K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 5 2020
  • Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng về các cuộc kháng chiến trong lịch sử từ xưa đến nay:
    • Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...
    • Trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”.
  • Các dẫn chứng đưa ra rất thuyết phục, thể hiện được truyền thống yêu nước đó diễn ra xuyên suốt các thời kì lịch sử, trong mọi tầng lớp nhân dân (già, trẻ, gái, trai), mọi vùng miền của đất nước (miền ngược, miền xuôi, nước ngoài, trong nước)
24 tháng 5 2020

VĂN HAY ĐỊA LÝ VẬY

24 tháng 5 2020

- Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ được thông qua năm 1993, gồm 3 nước:

   + Hoa KÌ

  + Ca- na- đa

  + Mê- hi- cô

- Mục đích: kết hợp thế mạnh của cả 3 nước, tạo nên thị trường chung rộng lớn, tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường thế giới

- Vai trò: chiếm phần lớn thu nhập xuất khẩu và vốn đầu tư từ nước ngoài

Vd: Nhiều công ti của Mĩ đã bị đánh bật ra khỏi sân chơi do sự cạnh tranh từ các công ty của Canađa và Mêhicô

24 tháng 5 2020
  • Hai câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên "và "Học thầy không tày học bạn "không mâu thuẫn với nhau mà bổ sung ý nghĩa cho nhau .
  • Câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên ":đề cao vai trò của người thầy trong việc học. Còn câu tục ngữ "Học thầy không tày học bạn ":đề cao vai trò của người bạn trong việc học, không chỉ học từ thầy mà còn phải học hỏi từ bạn (học hỏi những cái tốt đẹp từ những người bạn )
24 tháng 5 2020

Bạn viết hẳn bài văn cho mk được không ???

24 tháng 5 2020

sách nào vậy bn

24 tháng 5 2020

Tìm biện pháp tu từ:" Bác suốt đời làm việc ....Trường,Kì,kháng,Chiến,Nhất,Định,Thắng,Lợi!"

-> Biện pháp tu từ: Liệt kê (vd: trường,kì,kháng,chiến,nhất,định,thắng,lợi)

Tìm luận điểm cho luận cứ trong đoạn văn:" con người Bác...Nhất,Định,Thắng,Lợi"

-> Luận điểm:(nằm ở đầu đoạn) Con người Bác,đời sống của Bác giản dị như thế nào,mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm,đồ dùng,cái nhà,lối sống. (đoạn văn diễn dịch)

# phần tìm cụm chủ-vị thì tham khảo trên mạng nhé! làm đc đến đây thôi:)

#hoktot<3# 

24 tháng 5 2020

"Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học là ngoan". Vâng, hẳn nhắc đến những câu thơ trên là chúng ta đã nghĩ đến ngay những tình cảm mà Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi. Người yêu thương trẻ em, Người nâng niu các em như "búp trên cành". Hơn thế nữa, Người còn coi các em như những đứa con thân yêu của mình. Trong cuộc gặp gỡ giữa Người và các cháu thiếu nhi, vị cha già kính yêu ấy đã quây quần, vui chơi bên các em. Người còn chia kẹo cho các em đồng thời nở một nụ cười rất tươi. Chính nụ cười ấy như thể hiện tấm lòng của Bác đối với trẻ em vừa như thể hiện niềm vui, hân hoan đang nảy nở trong Người. Tuy nhiên, tình yêu của Người không phải là mù quáng, không phải là quá nuông chiều. Vị cha già kính yêu ấy luôn căn dặn những đứa trẻ phải ngoan, phải học tập tốt, phải chăm chỉ. Ghi nhớ lời căn dặn của Bác, học sinh, những đứa trẻ được Bác ví như búp trên cành luôn cố gắng phấn đâu, luôn vâng lời ông bà, cha mẹ và luôn học tập theo tấm gương của Người. 

24 tháng 5 2020

Câu 1 

1. Tổ chức bộ máy chính quyền

  • Bộ máy trung ương

Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 – 1537) – Tiết 1

  • Bộ máy địa phương

Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 – 1537) – Tiết 1

=>Bộ máy nhà nước tổ chức chặt chẽ, quy củ, hoàn chỉnh nhất.

2. Tổ chức quân đội

  • Tổ chức:
    • Theo chế độ: “Ngụ binh ư nông” => Phục vụ sản xuất và chiến đấu
  • Đặc điểm:
    • Quân đội: Quân triều đình, quân địa phương
    • Binh chủng: Bộ - thủy – kị - tượng binh
    • Thường xuyên luyện tập võ nghệ và có năng lực chiến đấu
    • Vũ khí: Đao, kiếm, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo…
    • Bố trí canh phòng nhất là những nơi hiểm yếu.

3. Luật pháp

  • Đặc điểm: Năm 1483 ban hành luật Hồng Đức
  • Nội dung:
    • Bảo vệ chủ quyền quốc gia
    • Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc
    • Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị
    • Khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống dân tộc, bảo vệ quyền lợi phụ nữ.
  • Tác dụng:
    • Củng cố chế độ phong kiến tập quyền
    • Thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định trật tự xã hội.

Câu 2

I. Kinh tế

1. Nông nghiệp

Đàng Ngoài:

  • Kinh tế nông nghiệp giảm sút:
    • Ruộng đất bỏ hoang
    • Thiên tai xảy ra
  • Đời sống nông dân đói khổ

Đàng Trong:

  • Kinh tế nông nghiệp phát triển rõ rệt:
    • Tổ chức khai hoang
    • Điều kiện tự nhiên thuận lợi
    • Đời sống nhân dân ổn định hơn.
  • Năm 1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định

2. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán

a. Thủ công nghiệp:

  • Phát triển, xuất hiện nhiều làng nghề thủ công với những sản phẩm có giá trị.

b. Thương nghiệp:

  • Thế kỉ XVII, buôn bán phát triển, xuất hiện nhiều chợ, phố xã, các đô thị.
  • Thương nhân nước ngoài vào buôn bán tấp nập
  • Hạn chế ngoại thương -> đô thị suy tàn.

II. Văn hóa

1. Tôn giáo

  • Nho giáo vẫn được đề cao trong học tập và thi cử.
  • Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi.
  • Năm 1533 xuất hiện đạo Thiên chúa, nhưng bị chúa Trịnh- Nguyễn ngăn cấm.
  • Nhân dân vẫn giữ văn hóa truyền thống qua các lễ hội.

2. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ.

  • Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo.
  • Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến, lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân => trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta.

3. Văn học và nghệ thuật dân gian.

a. Văn học:

  • Chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm phát triển mạnh, có truyện Nôm dài 8.000 câu (Thiên Nam lục ngữ).
  • Tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.
  • Sang thế kỉ XVIII văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú, có truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai…truyện Trạng Quỳnh, trạng Lợn…

b. Nghệ thuật dân gian:

  • Múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc.
  • Sân khấu chèo tuồng, hát ả đào….

=> Nghệ thuật dân gian được phục hồi và phát triển.