K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu chuyện về củ khoai tây Một ngày nọ, thầy giáo yêu cầu mỗi chúng tôi mang một túi nilông sạch và một bao tải khoai tây đến lớp. Sau đó, thầy bảo mỗi lần chúng tôi không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây, viết tên người ấy và ngày tháng lên đó, rồi bỏ nó vào túi nilông. Sau vài ngày, túi của nhiều người trong lớp đã bắt đầu nặng dần. Sau đó,...
Đọc tiếp

Câu chuyện về củ khoai tây Một ngày nọ, thầy giáo yêu cầu mỗi chúng tôi mang một túi nilông sạch và một bao tải khoai tây đến lớp. Sau đó, thầy bảo mỗi lần chúng tôi không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây, viết tên người ấy và ngày tháng lên đó, rồi bỏ nó vào túi nilông. Sau vài ngày, túi của nhiều người trong lớp đã bắt đầu nặng dần. Sau đó, thầy lại yêu cầu chúng tôi phải luôn đeo cái túi đấy bên mình dù đi bất cứ đâu, ngủ hay làm việc. Sự phiền phức khi phải mang vác một cái túi chứa hàng chục củ khoai tây khiến chúng tôi càng cảm nhận rõ ràng gánh nặng tinh thần mà mình đang chịu đựng. Không những thế, chúng tôi còn phải luôn để tâm đến nó, nhớ đến nó và nhiều khi đặt nó ở những chỗ chẳng tế nhị chút nào. Qua thời gian, khoai tây bắt đầu phân huỷ thành một thứ chất lỏng nhầy nhụa và chúng tôi không muốn mang nó bên mình nữa…  (Hạt giống tâm hồn và ý nghĩa cuộc sống,  Nhà xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2008, Tr23) Câu 1 : Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể nào? Câu 2 Trong đoạn trích trên người thầy giáo đã yêu cầu “chúng tôi” (học sinh) những gì? Câu 3 Đọc đoạn trích trên, em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu văn “Sau vài ngày, túi của nhiều người trong lớp đã bắt đầu nặng dần.”? Câu 4 Từ đoan trích trên, theo em tác giả muốn gửi đến người đọc những bài học nào?

0
Con bé phát hiện ra thế giới sống động trong khu vườn nhỏ ấy vào buổi chiều. Cơn mưa từ đâu kéo đến giăng kín trời, đất vườn nồng lên mùi ngái ngái. Con bé đứng bên cửa sổ, luồn tay qua khung cửa gỗ để những giọt mưa nặng trĩu trượt dài trên tay mình trước khi tung tóe trên nền gạch đỏ. Đôi chân của con bé cũng không ngừng nhún nhảy theo điệu nhảy hân hoan của mưa. ...
Đọc tiếp

Con bé phát hiện ra thế giới sống động trong khu vườn nhỏ ấy vào buổi chiều. Cơn mưa từ đâu kéo đến giăng kín trời, đất vườn nồng lên mùi ngái ngái. Con bé đứng bên cửa sổ, luồn tay qua khung cửa gỗ để những giọt mưa nặng trĩu trượt dài trên tay mình trước khi tung tóe trên nền gạch đỏ. Đôi chân của con bé cũng không ngừng nhún nhảy theo điệu nhảy hân hoan của mưa. Mưa ngớt dần. Cánh tay vẫn lì lợm vươn ra để níu lấy mấy giọt mưa cuối cùng. Tức thì, con bé thu tay lại khi nhận ra có thứ gì đó bám nhẹ trên tay mình. Ồ! Con chuồn chuồn kim! Con bé nhìn chuồn chuồn kim mảnh mai không chớp mắt. Màu xanh trên thân nó như bầu trời kỳ diệu hiện ra trước mắt. Chuồn chuồn kim chợt run rẩy, hai cánh ướt nhẹp khép vào nhau. - Bố! Bố! Bố ơi! Con bé vừa chạy đi vừa gọi thét lên, xé tan cả điệu nhạc tí tách yên bình sau cơn mưa. Xòe bàn tay có chuồn chuồn ra trước mắt bố, con bé hốt hoảng: - Con chuồn chuồn bị cảm mất bố ơi! Ông Tấn chau mày, buông tiếng thở dài: - Con đem nó ra ngoài sân rồi mau vào tắm gội đi! Đừng nghịch ngợm nữa! Con bé bỏ lại sau lưng lời nhắc nhở của bố và chạy vụt vào trong bếp. Lần đầu tiên sau cơn mưa, con bé huơ tay mình trên đống than hồng. Chỉ là để ủ ấm cho con chuồn chuồn kim bé nhỏ. Đêm đó, con bé sẵn sàng nhường gối êm cho chuồn chuồn kim nằm im trên đó và thủ thỉ với nó: - Em còn lạnh không? - Nhà em ở đâu? - Em thích chơi ở đâu nè? - Mai chị sẽ dẫn em đi chơi nha. ... Nhưng chính chuồn chuồn kim lại dẫn đường cho con bé đến thế giới kỳ lạ trong khu vườn. Cơn mưa đêm qua đã gột sạch tất cả bụi bặm trên những tàu lá. Những đốm nắng vàng mơ đậu đầy trên thảm cỏ. Và, ở góc vườn, mấy con bọ ngựa màu xanh đang ngủ say trên tàu lá chuối, vài con cánh cam vừa cựa mình, hai con bướm trắng đang khẽ rung đôi cánh mềm mại như sắp sửa bay lên. Rồi, con ếch cốm, con cóc nâu, con dế mèn... Một, hai, ba... bảy... chín, mười. Con bé đứng tròn mắt nhìn cả thế giới đang động đậy quanh mình. Thoắt cái, con bé lại chạy vụt đi. ... Đêm đêm, đàn đom đóm đến phiên gác, thắp đèn lung linh cả góc vườn. Con bé lần theo thứ ánh sáng huyền diệu đó bước vào thế giới của riêng mình. Đó là thế giới thần tiên giữa bóng đêm. Con bé như người khổng lồ đang bước vào xứ sở của những người bạn tý hon. Không! Con bé là người mẹ tí hon của mười đứa con tí hon. Con bé quên cả bữa cơm để chăm sóc con cánh cam bị ốm. Con bé quên cả trưa nắng hè để đi tìm con bướm trắng lạc đường. Con bé quên cả bóng đêm để xem con chuồn chuồn hoa đã ngủ say chưa... (“Thế giới của con” - Dương Hằng - Trích trong “65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi” - NXB Kim Đồng, 2022, tr 509 - 511). Câu 1. Hãy xác định ngôi kể và các nhân vật trong truyện ngắn trên? Câu 2. Hãy nêu các chi tiết truyện quan trọng thể hiện tình cảm của nhân vật “con bé” với các con vật dễ thương trong khu vườn bé nhỏ? Qua đó em thấy cô bé là người như thế nào? Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn trích sau: Con bé quên cả bữa cơm để chăm sóc con cánh cam bị ốm. Con bé quên cả trưa nắng hè để đi tìm con bướm trắng lạc đường. Con bé quên cả bóng đêm để xem con chuồn chuồn hoa đã ngủ say chưa... Câu 4. Nhà văn Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri, tác giả của Hoàng tử bé, từng khẳng định: “Chỉ có con mắt trẻ em mới có thể cảm nhận một cách thuần khiết vẻ đẹp phong phú và bí ẩn của thế giới”. Em thấy điều đó có đúng với truyện ngắn trên không? Vì sao? Câu 5. Hãy nêu những thông điệp ý nghĩa em rút ra từ văn bản trên? Câu 6: Tìm thán từ có trong văn bản trên?


0
Chiếc lá Chim sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. - Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn? - Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ. - Thật như...
Đọc tiếp

Chiếc lá Chim sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. - Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn? - Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ. - Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt ngày đêm chưa? - Chưa! Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường. - Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện. - Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi - những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến. (Theo Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Trần Hoài Dương, NXB Kim Đồng, năm 2019) Câu 1. Xác định chủ dề của câu chuyện? Câu 2. Theo câu chuyện, vì sao bông hoa lại kính trọng những chiếc lá? Câu 3.Theo em chiếc lá trong câu chuyện là hình ảnh của những người như thế nào trong cuộc sống của con người? Câu 4.Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi - những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến. Từ câu trả lời của hoa, em rút ra cho mình những bài học gì? Câu 5: Tìm thán từ có trong văn bản trên?

0
Trong một nhà máy sản xuất năng lượng xanh, người ta sử dụng hỗn hợp khí hydrogen và methane (CH4) làm nhiên liệu đốt cháy nhằm thu năng lượng. Một kỹ sư cần tính toán hiệu quả năng lượng từ việc đốt cháy 24,79 lít hỗn hợp khí X gồm H₂ và CH₁ (đo ở điều kiện chuẩn). Hỗn hợp này có tỉ khối so với khí oxi là 0,325. Khi đốt cháy, kỹ sư trộn hỗn hợp khí X với 28,8 g khí oxi và...
Đọc tiếp

Trong một nhà máy sản xuất năng lượng xanh, người ta sử dụng hỗn hợp khí hydrogen và methane (CH4) làm nhiên liệu đốt cháy nhằm thu năng lượng. Một kỹ sư cần tính toán hiệu quả năng lượng từ việc đốt cháy 24,79 lít hỗn hợp khí X gồm H₂ và CH₁ (đo ở điều kiện chuẩn). Hỗn hợp này có tỉ khối so với khí oxi là 0,325. Khi đốt cháy, kỹ sư trộn hỗn hợp khí X với 28,8 g khí oxi và tiến hành phản ứng. Sau phản ứng, hơi nước được làm lạnh và ngưng tụ, thu được hỗn hợp khí Y. a. Viết phương trình hóa học cho các phản ứng xảy ra và xác định phần trăm thể tích từng khí trong hỗn hợp X b. Tính phần trăm thể tích và phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp Y c. Biết nhiệt lượng sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol H, là 286 kJ, và 1 mol CH₁ là 890kJ, hãy tính tổng năng lượng sinh ra từ phản ứng đốt cháy.

0
II. PHẦN VIẾT (4 ĐIỂM)  Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích truyện ngắn “Bà lái đò” của nhà văn Nguyễn Công Hoan.  Bà lái đò      Chúng tôi tới một bờ sông và phải qua con sông khá rộng ấy. Chà, chúng tôi thở phào một hơi khoan khoái: Chúng tôi sẽ được nghỉ ngơi trên thuyền. Một người đàn bà ngoài bốn mươi, ngồi cạnh một thằng bé chừng tám chín tuổi, hướng mặt ra sông,...
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (4 ĐIỂM)

 Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích truyện ngắn “Bà lái đò” của nhà văn Nguyễn Công Hoan.

 Bà lái đò

     Chúng tôi tới một bờ sông và phải qua con sông khá rộng ấy. Chà, chúng tôi thở phào một hơi khoan khoái: Chúng tôi sẽ được nghỉ ngơi trên thuyền. Một người đàn bà ngoài bốn mươi, ngồi cạnh một thằng bé chừng tám chín tuổi, hướng mặt ra sông, đang vót tre bằng con dao nhọn. Thấy tiếng động, người ấy quay nhìn chúng tôi và có ý hớt hải, thu xếp các thứ rồi một tay cầm dao, một tay dắt con, nhảy xuống thuyền. Bà ta lay nhổ vội vàng cái sào cắm chặt vào bùn, rồi đẩy mạnh chiếc thuyền nan. Con thuyền chổng mũi lên trời, vỗ sóng đành đạch, nhảy chồm ra xa. Nhưng không hiểu sao tự nhiên nó quay lại ghé vào bờ. Đồng chí Việt Nam muốn chừng hiểu ý, nói:

    – Bà cho chúng tôi sang sông với chứ. Sáu người chở không nặng lắm đâu.

     – Vâng, cháu ghé vào chỗ khô để các ông khỏi lấm giầy.

     Chúng tôi xuống thuyền, ngồi thăng bằng thì thuyền quay mũi. Chúng tôi duỗi chân cho đỡ mỏi, rồi lấy thuốc lá ra hút. Chúng tôi nói chuyện với nhau về các khúc sông bên châu Âu. Gió hiu hiu lướt trên da chúng tôi mát rượi. Sóng phản ánh vàng, mặt nước chói như gương. Quá nửa bên này, yên lặng, thuyền tới chỗ chảy xiết. Chúng tôi phải vịn vào nhau để ngồi cho vững. Bỗng tự nhiên con thuyền chòng chành, đảo lộn đi, hất thằng bé con xuống nước. Đồng thời chúng tôi nghe tiếng bùng bục: người đàn bà tay cầm con dao nhọn đang xỉa đâm nát cả phía lái. Nước ùa vào và trong khoảnh khắc, cả chúng tôi băng ra giữa dòng. Trước thế nguy, chúng tôi giữ bình tĩnh.

     – Anh em! Phải cứu lấy đàn bà và trẻ con!

     Lệnh đưa ra, chúng tôi hết sức. Chúng tôi chống nhau với sóng, với xoáy, để đuổi kịp những cái đầu lúc nhô lên, lúc thụt xuống, theo đà nước đỏ ngầu. Anh Bảo – tên Việt Nam của đồng chí Đức – đã nhanh tay ôm được thằng bé và cõng nó vào bờ. Còn chúng tôi đuổi theo người mẹ. Nhưng hễ nắm được cánh tay, thì người đàn bà quái gở ấy lại giãy giụa, hình như muốn chạy trốn. Nhưng không thể. Chúng tôi phải cứu. Và sau hết, bà ta cũng được dìu vào bờ. Chúng tôi đặt hai mẹ con nằm trên cỏ, xúm lại chữa. Cả hai người đã nôn ra được nhiều nước và đã thở được đều.

     Chừng nửa giờ sau, bà lái đò mới mở đôi mắt mệt nhọc nhìn chúng tôi, thở dài, nhắm mắt lại. Biết rằng bà ta đã tỉnh, đồng chí Việt Nam hỏi:

     – Tại làm sao bà nỡ xử với chúng tôi như thế?

     – Họ là người Pháp, chúng tôi không chở cho giặc!

     Chúng tôi kinh ngạc nhìn nhau. Đồng chí Việt Nam mỉm cười:

     – Các đồng chí này không phải là người Pháp mà là người châu Âu, giúp Chính phủ ta đánh Pháp đấy bà!

     Bà lái đò uể oải nhìn chúng tôi một lượt, rồi không hiểu bà ta có tin hay không, lại thấy bà ta nhắm mắt như trước.

     – Thế nếu các đồng chí này là người Pháp, sao bà còn để xuống thuyền?

     – Tôi cũng tính chạy, nhưng sau sực nghĩ ra là các ông có súng, không để các ông xuống cũng chết. Đằng nào cũng chết, thà tôi chết mà giết được tất cả có hơn không?

     Chúng tôi kinh ngạc nhìn nhau. Đồng chí Việt Nam lắc đầu hồi hỏi:

     – Nhà bà ở đâu?

     – Tôi không có nhà, chỉ có chiếc thuyền ấy.

     – Thế gia đình bà có những ai? Chúng tôi muốn vào thăm.

     – Tôi góa, chỉ có một thằng bé.

     Bà mở mắt ra nhìn con, rồi quờ tay sờ trán và ngực nó.

(Trích Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan)

* Chú thích: Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977), sinh ra trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế ở Hưng Yên. Ông là một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác, ông đã để lại hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài và nhiều tiểu luận văn học. Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập truyện ngắn gồm Kép Tư Bền (1935), Đào kép mới (1937)…; Tiểu thuyết gồm Lá ngọc cành vàng (1935), Ông chủ (1935), Bước đường cùng (1938)… Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

0