K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2020

1. Vấn đề: Lòng biế ơn

2. Ăn qua?

- Kẻ trồng cây?

-> Nghĩa đen, bóng?

-> Vấn đề nghị luận

30 tháng 4 2020

đây là tiếng việt lớp 4 nhé em !

Hình ảnh :

​"Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây" nhân hóa ở chỗ xưng hô ở vật như ở người.

=> Xưng hô: em - tôi.

* Chú ý :

Các hình ảnh còn lại cũng có thể sử dụng phép nhân hóa, nhưng không phải là phép nhân hóa để nói về nhân vật Dế Mèn.

30 tháng 4 2020

m bị điên à

2 tháng 5 2020

  -Dẫn chứng:

+ Đối tượng: mọi lứa tuổi, mọi giai cấp, mọi nơi  => Phong phú.

+ Việc làm: cụ thể, cao đẹp  =>Phong phú, toàn diện, cụ thể.

30 tháng 4 2020

-Trong đời sống ,ta cần chứng minh khi ta muốn thuyết phục cho mọi người tin lời nói của mình là sự thật.

-Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải : đưa ra những chứng cứ xác thực để thuyết phục mọi người.

- Chứng minh là sử dụng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.

bạn xạo ghê

nói là không chép mạng nhưng olm cũng là mạng, bn chép bài của người khác thì sao 

1 tháng 5 2020

Trong gia đình

- Yêu quý , kính trọng những người lớn tuổi ( ông , bà , bố , mẹ )

- Tôn trọng , giúp đỡ , quan tâm các thành viên trong gia đình

- Luôn thấu hiểu các thành viên trong gia đình

- Ở trường lớp

- Tôn trọng , giúp đỡ các bạn bè xung quanh

- Kính trọng , lễ phép với thầy cô giáo trong trường

- Hạn chế cãi nhau , đánh nhau trong lớp , trường

- Tích cực học tập tốt và thực hiện nội quy nhà trường tốt

- Ngoài xã hội

- Tôn trọng mọi người xung quanh

- Giúp đỡ , quan tâm những người xung quanh ,

đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn

- Yêu thương , kính trọng những người xung quanh

- Thực hiện tốt các quy định của xả hội ( luật an toàn giao thông , không dẫm lên bồn cây , không phá hoại của công ,...

30 tháng 4 2020

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống nhân nghĩa thủy chung son sắt.Lòng biết ơn đối với người khác -- người có công ơn với mình là một biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa đó.Để ghi nhớ và nhắc nhở con cháu đời sau,cha ông xưa đã đúc kết và lưu truyền trong những câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây hay Uống nước nhớ nguồn

Tuy là hai câu tục ngữ khác nhau ,cách diển đạt cũng khác nhau nhưng cả hai đều chứa đựng bài học về cách sống,về tình nghĩa cao đẹp của người Việt với nhau .Khi ăn trái ngon ngọt ,ta phải nhớ ơn người đã dày công vun trồng ,chăm sóc từ khi cây còn non đến lúc ra quả ngọt trái chín.Được uống ngum nước trong lành,mát lạnh,nhất định ta ko đc quên cội nguồn -- nơi dòng nước vẫn chảy tới.Vẫn là đạc điểm quen thuộc của tục ngữ,vẫn là hình ảnh tượng trưng độc đáo và hàm súc,cha ông ta gửi gắm vào đó lời răn dạy về lòng biết ơn ; người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó .Để có được cuộc sống như ngày hôm này,ta không được quên ơn những người đã mang đến cho ta sự ấm no hạnh phúc.

Truyền thống uống nước nhớ nguồn,ăn quả nhớ kẻ trồng cây vốn đã đi vào đời sống ,là nét đẹp trong phẩm chất của người Việt .Gấn gũi là thờ ông bà tổ tiên mỗi khi Tết,giỗ trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết ơn biết ơn công lao sinh thành giáo dục của con cháu,các lễ hội được tổ chức hằng năm tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc.Bác Hồ đã dạy;Các vua hùng có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.Vì thế mà;

                                                        Dù ai đi ngược về xuôi

                                               Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

30 tháng 4 2020

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu.

Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng đều là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu nhân nghĩa.

Tóm lại câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

6 tháng 5 2020

(1)Trong đoạn văn trên trích  trong văn bản ‘‘Sống  chết  mặc bay’’ , tác giả Phạm Duy Tốn đã khắc họa thành công được tình cảm  của người dân dành cho ngôi  làng.(2)Thật vậy , nhân dân đã dành trọn tình cảm của mình cho ngôi làng.(3) Những người dân đi hộ đê phải làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm.(4) Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng(5). Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả"Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". 5)Người dân lúc này đang mang trong mình ‘‘Trăm lo nghìn sợ’’, ngoài đê  bây giờ là cảnh gấp gáp,náo loạn của người dân. (6) Mặc dù biết sức người không đọ lại được với sức trời nhưng người dân không ngại hiểm nguy , bất chấp tính mạng của mình để bảo vệ con đê.(7)Chao ôi!(8)Tại  sao hoàn cảnh lại éo le , khốn  khổ đến vậy?

7 tháng 5 2020

a. những người chuyên môn mới định được - trạng ngữ

b. khuôn mặt đầy đặn - vị ngữ

c. các cô gái Vòng đỗ gánh - trạng ngữ

e. hắn giật mình - vị ngữ

7 tháng 5 2020

a. Thuyền được người lái đò đẩy ra xa.

b. Bác nhận được tin yêu của nhiều người.

c. Đá được người ta chuyển lên xe.

d. Em bé được mẹ rửa chân cho.

e. Tàu hỏa bị bọn xấu ném đá lên.

hôm nay rảnh nên sẽ đăng bài này lên Bài 1.Đọc – hiểu văn bản“ Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật thảm.Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi,...
Đọc tiếp

hôm nay rảnh nên sẽ đăng bài này lên 

Bài 1.Đọc – hiểu văn bản

“ Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật thảm.

Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự nổi với thế nước!...”

 

a.Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? ai là tác giả? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích trên

b.Xác định và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn trên

c.Viết đoạn văn từ 8 -10 câu trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của người dân trong đoạn văn trên.( gạch chân, chú thích một câu bị động, một cặp quan hệ từ được sử dụng)

 

1
30 tháng 4 2020

Cho mình hỏi bạn biết cách nào đăng bài làm bằng ảnh không ?