K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cuốn sách “Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài là một tác phẩm mang đậm chất nhân văn, lan toả những thông điệp sâu sắc về lòng nhân ái, tình bạn cao quý và tình đoàn kết. Từng trang sách mộc mạc nhưng mỗi dòng chữ lại mang những ý nghĩa sâu xa về cuộc sống. Trên đời này sống để yêu thương, sống để làm việc có ích cho xã hội, sống phải có trách nhiệm, sống để học tập và ...
Đọc tiếp

Cuốn sách “Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài là một tác phẩm mang đậm chất nhân văn, lan toả những thông điệp sâu sắc về lòng nhân ái, tình bạn cao quý và tình đoàn kết. Từng trang sách mộc mạc nhưng mỗi dòng chữ lại mang những ý nghĩa sâu xa về cuộc sống. Trên đời này sống để yêu thương, sống để làm việc có ích cho xã hội, sống phải có trách nhiệm, sống để học tập và  trau dồi các kiến thức từng ngày một. Con người đã từng nói“Không có hành động tử tế nào kết thúc chỉ ở chính nó. Một hành động tốt mở ra hành động tiếp theo. Những hành động tốt tạo ra những tấm gương. Một hành động nhỏ có lòng tốt trải rộng, rễ lan tỏa mọc thành cây cỏ. Điều tuyệt vời mà lòng tốt mang lại cho người khác là khiến họ trở nên tốt đẹp.” Câu này sửa sao cho hết rối ạ?

0
Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về cảm xúc của chủ thể trữ tình trong đoạn trích sau: Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh Sưởi ấm lòng chiến sĩ ngàn cây Anh yêu em như anh yêu đất nước Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần Anh nhớ em mỗi bước...
Đọc tiếp

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về cảm xúc của chủ thể trữ tình trong đoạn trích sau:

Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh
Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây
Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh
Sưởi ấm lòng chiến sĩ ngàn cây

Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn

(Nhớ, Tuyển tập Nguyễn Đình Thi, Tập 3, NXB Văn học, 1997, tr.67)

Câu 2. (4,0 điểm)

Trong cuốn sách Đủ nắng thì hoa nở, tác giả Ba Gàn viết: “Đừng tìm bình an, mà hãy chủ động an bình trước mọi hoàn cảnh.”.

Từ câu nói trên, hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách sống chủ động của tuổi trẻ trong xã hội hiện đại.

0
Câu 1. (2,0 điểm) Từ kết quả đọc hiểu văn bản trên kết hợp với trải nghiệm cá nhân, anh/chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải thích ứng với những thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay.Câu 2. (4,0 điểm) Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai văn bản sau:* Văn bản 1: Cánh chim...
Đọc tiếp

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ kết quả đọc hiểu văn bản trên kết hợp với trải nghiệm cá nhân, anh/chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải thích ứng với những thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay.

Câu 2. (4,0 điểm)

Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai văn bản sau:

* Văn bản 1:

Cánh chim báo sang mùa
Nắng hoai hoai cuối hạ
Màu mây non lá mạ
Gió trên cành hiu hiu

Chừng như thu ngấp nghé
Trong hương cốm đâu đây
Khói lam chiều rất nhẹ
Sông vừa vơi vừa đầy

Phút giây chuyển sang mùa
Nghe vô cùng huyền diệu
Không thừa và không thiếu
Tay thiên nhiên đặt bày

(Trích Sang mùa, Tạ Hữu Yên1, Thơ Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo dục, 2005, tr.915)

* Văn bản 2:

Một ban mai bỗng thơm gió hanh về
Tiếng lá rụng ngoài vườn cây xào xạc
Em mở cửa, hương lùa vào man mác
Anh bàng hoàng tỉnh dậy: đã vào thu

Thời gian đi êm nhẹ tựa lời ru
Em lặng lẽ tháng ngày như thế đó
Anh thương lắm đôi bàn tay nho nhỏ
Đã làm nên bao chuyện lạ trên đời.

Mảnh đất em chăm nên nụ nên chồi
Ong hút mật rù rì chiều nắng biếc
Hoa thức suốt đêm dài không mỏi mệt
Chợt thu về chín ngọt một mùa hương.

(Trích Vườn thu, Võ Văn Trực2, Thơ Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo dục, 2005, tr.835)

* Chú thích:

1Tạ Hữu Yên (1927 – 2013), quê ở Ninh Bình. Ông là tác giả của nhiều bài thơ đã được phổ nhạc, tiêu biểu như Đất nước, Đôi dép Bác Hồ, Cảm xúc tháng Mười,… Ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2017.

2Võ Văn Trực (1936 – 2019), quê ở Nghệ An. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông viết nhiều thể loại và thi ca là lĩnh vực tiêu biểu nhất; một số tập thơ đặc sắc như Hành khúc mùa xuân (1980), Trăng phù sa (1983), Tiếng ru đồng nội (1990),…

0
(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ(Trích) Trong số rất nhiều thách thức đa dạng và thú vị mà ngày nay chúng ta phải đối diện, điều cấp bách và quan trọng nhất là làm sao phải hiểu và định hình cuộc cách mạng công nghệ mới, điều chắc chắn sẽ thay đổi toàn diện bộ mặt của nhân loại. Chúng ta đang ở...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

(Trích)

Trong số rất nhiều thách thức đa dạng và thú vị mà ngày nay chúng ta phải đối diện, điều cấp bách và quan trọng nhất là làm sao phải hiểu và định hình cuộc cách mạng công nghệ mới, điều chắc chắn sẽ thay đổi toàn diện bộ mặt của nhân loại. Chúng ta đang ở thời điểm khởi đầu của một cuộc cách mạng sẽ thay đổi sâu sắc cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau. Xét về quy mô, tầm vóc và độ phức tạp, hiện tượng mà tôi coi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này không giống bất kỳ điều gì mà nhân loại từng trải qua.

Đến nay chúng ta vẫn chưa hình dung được đầy đủ tốc độ và phạm vi của cuộc cách mạng mới này. Hãy nghĩ đến vô số khả năng cho phép hàng tỷ con người kết nối với nhau bằng thiết bị di động, tạo nên sức mạnh xử lý, năng lực lưu trữ và cơ hội tiếp cận tri thức chưa từng có. Hoặc đến sự hợp lưu đáng kinh ngạc như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ robot, internet kết nối vạn vật, xe tự hành, in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và tính toán lượng tử, và còn nhiều nữa,… Nhiều sáng kiến vẫn còn sơ khai, nhưng chúng đã đến bước ngoặt trong quá trình phát triển nhờ dựa vào nhau và khuếch đại lẫn nhau trong một sự giao thoa công nghệ trên cả thế giới vật chất, thế giới số, lẫn thế giới sinh học.

(Theo Klaus Schwab, dịch giả Đồng Bích Ngọc, Nguyễn Thị Mỹ Anh, NXB Thế giới, 2018, tr.11)

Câu 1. Xác định thông tin chính của văn bản.

Câu 2. Văn bản trên sử dụng dữ liệu sơ cấp hay thứ cấp?

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn in đậm.

Câu 4. Nhận xét về thái độ, quan điểm của người viết văn bản.

Câu 5. Văn bản trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước ? (Trình bày nhiều nhất từ 5 đến 7 dòng).

0
I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG (3,0 điểm)(GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng một đoạn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt 4, tập 2 đối với từng HS qua các tiết ôn tập ở cuối học kì II).II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆTĐọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Tiếng hát buổi sớm mai Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng...
Đọc tiếp

I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG (3,0 điểm)

(GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng một đoạn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt 4, tập 2 đối với từng HS qua các tiết ôn tập ở cuối học kì II).

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tiếng hát buổi sớm mai

Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật.

Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó, thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.

Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem thích bài hát đó không.

Gió ngạc nhiên:

– Ơ, chính tôi hát đấy chứ. Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.

Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:

– Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.

Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích:

– Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.

(Theo Truyện thiếu nhi nước ngoài)

Câu 7 (1,0 điểm): Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong các câu thành ngữ dưới đây:

a) ____________ như tiên.       

b) ____________ như cột nhà cháy.

c) ____________ như rùa.   

d) ____________ như sóc.        

Câu 8 (1,0 điểm): Từ in đậm trong câu văn dưới đây có thể được thay thế bằng từ nào?

     Quanh nó, thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.

Câu 9 (1,0 điểm): Trạng ngữ trong câu “Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật.” bổ sung ý nghĩa gì? Hãy đặt một câu chứa loại trạng ngữ đó.

Câu 10 (1,0 điểm): Câu nói “Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.” của bác gác rừng giúp em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?

0
I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG (3,0 điểm)(GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng một đoạn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt 4, tập 2 đối với từng HS qua các tiết ôn tập ở cuối học kì II).II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆTĐọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Cậu bé và chú chó con     Một cậu bé xuất hiện ở cửa hàng bán chó và hỏi...
Đọc tiếp

I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG (3,0 điểm)

(GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng một đoạn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt 4, tập 2 đối với từng HS qua các tiết ôn tập ở cuối học kì II).

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Cậu bé và chú chó con

     Một cậu bé xuất hiện ở cửa hàng bán chó và hỏi người chủ cửa hàng: “Giá mỗi con chó là bao nhiêu vậy bác?”.

     Người chủ cửa hàng trả lời: “Khoảng từ 30 tới 50 đô la một con.”.

     Cậu bé rụt rè nói: “Cháu có thể xem chúng được không ạ?”.

     Người chủ cửa hàng mỉm cười rồi huýt sáo ra hiệu. Từ trong chiếc cũi, năm chú chó con bé xíu như năm cuộn len chạy ra, duy chỉ có một chú bị tụt lại phía sau khá xa. Ngay lập tức, cậu bé chú ý tới chú chó chậm chạp, hơi khập khiễng đó. Cậu liền hỏi: “Con chó này bị sao vậy bác?”.

     Ông chủ giải thích rằng nó bị tật ở khớp hông và nó sẽ bị khập khiễng suốt đời. Nghe thế, cậu bé tỏ ra xúc động: “Đó chính là con chó cháu muốn mua.”.

     Chủ cửa hàng nói: “Nếu cháu thực sự thích con chó đó, ta sẽ tặng cho cháu. Nhưng ta biết cháu sẽ không muốn mua nó đâu.”.

     Gương mặt cậu bé thoáng buồn, cậu nhìn thẳng vào mắt ông chủ cửa hàng và nói: “Cháu không muốn bác tặng nó cho cháu đâu. Con chó đó cũng có giá trị như những con chó khác mà. Cháu sẽ trả bác đúng giá. Thực ra ngay bây giờ cháu chỉ có thể trả bác 2 đô la 37 xu thôi. Sau đó, mỗi tháng cháu sẽ trả dần bác 50 xu ạ.”.

     – Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó! – Người chủ cửa hàng khuyên. – Nó không bao giờ có thể chạy nhảy và chơi đùa như những con chó khác được đâu.

     Ông vừa dứt lời, cậu bé liền cúi xuống vén ống quần lên, để lộ ra cái chân trái tật nguyền, cong vẹo được đỡ bằng một thanh kim loại. Cậu ngước nhìn ông chủ cửa hàng và khẽ bảo: “Chính cháu cũng chẳng chạy nhảy được mà, và chú chó con này sẽ cần một ai đó hiểu và chơi với nó.”.

(Theo Đăn-clát)

Câu 7 (1,0 điểm): Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong các câu thành ngữ dưới đây:

a) ____________ như máu.      

b) ____________ như sên.

c) ____________ như trứng gà bóc.        

d) ____________ như chớp.        

Câu 8 (1,0 điểm): Từ in đậm trong câu văn dưới đây có thể được thay thế bằng từ nào?

     Ngay lập tức, cậu bé chú ý tới chú chó chậm chạp, hơi khập khiễng đó.

Câu 9 (1,0 điểm): Chỉ ra một câu văn có sử dụng trạng ngữ chỉ thời gian trong bài đọc. Đặt một câu khác chứa loại trạng ngữ tương tự.

Câu 10 (1,0 điểm): Từ bài đọc, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?

0
Câu 1 (2,0 điểm).Thời đại công nghệ số, hiện tượng thiếu kết nối giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là giới trẻ, đang trở thành một vấn đề đáng báo động.Em hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) đề xuất 01 giải pháp góp phần khắc phục hiện tượng trên.Câu 2 (4,0 điểm). Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích hình ảnh người thầy trong đoạn thơ:Mỗi nghề có một lời...
Đọc tiếp

Câu 1 (2,0 điểm).

Thời đại công nghệ số, hiện tượng thiếu kết nối giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là giới trẻ, đang trở thành một vấn đề đáng báo động.

Em hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) đề xuất 01 giải pháp góp phần khắc phục hiện tượng trên.

Câu 2 (4,0 điểm). Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích hình ảnh người thầy trong đoạn thơ:

Mỗi nghề có một lời ru

Dở hay thầy cũng chọn ra khúc này

Lời ru của gió màu mây

Con sông của mẹ đường cày của cha

 

Bắt đầu cái tuổi lên ba

Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em

Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm

Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!

 

Thầy không ra đủ nghìn câu

Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời

Tuổi thơ em có một thời

Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm...

(Trích Lời ru của thầy – Đoàn Vị Thượng, thivien.net, 11/12/2015)

0