Em hãy nêu cảm nghĩ của mình về 5 điều bác hồ dạy.
mình đang cần gấp. Bạn nào trả lời ddaaud tiên mình sẽ tick và kết bạn nha.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngôi trương ước mơ là :
Ngôi trường mơ ước ra đời khi những người sáng lập muốn xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, nhân văn và khai phóng, để trẻ em phát triển được hết tiềm năng của mình và có được niềm vui đến trường mỗi ngày.
Ngôi trường mơ ước ra đời khi những nhà giáo muốn chung tay giải quyết các vấn đề của giáo dục, trực tiếp đào tạo ra những thế hệ người Việt trẻ, không chỉ tự tin về chuyên môn và năng lực làm việc, mà còn tự hào về phẩm giá và cội nguồn văn hóa Việt của mình.
Ngôi trường mơ ước ra đời khi các bậc phụ huynh muốn tìm kiếm một môi trường giáo dục lành mạnh, để khi gửi con đến trường thì cảm thấy an tâm, và sau đó là tin tưởng hoàn toàn vào chương trình giáo dục của Nhà trường.
Ngôi trường đó phải là nơi giáo dục được thăng hoa, nơi thầy tìm được niềm vui và ý nghĩa trong công việc giảng dạy, còn trò có được niềm vui và hạnh phúc mỗi sáng đến trường.
Ở đó, người thầy có thể không dạy được mọi điều cho học sinh của mình, giống như bác sĩ không thể chữa được mọi loại bệnh, nhưng luôn hướng đến việc nâng đỡ và phát triển con người. Còn trò có thể không giỏi mọi thứ, nhưng luôn được tôn trọng và được là chính mình.
Ở nơi đó, thầy cô, học sinh và các bậc phụ huynh đồng hành cùng nhau, làm việc cùng nhau, vì sự trưởng thành của chính con em mình.
Ở nơi đó, học sinh được sống những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ, ý nghĩa, được tạo cơ hội để tự tin trưởng thành và từng bước làm chủ cuộc đời mình.
Ở nơi đó, học sinh không chỉ được dạy kiến thức để chuẩn bị cho cuộc sống, mà thực sự được sống cuộc đời học sinh đẹp đẽ của chính mình.
Ở nơi đó, học sinh không bị nhồi nhét kiến thức đến quá tải và được đào tạo để làm việc như những con người công cụ, mà được trải nghiệm và khám phá như những con người tự do, có khả năng lãnh đạo bản thân, làm chủ cuộc sống.
Ở nơi đó, học sinh không chỉ xuất sắc về học thuật và kỹ năng làm việc, mà còn thấm nhuần văn hóa Việt để tự hào nguồn cội, và quan trọng hơn, được trang bị những giá trị phổ quát, để khi bước vào đời, cho dù có biến động gì xảy ra thì cũng không lạc lối.
Ngôi trường mơ ước đã ra đời từ những mong muốn như thế và được xây dựng để hiện thực hóa những điều như thế.
Ngôi trường đó được đặt tên là Vietschool. Vì thế mà chúng tôi gọi đó là: Vietschool – Ngôi trường mơ ước.
(Chúc bạn học tốt )
Trường em từ lâu trước đây đã trồng nhiều loại cây rất đẹp , thân thiện. Các loại cây trường em rất đa dạng và phong phú như : Lộc Vừng , Phượng , cây Đa , Cây Sung...... Cây Phượng gắn bó với tuổi học trò với sắc đỏ thân thuộc từ những bông hoa phượng.Trường nào cũng y như rằng phải có 1 cây phượng để những năm thàng hè học sinh ép hoa , làm đồ lưu niệm để tưởng nhớ về trường.Nói như vậy , không có nghĩa là các loại cây khác bị lãng quên.Cây Đa rất to , có những cái tua tua từ trên cây dài xuống mặt đất như hàng trăm , hàng nghìn con rắn vắt mình trên cây dài thòng lòng xuống .Cây Đa tạo ra bóng râm mát cho đám học trò chúng em quây quần bên dưới , vui chơi , chạy nhảy.Cây sung thân xù xì , mộc mạc , cổ kính.Lớp em còn rất thích chơi trò ''Há miệng chờ sung'' .Chúng nó rủ nhau mỗi giờ ra chơi há miệng thật to chờ sung rụng vào mồm đứa nào được trước là thắng! Cây lộc vừng trường em thân gỗ xù xì , to ,lớn. Không những vậy , nó còn có những chùm hoa đỏ xen lẫn sắc xanh lá treo ngược xuống .Bọn em thường hay tuốt lá của cây rồi tung lên để giành cho những người chơi ''Há miệng chờ sung'' thua. Các loài cây ở trường em rất đa dạng và phong phú , đồng thời chúng còn gắn liền với tuổi học trò . Sau này , dù có đi đâu xa , nhưng em sẽ mãi nhớ về trường , nhớ về lớp , nhớ về các loài cây trên sân trường thân thuộc , mến yêu này.
Dàn ý chứng minh câu tục ngữ ''Có công mài sắt có ngày nên kim''
1. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim"
Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hàm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim". Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
2. Thân bài
a. Giải thích câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim"
* Nghĩa đen
* Nghĩa bóng
b. Bàn luận vấn đề
c. Ý nghĩa câu tục ngữ
d. Chứng minh lòng kiên trì
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.
Còn đây là bài làm
Mỗi người đều có một ước mơ và cố gắng không ngừng nghỉ để có thể đạt được ước mơ đó. Song có nhiều vấp ngã, nhiều khó khăn, thử thách đang đợi bạn ở phía trước. Lúc đó cần có bản lĩnh, có thể kiên nhẫn và vượt qua tất cả. Câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" mang ý nghĩa răn dạy, giáo dục chúng ta cần phải nỗ lực, kiên trì và cố gắng không ngừng để đạt được ước mơ đó.
Câu tục ngữ chia thành hai vế sóng đôi, mang ý nghĩa bổ sung cho nhau. Để hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, cần hiểu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Về nghĩa đen, câu tục ngữ rất dễ hiểu. Khi chúng ta muốn mài một cây sắt to thành một cái kim thì rất khó khăn, nhưng không phải không thể. Sự kiên trì, cố gắng sẽ giúp bạn làm được điều đó. Xét về nghĩa bóng thì câu tục ngữ nhắn nhủ mọi người về ý chí, nghị lực, bền bỉ để có thể hoàn thành thật tốt công việc cũng như theo đuổi ước mơ của mình.
Mài một cây sắt thành cây kim đối với nhiều người là chuyện ảo tưởng, không thể, mất nhiều công sức và thời gian. Đúng vậy, mỗi con người đều có con đường đi của mình, để chạm được cái đích đến thực sự không hề dễ dàng. Bởi vậy điều mà chúng ta cần phải có chính là bản lĩnh, sự kiên trì và cố gắng không ngừng nghỉ.
Nhân dân ta từ xưa đến nay phải trải qua bao nhiêu khó khăn, mất mát. Để có được ngày tháng yên bình, cha ông ta đã phải đổi máu, đổi nước mắt. Đó chẳng phải là sự cố gắng bền bỉ, nỗ lực không ngừng nghỉ của mọi người hay sao?
Câu tục ngữ được biểu hiện rất nhiều trong đời sống. Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký là một minh chứng tiêu biểu có ý chí và tinh thần đáng quý đó. Ông sinh ra đã bị cụt hai tay, tuy nhiên bằng ý chí, nghị lực, sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân, ông đã có thể viết bằng chân, viết rất đẹp. Như vậy tinh thần mài sắt thành kim của ông thực sự đáng khâm phục và ngưỡng mộ.
Cuộc sống của chúng ta đầy rẫy khó khăn và thử thách. Nếu vội vàng bỏ cuộc vì gian nan phía trước thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ đạt được kết quả như mình mong đợi.
Bên cạnh những người có sự kiên trì và cố gắng không ngừng nghỉ đó vẫn còn tồn tại rất nhiều người không có ý chí tiến thủ, nhanh chán, nhanh bỏ cuộc giữa chừng. Thực ra vì họ ngại khó, ngại khổ, ngại vất vả nên mới không chịu làm, chịu học hỏi.
Câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim" có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống của mỗi người, khuyên răn con người nên học hỏi, nên cố gắng, kiên trì làm việc đến cùng. Chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng.
( Chúc bạn học tốt )
Đã từ lâu đời, sách là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Sách là kho tàng lưu giữ khối kiến thức khổng lồ của nhân loại được tích lũy qua mấy ngàn năm. Sách là chiếc chìa khóa vàng mở cửa tòa lâu đài tráng lệ chứa đựng vô vàn điều kì diệu. Nhận định về giá trị to lớn của sách, một nhà văn có nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Câu nói đó có ý nghĩa như một chân lí khẳng định vai trò qua trọng của sách, đồng thời là lời khuyên mọi người nên tạo cho mình thói quen đọc sách. Vậy sách là gì mà lại có ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống của con người như vậy? Có thể nói sách là một trong những điều kì diệu nhất mà nhân loại đã sáng tạo ra. Từ hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ viết, chưa có giấy bút thì con người đã nghĩ đến tác dụng của sách và đã có những hình thức đầu tiên của sách. Ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, La Mã… những mẫu tự cổ, những hình vẽ có tính quy ước được khắc trên xương thú, mai rùa, trên vách đã hoặc những văn bản cổ được ghi chép trên thẻ tre, trên da dê luộc… Sách là kho tàng chữa đựng những khám phá, hiểu biết và phản ánh đời sống vật chất, tinh thần, đa dạng, phong phú của con người. Tất cả những gì đã xảy ra trong lịch sử phát triển của nhân loại mà con người cảm thấy cần lưu giữ, truyền đạt lại cho thế hệ sau đều được ghi vào sách. Trong cuộc sống, nếu như không có sách để cung cấp những kiến thức mới lại và để giải trí sau những giờ phút học tập và làm việc căng thẳng thì chúng ta sẽ ra sao ? quả là nhờ có sách mà tầm hiểu biết của chúng ta ngày càng được mở rộng, nâng cao. Những cuốn sách nhỏ bé mang đến cho chúng ta bao điều lớn lao, mới mẻ và thú vị. Đến với sách, chúng ta không chỉ biết được những việc xảy ra hằng ngày trên khắp thế giới mà còn biết được cả những sự kiện đã xảy ra từ thời xa xưa của lịch sử loài người. Sách còn là hướng dẫn viên tận tình, năng động, sẵn sàng đưa ta du lịch khắp nơi, đến với những danh lam thắng cảnh, những kì quan nổi tiếng. Rõ ràng, tác dụng của sách là vô cùng to lớn. Ngày nay, người ta vẫn thích thú tìm hiểu những trang sách cổ đã có tự ngàn xưa, những hình vẽ bí hiểm trên vách hang động thời tiền sử, những mẫu tự lạ lùng trên các tấm da cừu, những chữ tượng hình trên các thẻ tre… Nhờ có sách làm cầu nối giao lưu mà các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau. Truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích giúp ta hình dung được cuộc sống tinh thần, vật chất của người xưa. Sách lịch sử giúp ta hiểu được những giai đoạn lịch sử thăng trầm của một dân tộc, một đất nước. Sách khoa học kĩ thuật đúc kết kinh nghiệm sản xuất và ghi lại những thành tựu trong mọi lĩnh vực… Sách văn học nghệ thuật giúp ta hiểu biết về những niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những ước mơ và khát vọng ngàn đời của con người. Sách còn giúp người đọc phát hiện và hiểu rõ mình hơn trong mối quan hệ với cộng đồng. Sách khơi dậy những điều tốt đẹp và mở rộng trước mặt ta một chân trời tươi sáng.Sách còn dạy cho ta biết được bao điều hay lẽ phải trong cuộc đời, giúp ta ngày một hoàn thiện hơn về nhân phẩm, đạo đức. Sách không những giúp ta mở mang kiến thức, mở rộng tầm nhìn mà còn mang lại nguồn hạnh phúc, sự thanh thản cho tâm hồn. Sách vừa là người bạn thân thiết mang lại niềm tin yêu đến cho ta, vừa là người thầy uyên bác, tận tình luôn bên cạnh chúng ta. Tất cả những điều trên chứng minh rằng Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ. Sách được viết ra không chỉ để cho mọi người đọc mà còn thể hiện ý tưởng, gửi gắm tâm sự của người cầm bút. Khi sáng tác, tác giả đặt ra mục đích viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào? Các tác giả có thể viết về nhiều đề tài khác nhau trong cuộc sống, cũng có khi cùng một đề tài nhưng cách nhìn nhận, giải quyết vẫn đề của từng tác giả lại khác nhau
Bác Hồ, vị cha giả của dân tộc, là một tấm gương sáng ngời về lẽ sống, về phog cách, về tư tưởng cho mỗi người co Việt Nma noi theo. Đặc biệt là đối với thế hệ thiếu nhi, những mầm non tương lai của đất nước, Bác đã răn dạy rất nhiều điều hay, lẽ phải , trong đó nổi bật là 5 điều Bác Hồ dạy.
Là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc, từng lời Bác dạy luôn được thế hệ sau gìn giữ và nói theo. Với thiếu nhi, là những người:
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tùy theo sức của mình
Bác đã có 5 điều dạy mà em tin rằng ai cũng đều thuộc lòng. Đó là:
" Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt,
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
Trước hết, phải yêu lấy Tổ quốc mình, yêu lấy người đồng bào của mình vì Tổ quốc rất thiêng liêng, Tổ quốc hôm nay đã do bao cha anh của thế hệ trước xây dựng và gìn giữ, vì vậy mà phải yêu lấy. Đồng bảo là những người anh em cùng chung bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, là nững người thân thích, ruột thịt. Thiếu nhi cũng cần pải có trách nhiệm học tập thật tốt và lao động thật tốt. Lao động ở đây có nghĩa là làm những việc theo sức của mình, học tập tốt để xây dựng quê hương đất nước. Đoàn kết, kỉ luật cũng phải giữ vững để rèn luyện cho con người nề nếp, thói quen đúng đắn. Thêm nữa đó là giữ gìn vệ sinh để đảm bảo môi trường sống, môi trường học tập để phát triển 1 cách tốt nhất. Cuối cùng là nhữg đức tính mà con người cần phải có, là những đức tính quý báu mà thiếu nhi phải rèn luyện: khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu luôn dành những tình cảm đặc biệt ân cần, trìu mến cho các thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam,trước lúc đi xa, Người đã “để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thanh niên và nhi đồng”, Bác nói: “Mai sau, các cháu sẽ là người chủ của nước nhà” cho nên cần phải sớm rèn luyện đạo đức cách mạng cho thiếu nhi. Vì thế, những lời dạy và bức thư, bài viết của Người dành cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng được xem như một trong những di sản vô giá của dân tộc và thế hệ trẻ nước ta.
Mặc dù Bác đã đi xa nhưng mỗi lần nhớ về 5 điều Bác Hò dạy, em đều cảm thấy thật thân quen, gần gũi, nồng ấm tình thương biết mấy!