K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐƯỜNG VÀO BẢN          Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.          Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa...
Đọc tiếp
ĐƯỜNG VÀO BẢN

          Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.

          Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.

          Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tang bơi lội, Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng…. Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời… Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi con nhao nhác…

          Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.

(Vi Hồng – Hồ Thủy Giang)

 Em tìm câu văn giới thiệu khái quát con đường từ huyện vào bản.
 (0.5 Points)3. Trong câu “Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.”, “hoa nước” là loại hoa gì? (0.5 Points)A. Một loại hoa mọc dưới nước.B. Nước suối tung bọt trắng xóa xòe cánh như hoa.C. Một loại hoa ưa nước.4. Câu văn “Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng…” ý nói gì? (1 Point)A. Đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dưới suối đẹp như hoa như lá.B. Đàn cá nhiều màu sắc hình thù giống hoa giống lá.C. Đàn cá biết vẽ hoa vẽ lá.5. Những cây cổ thụ mà khách gặp trên đường đi vào bản là những loại cây gì? (1 Point)6. Bài văn tả cảnh gì?
  (1 Point)A. Cảnh vật núi rừng biên giới phía bắc.B Cảnh vật trong rừng núi phía bắc.C. Cảnh vật trên con đường vào bản vùng núi phía bắc.7.Chủ ngữ trong câu “ Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to.” là gì?
   
 (1 Point)A. Đoạn đườngB. Đoạn đường dành cho dân bản tôiC. Đoạn đường dành cho dân bản tôi đi về8.Em xếp các từ sau thành 8 cặp từ trái nghĩa

Ham, sống, khỏe, khéo, khôn, ngoan, chán, ác, vụng, hư, giỏi, yếu, dại, hiền, kém, chết.
 (1.5 Points)9.Em đặt câu để phân biệt các từ đồng âm:
 đậu
 (1 Point)10.Em ghi vào mỗi chỗ trống 2 từ ngữ có từ in đậm mang nghĩa chuyển:

A) /.........................................

B) quả/.........................................

C) ăn/.........................................
 (1.5 Points)11.Tiếng “hợp” trong từ nào dưới đây có nghĩa là “gộp lại” (thành lớn hơn)?

hợp tình, hợp lực, hợp lí, hợp thời, phù hợp

                                                       


  (1 Point)A. hợp lựcB. hợp tìnhC. hợp thờiSubmit Giúp mik nhé cảm ơn
0
27 tháng 10 2021

Hồ sen được bao quanh bởi một con đường nhỏ. Dưới hồ, lá sen xanh mát trông như những chiếc ô nhỏ xinh xắn. Xen lẫn trong hàng ngàn chiếc ô xanh là những bông hoa hồng tươi thắm tựa những  gương mặt rạng ngời. Đài sen, nhị sen với những chấm phấn vàng tươi như trang điểm thêm cho gương mặt ấy thêm đáng yếu. Thật là thú vị mỗi khi chiều hè, được ngâm mình trong hồ sen mát lạnh và tận hưởng hương sen ngan ngát.

27 tháng 10 2021
  • bạn tham khảo nha:
  • Bác Mặt Trời đã lấp ló sau rặng tre rì rào. Một màn sương xám bao phủ lên cánh đồng. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm xanh mượt mà tươi tốt. Xa xa, thấp thoáng những bà con xã viên đang bắt sâu, nhố cỏ. Hai bên đường là những hàng cà chua thẳng tăm tắp được các bác nông dân dựng giàn vững chắc. Từng chùm cà chua tròn căng, thấp thoáng có vài quả cà chua đỏ mọng nổi bật trên nền lá xanh um. Bên phải con đường, ruộng su hào đã hiện lên trước mắt, với những củ su hào tròn to như chiếc bát úp. Bên cạnh là một con kênh xanh xanh uốn quanh như dải lụa. Trên bờ kênh, ruộng cải với những bông hoa vàng rực rỡ, khoe sắc cùng đàn bướm rập rờn. Bên trái, ruộng hành xanh tốt đã hiện ra. Ồ! Đẹp quá! Trông luống hành mới ngon lành làm sao. Hành giúp cho mọi món canh đều ngon đúng như câu nói: “Trăm thứ canh không hành không ngon”. Chà! Từ xa đã nổi bật màu trắng của cây súp lơ. Cây súp lơ, nếu ai không biết nó sẽ cho rằng đó là một bông hoa màu trắng. Cũng đúng! Vì nó cũng chẳng khác một bông hoa chút nào. Cánh đồng được tô thêm màu xanh tốt đó cũng là nhờ ruộng khoai tây với những ngọn xanh mập mạp. Hàng cải bắp với cái thân béo tròn và chắc nịch của mình đã chứng tỏ địa vị của nó trong cánh đồng màu. Nếu cánh đồng không có bắp cải chắc hẳn sẽ mất đi màu trắng nõn nà của nó! Trên cái lá xanh bọc lấy cái bụng là những hạt sương mai, lóng lánh như hạt ngọc, trong suốt như pha lê. Bên trái ruộng cải bắp, một ruộng khoai lang xanh um tùm. Thân nó to và mập tím cùng với chiếc lá khoai như cái đĩa con. Tất cả! Tất cả đều hoà vào nhau cho cánh đồng thêm tươi xanh, mỡ màng.
Mik còn câu này cần giups nx. BÂNG KHUÂNG VÀO THUChớm thu, lúa trổ đòng thơm ngát cánh đồng. Nghe ngòn ngọt vị hạt thóc non căng tràn hương sữa… Nắng sớm. Gió nhẹ. Hương đồng ruộng quyện vào không gian trong ngần của buổi sớm mai…Chớm thu, con đường đất chạy quanh co khắp ngõ xóm như tươi tắn trong bộ áo màu nâu đỏ vừa được khoác lên sau những ngày công lao động của dân làng. Thấp...
Đọc tiếp

Mik còn câu này cần giups nx.
 BÂNG KHUÂNG VÀO THU

Chớm thu, lúa trổ đòng thơm ngát cánh đồng. Nghe ngòn ngọt vị hạt thóc non căng tràn hương sữa… Nắng sớm. Gió nhẹ. Hương đồng ruộng quyện vào không gian trong ngần của buổi sớm mai…

Chớm thu, con đường đất chạy quanh co khắp ngõ xóm như tươi tắn trong bộ áo màu nâu đỏ vừa được khoác lên sau những ngày công lao động của dân làng. Thấp thoáng đầu ngõ những gánh rau xanh non rập rờn theo bước chân của các mẹ, các chị gấp gáp đến kịp phiên chợ sớm.

Chớm thu, con mương đón nước từ đập thượng nguồn về tưới mát cho những vườn cây đang mùa chín rộ. Con mương uốn lượn hiền hoà in dấu bao kỉ niệm ấu thơ đẹp như trong cổ tích, ghim sâu vào dòng kí ức của lũ trẻ chúng tôi. Dường như trong dòng nước mát lành kia có chứa cả những giọt nước  mắt đầy tủi hờn của tôi ngày nào bị mẹ mắng vì có tội, giữa trưa nắng chang chang, đầu trần, chân đất chạy khắp xóm, rồi vùng vẫy hả hê trong dòng mương cùng đám bạn.

Chớm thu, khóm hoa trước thềm nhà chúm chím sắc hồng tươi trong nắng tháng tám hanh vàng. Chợt nhớ nôn nao lũ bạn nghich ngợm, nhớ nôn nao tiếng giảng trầm ấm của cô giáo và nhớ nôn nao lớp học với bồn hoa cũng rực sắc hồng đang vẫy chào các bạn học trò vui tới lớp…
Thu đến rồi! Ôi mùa thu yêu dấu!...
 

Em thích hình ảnh nào trong bài nhất? Vì sao?

2
27 tháng 10 2021

Mik còn câu này cần giups nx. BÂNG KHUÂNG VÀO THUChớm thu, lúa trổ đòng thơm ngát cánh đồng. Nghe ngòn ngọt vị hạt thóc non căng tràn hương sữa… Nắng sớm. Gió nhẹ. Hương đồng ruộng quyện vào không gian trong ngần của buổi sớm mai…Chớm thu, con đường đất chạy quanh co khắp ngõ xóm như tươi tắn trong bộ áo màu nâu đỏ vừa được khoác lên sau những ngày công lao động của dân làng. Thấp thoáng đầu ngõ những gánh rau xanh non rập rờn theo bước chân của các mẹ, các chị gấp gáp đến kịp phiên chợ sớm.Chớm thu, con mương đón nước từ đập thượng nguồn về tưới mát cho những vườn cây đang mùa chín rộ. Con mương uốn lượn hiền hoà in dấu bao kỉ niệm ấu thơ đẹp như trong cổ tích, ghim sâu vào dòng kí ức của lũ trẻ chúng tôi. Dường như trong dòng nước mát lành kia có chứa cả những giọt nước  mắt đầy tủi hờn của tôi ngày nào bị mẹ mắng vì có tội, giữa trưa nắng chang chang, đầu trần, chân đất chạy khắp xóm, rồi vùng vẫy hả hê trong dòng mương cùng đám bạn.Chớm thu, khóm hoa trước thềm nhà chúm chím sắc hồng tươi trong nắng tháng tám hanh vàng. Chợt nhớ nôn nao lũ bạn nghich ngợm, nhớ nôn nao tiếng giảng trầm ấm của cô giáo và nhớ nôn nao lớp học với bồn hoa cũng rực sắc hồng đang vẫy chào các bạn học trò vui tới lớp…Thu đến rồi! Ôi mùa thu yêu dấu!... 

Em thích hình ảnh nào trong bài nhất? Vì sao?

Hình ảnh gạch chân nha

Thích nhất vì dòng nước đc miêu tả và nhân hoá rất siny động

27 tháng 10 2021

em thích hình ảnh Nghe ngòn ngọt vị hạt thóc non căng tràn hương sữa...

vì: nó có hương thơm của thóc non,sau này nhất định sẽ chín thành những hạt thóc thơm ngon nấu thành gạo.

mik nghĩ thế,còn bn làm ra sao thì mik chịu

27 tháng 10 2021

TL:

Chiến Tranh ^^

27 tháng 10 2021
Em tìm từ trái nghĩa với từ “Hoà bình" và đặt hai câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa. : Chiến tranh,... / Hitler là người gây ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai .
27 tháng 10 2021

TL:

Sông Bạch Đằng rất đẹp :))

_HT_

27 tháng 10 2021
Theo sử sách xưa kia sông có tên gọi là Vân Cừ, nhưng trong dân gian nó lại mang một một cái tên mộc mạc: sông Rừng. Người dân bảo rằng do ngày xưa hai bên bờ có rất nhiều cây cổ thụ và thường có sóng bạc đầu nên còn có tên gọi là Bạch Đằng giang. Chính cái tên ấy đã được ghi vào sử sách để nhắc nhở người đời về những chiến công oanh liệt của dân tộc Việt Nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước chống lại các thế lực ngoại xâm. Bắt đầu với chiến thắng của Ngô Quyền năm 938 chống quân Nam Hán, tiếp theo đó, năm 938 cũng chính tại con sông này, Lê Hoàn đã hạ gục quân Tống. Cuối cùng năm 1228, trận thủy chiến lịch sử giữa Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên Mông đã một lần nữa khẳng định sức mạnh của quân dân nước Việt. Sông Bạch Đằng tuy không dài, chỉ khoảng 32km, nhưng bao la hùng vĩ, là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh, thành phố: Hải Phòng và Quảng Ninh. Đồng thời là con đường thủy tốt nhất để đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa) từ miền nam Trung Quốc, từ cửa sông Nam Triệu các chiến thuyền đi vào sông Kinh Thầy, sông Đuống và cuối cùng là sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội. Các loại tàu thuyền có tải trọng 300-400 tấn tham gia vận tải được cả 2 mùa. Sông Bạch Đằng là một địa danh nổi tiếng trong lịch sử, là người Việt, học sử Việt mà một lần được diện kiến con sông, ta sẽ không khỏi ngạc nhiên, xúc động trước sự oanh liệt của khí thế chiến đấu và lòng yêu nước của ông cha ta. Đi vào các làng ven sông Bạch Đằng, du khách sẽ được nghe các sự tích thành hoàng, hay thấy bản sắc phong ở đình miếu do vua chúa các triều đại ban cho các vị danh tướng, công thần trong đó nhiều nhất là đời Trần. Họ được nhân dân ghi công và lập đền thờ: đình và đền thờ Ngô Quyền, đền thờ Trần Hưng Đạo, đền thờ bà cụ bán nước có công giúp Trần Hưng Đạo đánh giặc... Ở bãi sông Chanh dưới chân núi Tràng Kênh còn tìm thấy nhiều cọc gỗ lim đầu vạt nhọn, cao đến ba, bốn mét, hiện được trưng bày ở Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam. Hàng năm trên dòng sông lịch sử này thường tổ chức những Hội thi bơi truyền thống vượt sông Bạch Đằng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài: "Nghệ thuật cắm cọc sông Bạch Đằng", tác giả Vũ Xuân Xuê - Chi hội khoa học lịch sử huyện Vĩnh Bảo và các cộng sự đã sưu tầm được một số nguồn tài liệu có liên quan đến việc quân và dân thời nhà Trần áp dụng kinh nghiệm cắm cọc quai đáy trên dòng chảy của ngư dân đánh cá Hạ Bì (tên nôm là làng Quát), thuộc xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương vào việc xây dựng trận địa cọc trên sông Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông lần thứ 3 (năm 1288). Theo các tác giả thì chính danh tướng Yết Kiêu, người con giỏi nghề sông nước của trang Hạ Bì xưa là người đã trực tiếp giúp Trần Hưng Đạo chỉ huy và tổ chức xây dựng trận địa cọc trên sông Bạch Đằng năm 1288. Tại buổi sinh hoạt khoa học, ông Vũ Xuân Xuê đã giới thiệu bằng trực quan rất sinh động và có tính thuyết phục cao về kỹ thuật sử dụng phương tiện thuyền, bện dây nháng bằng rễ cây dứa dại cũng như kỹ thuật làm cọc nháng, dây nháng, que ngang, cọc kháp (khuyết), kỹ thuật đẽo cọc gỗ vát hình lưỡi mai… trong nghệ thuật cắm cọc trên sông. Đặc biệt, ông Xuân đã giới thiệu một cách thuyết phục, tỉ mỉ quy trình cắm cọc gỗ lớn trong điều kiện nước chảy xiết như: kỹ thuật cắm cọc nháng, cách cố định đầu cọc kháp, phương pháp thả và định vị cọc gỗ dưới nước, thao tác dùng thuyền và các công cụ hỗ trợ cắm cọc, phương pháp liên kết bãi cọc trong thế liên hoàn…
27 tháng 10 2021

trong các câu dưới đây , những từ nào là từ đồng âm những từ nào là từ nhiều nghĩa:

a) Đường lên Tam Đảo quanh co , có những chỗ xe cua gấp tưởng chừng như đi vòng tròn

Ngoại em nấu canh cua rất ngon

từ cua tronh hai câu trên là......từ nhiều nghĩa..

b) Nước bốc thành hơi

Việc tôi làm không thành

Hai cộng hai thành bốn

Từ thành trong ba câu trên là..từ đồng âm.........

c) Mẹ mua cho em một chiếc giá sách

Đôi giày này giá rất đắt

từ giá trong hai câu trên là......đồng âm

27 tháng 10 2021

Sơn Tinh, Thủy Tinh là hai nhân vật để lại trong em nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Trước hết, Sơn Tinh là một người thật lòng yêu thương Mị Nương. Chàng đã dùng hết tài nghệ và tâm trí để kiếm đủ voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao làm sính lễ hỏi cưới công chúa về làm vợ. Chỉ những ai có tình yêu chân thật thì mới bỏ ra nhiều công sức như vậy! Tiếp đến, Sơn Tinh là một vị thần tài phép và trí tuệ. Khi Thủy Tinh dâng nước đánh mình, chàng đã không hề lo sợ, nao núng mà dùng phép bốc từng quả núi dựng thành bức tường thành kiên cố, ngăn dòng nước dữ làm hại đến hoa màu, thôn xóm. Nhân vật Thủy Tinh cũng có những năng lực phi thường nhưng vì tính tình nóng nảy cho nên mới luôn tìm cách trả thù, gây ra lũ lụt hàng năm, làm thiệt hại đến nhân dân. Hình ảnh Sơn Tinh chống lại và chiến thắng Thủy Tinh từ lâu đã là một biểu tượng cho hình ảnh chống lũ lụt của nhân dân ta. Dù lũ lụt có ghê gớm nhưng nhân dân ta vẫn kiên cường, bất khuất chống lại, và việc đẩy lùi thiên tai kia chỉ là vấn đề thời gian. Chính bằng sức mạnh và trí tuệ, con người đã dần chế ngự được cơn thịnh nộ của thiên nhiên, mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

 

“Nhiều người cho rằng, Thủy Tinh là sự hình tượng hóa và thần thánh hóa nước lũ, còn Sơn Tinh là sự hình tượng hóa và thần thánh hóa tinh thần, ý chí, khả năng và thành quả chống bão lụt của nhân dân.Không hoàn toàn như vậy, Sơn Tinh và Thủy Tinh là những hình tượng huyền thoại, được hình thành, nhào nặn trong trí tưởng tượng của người Việt cổ, trong đó những yếu tố tự nhiên và xã hội, hiện thực và lí tưởng đã kết hợp, hòa lẫn với nhau, rất khó tách bạch. Sơn Tinh là sự khái quát hóa, hình tượng hóa và thần thánh hóa không chỉ riêng lực lượng con người (tinh thần, ý chí, thành quả chống lũ lụt của nhân dân) mà còn có cả lực lượng tự nhiên (rừng, núi). Sự xung đột giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh không chỉ phản ánh mâu thuẫn giữa con người và hiện tượng bão lụt trong thiên nhiên mà còn phản ánh cả sự xung đột giữa con người với con người, giữa các bộ tộc miền biển và miền núi trong thời kì Văn Lang của các vua Hùng.Cơn giận lưu niên “năm năm báo oán, đời đời đánh ghen” của Thủy Tinh là sự phản ánh và lí giải vô cùng độc đáo, tài tình hiện tượng bão lụt hàng năm (mang tính chu kì) của thiên nhiên và hiện tượng ghen tuông dai dẳng của con người.Chi tiết Thủy Tinh dâng nước cao lên bao nhiều Sơn Tịnh cũng dâng núi Tản Viền cao lên bấy nhiều thật nên thơ và độc đáo. Đó là ước mơ nhưng đồng thời cũng có nhiều tính hiện thực. Bởi vi trừ nạn hồng thủy ra, không có trận lụt nào có thể dâng nước lên cao hơn núi Ba Vì. Nếu không như vậy thì làm sao người Việt có thể tồn tại được đến ngày nay?”Để đối phó với lũ lụt, chúng ta phải thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, chuẩn bị các dụng cụ đối phó với bão khi cần thiết, xây đê,… Lũ lụt gây ra nhiều nguy hại cho con người.

Bài 2: Các từ dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào?a. hi sinh – tử trận …là từ______________________________b. thông minh – khờ khạo … là từ _____________________c. nổi loạn – bình ổn … là từ ___________________________d. oi ả – nóng nực …là từ_______________________________e. im ắng – lặng im .. là từ______________________________f. thám thính – do thám … là từ_______________________g. chiến tranh –...
Đọc tiếp

Bài 2: Các từ dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào?
a. hi sinh – tử trận …là từ______________________________
b. thông minh – khờ khạo … là từ _____________________
c. nổi loạn – bình ổn … là từ ___________________________
d. oi ả – nóng nực …là từ_______________________________
e. im ắng – lặng im .. là từ______________________________
f. thám thính – do thám … là từ_______________________
g. chiến tranh – hòa bình ... là từ ______________________
h. hủy diệt – hồi sinh … là từ _________________________
i. sống động – sinh động … là từ _____________________
j. hối hả – lề mề … là từ ______________________________
k. mê hồn – mê li … là từ _____________________________
l. chân núi – đôi chân … là từ ________________________
m. cổ cò – cổ chai … là từ _____________________________
n. câu cá – câu chuyện … là từ ______________________
o. dũng cảm – hèn nhát … là từ _____________________

2
27 tháng 10 2021

a ; d ; e ; f ; i ; k là từ đồng nghĩa

b ; c ; g ; h ; j ; o là từ trái nghĩa

l ; m ; n là từ đồng âm

_HT_

27 tháng 10 2021

Bài 2: Các từ dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào?

a. hi sinh – tử trận …là từ Đồng nghĩa

b. thông minh – khờ khạo … là từ Trái nghĩa 

c. nổi loạn – bình ổn … là từ Trái nghĩa 

d. oi ả – nóng nực …là từ Đồng nghĩa

e. im ắng – lặng im .. là từ Đồng nghĩa

g. chiến tranh – hòa bình ... là từ Trái nghĩa

h. hủy diệt – hồi sinh … là từ Trái nghĩa

i. sống động – sinh động … là từ Đồng nghĩa

j. hối hả – lề mề … là từ Trái nghĩa

k. mê hồn – mê li … là từ Đồng nghĩa

l. chân núi – đôi chân … là từ Đồng âm

m. cổ cò – cổ chai … là từ Đồng âm

n. câu cá – câu chuyện … là từ Đồng âm

o. dũng cảm – hèn nhát … là từ Trái nghĩa