K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Một trong các vấn đề gây nhức nhối trong đời sống hiện nay là vấn đề bóc lột sức lao động trẻ em. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh trên mạng xã hội. Tuy vấn đề trẻ em bị ép buộc tham gia lao động khi chưa đủ tuổi đã tồn tại từ rất lâu, nhưng gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, thì nó dần biến tướng với các hình thức mới. Đó là cách các bậc cha mẹ, người...
Đọc tiếp

Một trong các vấn đề gây nhức nhối trong đời sống hiện nay là vấn đề bóc lột sức lao động trẻ em. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh trên mạng xã hội.

Tuy vấn đề trẻ em bị ép buộc tham gia lao động khi chưa đủ tuổi đã tồn tại từ rất lâu, nhưng gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, thì nó dần biến tướng với các hình thức mới. Đó là cách các bậc cha mẹ, người lớn để trẻ nhỏ tham gia quay các video, clip với mục đích kiếm tiền hoặc bán hàng. Đây vốn là hoạt động giải trí bình thường, nhưng thực tế lại tiến hành dựa trên sự ép buộc, yêu cầu trẻ nhỏ phải làm những điều theo trend, được ưa thích, ép các em phải ngồi nói chuyện với người xem, tham gia các sự kiện… Họ lợi dụng hình ảnh đáng yêu, vô tư hồn nhiên đó của các em để lôi kéo khách hàng, thực hiện hoạt động buôn bán. Từ đó, khiến các em nhỏ phải làm việc như “một nghệ sĩ”, suốt ngày đối mặt với ống kính máy quay theo đạo diễn của bố mẹ. Điều đó gián tiếp khiến các em mất đi sự ngây thơ, vô tư của lứa tuổi, trở thành một quả táo bị ép chín. Các em cũng không còn nhiều thời gian để vui chơi, nô đùa với bạn bè, bởi có quá nhiều thời gian để “làm việc”. Chính vì thế, việc bóc lột sức lao động trẻ em trên mạng xã hội cần được loại trừ và đẩy lùi ngay từ hôm nay. Trước hết là từ các hoạt động tẩy chay các nhãn hàng, kênh mạng xã hội kiếm tiền từ hình ảnh trẻ em trái phép. Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền về việc ngưng sử dụng trẻ em như một công cụ kiếm tiền cho tất cả mọi người, đặc biệt là các bậc phụ huynh.

Hãy để các em có một tuổi thơ hạnh phúc và vô tư, đúng như Bác Hồ đã từng nói:

Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan

tìm những từ nhấn mạnh trong bài này giúp mik với ạ mik đg gấp

0
II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM) Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của sự tử tế trong cuộc sống. Câu 2. Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ sau: Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non Em bé nhìn vầng trăng,                         nhưng chưa nhìn thấy mẹ Mẹ lẫn trên cánh đồng....
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM)

Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của sự tử tế trong cuộc sống.

Câu 2. Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ sau:

Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non

Em bé nhìn vầng trăng,
                        nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng
                                         vườn hoa mận trắng
Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non

Em bé nhìn vầng trăng,
                        nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng
                                         vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ

(Vũ Quần Phương, Đợi mẹ, In trong Thơ về mẹ, NXB Lao động, 2012)

Chú thích:

Nhà thơ Vũ Quần Phương tên khai sinh là Vũ Ngọc Chúc, sinh năm 1940, quê gốc ở xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ông vốn là một bác sĩ nhưng đã chuyển sang hoạt động văn học và gắn bó gần như cả đời với văn chương. Thơ ông bình dị, có độ lắng của cảm xúc, suy tư.

0
II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM) Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc tôn trọng sự khác biệt của người khác. Câu 2. Viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ sau:  Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng...
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM)

Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc tôn trọng sự khác biệt của người khác.

Câu 2. Viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ sau: 

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.

Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng me tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.

(Lưu Trọng Lư, Nắng mới, thivien.net) Chú thích: – Lưu Trọng Lư (19/6/1912 – 10/8/1991) là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam, quê làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Ông học đến năm thứ ba tại trường Quốc học Huế thì ra Hà Nội làm văn, làm báo để kiếm sống. Ông là một trong những nhà thơ khởi xướng Phong trào Thơ mới và rất tích cực diễn thuyết bênh vực Thơ mới đả kích các nhà thơ “cũ”. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Văn hoá cứu quốc ở Huế. Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV. Sau năm 1954, ông tiếp tục hoạt động văn học, nghệ thuật: hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1957, đã từng làm Tổng thư ký Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam. Ông mất tại Hà Nội. – Me (từ cũ): Mẹ. – Nội: cánh đồng. – Chửa: chưa.
0