Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giới thiệu câu chuyện và vấn đề đặt ra trong câu chuyện.
Vấn đề đặt ra trong câu chuyện
– Cậu bé (người nghe thuyết giảng) không hề muốn chơi hay kết bạn với ai: lối sống khép kín, cá nhân, cô độc.
– Bài thuyết giảng của vị giáo sư:
+ Nhặt mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt nó sang bên cạnh lò sưởi: tách cá nhân ra khỏi môi trường tập thể, cộng đồng, thế giới mà nó cần thuộc về.
+ Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần rồi tắt hẳn: sống cá nhân, cô độc là tự diệt.
+ Nhặt cục than lạnh đặt vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó lại bắt đầu cháy, tỏa sáng với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó: cá nhân khi được tiếp sức bởi tập thể, cộng đồng lại có thể tỏa sáng; khi góp ánh sáng và hơi ấm của mình cùng với những cá nhân khác mới có thể tạo ra thứ ánh sáng rực rỡ và bền vững hơn.
– Thông điệp từ câu chuyện: Khi sống đơn độc, lẻ loi, tách khỏi tập thể, cộng đồng, cá nhân sẽ đẩy mình đến chỗ tự diệt. Chỉ khi hòa mình vào với mọi người để cùng nhau sống, cùng nhau nỗ lực, cá nhân mới tìm thấy niềm vui, phát huy được năng lực, sở trường, sức mạnh của chính mình, mới thực sự sống và sống một cách có ý nghĩa.
Phân tích ý nghĩa của vấn đề
– Sống đơn độc, lẻ loi, cá nhân sẽ đẩy mình đến chỗ tự diệt:
+ Mỗi cá nhân sinh ra và lớn lên đều có mối quan hệ không thể tách rời gia đình và cộng đồng nhưng mỗi người chỉ có một giới hạn nhất định về khả năng nên không thể tự mình đáp ứng hết được mọi yêu cầu của cuộc sống, cũng không thể tự mình tạo cho mình một cuộc sống trọn vẹn.
+ Cuộc sống vốn phức tạp lại luôn biến động, đổi thay với những bất ngờ, những điều xảy ra ngoài dự liệu của con người. Nếu chỉ có một mình, cá nhân sẽ khó hoặc không thể ứng phó hết được.
+ Trong cuộc sống, có những điều xảy ra nằm ngoài khả năng giải quyết của một cá nhân (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,…). Nếu không hợp sức, một cá nhân nhỏ nhoi hoàn toàn có thể bị nhấn chìm, đè bẹp.
– Khi hòa mình với mọi người, cùng nhau sống, cùng nhau nỗ lực, cá nhân mới thực sự sống và sống một cách có ý nghĩa:
+ Hòa mình với mọi người, cá nhân sẽ có được niềm vui (giao lưu, chia sẻ, đồng cảm, tri kỉ,…).
+ Gắn bó với mọi người, cá nhân có thể giúp mọi người và cũng nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Sự gắn bó khiến sức mạnh cá nhân có thể được nhân lên bởi sức mạnh chung của tập thể, cộng đồng.
+ Sống giữa mọi người, thế mạnh của mỗi cá nhân được phát huy, điểm yếu được bù đắp; những đóng góp của cá nhân được thừa nhận, trân trọng, tôn vinh, lưu giữ,…
+ Sống cùng mọi người, cá nhân sẽ bắt kịp nhịp vận hành của đời sống để không tụt hậu, lệch nhịp, lạc điệu,…
(Học sinh cần có dẫn chứng xác thực, cụ thể trong đời sống để làm rõ luận điểm )
Bàn luận, mở rộng
– Cần phân biệt giữa lối sống hòa đồng với lối sống a dua theo đám đông. Sự hòa đồng cho ta niềm vui và sức mạnh, thói a dua chỉ khiến ta đánh mất chính bản thân mình.
– Cần có ý thức hòa mình vào cộng đồng, trân trọng sức mạnh của cộng đồng song cần nhận thức đầy đủ về công việc và cuộc sống của bản thân để có sự lựa chọn đúng đắn: khi nào cần hòa mình với mọi người, khi nào cần tư duy độc lập, việc gì cần phối hợp sức mạnh chung của tập thể, việc gì cá nhân phải tự giải quyết bằng năng lực, nội lực của chính mình…
Khẳng định ý nghĩa câu chuyện và liên hệ bản thân
a, So sánh chú bé Lượm loắt choắt như 1 con chim chích. phép so sánh đó nhằm miêu tả điệu bộ ,hình tháng nhỏ bé, phong cách của 1 người lính nhỏ tuổi, qua đó bày tỏ thái độ yêu mến Lượm của tác giả.
b, Từ láy loắt choắt, xinh xinh, nghênh nghênh, thoăn thoắt.
từ loắt choắt, thoăn thoắt thuộc loại từ láy bộ phận.
từ xinh xinh, nghênh nghênh thuộc loại từ láy toàn bộ.
a. đã so sánh chú bé Lượm loắt choắt như 1 con chim chích. phép so sánh đó nhằm miêu tả điệu bộ ,hình tháng nhỏ bé, phong cách của 1 người lính nhỏ tuổi, qua đó bày tỏ thái độ yêu mến Lượm của tác giả.
b. từ láy loắt choắt, xinh xinh, nghênh nghênh, thoăn thoắt
từ loắt choắt, thoăn thoắt thuộc loại từ láy bộ phận
từ xinh xinh, nghênh nghênh thuộc loại từ láy toàn bộ
Quê em vốn là một miền quê giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống. Thuở ấu thơ là những lần được ngồi trên cầu hay bờ đê, ngắm nhìn cánh đồng lúa bát ngát, cây đa đầu làng, mái đình cổ kính, còn nghe thấy tiếng chuông nhà thờ từ xa xa vọng lại từ phía bên kia của song. Quê em cũng nổi tiếng với nền văn minh lúa nước sông Hồng. Đất đai màu mỡ, lúa tốt bởi có con sông phù sa bồi đắp đất. Đó chính là nhờ con sông quê thân thuộc vẫn luôn chảy bao bọc lấy những giá trị văn hoá.
Nhìn từ trên cao, con sông uốn lượn mềm mại, nối khúc như dải lụa vắt qua những cánh đồng lúa xanh rì. Nước sông trong veo quanh năm. Mỗi khi mùa xuân đến, con sông cũng gợi những xúc cảm ấm áp, giống như một bác nông dân cần cù đem phù sa bồi đắp đất, đem nguồn nước tới cho cánh đồng thêm xanh tốt, đem những nụ cười hạnh phúc, yên lòng trên khuôn mặt của những người nông dân ngày ngày chăm sóc. Hai bên bờ đê thoai thoải, mỗi mùa hè là mỗi lầm cả bọn rủ nhau đạp xe lên đê, cởi dép nô đùa. Những tiếng cười rộn rã vang khắp cả con đường, có lúc tinh nghịch lại bày trò chơi cãi nhau chí choé, thế nhưng đến lúc nô đùa mệt, cả lũ ngồi cạnh nhau trò chuyện. Giống như biết được, con sông lại mang những cơn gió mát thổi cho chúng em, đem những câu chuyện con nít gắn với tuổi thơ, bầu trời xanh phản chiếu mờ mờ trên mặt nước. Những tia nắng nhẹ chiếu xuống trông xa con sông như một tấm thảm lấp la lấp lánh, tia nắng như ông mặt trời nhỏ tung tăng chạy nhảm trên chiếc thảm đỏ. Những chiếc thuyền nan, thuyền đánh cá ngược xuôi. Từng chiếc lưới được tung ra giũ xuống kéo theo những mẻ cá tươi và đa dạng. Mùa thu, con sông lại nhẹ nhàng, lững lờ trôi. Có phải vì hương lúa, hương vị đồng quê nhuốm theo nước sông vừa thơm lại vừa trong mát. Ngày nào cũng vậy, cứ đi học xong là cả lũ lại rủ nhau ra đây bơi, sông không sâu lắm, lúc xuống nước giống như được dòng nước ôm ấp, vỗ về.
Vị của quả ổi chín, hương thơm của bông lúa, màu sắc của cây đa bên sông… đều do nước ngọt, phù sa của sông mà có. Con sông gắn bó với người dân quê em từ bao nhiêu năm nay, đã là một phần không thể thiếu trong cảnh đẹp quê.
Tham khảo:
"Anh đi nhớ mãi dòng sông. Long lanh một dải nước trong hiền hòa. Nhớ nhiều những lúc đôi ta. Bên bờ sông nhỏ chiều tà dần buông". Những câu thơ trong bài thơ "Con sông quê hương" cứ vang vọng mãi trong lòng tôi như một khúc hát gợi nhớ những kỉ niệm mơn man của tuổi thơ, gắn liền với con sông quê.
Con sông quê nằm ven bờ ruộng. Nhìn từ xa, con sông tuôn dài như một áng tóc trữ tình. Mùa đông, nước chảy lặng lờ như khoác trên mình chiếc áo dày dặn để giữ ấm. Xuân sang, con sông như khoác trên mình chiếc áo mới. Sáng mùa xuân trong trẻo tinh khôi, khi có những tia nắng mặt trời đầu tiên chiếu rọi, dòng sông bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài trong đêm tối. Nắng rọi xuống dòng sông, lấp lánh như dát vàng, dát bạc. Thỉnh thoảng, vài chú cá dái ngoi lên đớp mồi rồi nhanh chóng lặn mất để lại những vòng tròn lan xa. Hai bên bờ sông, tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Những bông lúa thì con gái đang đung đưa trước gió làm duyên. Xa xa thấp thoáng bóng mấy chú cò trắng đang mải miết đi tìm mồi. Khi nàng xuân nhẹ nhàng bước xuống trần gian, con sông như trôi nhanh hơn để bắt nhịp cuộc sống. Dòng chảy chậm rãi hiền từ, thỉnh thoảng cuốn theo đôi ba nhánh lục bình dập dềnh trên mặt sông. Những cành lục bình tim tím, lá xanh nhỏ trôi lững lờ thản nhiên như thêm vẻ đẹp tươi tắn, ấm áp cho dòng sông quê tôi. Chiều chiều, từng đàn vịt lội xuống sông tắm. Những chú vịt trắng muốt, kêu "quạc quạc" inh ỏi như xé toạc bầu không khí yên tĩnh của buổi chiều quê.
Hè sang, con sông biến đổi hẳn. Những đợt sóng cuộn trào liên tục mang phù sa bồi đắp cho cánh đồng châu thổ màu mỡ. Buổi sáng, dòng sông uốn lượn như dải lụa đào. Trên mặt nước còn le lói ánh đèn vàng trong cái chòi nhỏ của bác nông dân. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Chiều xuống, các cô các bà đem chăn màn ra giặt ra phơi, mồ hôi ướt đẫm tấm lưng gầy. Vài người đã có tuổi thì ung dung thả cần câu để câu cá, tiếng nói cười rôm rả hai bên bờ sông nhộn nhịp lạ thường. Bọn trẻ quê thích nhất là được ra sông tắm mỗi buổi chiều hè. Được đắm mình trong làn nước mát lành, nô đùa thỏa thích thật là một thú vui mà bất cứ đứa trẻ quê nào cũng ưa chuộng. Mùa thu, nước sông trong vắt như tấm gương soi bóng mây trời. Mùi thơm của chín vàng ươm hòa quyện với mùi phân trâu, hương nước trong mát tạo thành một mùi hương không thể phai trong lòng mỗi người con xa xứ.
Dòng sông quê mãi mãi là một phần kí ức không thể phai trong tim mỗi con người, là người mẹ hiền từ ôm ấp lấy xóm làng, là nhân chứng cho những kỉ niệm ngây dại của tuổi thơ. Dù có đi đâu xa, con người luôn biết hướng về dòng sông quê hương, hướng về nguồn cội yêu dấu.
#H
Link:Tả dòng sông quê hương em - Dàn ý + 9 bài văn mẫu Tả dòng sông lớp 6 - VnDoc.com
Cây khế
Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.
Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:
- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!
Chim lạ liền nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.
Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.
Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.
Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.
cho cua vào nồi và luộc nó lên, cua chín thì lúc đó con cua sẽ có chín chân
Corona virus 2019 là gì?
Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Virus này được xác định trong một cuộc điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. 2019-nCoV là chủng virus mới chưa được xác định trước đó. Ngoài chủng coronavirus mới phát hiện này, đã có 6 chủng coronavirus khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người.
Nguồn gốc của virus corona 2019 từ đâu ?
Các cơ quan y tế và đối tác y tế đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của 2019-nCoV. Virus corona là một betacoronavirus, giống như MERS và SAR, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ từ loài dơi. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi. Phân tích cây di truyền của virus này đang được tiếp tục để biết nguồn gốc cụ thể của virus. SARS, một loại coronavirus khác xuất hiện lây nhiễm cho người, bắt nguồn loài từ cầy hương, trong khi MERS, một loại coronavirus khác lây nhiễm cho người, bắt nguồn từ lạc đà
Cơ chế 2019-ncov lây lan như thế nào?
Virrus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.
Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.
Những triệu chứng và biến chứng 2019-ncov có thể gây ra là gì?
Theo báo cáo ở bệnh nhân mắc 2019-nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm các triệu chứng: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCOV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
Khuyến cáo của bộ y tế để chủ động phòng bệnh
Để chủ động phòng chống bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút mới coronavirus tại thành phố Vũ Hán, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
- Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
- Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
- Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.
- Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm phổi tại thành phố Vũ Hán trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
Biện pháp tu từ: so sánh : "Bác" với "trời đất".
- Tác dụng: cho thấy sự vĩnh hằng, trường tồn với thời gian, Bác còn sống mãi trong tâm trí của mỗi người
Biện pháp tu từ: so sánh : "Bác" với "trời đất".
- Tác dụng: cho thấy sự vĩnh hằng, trường tồn với thời gian, Bác còn sống mãi trong tâm trí của mỗi người.7