Tia nắng vàng đùa nghịch qua những kẽ lá
Những chị mây đang đu đưa trên trời
Những chú mèo chăm chỉ đi bắt chuột
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bn tham khảo nha
Bài thơ "Việt Nam Quê Hương Ta" của tác giả Nguyễn Đình Thi là một tác phẩm vô cùng đặc biệt và đầy cảm xúc. Khi đọc bài thơ này, em không thể không bị cuốn hút bởi những từ ngữ tinh tế và hình ảnh sống động mà tác giả đã sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của quê hương Việt Nam. Cảm xúc đầu tiên mà em cảm nhận được khi đọc bài thơ này là lòng tự hào và yêu quê hương. Tác giả đã tả đến những nét đẹp tinh túy của Việt Nam, từ cảnh sông núi, biển cả, cho đến những nét văn hóa truyền thống và tình yêu thương của người dân. Mỗi câu thơ đều truyền tải một thông điệp sâu sắc về sự tự hào và tình yêu quê hương, khiến em cảm nhận được sự đặc biệt và đẹp đẽ của đất nước mình.Bài thơ Việt Nam quê hương ta của nhà thơ Nguyễn Đình Thi là một bài thơ trữ tình khơi gợi trong em những cảm xúc tươi đẹp. Với thể thơ lục bát dân gian, bài thơ đã tạo cho mình một chất rất riêng, vừa mộc mạc, giản dị, vừa tự hào, hùng tráng. Hình ảnh đất nước Việt Nam hiện lên qua từng hình ảnh thiên nhiên thân thuộc như ruộng lúa, cánh cò, hoa thơm quả ngọt. Nhưng hơn cả đó, chính là hình ảnh những người dân Việt ta kiên cường bất khuất, cần cù chịu khó. Dù bao khó khăn gian khổ, dù bao kẻ thù tàn bạo, thì nhân dân ta vẫn hiên ngang vượt qua. Những hình ảnh ấy, đã gợi lên trong em tình yêu quê hương và lòng tự hào sâu lắng về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người đất nước ta. Những tình cảm ấy sẽ đi theo em mãi đến hết cuộc đời.
Những tia nắng đang vui đùa cùng chị mây trên bầu trời là câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa bằng cách dùng các từ ngữ chỉ người để chỉ sự vật: "vui đùa"; "chị"
Trong cuộc sống, mỗi người sẽ có được nhiều trải nghiệm quý giá. Tôi cũng vậy, nhờ có trải nghiệm đó, tôi nhận ra được nhiều điều giá trị cho bản thân.
Tôi vẫn còn nhớ mãi về một trải nghiệm. Khi còn nhỏ, tôi là một đứa trẻ nghịch ngợm. Còn nhớ lúc tôi học lớp ba, một lần đã bị lạc trong siêu thị. Hôm đó, tôi được tan học sớm. Mẹ đến đón tôi về nhà. Trên đường về, mẹ có vào siêu thị để mua đồ. Tôi rất háo hức vì trong siêu thị có nhiều đồ ăn.
Mẹ đi gửi xe, rồi dắt tôi vào trong siêu thị. Lúc này, siêu thị rất đông người. Các gian hàng nào cũng có người mua sắm. Mẹ dặn tôi phải luôn theo sát để tránh bị lạc. Hai mẹ con đi đến gian hàng bán đồ ăn. Rất nhiều bánh, kẹo được bày bán. Tôi nhìn mà thích thú vô cùng. Do mải ngắm những món đồ ăn, mà tôi không để tâm đến tiếng gọi của mẹ. Vậy là tôi đã lạc mất mẹ từ lúc nào. Lúc đó, tôi cảm thấy rất sợ hãi. Tôi nhìn khắp các phía vẫn không thấy mẹ đâu. Tôi chạy khắp nơi để tìm mẹ, nhưng vẫn không thấy bóng dáng quen thuộc đâu. Tôi liền bật khóc.
Thấy vậy, mọi người xung quanh liền tới hỏi chuyện tôi. Tôi vừa khóc, vừa kể cho họ nghe. Sau đó, có một cô đã đề nghị đưa tôi đến chỗ bảo vệ. Tôi đi theo cô, lúc này cũng đã nín khóc. Ở đây, họ đã nói trên loa phát thanh để mẹ có thể nghe được. Khoảng mười lăm phút sau, mẹ đã đến. Tôi thấy khuôn mặt của mẹ rất lo lắng. Mẹ chạy đến ôm chầm lấy tôi. Tự nhiên, tôi bật khóc nức nở. Mẹ vừa lau nước mắt, vừa nói xin lỗi. Còn tôi thì cảm thấy hối hận vô cùng.
Trên đường về nhà, tôi đã xin lỗi mẹ. Lời nhắc nhở của mẹ khiến tôi nhận ra bài học quý giá. Một trải nghiệm đáng nhớ khiến tôi hiểu được tình yêu thương của mẹ dành cho mình, cũng như cần phải ngoan ngoãn hơn.
Câc câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa đó là dùng từ chỉ người để chỉ sự vật: "chị"; "chú"; "đùa nghịch"; "chăm chỉ"