K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

một thứ quà với lúa non :

          hình ảnh so sánh giữa

      một thứ quà với lúa non

a) Từ ''hình dung'' trong ''Văn chương là hình dung của sự sống '' là : Phản ánh sự sống phong phú, đa dạng

b) - Văn chương là hình dung của sự sống(Phản ánh sự sống phong phú, đa dạng) :

+ Phản ánh công cuộc giữ nước : Dẫn chứng : Bài '' Tinh thần yêu nước của nhân dân ta''

+ Phản ánh tình yêu quê hương đất nước : Bài '' Qua Đèo Ngang'' ; '' Tinh thần yêu nước của ND ta''/

+ Phản ánh tình cảm gia đình : Những câu hát về tình cảm gia đình (sgk Ngữ Văn 7)

+ Phản ánh số phận con người : Những câu hát tha thân ( sgk ngữ Văn 7)

- Văn chương còn sáng tạo ra sự sống: + Dế Mèn phiêu lưu kí ( Đó chính là ước mơ, là hòa bình, hữu nghị về một thế giới không còn chiến tranh, hoàn toàn tươi đẹp, tràn ngập tiếng cười mà tác giả muốn gửi gắm qua thế giới loài vật sinh động )

+ Năm 1969, Neil Amstrong đặt bước chân đầu tiên lên mặt trăng

+ Năm 1980, Phạm Tuân bay vào vũ trụ

* Ngoài ra: Tiểu thuyết''Hai vạn dặm dưới biển''được coi là đi trước thời đại, bởi trong tác phẩm nhà văn đã miêu tả chi tiết, chân thực từng bộ phận của chiếc tàu ngầm sau này mà thời kì đó, tàu ngầm vẫn đang còn rất sơ khai...

 Nhân dân ta không chỉ giàu về tình nghĩa, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo,… mà còn có lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng. Lòng yêu nước trở thành một truyền thống đẹp đẽ, quý báu của nhân dân ta, nó được phát huy và thể hiện mạnh mẽ mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng. Truyền thống quý báu đó được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

   Bài văn được trích trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam. Bài văn có thể coi là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.

   Trước hết về nội dung, văn bản nêu lên luận đề cơ bản: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy được phát huy một cách mạnh mẽ. Trong câu văn tiếp theo tác giả đã sử dụng động từ với hình thức tăng tiến: lướt qua, nhấn chìm cùng với đó là hình ảnh so sánh tinh thần yêu nước như một làn sóng mạnh mẽ, đã cho thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Để làm sáng tỏ chân lí đó tác giả đã chứng minh nó ở hai thời điểm: quá khứ và hiện tại.

   Bề dày lịch sử truyền thống yêu nước của nhân dân ta đã được tác giả đưa ra dẫn chứng cụ thể ở các thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,… đây là những vị anh hùng của dân tộc. Lấy những dẫn chứng hết sức tiêu biểu, mỗi nhân vật lịch sử gắn liền với một chiến công hiển hách, vang dội đã làm cho người đọc thấy rõ tinh thần yêu nước của tổ tiên, ông cha.

   Không dừng lại ở đó, để mở rộng luận điểm, làm người đọc tin và bị thuyết phục hơn nữa, tác giả tiếp tục lấy dẫn chứng đến thời điểm hiện tại. Ở đoạn thứ ba Hồ Chí Minh tập trung chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bằng hàng loạt các dẫn chứng. Sau câu chuyển đoạn “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” Hồ Chí Minh đã khái quát lòng yêu nước ghét giặc của nhân dân: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc”. Tiếp đó bằng hình thức liệt kê, kết hợp với mô hình liên kết từ …đến Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy rõ lòng yêu nước của mọi tầng lớp, lứa tuổi, giai cấp,… Những dẫn chứng đó vừa cụ thể vừa toàn diện, thể hiện sự cảm phục, ngưỡng mộ tinh thần yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

   Phần cuối văn bản là lời khẳng định tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, chúng có thể rõ ràng dễ thấy nhưng cũng có khi được “cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Lần đầu tiên, một thứ vô hình là lòng yêu nước lại được Bác cụ thể hóa, hữu hình hóa một cách vừa giản dị vừa cao quý đến như vậy. Qua lời của Bác, lòng yêu nước không phải những điều lớn lao, xa vời mà nó giản dị, ở ngay xung quanh ta. Nhiệm vụ của ta lại phải phát huy lòng yêu nước đó thành những hành động, việc làm cụ thể trong công việc kháng chiến, công việc yêu nước.

   Về nghệ thuật, bài văn có bố cục chặt chẽ, gồm ba phần (phần một nêu lên vấn đề nghị luận “tinh thần yêu nước của nhân dân ta”; phần hai chứng minh tinh thần yêu nước trong quá khứ và hiện tại; phần ba nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy tinh thần yêu nước). Lập luận mạch lạc, rõ ràng, lí lẽ thống nhất với dẫn chứng. Dẫn chứng phong phú, cụ thể, được diễn đạt bằng những hình ảnh so sánh cụ thể, sinh động.

   Bài văn đã làm sáng tỏ chân lí muôn đời của cha ông ta đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, sẵn sàng đấu tranh và hi sinh để giành tự do, độc lập cho dân tộc. Truyền thống đẹp đẽ đó cần phải được phát huy mạnh mẽ vào công cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.

1 A beauty

2 C award

3 C allow

4 B story

5 B moving

25 tháng 3 2020

1. Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn.  Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.

2. Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.

3. Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.

=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...

25 tháng 3 2020

a) thay từ 'nên' bằng từ 'vì'

b) bỏ từ 'qua'

Have a good day <3

27 tháng 3 2020

Hoài Thanh cho rằng: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra cuộc sống...”

a) Từ “hình dung” được hiểu trong câu văn trên như thế nào?

- Từ "hình dung " đc hiểu như là hình thức bề ngoài của VC.

b) Tìm 4 dẫn chứng làm rõ ý kiến trên.

Trước tiên ta phải hiểu câu trên có ý nghĩa như thế nào? văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng tức là văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống của con người vô cùng phong phú, phức tạp. Cuộc sống của chúng ta vốn muôn màu, muôn vẻ và cũng vì thế mà văn chương rất đỗi phong phú, đa dạng. Điều này ta có thể dễ dàng nhận thấy được. Trong văn bản ” Sông nước Cà Mau” Đoàn Giỏi đã tái hiện một cách chân thực, sống động cảnh sông ngòi chằng chịt như mạng nhện với thiên nhiên hoang sơ, những địa danh đặc biệt của vùng đất mũi với những cái tên theo đúng đặc trưng riêng của chúng và cảnh buôn bán nhộn nhịp, tấp nập trên khu chợ nổi. Tìm hiểu văn bản ta có thể hình dung rõ nét cảnh thiên nhiên và con người ở vùng đất cực nam của Tổ Quốc. Hay trong tác phẩm “Tắt đèn” nhà văn Ngô Tất Tố đã khắc họa chân thực xã hội phong kiến thối nát, đời sống cực khổ của nhân dân mà cụ thể là nhân vật chị Dậu. Vì sưu cao thuế nặng, chị đã phải bán chó, bán con để chuộc chồng. Tuy nghèo khó, bần hàn song chị vẫn dũng cảm ném nắm tiền vào mặt tên quan phủ để bảo vệ sự trong sạch của mình. Nỗi đau, sự uất ức, tủi nhục, cảnh nghèo đói, cực khổ bị vắt kiệt sức lực của người dân dưới chế độ phong kiến đã khiến người đọc vô cùng thông cảm, tiếc thương cho số phận của những “con cò” khốn khổ. Như vậy, văn chương đã thực sự làm tốt công việc của mình, nó còn chạm đến trái tim người đọc, khiến họ vui, buồn, thương xót, căm phẫn theo nhịp điệu của bài văn. Không chỉ có chức năng tái hiện mà văn chương còn ” sáng tạo ra sự sống”. Tức là nó giúp con người biết ước mơ về những gì chưa có để biến chúng thành hiện thực trong tương lai. Trong tác phẩm” dế mèn phiêu liêu ký” của Tô Hoài, kết thúc câu chuyện Mèn đã kêu gọi bạn bè sống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Đó chính là ước mơ, là hòa bình, hữu nghị về một thế giới không còn chiến tranh, hoàn toàn tươi đẹp, tràn ngập tiếng cười mà tác giả muốn gửi gắm qua thế giới loài vật sinh động. Hay trong truyền thuyết ” Sơn Tinh Thủy Tinh”, khi hai thần giao chiến với nhau, trước cơn thịnh nộ long trời nở đất của Thủy Tinh, Sơn Tinh vẫn bình tĩnh ” bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi” bảo vệ nhân dân. Đó là ước mơ từ xa xưa của nhân dân ta, muốn chống chọi được với thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc của mình. Ngày nay, không phải là sức mạnh kì diệu của thần thánh mà chính là bàn tay, ý chí của con người chứ không gì khác đắp lên những con đê vững chắc như bước tường thành để chống chọi với lũ lụt, giông bão và sự giận dữ của thiên nhiên. Vậy là từ những ước mơ cao đẹp trong văn chương, con người đã có động lực, niềm tin và hiện thực hóa chúng trong tương lai, càng ngày càng xây dựng một xã hội văn minh, tươi đẹp.Tóm lại nhận định của Hoài Thanh vô cùng đúng đắn, và vì văn chương có công dụng to lớn như vậy, mỗi chúng ta cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp của văn chương.

học tốt

25 tháng 3 2020

GIÚP MÌNH VỚIIIIIIIIII

25 tháng 3 2020

Về nội dung: Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

Về nghệ thuật:

- Bố cục chặt chẽ, luận điểm ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc ;

- Dẫn chứng được chọn lọc, trình bày hợp lí, giàu sức thuyết phục ;

- Cách diễn đạt trong sáng, nhiều hình ảnh so sánh độc đáo.