K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Một hôm em tới trường sớm thì đột nhiên nghe tiếng khóc thút thít ở đâu đó vọng lại. Em lại gần thì biết được tiếng khóc phát ra từ 1 cái cây non gần đấy. Em hỏi nó:

- Tại sao cậu lại khóc vậy?

- Hu hu....Ngọn của tớ bị ai bẻ mất rồi....đâu lắm bạn à.

Em tức giận:

- Tại sao lại có kẻ vô ý như vậy chứ? Thật đáng trách . Kẻ đó không có chút hiểu biết gì về bảo vệ môi trường sao? Dám ra tay bẻ 1 cây non mới mọc như vậy. Nếu có nhiều người làm như vậy không biết cây xanh sẽ còn bao nhiêu nữa.

Cây non xúc động:

- Cậu là người đầu tiên quan tâm đến tớ đấy...Cảm ơn cậu đã thông cảm cho nỗi buồn của tớ.

Em tươi cười bảo:

- Không có gì đâu mà. Thôi cậu đừng khóc nữa, rồi chồi non mới sẽ lại mọc ra thôi. Tớ sẽ chăm sóc cho cậu để cậu nhanh lớn còn giúp ích cho môi trường nữa.

- Cảm ơn cậu nhiều lắm.

- Thôi ...Tạm biệt cậu...Tớ phải vào lớp học rồi...Hẹn gặp lại sau...

Em bước đi mà trong lòng cảm thấy rất vui vì mình đã làm được 1 việc tốt.

Một hôm em tới trường sớm thì đột nhiên nghe tiếng khóc thút thít ở đâu đó

vọng lại. Em lại gần thì biết được tiếng khóc phát ra từ 1 cái cây non gần đấy. Em hỏi 

nó:
−− Tại sao cậu lại khóc vậy?

−− Hu hu....Ngọn của tớ bị ai bẻ mất rồi....đâu lắm bạn à.

Em tức giận:

−−Tại sao lại có kẻ vô ý như vậy chứ? Thật đáng trách . Kẻ đó không có chút hiểu biết

gì về bảo vệ môi trường sao? Dám ra tay bẻ 1 cây non mới mọc như vậy. Nếu có nhiều 

người làm như vậy không biết cây xanh sẽ còn bao nhiêu nữa.

Cây non xúc động:

−−Cậu là người đầu tiên quan tâm đến tớ đấy...Cảm ơn cậu đã thông cảm cho nỗi buồn

của tớ.

Em tươi cười bảo:

−− Không có gì đâu mà. Thôi cậu đừng khóc nữa, rồi chồi non mới sẽ lại mọc ra thôi. Tớ

sẽ chăm sóc cho cậu để cậu nhanh lớn còn giúp ích cho môi trường nữa.

−− Cảm ơn cậu nhiều lắm.

−− Thôi ...Tạm biệt cậu...Tớ phải vào lớp học rồi...Hẹn gặp lại sau...

Em bước đi mà trong lòng cảm thấy rất vui vì mình đã làm được 1 việc tốt.

 

Trong bài Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh, ở khổ thơ đầu và cuối có sự lặp đi lặp lại của các từ ngữ như sau:

- Từ “nghe” lặp lại 3 lần ở khố đầu.

- Từ “vì” lặp lại 4 lần ở khổ cuối.

Việc lặp lại các từ ngữ như trên có tác dụng: nhấn mạnh cảm xúc bồi hồi, xao xuyến của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa và nhấn mạnh mục đích, chiến đấu cua người cháu - người chiến sĩ. Qua đó làm nổi bật ý: đó là tình yêu thương biết ơn bà của tác giả và tình yêu quê hương đất nước.

Bài làm

~ Dễ chán, k lm đc ak. ~

* Ở khổ thơ đầu của bài tiếng " Tiếng gà trưa " có những từ được lập đi lập lại là: " Nghe "

=> Tác dụng: Nhấn mạnh về kí ức tuổi thơ quay về khi nghe tiếng gà trưa.

* Ở khổ thơ cuối của bài tiếng " Tiếng gà trưa " có những từ được lập đi lập lại là: " Vì "

=> Tác dụng: Nhấn mạng lí do vì sao người cháu lại đi chiến đấu.

# Học tốt #

17 tháng 5 2019

Bài thơ nào????

17 tháng 5 2019

hok có bài trả lời sao ????????

17 tháng 5 2019

Nội quy tham gia giúp tôi giải toán :

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình ko giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn.

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không k " Đúng " vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Oline mat 

17 tháng 5 2019

MÀY THÍCH ĐÁNH HỘI ĐỒNG , RIÊNG LẺ HAY GỌI CẢNH SÁT ĐẾN LÀM TRỌNG TÀI TRẬN ĐẤU ? NẾU MUỐN GỌI CẢNH SÁT ĐẾN LÀM TRỌNG TÀI THÌ TÌM ĐÚNG NGƯỜI RỒI . TAO QUEN CẢ Ổ CẢNH SÁT ĐẤY !

17 tháng 5 2019

Thang điểm?

17 tháng 5 2019

Hỏi cô giáo cho nhanh bạn ak 

=^.^= 

*_Hà My_*

17 tháng 5 2019

Hè vừa rồi, em cùng gia đình đã có dịp đến thăm thành phố biển Nha Trang xinh đẹp. Không chỉ ấn tượng với đường bờ biển đẹp và dài, em còn vô cùng thích thú khi lần đầu tiên được ngắm cảnh mặt trời mọc trên biển.

Để được chứng kiến thời khắc đó, em đã háo hức dậy từ sáng sớm để đi ra bãi biển. Biển lúc này khá vắng người, tiếng sóng vỗ ì oạp từ xa dội lại, nghe như một bản trường ca bất tận của đại dương. Cát dưới chân em mềm và mát lạnh vì chưa bị ánh nắng mặt trời hun nóng. Ở xa xa, phía đường chân trời, em đã nhìn thấy ông mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ đang dần dần nhô lên từ trong lòng biển khơi. Bầu trời buổi sáng trong xanh vời vợi, trong vắt không một gợn mây. Vài chú chim hải âu đang dang sải cánh rộng, thi thoảng lại lướt trên mặt sóng, hy vọng có thể kiếm được vài chú cá béo múp.



Khi mặt trời đã nhô lên khỏi mặt biển, ánh sáng rực rỡ bổng làm sáng bừng cả không gian. Nước biển trong xanh phía dưới được phản chiếu qua ánh nắng vàng nhạt trở nên biêng biếc hồng. Dưới làn nước mát, vài chú cá đang tung tăng bơi lội, em tưởng như chúng cũng đang đón chờ một trong những khoảnh khắc kì diệu nhất của tạo hóa. Mặt trời càng lên cao, bầu trời dường như cũng rộng mở hơn. Ánh nắng lúc này mới chỉ đủ để làm cho cảnh vật rõ nét hơn một chút. Xa xa, những cây dừa cũng đang vươn cánh tay dài, rộng của mình để đón thứ ánh nắng tinh khôi đầu tiên của ngày mới. Vào lúc ấy, em có cảm giác như thời gian đang ngừng lại, tất cả chỉ có mặt trời và biển cả vẫn đang cuộn sóng dữ dội phía dưới. Không khí của buổi sớm mai mới trong lành và mát mẻ làm sao. Ngọn gió thổi từ biển tới còn mang theo cái vị mặn mòi của biển cả, thấm đẫm vào trong từng làn da thớ thịt. Cảm giác ấy khiến cho tâm hồn em thêm thư thái, tất cả mọi bộn bề, lo toan của cuộc sống thường ngày đã tan biến hết, nhưỡng chỗ cho sự bình yêu đến lạ kì.

Trên bờ cát, các bác ngư dân đã sẵn sàng dong thuyền ra khơi, bắt đầu một chuyến làm ăn mới. Tiếng cười đùa, trò chuyện của họ làm huyên náo cả một góc, mang theo hy vọng về một chuyến đi thuận buồm xuôi gió, thắng lợi trở về. Bức tranh ngày mới bỗng sống động hẳn lên vì có thêm sự xuất hiện của con người.

Cảnh mặt trời mọc trên biển đẹp như một bức tranh sơn mài mà người nghệ sĩ chính là mẹ thiên nhiên vĩ đại. Khung cảnh ấy đã để lại dấu ấn khó phai mờ trong tâm trí em, trở thành một kỉ niệm không bao giờ có thể quên.

17 tháng 5 2019

Hè vừa rồi, em cùng gia đình đã có dịp đến thăm thành phố biển Nha Trang xinh đẹp. Không chỉ ấn tượng với đường bờ biển đẹp và dài, em còn vô cùng thích thú khi lần đầu tiên được ngắm cảnh mặt trời mọc trên biển.

Để được chứng kiến thời khắc đó, em đã háo hức dậy từ sáng sớm để đi ra bãi biển. Biển lúc này khá vắng người, tiếng sóng vỗ ì oạp từ xa dội lại, nghe như một bản trường ca bất tận của đại dương. Cát dưới chân em mềm và mát lạnh vì chưa bị ánh nắng mặt trời hun nóng. Ở xa xa, phía đường chân trời, em đã nhìn thấy ông mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ đang dần dần nhô lên từ trong lòng biển khơi. Bầu trời buổi sáng trong xanh vời vợi, trong vắt không một gợn mây. Vài chú chim hải âu đang dang sải cánh rộng, thi thoảng lại lướt trên mặt sóng, hy vọng có thể kiếm được vài chú cá béo múp.

Khi mặt trời đã nhô lên khỏi mặt biển, ánh sáng rực rỡ bổng làm sáng bừng cả không gian. Nước biển trong xanh phía dưới được phản chiếu qua ánh nắng vàng nhạt trở nên biêng biếc hồng. Dưới làn nước mát, vài chú cá đang tung tăng bơi lội, em tưởng như chúng cũng đang đón chờ một trong những khoảnh khắc kì diệu nhất của tạo hóa. Mặt trời càng lên cao, bầu trời dường như cũng rộng mở hơn. Ánh nắng lúc này mới chỉ đủ để làm cho cảnh vật rõ nét hơn một chút. Xa xa, những cây dừa cũng đang vươn cánh tay dài, rộng của mình để đón thứ ánh nắng tinh khôi đầu tiên của ngày mới. Vào lúc ấy, em có cảm giác như thời gian đang ngừng lại, tất cả chỉ có mặt trời và biển cả vẫn đang cuộn sóng dữ dội phía dưới. Không khí của buổi sớm mai mới trong lành và mát mẻ làm sao. Ngọn gió thổi từ biển tới còn mang theo cái vị mặn mòi của biển cả, thấm đẫm vào trong từng làn da thớ thịt. Cảm giác ấy khiến cho tâm hồn em thêm thư thái, tất cả mọi bộn bề, lo toan của cuộc sống thường ngày đã tan biến hết, nhưỡng chỗ cho sự bình yêu đến lạ kì.

Trên bờ cát, các bác ngư dân đã sẵn sàng dong thuyền ra khơi, bắt đầu một chuyến làm ăn mới. Tiếng cười đùa, trò chuyện của họ làm huyên náo cả một góc, mang theo hy vọng về một chuyến đi thuận buồm xuôi gió, thắng lợi trở về. Bức tranh ngày mới bỗng sống động hẳn lên vì có thêm sự xuất hiện của con người.

Cảnh mặt trời mọc trên biển đẹp như một bức tranh sơn mài mà người nghệ sĩ chính là mẹ thiên nhiên vĩ đại. Khung cảnh ấy đã để lại dấu ấn khó phai mờ trong tâm trí em, trở thành một kỉ niệm không bao giờ có thể quên.

Bài làm tham khảo nha bạn!

~ Học tốt ~ K cho Mk nhé. Thank you.

Trong bài Cô Tô của Nguyễn Tuân, người đọc không chỉ mê mẩn trước cảnh đẹp của cuộc sống sinh hoạt đời thường mà còn mê mẩn trước thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ của nơi đây, đặc biệt là cảnh mặt trời mọc ở biển Cô Tô. Có lẽ vì thế mà em vô cùng thích thú và ấn tượng khi bản thân mình được tận mắt chứng kiến cảnh mặt trời mọc trên biển.

Bốn bề tĩnh lặng. Màn đêm vẫn còn bao trùm lên mọi cảnh vật. Chỉ nghe thấy tiếng gió biển luồn vào những tán dừa xào xạc và tiếng sóng biển rì rào từng cơn tấp vào bờ. Em và gia đình ngồi cạnh nhau trên một mỏm đá và hồi hộp chờ đợi.

Kia rồi, từ xa, ở phía cuối đường chân trời bắt đầu có những tia nắng đầu tiên lóe lên. Mặt trời như chiếc bóng đèn khổng lồ nhô lên từ dưới đáy biển. Những tia nắng kéo thành từng vệt dài trên mặt biển như thể những vết sọc trên chiếc áo caro. Màn đêm đen dần dần thối lui. Ánh sáng đầu tiên khiến cho bầu trời trở nên sáng rực. Mặt trời nhô lên từng chút từng chút một. Mặt biển trở nên lấp lánh như được bao phủ một lớp vàng sánh đậm. Mặt trời nhô lên cao hơn, ánh sáng ấm áp trải ra rộng khắp. Bãi cát trắng bên bờ biển cũng được nhuộm một màu vàng đào ngon mắt. Hàng dừa đang chìm trong bóng tối bỗng hiện hình rõ nét dưới ánh nắng. Bầu trời đêm đen kịt được thay thế bằng bầu trời cao vút và trong không một gợn mây. Gió từ ngoài biển thổi vào mang theo hơi muối mằn mặn. Từng đàn chim tung cánh bắt đầu vũ khúc của mình. Cả không gian tĩnh lặng của màn đêm như biến đi đâu mất để thay bằng ánh bình minh ửng hồng như cái lòng đỏ trứng gà đầy sức sống. Từng con sóng bạc đầu nối đuôi nhau tấp vào bờ. Thì ra, biển lại dịu dàng và đáng yêu đến thế! Mặt trời đã lên cao hẳn, màu hồng đào phía cuối trời đã được thay thế bằng ánh nắng vàng chói chang. Một ngày mới đã thực sự bắt đầu.

Cả đất trời như bừng tỉnh sau một đêm ngon giấc. Tiếng chim líu lo đuổi nhau trên những tán lá xanh rì. Hàng dừa đung dưa mái tóc dài của mình nghe tiếng kêu xào xạc. Ngoài khơi xa, thấp thoáng cánh buồm của đoàn thuyền ra khơi hôm qua đã trở về. Đi theo họ là những cánh chim hải âu trắng muốt chao liệng trên bầu trời. Ngư dân thức dậy và bắt đầu ngàu làm việc như thường nhật của mình. Tiếng thuyền chài gõ mái. Tiếng người hỏi nhau. Tiếng xô, thùng loảng xoảng. Tiếng những bé vội vã chạy ra đón cha và anh ngoài khơi trở về. Tất cả những âm thanh quen thuộc ấy đã tạo nên một cuộc sống thật yên bình và hạnh phúc. Mặt trời mọc cũng là lúc mọi hoạt động của con người bắt đầu.

Em rất thích ngắm cảnh mặt trời mọc trên biển, bởi khi ấy, em cảm thấy mình thật nhỏ bé trước sự diệu kì của thiên nhiên. Đây có lẽ sẽ là những hình ảnh đẹp đẽ mà em sẽ không bao giờ quên trong cuộc đời mình.

12 tháng 5 2021

Cảm ơn bạn nhiều nha

17 tháng 5 2019

đúng rồi đó bạn

17 tháng 5 2019

chỉ nói chắc học kỳ 2 thôi

mình tham khảo nha

Người ta thường nói “Sức chịu đựng của con người có giới hạn”, mà đâu chỉ riêng con người, vạn vật đều giống như thế. Cái gì cũng “một vừa hai phải” thôi, căng quá thể nào cũng bị vỡ cho mà xem. Tục ngữ có câu “Con giun xéo lắm cũng quằn” mà. Khi mọi chuyện đạt đến giới hạn thì tự nhiên sẽ sinh ra những phản ứng khiến người ta phải bất ngờ.

Tất cả đều mang giới hạn của riêng mình

Câu tục ngữ “Con giun xéo lắm cũng quằn” cũng không còn xa lạ gì nữa với người dân Việt Nam, thậm chí nó còn được sử dụng với tần suất rất thường xuyên. Con giun thường rất thẳng nhưng nếu chúng ta cứ mãi chọc ghẹo, giày xéo nó thì cũng sẽ đến lúc nó không chịu nổi mà quằn mình lại. Giống như con người, vượt qua giới hạn lại sẽ như biến thành một người khác.

“Con giun xéo lắm cũng quằn”

“Con giun xéo lắm cũng quằn”

Có những người bình thường rất hiền lành, ít nói và thậm chí là như vô hình. Tại sao nói như vậy? Vì họ luôn lầm lũi, lặng lẽ và không có sức sát thương đối với ai. Chúng ta gần như quên mất sự tồn tại của họ và quên luôn cảm xúc của họ. Để đến một ngày, mọi chuyện dần đi quá giới hạn thì những nhân vật đó lại trở nên thay đổi khiến bạn ngạc nhiên. Trước mắt chúng ta, họ như một người khác, một người mình chưa quen.

Thật ra, đó cũng là điều bình thường trong cuộc sống, một quy luật “bất di bất dịch” mà thôi. Quả bóng căng quá sẽ bị nổ, tờ giấy vò nát cũng chẳng thể phẳng phiu lại như ban đầu và lòng người đã mất niềm tin thì cũng không cách nào lấy lại được,….Chúng ta phải chấp nhận và xem nó như một phần của cuộc sống.

17 tháng 5 2019

Có những người bình thường rất hiền lành, ít nói và thậm chí là như vô hình. Tại sao nói như vậy? Vì họ luôn lầm lũi, lặng lẽ và không có sức sát thương đối với ai. Chúng ta gần như quên mất sự tồn tại của họ và quên luôn cảm xúc của họ. Để đến một ngày, mọi chuyện dần đi quá giới hạn thì những nhân vật đó lại trở nên thay đổi khiến bạn ngạc nhiên. Trước mắt chúng ta, họ như một người khác, một người mình chưa quen.

Có thể bạn quan tâm “Không có lửa làm sao có khói”

Thật ra, đó cũng là điều bình thường trong cuộc sống, một quy luật “bất di bất dịch” mà thôi. Quả bóng căng quá sẽ bị nổ, tờ giấy vò nát cũng chẳng thể phẳng phiu lại như ban đầu và lòng người đã mất niềm tin thì cũng không cách nào lấy lại được,….Chúng ta phải chấp nhận và xem nó như một phần của cuộc sống.

Người nông dân ngày xưa mang thân phận được xem là thấp nhất, có thể nói là dưới đáy của xã hội. Họ đã chịu biết bao vất vả, cay đắng và tủi nhục để sống và đấu tranh. Sống không riêng vì bản thân mình mà còn là vì những người mình thật sự yêu thương. Đã từng có lúc nghĩ sẽ sống mãi một đời lầm lũi như thế, nhưng khi mọi sự chịu đựng đạt đến giới hạn, họ đã vùng lên. “Con giun xéo lắm cũng quằn”, bị áp bức mãi cũng khiến con người ta không thể chịu được nữa và đấu tranh là kết quả tất yếu mà thôi.

mình tham khảo trên mạng nha

Câu tục ngữ Ăn trông nồi ngồi trông hướng rất hay được sử dụng kể cả cho thời này đặc biệt là các bậc cha mẹ, ông bà muốn nhắc nhở thế hệ con cháu về cách ứng xử cơ bản trong ăn uống là khi ăn uống phải nghĩ tới người khác còn thức ăn không để chừa cho mọi người cùng ăn. Khi ngồi ăn cũng phải nhìn trước nhìn sau xem có bất lịch sự với ai không

Bài văn mẫu giải thích câu “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”
Kho tàng ca dao tục ngữ của ông cha ta từ lâu đã chứa đựng biết bao nhiêu bài học đạo lý sâu sắc, một trong số đó chính là bài học về cử chỉ, kỹ năng phù hợp trong giao tiếp, trong xử sự , được thể hiện rất rõ qua câu tục ngữ “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”.

Vậy câu tục ngữ cụ thể muốn nói với chúng ta điều gì? “Ăn trông nồi” khuyên nhủ mỗi người về cách cư xử đúng mực trong ăn uống, khi ta ăn, cần phải biết giữ chừng mực, không nên ăn quá nhiều, ăn hết phần của người khác, đặc biệt là khi có những người lớn tuổi. Cũng như vậy, “Ngồi trông hướng” khuyên nhủ chúng ta ở bất cứ đâu, không chỉ trong mâm cơm mà còn ở mọi hoàn cảnh, khi đứng lên ngồi xuống đều phải giữ phép lịch sự, không nên ngồi chắn lối đi của người khác, đặt đâu ngồi đó, cần ngồi đúng lúc, đúng chỗ, nhường chỗ cho người lớn tuổi. Như vậy, qua câu tục ngữ trên, ông cha ta đã nhắn nhủ những bài học tuy đơn giản mà sâu sắc về phong thái, cách cư xử phù hợp hoàn cảnh, thời điểm.

Trong cuộc sống, đôi khi có những điều mà chúng ta coi là nhỏ nhặt, không đáng kể như cử chỉ ăn uống, đứng ngồi , nhưng thực chất lại quan trọng vô cùng, thể hiện bạn là một người có lễ nghi, phép tắc, phép lịch sự hay không. Với việc ăn uống, “ăn trông nồi” là một kỹ năng tối thiểu mà con người cần có. Khi nhà có khách hay đi dự tiệc, cỗ bàn, dù món ăn có hấp dẫn đến đâu, có nhiều thế nào, nhưng đã ngồi chung mâm với nhiều người khác, đặc biệt là những người lớn tuổi hơn mình, ta không thể ăn uống một cách bừa bộn, ăn quá nhiều không chừa lại phần nào mà không để ý đến người khác ăn bao nhiêu, có ăn hay không. Cũng không nên động đũa khi người lớn chưa bắt đầu ăn và không nên tiếp tục ăn khi hầu hết mọi người đã buông đũa. Tuy điều này có thể khá gò bó với một số người nhưng nó thể hiện phép lịch sự của bạn, sự đảm đang, có ý thức.

“Ngồi trông hướng” cũng vậy, ở bất kỳ đâu, đặc biệt là những nơi có đông người, cần ý thức được vị trí, vị thế của mình để ngồi đúng lúc, đúng chỗ. Ta không thể ngồi từa lưa mọi chỗ, ngồi chắn lối đi hay tầm nhìn của người khác. Nếu là người nhỏ tuổi hơn, cần phải biết nhường chỗ cho người lớn tuổi, không nên ngồi trên hay ngồi chen vào chỗ của người xung quanh. Nếu bản thân ta không biết cử chỉ đúng mực, ta sẽ dễ dàng gây khó chịu đối với mọi người khác, phải nhận những cái nhìn không mấy thiện cảm, đánh giá về đạo đức, lễ nghi của bản thân mình.

“Ăn trông nồi ngồi trông hướng” là một bài học đạo lý về phép tắc hoàn toàn đúng đắn, là điều mà mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra đều cần tiếp thu và giáo dục. Tuy nó đơn giản nhưng nó cũng là cách để người khác nhìn nhận vào bản thân chúng ta. Mỗi người đều cần phải rèn luyện về cách cư xử, cử chỉ đúng mực, lịch sự , không vô ý thức, không hồn nhiên trong ăn uống, trong xử sự. Đối với thế hệ trẻ hôm nay, bài học ấy càng cần thiết hơn cho cuộc sống học tập và làm việc sau này.

Thành công hay sự vui vẻ, hạnh phúc đều được bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, có những yếu tố nhỏ nhất từ kỹ năng sống phù hợp, chuẩn mực. Đừng học ở đâu xa xôi, cao rộng mà hãy bắt đầu học từ những điều nhỏ nhặt này sẽ góp phần đưa con người ta đạt được mục đích của mình một cách dễ dàng và trọn vẹn hơn

17 tháng 5 2019

Giải thích câu “Ăn trông nồi ngồi trông hướng” 

Câu tục ngữ Ăn trông nồi ngồi trông hướng rất hay được sử dụng kể cả cho thời này đặc biệt là các bậc cha mẹ, ông bà muốn nhắc nhở thế hệ con cháu về cách ứng xử cơ bản trong ăn uống là khi ăn uống phải nghĩ tới người khác còn thức ăn không để chừa cho mọi người cùng ăn. Khi ngồi ăn cũng phải nhìn trước nhìn sau xem có bất lịch sự với ai không

Bài văn mẫu giải thích câu “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”
Kho tàng ca dao tục ngữ của ông cha ta từ lâu đã chứa đựng biết bao nhiêu bài học đạo lý sâu sắc, một trong số đó chính là bài học về cử chỉ, kỹ năng phù hợp trong giao tiếp, trong xử sự , được thể hiện rất rõ qua câu tục ngữ “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”.

Vậy câu tục ngữ cụ thể muốn nói với chúng ta điều gì? “Ăn trông nồi” khuyên nhủ mỗi người về cách cư xử đúng mực trong ăn uống, khi ta ăn, cần phải biết giữ chừng mực, không nên ăn quá nhiều, ăn hết phần của người khác, đặc biệt là khi có những người lớn tuổi. Cũng như vậy, “Ngồi trông hướng” khuyên nhủ chúng ta ở bất cứ đâu, không chỉ trong mâm cơm mà còn ở mọi hoàn cảnh, khi đứng lên ngồi xuống đều phải giữ phép lịch sự, không nên ngồi chắn lối đi của người khác, đặt đâu ngồi đó, cần ngồi đúng lúc, đúng chỗ, nhường chỗ cho người lớn tuổi. Như vậy, qua câu tục ngữ trên, ông cha ta đã nhắn nhủ những bài học tuy đơn giản mà sâu sắc về phong thái, cách cư xử phù hợp hoàn cảnh, thời điểm.

Trong cuộc sống, đôi khi có những điều mà chúng ta coi là nhỏ nhặt, không đáng kể như cử chỉ ăn uống, đứng ngồi , nhưng thực chất lại quan trọng vô cùng, thể hiện bạn là một người có lễ nghi, phép tắc, phép lịch sự hay không. Với việc ăn uống, “ăn trông nồi” là một kỹ năng tối thiểu mà con người cần có. Khi nhà có khách hay đi dự tiệc, cỗ bàn, dù món ăn có hấp dẫn đến đâu, có nhiều thế nào, nhưng đã ngồi chung mâm với nhiều người khác, đặc biệt là những người lớn tuổi hơn mình, ta không thể ăn uống một cách bừa bộn, ăn quá nhiều không chừa lại phần nào mà không để ý đến người khác ăn bao nhiêu, có ăn hay không. Cũng không nên động đũa khi người lớn chưa bắt đầu ăn và không nên tiếp tục ăn khi hầu hết mọi người đã buông đũa. Tuy điều này có thể khá gò bó với một số người nhưng nó thể hiện phép lịch sự của bạn, sự đảm đang, có ý thức.

“Ngồi trông hướng” cũng vậy, ở bất kỳ đâu, đặc biệt là những nơi có đông người, cần ý thức được vị trí, vị thế của mình để ngồi đúng lúc, đúng chỗ. Ta không thể ngồi từa lưa mọi chỗ, ngồi chắn lối đi hay tầm nhìn của người khác. Nếu là người nhỏ tuổi hơn, cần phải biết nhường chỗ cho người lớn tuổi, không nên ngồi trên hay ngồi chen vào chỗ của người xung quanh. Nếu bản thân ta không biết cử chỉ đúng mực, ta sẽ dễ dàng gây khó chịu đối với mọi người khác, phải nhận những cái nhìn không mấy thiện cảm, đánh giá về đạo đức, lễ nghi của bản thân mình.

“Ăn trông nồi ngồi trông hướng” là một bài học đạo lý về phép tắc hoàn toàn đúng đắn, là điều mà mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra đều cần tiếp thu và giáo dục. Tuy nó đơn giản nhưng nó cũng là cách để người khác nhìn nhận vào bản thân chúng ta. Mỗi người đều cần phải rèn luyện về cách cư xử, cử chỉ đúng mực, lịch sự , không vô ý thức, không hồn nhiên trong ăn uống, trong xử sự. Đối với thế hệ trẻ hôm nay, bài học ấy càng cần thiết hơn cho cuộc sống học tập và làm việc sau này.

Thành công hay sự vui vẻ, hạnh phúc đều được bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, có những yếu tố nhỏ nhất từ kỹ năng sống phù hợp, chuẩn mực. Đừng học ở đâu xa xôi, cao rộng mà hãy bắt đầu học từ những điều nhỏ nhặt này sẽ góp phần đưa con người ta đạt được mục đích của mình một cách dễ dàng và trọn vẹn hơn.

~ Học tốt ~ K cho mk nhé! Thank you.