\frac{4xy}{xy}\)

\(=\frac{3x}{y}-4\)

\(=\frac{3\cdot2}{3}-4\)

\(=2-4\)

\(=-2\)

Trả lời :

Lúc cha mẹ còn sống phải lo phụng dưỡng, để đền đáp ơn sinh thành dưỡng dục. Lúc cha mẹ chết chỉ làm ma chay đơn giản, giữ gìn sự im lặng trong những ngày mất mẹ, mất cha, nhớ đến công lao mẹ cha lo làm ăn nuôi con lớn khôn nên người hữu dụng cho xã hội. Công ơn ấy rất lớn không thể lấy gì sánh được.

Cha mẹ chết mà làm ma chay linh đình là báo hiếu hình thức, làm như thế là để che mắt thế gian. Ðạo Phật dạy chúng ta làm những điều chân thật; sống thích trầm lặng đơn giản (thiểu dục tri túc); chết an táng đơn giản hoặc đem thiêu đốt, không cần quan quách sang trọng, không cần nhạc lễ, cúng bái tụng niệm, chỉ cần giữ vệ sinh chung đừng để ô nhiễm môi trường sống. Vì thân tứ đại do đất, nước, gió, lửa hợp thành, chết thì đất, nước, gió, lửa trở về đất, nước, gió, lửa, có vật gì quí báu đâu mà để 5, 7 ngày; để lâu chỉ làm mất vệ sinh gây môi trường sống ô nhiễm, khiến mình khổ, người khác khổ.

Hok_Tốt

#Thiên_Hy

16 tháng 5 2019

Hỏi: Kính thưa Thầy, lúc cha mẹ còn sống không phụng dưỡng, đến khi cha mẹ chết làm ma chay thật to để lấy tiếng ở đời thì có nghĩa lý gì phải không, thưa Thầy?

Ðáp: Lúc cha mẹ còn sống phải lo phụng dưỡng để đền đáp ơn sinh thành, dưỡng dục. Lúc cha mẹ chết chỉ làm ma chay đơn giản, giữ gìn sự im lặng trong những ngày mất mẹ mất cha, nhớ đến công lao mẹ cha lo làm lụng vất vả nuôi con lớn khôn, nên người hữu dụng cho xã hội, công ơn ấy rất lớn không thể lấy gì sánh được.

Cha mẹ chết mà làm ma chay linh đình là báo hiếu hình thức, làm như thế là để che mắt thế gian. Đạo Phật dạy chúng ta làm những điều chân thật, sống thích trầm lặng đơn giản (thiểu dục tri túc), chết thì an táng đơn giản rồi đem đốt, không cần quan quách sang trọng, không cần nhạc lễ, cúng bái, tụng niệm, chỉ cần giữ vệ sinh chung, đừng để ô nhiễm môi trường sống. Vì thân tứ đại do đất, nước, gió, lửa hợp thành, chết thì đất, nước, gió, lửa trở về đất, nước, gió, lửa.

Ðức Phật nhìn thân tứ đại là một pháp vô thường, bất tịnh, không có gì đáng quý và lưu giữ, nên khi chết đem đốt bỏ. Nên Phật và các đệ tử của Ngài khi chết đem thiêu đốt bỏ. Trong khi ấy, các nhà Phật giáo Ðại thừa Tây Tạng, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, khi chết tìm mọi cách để lại nhục thân.

Có lần về thăm miền Bắc, chúng tôi có đến thăm nhục thân của Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Tường, đó là hai bộ xác khô. Phật giáo Tây Tạng muốn giữ xác thân phải bỏ ruột gan rồi ướp xác chết bằng thuốc. Trung Quốc và Việt Nam thì lại ướp xác bằng chất thuốc đặc biệt bởi không có nước.

Gần đây, Trung Quốc và Việt Nam khai quật một nhà mồ và đã nhận được rất nhiều nhục thân toàn là cung nữ, quan chức, vua chúa, như trong báo Nguyệt san Giác Ngộ số 35, “Di ấn Phật giáo trong nền văn hóa mộ táng cổ ở Nhật”.

Năm 1963 - 1965, vô tình các nhà khảo cổ đã khai quật được xác ướp của vua Lê Dục Tông từ thời Lê Trịnh, xác còn nguyên như vua còn đang an tịnh giấc nồng.

Huyện Ðông Anh ngoại thành Hà Nội ở nhà máy thuốc lá vô tình đào được hai cái xác của hai vũ nữ đời nhà Lê.

Xác ướp của bà Phan Thị Nguyên Châu vợ Thượng Thư trụ quốc Ðặng Ðình, tướng thời Lê Trịnh ở Phủ Lý, Hà Nam vào năm 1968.

Tại Xóm Củi quận 8 thành phố Hồ Chí Minh đã khai quật lăng mộ Bà Nguyễn Thị... “ thi thể còn nguyên vẹn, thậm chí còn rất đẹp, cơ bắp còn co duỗi được. Nhiều lít nước được các nhà y học truyền vào cơ thể bà vẫn dẫn hết dưới da thịt, tưởng như bà đang ở bịnh viện”.

Gần đây, như xác ướp Bác Hồ vẫn giữ nguyên vẹn như nằm ngủ. Chúng tôi đi đến đám tang vị bí thư tỉnh Tây Ninh, xác được tẩm liệm trong một quan tài bằng kính từ khi chết đến giờ phút đi an táng, xác vẫn như người ngủ không thấy hôi thối sình trương, chảy nước vàng như các đám tang của dân sự.

Qua những nhục thân của quan, vua và các thiền sư để lại, thì chúng tôi có một xác định rõ ràng.

Nếu một vị thiền sư muốn giữ xác thân của mình mà không cần phải ướp thuốc, thì thiền sư ấy phải nhập Diệt Thọ Tưởng Ðịnh. Từ trường của Diệt Thọ Tưởng Ðịnh bảo vệ thân xác không có một vật gì xâm thực phá hoại cơ thể được, nên xương cốt và da thịt luôn luôn tươi như người còn đang sống (chứ không phải bộ xương khô).

Báo chí có đăng tin bên Ðài Loan người ta đã khai quật mộ của một vị sư được an táng trong một cái lọ và cơ thể còn nguyên vẹn, không phải là bộ xương khô như nhục thân của Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường.

Qua báo chí, tin tức, đài, chúng tôi có nhận được nhiều tin tức về nhục thân. Ðến khi xem các bộ nhục thân này chúng tôi chẳng thấy có từ trường thiền định nào xung quanh nhục thân ấy. Do đó, chúng tôi xác định những nhục thân này được để lại có nhiều cách ướp xác, hoặc để khô giữ không nước, gió xâm thực thì cơ thể vẫn còn nguyên vẹn.

Tóm lại, đạo Phật nhìn cơ thể con người là một hợp duyên không có thật, bất tịnh và uế trược, nên chết là thiêu đốt không có giữ lại, không coi nó là một vật quý. Vì thế, khi đức Phật và các đệ tử của Ngài tịch đều thiêu đốt, không có vị nào để lại nhục thân. Huyền thoại ngài Ca Diếp ôm y bát vào núi Kê Túc nhập Diệt Thọ Tưởng Ðịnh để chờ đức Phật Di Lặc ra đời trao y bát cho. Ðó là một câu chuyện bịa đặt của các Tổ sau này. Ðức Phật nhìn các pháp trong thế gian này là vô thường, nên Ngài đâu có cần gì mà trao y bát, chỉ có di chúc: “Nên lấy giới luật và giáo pháp làm Thầy mà tu hành”.

Ðời người khổ là vì luôn chấp mọi thứ: chấp thân, chấp tâm, chấp pháp để mà chịu khổ với sự lầm chấp đó. “Sống chẳng cho ăn, chết làm văn tế ruồi”.

Từ những sự việc đó, Phật giáo Ðại thừa triển khai phần lấy vải thưa che mắt, cho nên có những bài táng tụng ma chay như ngày nay chúng ta đã thấy. Sự lừa đảo này chỉ gạt những người vô minh, chớ những người đã am hiểu Phật giáo chân chánh thì không gạt được. Hầu hết lối tụng niệm ma chay của Ðại thừa đều là lối lừa đảo, che mắt thế gian, chớ chẳng có ích lợi gì, mà còn làm cho người sống hao tổn tiền của và vất vả trong những ma chay cúng tế.

Cầu mà chẳng có thì lấy cái gì mà siêu? Thấu rõ được như vậy, mới thấy Phật giáo Ðại thừa là một giáo pháp vay mượn của mọi tôn giáo và phong tục con người, để thỏa mãn sự ngu si của con người đang sống trong thế giới tưởng siêu hình.

16 tháng 5 2019

 Lập dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.

2. Thân bài

a) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

- "Uống nước" ở đây nghĩa là gì?

+ Nghĩa đen: Hành động sử dụng dòng nước có sẵn, khi uống nó ta hãy nghĩ đến từ đâu đã tạo ra nguồn nước mà ta đang uống.

+ Nghĩa bóng: Hưởng thụ và sử dụng thành quả của người khác để lại.

- "Nguồn" ở đây cũng có hai lớp nghĩa:

+ Nghĩa đen: Đây là nguồn gốc, cội nguồn của dòng nước.

+ Nghĩa bóng: Là nơi đã tạo ra, đã để lại những thành quả mà người khác đang thừa hưởng.

=> Ý nghĩa: Câu tục ngữ là lời nhắn nhủ của cha ông ta đến các thế hệ "Hãy luôn biết ơn và đền đáp những người đã có công giúp đỡ mình, không được "qua cầu rút ván" hay "ăn cháo đá bát".

b) Chứng minh: Tại sao ta phải uống nước nhớ nguồn?

Vì đó là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết lại qua bao đời nay nên chúng ta cần trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống đó. Biểu hiện:

- Ghi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của người đã sinh ra mình (tục lệ thờ cúng tổ tiên, ngày lễ, Tết,...)

- Ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy cô (chúc mừng ngày 20/11,...)

- Nhớ ơn những thế hệ đi trước đã bỏ công sức và trí tuệ làm cho đất nước phát triển như ngày hôm nay (ngày 27/7 tri ân các anh hùng liệt sĩ,...)

c) Mở rộng vấn đề

- Mỗi người cần có nhận thức đúng đắn, ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy nét đẹp văn hóa bản sắc dân tộc.

- Lên án những người có suy nghĩ, tư tưởng phá hoại những nét đẹp truyền thống đó.

3. Kết bài

- Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ.

- Nêu bài học cho bản thân.

16 tháng 5 2019

Ca dao tục ngữ xưa luôn giàu ý tình và chất chứa biết bao những bài học đạo lý vô cùng sâu sắc, và một trong số đó chính là bài học về sự biết ơn, đền ơn đáp nghĩa trong cuộc sống. Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” chính là một minh chứng tiêu biểu cho đạo lý đó của dân tộc.

Chắc hẳn , đây là câu tục ngữ đã không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta, “uống nước” là hành động tượng trưng cho sự thừa hưởng, hưởng thụ những thành quả của người khác dành cho mình. Từ đó ông cha ta khuyên dạy mỗi người cần biết “nhớ nguồn”, tức là nhớ về cội nguồn, nguồn gốc của nơi mà đã cho ta thứ để ta sử dụng, hay sâu xa hơn là biết ơn, ghi nhớ, cảm kích đối với những người đã đã giúp đỡ ta ,tạo ra thành quả để ta hưởng thụ. Qua câu tục ngữ trên, ông cha ta đã đề cao vai trò của lòng biết hơn trong cuộc sống.

Có thể nói, đây là một bài học đạo lý vô cùng ý nghĩa. Tại sao lại như vậy? Trước tiên, trong cuộc sống này, không điều gì là có sẵn trong tự nhiên, kể cả về vật chất lẫn tinh thần. Những gì mà ta có được hiện tại không hoàn toàn là do một mình bàn tay ta có thể tạo nên mà đó là sự cộng hưởng, công lao của biết bao những yếu tố, những con người khác, chẳng hạn như những vật dụng đồ dùng hiện nay đều là quá trình thế hệ trước nghiên cứu và phát minh ra, hay ta có được kiến thức, sự giáo dục tốt là nhờ công lao của thầy cô, cha mẹ. Đó đều là những “nguồn” sống để ta có được như ngày hôm nay, do đó, con người cần biết ơn, ghi nhớ, tôn trọng công lao nuôi dưỡng, cung cấp, sinh thành của những người cho ta cuộc sống đầy đủ hiện tại.

“Uống nước nhớ nguồn” là một đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc, nó thể hiện sự biết ơn với cội nguồn của mỗi người, nhớ ơn công lao của các thế hệ đi trước đã rày công xây dựng mà nên. Ta có được cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay là nhờ ơn các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước, là những giọt mồ hôi, những giọt máu của biết bao các hệ cha anh đã kiên cường, anh dũng, chiến đấu hết mình, đánh đuổi giặc ngoại xâm mà hy sinh. Đó là lý do vì sao ngày nay, có rất nhiều những ngày lễ truyền thống của dân tộc nhằm tưởng nhớ công lao của cha ông ta ngày trước như Giỗ tổ Hùng Vương 10 -3 , Ngày Thương binh liệt sĩ,...Tri ân những con người đã góp phần tạo nên cuộc sống cho ta như các bậc làm cha làm mẹ, thầy cô giáo,...đất nước ta cũng có những ngày lễ như Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10,...để mỗi người con, người cháu tri ân, tỏ lòng thành kính đối với các bậc đi trước.

Cuộc sống nếu như không có cái gọi là lòng biết ơn thì liệu xã hội có được ổn định và vững bền? Lòng biết ơn không chỉ thể hiện tình cảm nhớ ơn mà còn là sợi dây gắn kết giữa con người với người. Khi ta biết ơn người khác, ta sẽ luôn nhận được sự yêu mến, cảm kích, tự hào của những người xung quanh, ngược lại, nếu cuộc sống chỉ toàn những kẻ “ăn cháo đá bát”, vong ân bội nghĩa với những người đã giúp đỡ mình, họ sẽ luôn bị người đời chê trách, trách cứ, và xa lánh. Câu chuyện về mẹ con Lý Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh hay mẹ con Cám trong truyện cổ tích Tấm cám có lẽ là những minh chứng tiêu biểu nhất cho sự vong ơn bội nghĩa và phải trả giá một cách xứng đáng.

Lòng biết ơn chỉ thực sự giàu ý nghĩa khi nó xuất phát từ chính trái tim của người mang ơn đối với người làm ơn, nếu như nó không thật lòng từ trong sâu thẳm con tim mà chỉ là sự gượng ép, miễn cưỡng, hay đôi khi là cố tình để thể hiện bản thân mình thì nó cũng thật vô nghĩa làm sao. Sông nào cũng có nguồn , “ăn quả” không thể không nhớ đến “kẻ trồng cây”, mỗi cá nhân trong cuộc sống hôm nay, đặc biệt là thế hệ trẻ, cần ý thức được sâu sắc trách nhiệm của bản thân đối với cội nguồn và hành động một cách đúng đắn, cũng như phát huy hết mình truyền thống quý báu ấy của dân tộc.

Như vậy, câu tục ngữ đã không chỉ đặt ra một bài học đạo lý sâu sắc mà còn đưa ra yêu cầu cần biết phát huy và bảo tồn để thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, để đọa lý truyền thống luôn sống mãi trong mỗi trái tim con người Việt Nam muôn đời

16 tháng 5 2019

mình thi rồi 

thanks cậu đã chúc 

kết bạn nhé

mình cũng chúc cậu thi được nhiều điểm nhé