Hãy viết một câu chuyện ngắn có nhan đề là"Một lần không vâng lời"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.
Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.
Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.
Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời ba mẹ nữa.
#Châu's ngốc
Bây giờ, thời gian đã đẩy lùi mọi thứ vào dĩ vãng. Thế nhưng, đối với em những nỗi ân hận vẫn còn in sâu trong tâm trí em . Giờ nhớ lại chuyện này lòng em vẫn day dứt biết bao , em đã phụ lòng thầy . Em không hiểu tại sao em lại làm như thế. Em rất muốn kể lên sự xấu xa ấy nhưng em không thể, vì em vừa sợ hãi vừa sợ thầy,cha mẹ , bạn bè buồn lòng. Mong mọi người hãy tha thứ cho lỗi lầm ấy của em . Và em hứa từ nay về sau không bao giờ mắc lại nỗi xấu xa ấy.
Nói là làm, bây giờ em đã trở thành một học sinh giỏi môn Toán. Được thầy cô ngưỡng mộ nhưng em vẫn không vui vì những lời khen và ngưỡng mộ chỉ khiến em đau lòng hơn thôi. Buổi tối hôm đó, em đang chờ Lan , Trang -Là hai người bạn thân của em- đến học chung. Lúc pha trà, em thấy một chồng vở ở gay góc tủ khó ai mà thấy được. Mở ra xem, em lấy cuốn vở cũ của mình ra thì thấy bài kiểm tra 3 điểm và 1 tờ em sửa lại để không ai biết mình bị 3 điểm. Mắt em chợt cay cay. Thầy ơi, xin thầy hãy tha thứ lỗi lầm của em!
Kick nhé :)
Trong muôn vàn tình thân yêu của Người dành cho nhân dân, có một tình yêu lớn dành cho thiếu niên nhi đồng. Thiếu niên và nhi đồng luôn luôn được Bác Hồ dành cho một tình thương yêu đặc biệt. Tấm lòng yêu thương và những lời dạy của Người vẫn luôn đồng hành cùng thiếu niên nhi đồng cả nước, là di sản văn hóa vô giá của toàn Đảng, toàn dân và của thế hệ trẻ nước ta.
Sinh thời, dù luôn bận bịu với việc nước, nhưng Bác Hồ vẫn dành nhiều thời gian quan tâm đến thế hệ măng non, bởi theo Bác, chính những thế hệ này sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Bác Hồ thường có thư gửi các cháu mỗi dịp khai trường, hay Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi. Lời lẽ trong thư luôn ân cần, trìu mến, chí tình. Bác luôn nhắc thiếu nhi phải đoàn kết, thi đua học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khoẻ. Tấm lòng của Người đối với thiếu nhi được thể hiện qua những bức thư, những bài thơ mà cho đến hôm nay vẫn chan chứa tình thương yêu vô hạn.
Những vần thơ của Bác Hồ dành cho thiếu nhi chứa đựng tình thương yêu sâu sắc và thắm thiết. Người luôn nhắc đến trẻ em với một tình cảm trìu mến, nâng niu:
"Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan
Chẳng may vận nước gian nan
Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng"...
Hết lòng thương yêu và ân cần dạy bảo thiếu nhi, Bác Hồ rất tin tưởng xác định trách nhiệm trọng đại của thiếu nhi đối với tương lai đất nước. Trong thư gửi học sinh vào tháng 9 năm 1945, Bác đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Cụ thể hơn, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền Phong tháng 5 năm 1961, Bác gửi đến thiếu nhi cả nước 5 lời dạy thiêng liêng:
“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh
Thật thà dũng cảm”
Cho đến hôm nay, thiếu nhi cả nước vẫn xem như đó là mục tiêu để phấn đấu, là tiêu chuẩn để đánh giá đội viên tiêu biểu của Đội. Cũng ngay trong lá thư này, Bác ân cần nhắc nhở thiếu niên nhi đồng: “Mai sau các cháu sẽ là người chủ của nước nhà. Cho nên ngay từ rày, các cháu cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.
Không chỉ yêu thương thiếu niên, nhi đồng, Bác Hồ còn khẳng định vai trò quan trọng của thiếu nhi đối với tương lai mai sau của đất nước và xác định trách nhiệm chăm sóc giáo dục các em không phải của riêng ngành nào, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải quan tâm đến việc giáo dục thiếu niên nhi đồng. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc, ngày 25 tháng 8 năm 1950, Bác Hồ viết: "Giáo dục nhi đồng là một khoa học. Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc,thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hóa ra già cả''.
Bác cũng căn dặn người lớn phải quan tâm chăm sóc, giáo dục các em. Người dạy, ngày Tết Thiếu nhi 1-6 nhắc nhủ người lớn trước hết là bố mẹ, cô giáo, thầy giáo, Đoàn Thanh niên nhớ nhiệm vụ của mình đối với nhi đồng và người lớn phải là tấm gương cho trẻ em, phải "khéo giáo dục để mai sau nhi đồng trở thành người công dân có tài, có đức".
Ba tháng trước ngày đi xa, Bác lại viết bài: "Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng" in trên báo Nhân dân. Bác viết: "Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ. Trong thời gian tới và trong dịp hè này, cần phải đẩy mạnh công tác thiếu niên nhi đồng đạt nhiều kết quả tốt và thiết thực".
Trong Bản Di Chúc lịch sử của mình, Bác Hồ cũng đã hai lần nhắc đến các cháu nhi đồng, và Người đã dành muôn vàn tình thân yêu của mình cho các cháu nhi đồng Việt Nam và nhi đồng quốc tế. Tấm lòng của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam ví như trời biển. Nỗi thương nhớ của Bác đối với các cháu không bao giờ vơi cạn. Cho đến ngày Bác phải đi xa, trong Di chúc của mình, Bác còn gửi gắm: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng...”
Ngày nay, thiếu niên nhi đồng nước ta đã và đang được Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và toàn xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, đã được thể hiện bằng luật định. Nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6, thiếu nhi nước ta một lần nữa ôn lại lời dạy của Bác Hồ kính yêu trong những câu thơ mà Bác đã gửi cho các em vào tết trung thu năm 1952:
“Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tùy theo sức của mình...
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh”.
Nhớ ơn Bác, toàn thể thiếu nhi Việt Nam nguyện cố gắng học tập, tu dưỡng và rèn luyện thật tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi để xứng đáng là “Cháu Bác Hồ Chí Minh” như Người hằng mong đợi./.
Hình như quá 100 từ rồi thì phải
xin lỗi nhưng mà My không phải HS lớp 9 đâu nha . mà HS lớp 6 thui nha anh , my chỉ biết ghi đơn giản kiểu như ( theo My nghĩ thì đề này với HS lớp 9 thì phải ko khó lắm. )): ... "tùng tùng tùng " đấy là tiếng trống thân thương của biết bao HS nơi vùng cao. Đối với họ, đó là ước mơ là hy vọng .... Nhưng mà k cho My nhé
chắc hẳn trong cuộc sống ai cũng có ít nhất một lần mắc lỗi với ông bà bố mẹ thầy cô và anh chị .Em cũng vậy em đã có một lần mắc lỗi với mẹ làm mẹ buồn .Em đã cố quên đi nhưng không sao quên được lần mắc lỗi đó .Chuyện là thế này hôm ấy lớp em có bài kiểm tra môn Toán trước vậy kiểm tra thầy giáo dạy bộ môn đã nhắc nhở Chúc em về nhà ôm bài tập kỹ trên đường đi học về em nghĩ chắc thời chỉ Sao mà dễ thôi mà toán thịt và phép không trừ nhân chia mình nhắm mắt không còn được đi học về rồi ngày mai con có bài kiểm tra môn Toán 12 em bảo con đi tắm rửa rồi ông bài để mai còn thi cho tốt em trả lời Mẹ cứ yên tâm
Hưng là học sinh lớp 6, là con ngoan trò giỏi. Một lần được bố mẹ dẫn đi chơi biển, Hưng vui thích vô cùng. Vì lần đầu Hưng ra biển nên bố mẹ lo lắng căn dặn rất nhiều. Bố có dặn: "Con đừng chơi xa quá, đặc biệt không được chơi phía rừng đằng kia, lỡ lạc vào đó thì nguy hiểm lắm". Hưng hào hứng vâng rất to. Nhưng vừa tuột khỏi bàn tay bố mẹ, Hưng gặp mấy người bạn cùng lớp. Các bạn rủ nhau ra phía rừng chơi tìm kho báu, vui quá Hưng bỗng quên lời bố theo các bạn ra phía rừng. Rồi lỡ đi sâu trong rừng, Hưng và các bạn bị lạc.
Lúc sau, nhận ra sự vắng mặt của Hưng, bố mẹ lo lắng đi tìm. Từ lúc trưa nắng cho đến chiều, vẫn chưa tìm được con, bố mẹ Hưng gọi cứu hộ giúp đỡ, họ gặp những người bố, người mẹ của các bạn khác. Đến tối, các nhân viên cứu hộ đã tìm được Hưng và các bạn đang sợ hãi ngồi trong rừng tối.
Sau sự việc ấy, Hưng đã bị bố nặng lời trách mắng vì lo lắng. Hưng ân hận vô cùng và tự hứa sẽ không bao giờ trái lời bố mẹ nữa.