K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2020

[NGẠN NGỮ ĐỨC] - TIẾT KIỆM là một NGHỆ THUẬT lớn hơn cả việc KIẾM TIỀN.
Khi còn sống, chúng ta thường hay cho rằng ngày mai còn dài, thiếu gì cơ hội để gặp gỡ nhau, nhưng thực ra, đời người là một phép trừ, gặp nhau một lần cũng là đã bớt đi một lần gặp gỡ nhau.

Cũng như thế, chúng ta thường hay cho rằng chúng ta có đủ sức khoẻ chúng ta thiếu gì cơ hội để tạo ra tiền, giữ tiền, hôm nay đâu biết ngày mai thế nào... nên tiêu xài không có kế hoạch, không hợp lý dẫn đến không biết khi nào ước mơ chúng ta sẽ thành hiện thực?

Ước mơ làm giàu, ước mơ kiếm được thật nhiều tiền là nhu cầu của nhiều người. Nhưng kiếm được tiền xong rồi để làm gì? Phải chăng tiền là phương tiện mưu cầu hạnh phúc?
Tiêu tiền một cách khôn ngoan là NGHỆ THUẬT. Tiền bạc có thể tiêu một cách khôn ngoan sẽ sinh lời và làm việc tốt. Tuy nhiên, không phải mấy ai cũng có thể tiêu tiền một cách khôn ngoan. Vì có quá nhiều thứ khiến họ bị chi phôi, phải suy nghĩ

➡️Người giỏi chưa chắc đã tiêu tiền một cách khôn ngoan.
✅Nhưng chắc chắn rằng, người tiêu tiền khôn ngoan sẽ là một người giỏi.
🎉Có thể nói, đó là một nghệ nhân xài tiền.

5 tháng 1 2022
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng". - Những bài thơ về trăng của Người: Trung thu, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đêm thu… - Trăng trong thơ của Bác có nhiều sắc vẻ, trạng thái khác nhau. + Trăng được cảm nhận ở hoàn cảnh ngục tù, hay giữa trời nước bao la, lúc bận việc quân, lúc thư nhàn… + Trăng hiện lên như tri âm, tri kỷ với Người → Người luôn hướng tới ánh sáng, sự tự do để đạt tới sự tự tại trong tâm hồn. Sự hòa quyện giữa Người với Trăng- tri kỷ- khiến cho thơ của Người luôn có sự hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại.
23 tháng 3 2020

Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.

25 tháng 3 2020

VĂN NGHỊ LUẬN

1. Khái niệm:

Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

2. Đặc điểm của văn nghị luận:

          - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.

          - Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.

                   Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?

3. Cấu trúc :

- Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết.

- Thân bài ( giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.

- Kết bài ( kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

4. Các phương pháp lập luận :

- Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

- Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định.

- Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.

- Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản

“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên Việt Nam”

Đó là những lời ca da diết thể hiện được tình cảm của tất cả thiếu nhi của Việt Nam đối với Bác Hồ- Vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu trong tim mỗi người Việt Nam. Đặc biệt, đối với các em thiếu nhi thì Bác Hồ như một người Bác hiền từ, rất mực thân thiết mà các em đặc biệt kính yêu.

Không hề là ngẫu nhiên, vô tình, cũng không phải Bác Hồ là vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà các em thiếu nhi lại kính yêu Bác như vậy. Các em thiếu nhi của Việt Nam đều vô cùng thuần khiết, trong sáng nên khi các em đã dành những tình cảm tha thiết, sự kính yêu vô bờ với ai đó thì chứng tỏ người nhận tình yêu ấy của các em cũng vô cùng tuyệt vời, sẽ quan tâm và dành những tình cảm tương tự cho các em. Đúng vậy, Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà chính trị xuất sắc, nhà quân sự tài ba, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà Bác còn là người Bác vô cùng kính yêu trong lòng các em thiếu nhi.

Mặc dù lúc nào Bác cũng bận rộn với việc nước, việc dân nhưng Bác luôn dành ra những thời gian đặc biệt để cùng các em thiếu nhi vui chơi, quan tâm đến cả hoạt động học tập, phát triển của các em. Cũng vì vậy mà không biết từ lúc nào, Bác Hồ đã trở thành một người mà các em thiếu nhi Việt Nam yêu quý nhất. Trong học tập,  các em thiếu nhi luôn được Bác những lời động viên, quan tâm và cả niềm tin mãnh liệt vào các em – thế hệ tương lai của đất nước. Vào mỗi dịp khai trường, Bác luôn dành thời gian để cùng đến tham dự với các em thiếu nhi, nếu không thể đến dự thì Bác sẽ viết thư để gửi lời chúc đến các em.Đây cũng là lí do mà dù Bác không còn nữa nhưng vào mỗi dịp khai trường, các trường học lớn nhỏ trên cả nước đều đọc thư Bác gửi cho các em học sinh nhân ngày khai trường.

Đối với Bác, trẻ em là mầm xanh tương lai của đất nước nên sẽ là đối tượng cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Bác cũng đã từng viết những vần thơ về các em như:

“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết nói biết học hành là ngoan”
Sự quan tâm của Bác dành cho học sinh không phải là trách nhiệm của vị lãnh tụ đối với những chủ nhân tương lai của đất nước mà xuất phát từ chính tấm lòng nhân hậu, yêu thương đối với các em học sinh.

Bác không chỉ yêu thương, dành cho các em thiếu nhi những cử chỉ ân cần, ấm áp như một người cha già mà Bác Hồ còn dành cho các em thiếu nhi một niềm tin mãnh liệt, Bác tin tưởng thế hệ của các em sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước, những người sẽ làm rạng danh đất nước Việt Nam trên trường quốc tế. Trong một bức thư gửi cho các em học sinh, Bác viết : “ …Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sáng va với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em…”

Đến nay, dù Bác đã mãi mãi rời xa dân tộc, đồng bào, rời xa các em thiếu nhi thì Bác vẫn luôn ở trong kí ức của mỗi người. Và những thế hệ sau này dù chưa từng được gặp Bác nhưng ở sâu thẳm mỗi trái tim bé nhỏ đều dành cho Bác những niềm kính yêu vô bờ.

22 tháng 3 2020

Những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426:

- Năm 1424, khi nghĩa quân Lam Sơn tiến vào giải phóng Nghệ An, được sự ủng hộ của nhân dân, chỉ trong một thời gian ngắn, phần lớn Nghệ An được giải phóng, quân giặc phải rút vào thành cố thủ.

+ Khi Lê Lợi kéo quân đến làng Đa Lôi (Nam Đàn, Nghệ An) thì già, trẻ tranh nhau đem trâu, rượu đến khao quân.

+ Khi nghĩa quân chia nhau đi lấy đất các châu huyện, đi đến đâu người ta nghe tiếng, là quy phục và nhân dân trong cõi dắt díu nhau đến như đi chợ. Mỗi châu, huyện được giải phóng lại có hàng ngàn trai tráng nô nức gia nhập nghĩa quân. Có những gia đình, hai cha con hoặc mấy anh em cùng xin nhập ngũ,... 

- Cuối năm 1426, khi tiến quân ra Bắc, nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân nhiệt tình ủng hộ về mọi mặt. Nhiều tấm gương yêu nước xuất hiện như:

+ Bà Lương Thị Minh Nguyệt ở làng Chuế Cầu (Ý Yên - Nam Định) bán rượu thịt ở thành Cổ Lộng, lừa cho giặc ăn uống no say, rồi bí mật quẳng xuống kênh chảy ra sông Đáy.

+ Cô gái người làng Đào Đặng (Hưng Yên) xinh đẹp, hát hay thường được mời đến hát mua vui cho giặc. Đêm đến, sau những buổi ca hát, tiệc tùng, nhiều kẻ chui vào bao vải ngủ để tránh muỗi. Cô cùng trai làng bí mật khiêng quẳng xuống sông.



 

1 tháng 4 2020

quá khứ , tương lai

24 tháng 3 2020

Văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " được Bác Hồ viết  trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp

#hoc_tot#

:>

untitled_158.png (485×240)

bạn xem nha

hok tốt 

việt