K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2020

* Đặc điểm địa hình Đông Nam Á:

- Địa hình Đông Nam Á chủ yếu là núi và cao nguyên.

- Phần đất liền:

+ Các dải núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a cao chạy hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam, bao quanh những khối núi cao nguyên thấp.

+ Các dãy núi chính: A-ra-can, Tan, Luông Pha Băng, Các- đa-môn, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, Đăng-rếch. Các cao nguyên lớn: San, Hứa Phan, Cò Rạt, Bô – lô –ven, Lâm Viên.

+ Thung lũng sông cắt xẻ sâu, địa hình bị chia cắt mạnh.

+ Đồng bằng phù sa tập trung ven biển và hạ lưu các con sông. Các đồng bằng lớn: đồng bằng I-ra-oa-đi, đồng bằng sông Mê-Nam, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng.

- Phần hải đảo:

+ Địa hình đồi núi chiêm phần lớn diện tích và các dải đồng bằng ven biển.

+ Nằm trong khu vực bất ổn định của vỏ Trái Đất, thường xảy ra động đất, núi lửa (đặc biệt quần đảo In-đô-nê-xi-a).

* Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ:

- Địa hình bằng phẳng  là nơi xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, các nhà máy, xí nghiệp, nhà ở....thuận lợi cho hoạt động sống, phát triển kinh tế của các nước.

- Đồng bằng châu thổ màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực lớn.

- Dễ dàng cho giao thông qua lại, thúc đẩy giao lưu kinh tế.


 

8 tháng 1 2020

- Tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua là: Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam

- Cửa sông thuộc địa phận: đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam

- Đổ ra:  Biển ĐôngViệt Nam

8 tháng 1 2020

Trl

Tên các quốc gia có sông MÊ CÔNG chay qua :  Trung Quốc , Lào , Myanma , Thái Lan , Campuchia , Việt Nam 

-Cửa sông thuộc địa phận đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam . Đổ vào biển : Biển Đông ở VN

_Hc tốt ạ

8 tháng 1 2020

Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.

 

8 tháng 1 2020

Các bạn thân mến! Các bạn có biết vì sao các bạn có thể sống khoẻ mạnh mỗi ngày không? Các bạn có thể tượng tượng bạn sẽ sống ra sao nếu tất cả cây cối nhà chúng tôi đều biến mất! Các bạn sẽ không được hít thở không khí trong lành! Các bạn sẽ không có bóng râm che mát…Và còn biết bao tai hoạ sẽ xảy ra đấy. Trong mái trường này, họ nhà bàng chúng tôi đã đem lại cho các bạn những điều tốt đẹp. Nhân dịp năm mới, nhà trường đem tôi về trồng thay cho cây bàng năm trước bị bão đánh đổ. Được về sống ở môi trường này tôi sung sướng lắm. Vì hằng ngày tôi sẽ được các bạn chăm sóc yêu thương, được nghe, được thấy các bạn ca hát, nô đùa. Hàng ngày các bạn cho tôi uống nước, nhặt sâu cho tôi, những hôm trời nắng to, thương tôi còn nhỏ yếu, các cô, các bạn còn che cho tôi khỏi bị nắng làm héo lá. Chỉ một thời gian sau, thân của tôi đã to hơn trước và cao hơn trước, những chiếc lá non mới lại bắt đầu nhú lên, trông thật mỡ màng và tràn đầy sức sống. Tôi thầm nhủ chẳng mấy chốc tôi sẽ lớn bằng các anh các chị nhà bàng được trồng cách đây mấy năm. Tôi mơ ước mình sẽ lớn thật nhanh, ra nhiều cành lá để các bạn gái còn chơi nhảy dây, các bạn nam sẽ đá cầu dưới tán lá xanh rì, mát rượi của tôi. Và tôi muốn mình sẽ vươn thật cao, tán toả ra thật rộng, để cho các bạn thật nhiều bóng mát.
Buổi sáng, tôi thức dậy thật sớm vươn vai, rung rinh những chiếc lá non xanh mỡ chuẩn bị chào đón các bạn nhỏ đến trường. Đến chiều tôi lại nghiêng nghiêng cái thân hình nhỏ nhắn của mình để tạm biệt mọi người.
Cuộc sống của tôi cứ êm ả trôi qua và có lẽ tôi sẽ lớn nhanh như thổi nếu như không có buổi sáng ấy. Tôi nhớ mãi hôm đó là một buổi sáng chủ nhật, tôi đang buồn vì sáng nay các bạn đều nghỉ học bỗng tôi nghe thấy tiếng lao xao của một vài bạn nhỏ, tôi sung sướng mừng thầm vậy là tôi đã có bạn chơi. Tôi nhận ra đó là các bạn học lớp 6. Sau một hồi đi dạo quanh sân trường nô đùa nhau ầm ĩ, các bạn dừng lại nghỉ chân ở ngay cạnh tôi! Tôi đung đưa trong gió khoe những chiếc lá mỡ màng để chào đón các bạn. Trong tiếng gió tôi thì thầm: Chào các bạn thân yêu!
Đáp lại tấm lòng hiếu khách của tôi, một bạn nam lên tiếng:
- Chơi từ nãy chán rồi thôi bọn mình thử đi tìm hiểu cây bàng mới lớn này xem sao.
Nghe vậy, tôi giật mình. Một cậu đứng lên chạy vòng quanh thân tôi, lấy chiếc que vạch vạch như tìm một cái gì đó. Bỗng cậu reo lên:
- Ôi các cậu ơi, cây này lắm rễ lắm, chúng mình thử cắt bỏ đi vài cái rễ xem nó có sống được không?
Nghe xong tôi thấy bủn rủn hết cả người. Nhưng chưa kịp định thần một cậu đã lấy tay vặt luôn hai chiếc rễ nhỏ phía ngoài của tôi. Tôi thét lên đau đớn, nhựa túa ra, cả thân cây như muốn đổ gục xuống. Nhưng cũng may tôi đã cố gắng đứng vững được, tôi cắn răng chịu đựng, và tôi thốt lên rằng:
- Tôi đau lắm các bạn ơi. Các bạn chỉ đứt một tí tay, chảy một chút máu thôi các bạn đã oà khóc rồi. Thế mà các bạn lại hành hạ. Tôi oà khóc nức nở. Nhưng chẳng ai thấy được những giọt nước mắt đang lăn dài của tôi. Họ vẫn thản nhiên trêu đùa nhau. Tôi đau đớn và chưa kịp định thần thì trước khi đi, một bạn lại tiện tay bẻ luôn cái ngọn non nớt vừa nhú của tôi.
Tôi hoảng hốt hét to:
- Trời ơi đau quá! Các bạn thật độc ác. Các bạn giết tôi rồi.
Tôi ngất đi, cả thân của tôi rũ xuống, phải mất một ngày sau tôi mới tỉnh và lúc đó tôi mới tin rằng mình vẫn còn sống. Nhìn vết thương vẫn còn đang rỉ những giọt nhựa, tôi đau
đớn nhận ra mình sẽ không thể vươn lên cao được nữa. Tôi phải mang một vết
thương suốt đời. Tôi gắng gượng đứng thẳng và hít khí trời.
Sáng hôm sau, các bạn nữ chạy đến chăm sóc tôi. Các bạn tỏ ra rất bực tức khi
thấy tôi đã bị hành hạ như vậy.
Nhờ có sự chăm sóc động viên của các bạn, tôi thấy đỡ đau đớn hơn nhiều. Và
cũng thật may mắn, sau một thời gian tôi đã hoàn toàn hồi phục.
Và từ đấy, tuy tôi chẳng cao nên được là bao nhưng những tán lá lại mọc ra rất
nhiều và thật khoẻ mạnh. Ngày ngày các bạn vẫn quây quần bên tôi, và có lẽ ân
hận vì hành động trước đây của mình, các bạn trước đã từng bẻ cành non của tôi
giờ tỏ ra rất yêu quý tôi, thỉnh thoảng mang nước tưới cho tôi và trong lúc ra chơi
các bạn còn ra ngồi dựa vào thân tôi để học bài, hóng mát.
Tôi cũng không còn oán giận các bạn đó nữa, nhưng tôi chỉ muốn nói rằng
chúng tôi cũng là một cơ thể sống, chúng tôi cũng biết đau, biết giận hờn.
Nhưng tôi vẫn còn buồn vì thỉnh thoảng tôi vẫn bắt gặp có bạn chẳng có ý thức
bảo vệ chúng tôi. Các bạn ngang nhiên bẻ cành vặt lá làm tổn thương đến họ hàng
nhà cây chúng tôi.
Các bạn ơi! Hãy bảo vệ chúng tôi, việc làm đó cũng có nghĩa là bạn đang bảo vệ
chính cuộc sống của mình.

  Mùa xuân đã đến,cây lá nở lộc non.Trên một cây cam có cái lộc non bé xíu trông yêu lắm,nó mở mắt ra hưởng thụ những ánh nắng ấm áp.Chợt,đám trẻ hàng xóm trèo hàng rào chạy sang vườn cam."Ông bà chủ không có ở nhà,chúng định làm gì xấu xa thì phải!"-Lộc cam nói vẻ nghi ngờ.Lộc non trên cây bưởi thốt lên:"Ôi,chúng đang đu mình trên tay bác na già."Lộc cam ngắt lời:"Không!Nhìn kìa các bạn.Chúng đang bẻ lộc trên mình chị mít và cô nhãn."

"Chắc rồi chúng sẽ bẻ chúng ta đi!Không chịu đâu!Chúng ta còn chưa được ngắm chị đào nở đỏ,chưa được nhìn thấy bóng én chao lượn kia mà."-Các lộc non giọng buồn bã.Các lộc non biết rằng mình rồi sẽ phải lìa xa thân mẹ.Chúng cứ ôm lấy cây mẹ,cây mẹ dang hai tay là cành cây như để bảo vệ con mình.

Bọn trẻ lướt qua vườn cam,thấy cây nào cũng như đang ôm ai đó trong kì lạ.Có đứa trong nhóm bảo:"Hay mình bẻ thử cành cây kia đi!Trông nó có vẻ đẹp và rất thích hợp để chơi nấu ăn."Cả bọn dùng tay bẻ cành,cây mẹ đâu đớn cố gượng đau để ôm lấy con.Nhưng đã không kịp nữa rồi,lộc non đã lìa khỏi tay mẹ.Bọn trẻ lúc ấy chợt thấy có giọt nước rơi từ cây mẹ từ hai hốc cây như đôi mắt.Chúng chợt thấy nghèn nghẹn ở cổ họng như muốn nói xin lỗi và không muốn tái phạm nữa.Lộc non lìa đời đem theo nỗi đau khôn xiết của cây mẹ.Cây mẹ bỗng rung rung như muốn xua đuổi đám trẻ ngỗ nghịch hãy đi đi.Bọn trẻ cúi xuống nâng niu chiếc lộc non,rồi làm một chiếc mồ xinh xắn cho lộc non.Cũng từ đó,không ai thấy chúng bẻ lộc bẻ lá đi chơi nữa.Thỉnh thoảng,có người thấy bọn trẻ thắp nhang tại một chiếc mồ nhỏ bên cạnh cây mẹ.Cây mẹ thì rung động rơm rớm nước mắt nhìn.

8 tháng 1 2020

Ai mà biết được.

TL: 

Vì câu tl chưa đạt đến 3 dòng , người k choa bợn điểm hỏi đáp chưa đc 11 điểm hỏi đáp , nếu người đóa trên 11 điểm mak vẫn ko lên điểm là câu tl lời của bợn đã trên 3 k nếu cóa k thêm cũng hông nên điểm 

Hk tốt ~

                                              

Thời thơ ấu, ta được ở bên mẹ, được mẹ yêu thương và che chở. Khi lớn hơn một chút thì mái trường chính là ngôi nhà thứ hai bao bọc chúng ta suốt những năm tháng học trò.

Em hiện là học sinh lớp 7, trường em học ở cách nhà không xa. Em từng nghe mẹ kể, ngôi trường ấy mẹ cũng đã từng học khi xưa và ngôi trường em có từ rất lâu rồi. Dù bây giờ, trường được tu sửa lại rất nhiều nhưng nó vẫn ẩn chứa một sự cổ kính và trang nghiêm. Trường em rất rộng, khi đi từ cổng màu ghi nhạt vào sẽ thấy bác bằng lăng tím đứng đó như người bảo vệ lặng lẽ. Cứ đến mùa hoa nở, bằng lăng rụng tím một góc cổng trường trông rất thơ mộng. Lớp em nằm ngay giữa, đối diện với cổng trường. Tuy mới học ở đây 2 năm thôi nhưng mọi thứ dường như trở nên rất thân thuộc, em đã quen với màu tường vàng , bảng đen, và những cây bàng được trồng quanh sân trường. Dường như tất cả đều lưu giữ bao hoài niệm, kí ức của thế hệ học sinh đã từng học ở nơi đây. Cây bàng luôn trầm ổn, bình lặng như thế, cây cao, tán rộng, thu đến cây khoác màu áo đỏ tía, vài chiếc lá lìa cành chậm rãi đáp xuống như vừa chút đi một dấu ấn thời gian, đánh dấu sự chuyển mùa. Các bạn học sinh trường em ai cũng thích cây bàng, tuy nó không tươi mới như cây xoan, không mộng mơ như bằng lăng tím, không rực rỡ như cây phượng vỹ nhưng cây bàng lại mang màu sắc của thời gian, của tháng năm học trò.

Sau những ngày tháng bỡ ngỡ, em đã quen dần với không gian trường học, ngày ngày đi đến trường trên con đường quen thuộc với hàng phượng vỹ xanh ngát và mấy cây vú sữa ven đường, cùng các bạn khoác tay nhau ríu rít truyện trò là những lúc vui vẻ nhất, tiếng cười vang khắp không gian. Mái trường là nơi em gắn bó, học những điều hay lẽ phải, rèn luyện bản thân. Rồi sau những giờ học mệt mỏi, tiếng trống vang lên là lúc em được vui chơi cùng các bạn, nào là ô ăn quan, nào là nhảy dây, đá cầu,.. Hàng ngày chăm chú nghe thầy cô giảng những bài toán khó, những bài văn hay, từ đó bồi đắp tích lũy tri thức, biến lời cô, lời thầy thành hành trang của chính mình. Nơi đây như mái nhà thứ hai, chất chứa bao cảm xúc buồn vui tuổi học trò, em đã từng cười, từng khóc, từng hân hoan cùng các bạn trong những khoảnh khắc đáng nhớ. Nó giống như một thước phim tuyệt đẹp, tua lại mới cảm nhận được chúng ta đang trưởng thành từ những cảm xúc , những điều giản dị nhất mà không gian trong thước phim chính là mái trường thân yêu. Nơi đây, em quen được nhiều bạn tốt, cùng nhau làm những điều mình thích, cùng nhau vượt qua các kì thi tuy mệt nhoài mà vẫn cảm thấy thật mãn nguyện.

Trường em đẹp nhất có lẽ khi hè sang, những cây bàng xanh ngát, cây phượng vỹ đỏ rực một góc trời như đốm lửa thắp sáng tâm hồn cô học trò nhỏ. Đừng từ khoảng sân trường, nhìn bầu trời trong xanh và đẹp đến lạ kì với những đám mây trắng bồng bềnh trôi. Đám mây trắng như đi từ hiện tại vào những trang thơ em đã từng được học, vỗ về tâm hồn, khơi gợi trong em bao xúc cảm êm đềm. Và thế là hè đã về, học sinh chuẩn bị được nghỉ hè sau khi kì thi kết thúc, tiếng trống trường vang lên từng hồi như lưu luyến "tùng, tùng, tùng". Em nghe tiếng trống, nghe tiếng ve sầu kêu trên những cành phượng vỹ, vừa buồn vừa vui, buồn vì phải xa các bạn, xa mái trường, vui vì em sắp có một kì nghỉ hè thú vị. Có lẽ đó là cảm xúc mà ai ai cũng đã từng có trong cuộc đời học sinh, trong những năm tháng học trò. Dường như, sau này khi ta lớn lên và trưởng thành, mỗi khi nghe tiếng trống vang lên, tim ta lại đập rộn ràng.

Mái trường thân yêu đi vào trong tâm thức của mỗi người học sinh một cách dịu dàng, dịu dàng đến nỗi làm ta lưu luyến mãi không thôi.

Bài làm_

Có lẽ tôi đã yêu ngôi trường này từ ngày tôi bước vào cánh cổng lớp bảy đây.. Mới đây thôi không dài nhưng bao nhiêu đó đã làm cho tôi luôn ghi sâu kỉ niệm bên ngôi trường này. Những kỉ niệm hằng sâu trong tim kí ức tuổi học trò tôi, biết khi nào nó sẽ rời xa tôi, nếu một ngày tôi nhỡ quên nó thì tôi không là đứa con ngoan của ngôi trường yêu dấu ấy.....!


Chẳng có ai mà không có kỉ niệm bên ngôi trường của mình ... chỉ trừ khi những bạn tuổi hồng bất hạnh không được đi học. Thật thương cho số phận của họ, họ luôn ước mơ một ngày đến trường vui đùa , luôn muốn ngôi trường là ngôi nhà thứ hai của mình , coi thầy cô như cha mẹ. Thế mà tại sao giờ đây có một ít người không coi trọng thầy cô ngôi trường mình .. phải chăng điều đó khó làm hay sao? Nó có quá khó không? - tôi tự hỏi . Không đâu các bạn ạ! Hãy thử một lần dù một lần để yêu thương thầy cô, ngôi trường thì bạn sẽ thấy mình thay đổi hoàn toàn . Cảm giác được ở trường thật sự rất thú vị. Bên ánh nắng sân trường từng nụ cười rạng rỡ , hồn nhiên trên gương mặt thanh thoát của những cô cậu học trò nhỏ làm sân trường thêm rộn rã . Từng hàng ghế đá thân thương chan chứa kỉ niệm phượng hồng với tà áo dài duyên dáng đỗi thướt tha của sinh viên Việt Nam làm tôi đỗi tự hào . Ngôi trường đã để lại ấn tượng lớn cho tôi còn thầy cô thì tôi không thể bao giờ quên được. Nhớ những ngày thầy đã dạy cho tôi từng chút một, một nguời thầy bao dung nhân ái , đôi lúc nghiêm nghị nhưng ai biết đâu thầy đã khó nhọc sương phai. Còn các cô luôn quan tâm học trò nhỏ như chúng tôi , yêu thương từ ánh mắt trìu mến kia. Họ đã làm cho tôi thêm cảm xúc lân lân khó tả , làm sao biết đến bao giờ tôi mới có thể đền đáp công lao to lớn giáo dục chúng tôi. Tôi mãi khắc ghi những dấu ấn sâu đậm bên ngôi trường thân thương này.

Người ta thường ví thời gian như dòng sông trôi, nó cứ trôi mãi trôi mãi chẳng có bến dừng. Và tình yêu của tôi dành cho ngôi trường cũng thế nó sẽ mãi không bao giờ hết. Dẫu các bạn xem ngôi trường của mình như thế nào chứ riêng tôi tôi xem ngôi trường như ngôi nhà thứ hai của chúng tôi . Một ngôi trường luôn dang rộng đón nhận các đàn con thân yêu, những đứa con ngây thơ của tuổi mới lớn, những đứa con còn bộc trực cần những người cha người mẹ dạy dỗ. Ngôi trường đã là ngôi nhà thứ hai thì những người thầy, người cô như cha mẹ của chúng tôi. Họ lúc nào cũng tận tụy bên những trang giáo án. Những trang giáo án chứa bao tâm quyết, hi sinh của những bậc làm cha mẹ nơi đây dành cho chúng tôi. Tôi không biết trường các bạn ra sao nhưng ngôi tường của chính tôi đang học thì tôi yêu quý nhất. Yêu mái trường ngói đỏ lung linh, yêu hàng phượng vĩ thắp sáng tuổi học trò, yêu thầy cô, bạn bè quí mến.

Tôi vẫn nhớ như in cái ngày tôi đặt chân vào ngôi trường này, tất cả, tất cả dường như lạ lẫm. Tôi cũng như các bạn khác thôi, đôi lúc rụt rè , sợ hãi có lúc còn nép sau lưng người thân. Dần năm tháng trôi qua tôi càng thấy ngôi trường rất thân thương, luôn yêu thương chúng tôi, yêu các đàn con bé nhỏ, ngây thơ.

Tôi vẫn thường tự hỏi: " Tại sao thầy cô lại luôn mang đến cho chúng em tất cả kiến thức mà thầy cô có được" . Đến bây giờ tôi mới hiểu được thầy cô luôn muốn chúng tôi thành tài, luôn mong chúng tôi nên người giữa biển đời mênh mông rộng lớn. Một biển đời còn lắm chông gai, gian khổ, đang cần những đôi tay của thầy cô dìu dắt trên con đường lạ lẫm kia. Con đường ấy đang ở tương lại và tôi sẽ mãi hướng về nơi ấy , một nơi hy vọng cho tương lai tốt đẹp.

Giờ đây không gì sánh bằng đi học cả. Tôi đã học được rất nhiều điều ở ngôi trường này. Tôi được bạn bè quý mến , được thầy cô yêu thương , quan tâm tôi rất nhiều , nhưng người muốn chúng tôi thành đạt là ngôi trường và thầy cô đây. Thầy cô ơi biết đến khi nào con mới đền đáp được công ơn của các thầy cô dành cho con. Điều ấy con luôn khắc ghi trong tim của con , dù mai này thời gian cứ trôi mãi , cuộc sống và chính con sẽ đổi thay nhưng con vẫn luôn khắc ghi sâu công lao của thầy cô. Công lao to lớn nhường nào. Bây giờ con mới biết rằng dù có dùng tiền để đền đáp công ơn của thầy cô thì cũng chỉ là vô nghĩa mà thôi. Nếu một ngày tôi nhỡ quên đi kỉ niệm bên ngôi trường , tôi có dùng tiền đền đáp thì có lẽ cũng chỉ là vô dụng thôi. Nhưng điều ấy sẽ không xảy ra đối với tôi, tôi luôn luôn mãi ghi nhớ về ngôi trường này . Ngôi trường thân yêu ơi con mong sao trường sẽ mãi dang rộng cánh cổng để đón các đàn con thân yêu, những người con còn ngây thơ bộc trực của tuổi mới lớn. Trường sẽ mãi là trường này đây , một ngôi trường đang ở trước mắt con, ngôi trường thân thương , luôn yêu các đàn con nhỏ. Thầy cô ơi , thầy cô cũng mãi là người dìu dắt mang đến cho chúng con kiến thức rộng mở đưa con đến tương lai còn xa kia ấy. Nơi được gọi là bờ bến tương lai.

Tôi nguyện làm đứa con ngoan của trường những biết là sẽ không thể nào được thế. Những con chỉ mong một điều rằng trường thân yêu ơi hãy luôn dang rộng vòng tay đón những đứa con thân yêu , mới lớn . Luôn đưa đàn con đến bờ bến tương lai rộng mở tri thức .Con mãi khắc ghi sâu kỉ niệm bên trường yêu dấu. Tôi sẽ không bao giờ quên một kỉ niệm vô giá không có vậ giá trị nào sánh bằng.Trường tôi là thế đấy , tôi yêu trường tôi lắm......!

Hok tốt

8 tháng 1 2020

sơn tinh thì liên quan gì đến con rồng cháu tiên

cậu có ghi nhầm đề ko sơn tinh là nhân vật trong truyện cổ tích Sơn Tinh,Thủy Tinh chứ đâu phải truyện cổ tích Con Rồng cháu Tiên.

8 tháng 1 2020

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến

Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm:

Đã bấy lâu nay,bác tới nhà

Câu thơ viết “đã lâu” chắc hẳn người bạn tri kỉ của nhà thơ đã lâu lắm rồi chưa đến chơi còn nhà thơ thì mong mỏi lắm.Tác giả chọn cách xưng hô là “ bác” thể hiện sự chân tình,gần gũi và thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữa hai người,chỉ với câu thơ đầu thôi tác giả đã cho người đọc cảm nhận được quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt,thân thiết,gắn bó.Thông thường người bạn của mình đã rất lâu mới đến thì chắc hẳn chủ nhà phải tiếp đón rất chu đáo nhưng ở đây lại hoàn toàn trái ngược nhà thơ lại không thể lấy gì mà đãi bạn có ruộng,có vườn có ao mà cũng như không:

Trẻ thời đi vắng,chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu là phải tiếp đãi bạn bằng chính cây nhà lá vườn của mình nhưng ta thấy rằng Nguyễn Khuyến đã cường điệu hóa khó khăn thiếu thốn của mình đến nỗi chả có gì để tiếp đãi bạn:

Ao sâu nước cả,khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa,khó đuổi gà

Cải chưa ra cây,cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn,mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao ngay lời chào hỏi bạn tác giả lại nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp đón bạn tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả.Trong hoàn cảnh này ta chỉ còn thấy tác giả và bạn của mình cùng với tình huống:

Xem thêm:  Giới thiệu về Cao Bá Quát – Tác giả của bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Đầu trò tiếp khách,trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có,thật là nghèo quá miếng trầu là đầu câu chuyện..nhưng tất cả những thứ tiếp đãi bạn đều không có những thứ mà tác giả đón bạn chính là cảnh vật yên bình và lòng người chân tình thứ đó còn đáng quý hơn là nhiều sơn hào hải vị quý hiếm trên đời.

Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc sống động vui tươi.Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị,yêu đời biết bao nhiêu cũng qua đó ta thấy được một cuộc đời thanh bạch,ấm áp và tình người rất đáng tự hào.

Không chấp nhận chốn quan trường thị phi nên ông đã xin cáo quan về quê ở ẩn và sống cuộc đời nghèo khó,dù sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn luôn lạc quan yêu đời thả tâm hồn vào trời mây cảnh vật bình dị đến lạ thường,ung dung tự tại.Câu kết là một sự bùng nổ về ý và tình tiếp bạn trả cần phải có mâm cao cỗ đầy,cao lương mĩ vị,cơm gà cá mỡ mà chỉ cần một tấm lòng,một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây,ta với ta

Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bạn của mình đó là tình bạn chân thành đáng quý,với cách sống giản dị mộc mạc tình bạn ấy càng đáng quý hơn.

Phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh người bà trong bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh

Bài thơ Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh là một sáng tác độc đáo. Tác phẩm cho thấy những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về cuộc sống về nhiệm vụ chiến đấu. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, khi những kỉ niệm tuổi thơ ùa về cũng là lúc hình ảnh của một người bà tần tảo, hết sức yêu thương, chở che cho cháu được hiện lên.

Tiếng gà trưa cất lên, phá vỡ sự yên lặng của không gian, làm cho ánh nắng bị xao động; làm dịu đi nhưng mệt mỏi trên đường hành quân xa. Và điều kì diệu hơn, tiếng gà trưa đã khởi dậy, làm cho những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ ùa về. Trải qua bao nhiêu năm xa cách kí ức về đàn gà vẫn còn vẹn nguyên: con gà mái mơ, con gà mái vàng. Những kí ức tuổi thơ đó thật đẹp đẽ và đáng trân trọng.

Tiếng gà còn gợi nhắc người lính nhớ về một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, ấy là tình bà cháu. Chỉ trong bốn khổ thơ nhưng tác giả đã gói gém đầy đủ nỗi nhớ về những năm tháng được sống cùng bà dưới mái nhà yên ấm. Trong con mắt của cháu, bà hiện lên thật dung dị với biết bao phẩm chất tốt đẹp. Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

Trước hết bà là người tần tảo, chắt chiu. Trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn nhưng bà luôn cố gắng chắt chiu dành cho cháu những điều tốt đẹp nhất. Những hình ảnh, chi tiết như: “Tay bà khum soi trứng/ Dành từng quả chắt chiu” hay “Bà lo đàn gà toi/ Mong trời đừng sương muối” đó là những hành động giản dị, mong ước thiết thực của bà cốt cũng để dành cho cháu những điều cháu muốn, đó là bộ quần áo mới mỗi độ tết đến xuân về. Cả đời bà tảo tần, vất vả chỉ luôn nghĩ và hi sinh vì con vì cháu, bà chưa một lần nghĩ cho mình, nghĩ vì mình. Hình ảnh người bà trong bài thơ cũng là hình ảnh của biết bao người bà Việt Nam, luôn dành trọn tình yêu thương, chăm lo, chi chút cho cháu.

 Tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:

 “Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt”.

Tiếng gà trưa đã gợi cho cháu nhớ lại những năm tháng nhọc nhằn, vất vả mà đầy yêu thương và tươi vui ấy. Qua những lời thơ chân thành ta thấy được một hình ảnh người bà vất vả, tảo tần và luôn yêu thương, lo lắng cho cháu. Tay bà nâng niu từng quả trứng không phải chỉ là nâng niu thành quả lao động của mình mà con chính là nâng niu, trân trọng từng ước mơ, hạnh phúc nhỏ bé, đơn sơ của cháu. Tiếng gà nhảy ổ và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành nguồn động lực, cổ vũ động viên cháu chiến đấu vì quê hương, vì tổ quốc.

Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, nhịp điệu linh hoạt. Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng và tha thiết. Ngôn từ giản dị, giàu sức biểu cảm. Sử dụng linh hoạt nghệ thuật điệp ngữ đã nhấn mạnh cảm giác, niềm xúc động khi được nghe tiếng gà và nhớ về những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ gắn với người bà tảo tần.

Qua lớp ngôn từ giản dị mà giàu sức biểu cảm, bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm trong sáng, đằm thắm của tuổi thơ. Đồng thời còn cho thấy hình ảnh của người bà tảo tần qua những chi tiết thật bình thường, giản dị nhưng xúc động, chân thành. Những tình cảm về bà và quê hương chính là động lực để cháu vững tay súng, quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

8 tháng 1 2020

Câu 1 Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đày, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu "cây nhà lá vườn" của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự "bùng nổ" về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ. Mọi thứ vật chất đều "không có" nhưng lại "có" tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết

Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa?
Giường kia, treo những hững hờ
Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có
Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

Đến thăm bác, bác đang đau ốm ,
Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay
Bác bệnh tật, tôi yếu gầy
Giao du rồi biết sau này ra sao

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái "Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi" mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị trước bài Bạn đến chơi nhà với phần Tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn lớp 7 của mình.

2. Bài Mẫu Số 2: Nêu Cảm Nhận Về Bài Bạn Đến Chơi Nhà Của Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc còn nhỏ tên Thắng, quê ở thôn Vị Hạ, làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam, thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đi thi đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về quê ở ẩn.

Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.

Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình - nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá ... một loạt tình huống được liệt kê. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: "ta với ta" là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ " ta với ta" trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì 3 từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài bạn đến chơi nhà là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khác trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.

Nói chung bài thơ này được tạo nên trên một hình ảnh không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:"Bác đến chơi đây, ta với ta" thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất

Câu 2

Bài thơ Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh là một sáng tác độc đáo. Tác phẩm cho thấy những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về cuộc sống về nhiệm vụ chiến đấu. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, khi những kỉ niệm tuổi thơ ùa về cũng là lúc hình ảnh của một người bà tần tảo, hết sức yêu thương, chở che cho cháu được hiện lên.

   Tiếng gà trưa cất lên, phá vỡ sự yên lặng của không gian, làm cho ánh nắng bị xao động; làm dịu đi nhưng mệt mỏi trên đường hành quân xa. Và điều kì diệu hơn, tiếng gà trưa đã khởi dậy, làm cho những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ ùa về. Trải qua bao nhiêu năm xa cách kí ức về đàn gà vẫn còn vẹn nguyên: con gà mái mơ, con gà mái vàng. Những kí ức tuổi thơ đó thật đẹp đẽ và đáng trân trọng.

Tiếng gà còn gợi nhắc người lính nhớ về một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, ấy là tình bà cháu. Chỉ trong bốn khổ thơ nhưng tác giả đã gói gém đầy đủ nỗi nhớ về những năm tháng được sống cùng bà dưới mái nhà yên ấm. Trong con mắt của cháu, bà hiện lên thật dung dị với biết bao phẩm chất tốt đẹp.

Trước hết bà là người tần tảo, chắt chiu. Trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn nhưng bà luôn cố gắng chắt chiu dành cho cháu những điều tốt đẹp nhất. Những hình ảnh, chi tiết như: “Tay bà khum soi trứng/ Dành từng quả chắt chiu” hay “Bà lo đàn gà toi/ Mong trời đừng sương muối” đó là những hành động giản dị, mong ước thiết thực của bà cốt cũng để dành cho cháu những điều cháu muốn, đó là bộ quần áo mới mỗi độ tết đến xuân về. Cả đời bà tảo tần, vất vả chỉ luôn nghĩ và hi sinh vì con vì cháu, bà chưa một lần nghĩ cho mình, nghĩ vì mình. Hình ảnh người bà trong bài thơ cũng là hình ảnh của biết bao người bà Việt Nam, luôn dành trọn tình yêu thương, chăm lo, chi chút cho cháu.

Bà là người luôn ở bên cháu, bảo ban nhắc nhở, có đôi khi trách mắng cũng là trách mắng yêu thương:

“Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt”.

Tiếng gà trưa đã gợi cho cháu nhớ lại những năm tháng nhọc nhằn, vất vả mà đầy yêu thương và tươi vui ấy. Qua những lời thơ chân thành ta thấy được một hình ảnh người bà vất vả, tảo tần và luôn yêu thương, lo lắng cho cháu. Tay bà nâng niu từng quả trứng không phải chỉ là nâng niu thành quả lao động của mình mà con chính là nâng niu, trân trọng từng ước mơ, hạnh phúc nhỏ bé, đơn sơ của cháu. Tiếng gà nhảy ổ và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành nguồn động lực, cổ vũ động viên cháu chiến đấu vì quê hương, vì tổ quốc.

Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, nhịp điệu linh hoạt. Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng và tha thiết. Ngôn từ giản dị, giàu sức biểu cảm. Sử dụng linh hoạt nghệ thuật điệp ngữ đã nhấn mạnh cảm giác, niềm xúc động khi được nghe tiếng gà và nhớ về những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ gắn với người bà tảo tần.

   Qua lớp ngôn từ giản dị mà giàu sức biểu cảm, bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm trong sáng, đằm thắm của tuổi thơ. Đồng thời còn cho thấy hình ảnh của người bà tảo tần qua những chi tiết thật bình thường, giản dị nhưng xúc động, chân thành. Những tình cảm về bà và quê hương chính là động lực để cháu vững tay súng, quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Bài làm 2

   Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là một bài thơ hay. Bài thơ đã khẳng định giá trị và sức sống của nó qua thời gian. Bài Tiếng gà trưa nổi trội mạch cảm xúc và âm thanh tiếng gà ngân vang, như thả neo vào lòng người đọc. Âm thanh Tiếng gà trưa là hình tượng nổi bật xuất hiện và chiếm lĩnh toàn bộ tác phẩm.

   Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà Cục.. .cục tác cục ta vang lên xao động tâm hồn người chiến sỹ trên đường hành quân ra chiến trường đánh giặc:

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục...cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Chỉ nghe một tiếng gà trưa gióng lên giữa chút thời gian ngắn ngủi mà bao nhiêu cảm xúc ùa về ào ạt, chắc chắn âm thanh đó đã chạm khắc vào tâm hồn nhà thơ ? Điệp từ “nghe” láy đi láy lại 3 lần biểu hiện sinh động nỗi xúc động trào dâng và như sợi giây vô hình níu giữ cho âm thanh tiếng gà lắng vào chiều sâu tâm linh, ngân rung nơi nốt nhớ, xôn xao gọi về kỷ niệm êm đềm, đầm ấm đã qua. Đó là một tuổi thơ mang bao nỗi niềm, đầy thân phận: thiếu mẹ, vắng cha, sống với bà. Chỗ nương tựa chính của người chiến sĩ là người bà già nua, khắc khổ ở một làng quê nghèo. Thiếu vắng tình cảm của mẹ, của cha, người chiến sĩ được bù đắp bởi tình bà. Trong hồi ức người lính tình cảm của bà hàm chứa cả tình mẹ bao dung, đa mang, thương con hết mực, tình cha nghiêm khắc, nặng sâu. Tấm thân gầy guộc của bà ôm trùm hết thảy mọi thứ tình cảm mà cuộc đời không ưu ái dành cho tuổi thơ người lính. Bà buộc phải dồn ghép nghĩa vụ, tình cảm, bồi đắp yêu thương cho những mất mát, thiếu hụt, tổn thất tinh thần nơi đứa cháu. Người cháu sớm nhận ra bao nhiêu vất vả, nhọc nhằn đều đổ lên đôi vai mỏng mảnh, yếu ớt nơi bà. Thương cháu bà dành tất cả tình cảm nồng đượm, lo lắng, chăm chút nhất để mong cháu nên người.

Nghe tiếng gà trưa, tác giả hình dung dáng liêu xiêu của bà khum soi trứng:

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp.

Nhà thơ cũng đọc được nỗi lo lắng của bà khi mùa đông tới:

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Hiện về trong cánh đồng ký ức tuổi thơ còn là tiếng bà vẫn mắng như lời nhắc nhở, chăm chút từng ly ti, luôn giữ gìn dung nhan cháu bé. Đó chẳng phải là lời dặn dò, thủ thỉ, sự quan tâm hết mực của bà? Lời trách mắng sao mà đầy yêu thương đến thế. Tất cả như khảm vào hoài niệm ngọt ngào. Qua âm thanh tiếng gà hiện lên cuộc đời vất vả, tần tảo, chịu thương chịu khó của người bà. Nghĩa là bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ, tình cảm bà - cháu đều gắn với âm thanh tiếng gà.

Đồng hiện cùng ký ức tuổi thơ còn là hình ảnh những con gà mái vàng, mái mơ với ổ trứng hồng đẹp như tranh lụa. In đậm trong cõi lòng nhà thơ vẫn còn ôm trọn cái màu nắng lóng lánh nơi chùm lông những mẹ gà đốm trắng và kỉ niệm tuổi dại thơ tò mò xem trộm gà đẻ trứng. Rồi những khát khao của tuổi thơ mong được quần áo mới có từ tiền bán gà. Chữ “ ôi” nghe tha thiết, đằm sâu một nỗi nhớ khôn nguôi về những tháng năm khốn đốn, khó nhạt nhoà. Cái âm thanh bình dị, thân quen, dân dã ấy sao bỗng trở nên thiêng liêng kỳ lạ trong tâm hồn thi sĩ khi nó gắn với tình cảm bà - cháu và tình quê hương đất nước.

Nhưng tất cả đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, là cảm xúc chân thành, gần gũi của đời sống thường nhật trong gia đình. Bề nổi bài thơ vẫn là tình cảm bà - cháu đằm thắm, sáng trong và vô vàn yêu thương trìu mến. Phần chìm, bên trong bài thơ là âm thanh tiếng gà gắn với biểu tượng của cuộc sống yên bình, hạnh phúc, tượng trưng cho ấm no, nảy nở sinh sôi, rộn ràng, nơi làng quê đông đúc, êm đềm. Đó cũng là khát vọng muôn đời của nhân loại. Bài thơ ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, kẻ thù đang tâm phá hoại cuộc sống yên lành của cả dân tộc. Khi chúng ta cầm súng đánh giặc thì âm thanh đó còn là niềm khát khao mong đợi, là ý nghĩa cao cả của cuộc chiến đấu. Mỗi khi bầu trời và mặt đất không lúc nào ngơi tiếng súng tiếng bom giặc, một chút thanh bình có lẽ cũng là niềm khát khao lớn của con người. Âm thanh tiếng gà trở thành niềm mong đợi chung của mọi con người trong cuộc chiến. Đó cũng là tình cảm chung của thời đại, là sức mạnh chính nghĩa của dân tộc chống kẻ thù hung bạo. Bài thơ còn là lời cổ vũ động viên sức mạnh chiến đấu. Chiều sâu tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm chính là ở chỗ đó. Lắng lại lần nữa qua âm thanh tiếng gà, ta bắt gặp hình tượng tác giả với con người công dân đậm chất sử thi, đồng hiện cùng con người thế sự, đời tư được thể hiện ở phần cuối bài thơ:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì tình yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Hướng hẳn về người bà để tâm sự, chủ thể trữ tình đã thông qua đó giãi bày được nỗi niềm da diết nhớ, lời yêu thương, lòng kính trọng bà và nguyên nhân của hành động ra trận. Điệp từ vì đi liền nhau, đứng đầu các dòng thơ cùng với các cụm từ khu biệt cung bậc cụ thể tính mục đích càng thể hiện rõ nội dung tư tưởng lớn lao và sâu sắc của bài thơ. Từ âm thanh tiếng gà trưa, tác giả đã triển khai diễn biến tâm trạng trôi theo dòng chảy cảm xúc từ tình bà - cháu, từ kỷ niệm tuổi thơ về hội tụ thành tình yêu quê hương đất nước. Cuồn cuộn trong tình ruột thịt, gia đình là tình cộng đồng, dân tộc. Chúng ta chiến đấu để bảo vệ non sông gấm vóc, để gìn giữ bình yên cho mỗi ngôi nhà, cho âm thanh tiếng gà vang mãi không thôi..

Bài thơ viết theo thể ngũ ngôn - một thể thơ bắt nguồn từ thể hát giặm Nghệ -Tĩnh và vè dân gian, lại được Xuân Quỳnh sáng tạo, biến cách linh hoạt về số chữ, số dòng thơ nhưng điều đáng nói là nó hồn nhiên, dung dị chân chất như cuộc sống mà vẫn lay động lòng người. Cả bài thơ nhắc lại 4 lần 3 chữ Tiếng gà trưa, nó ngân rung theo mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên của chủ thể trữ tình và đồng thời có tác dụng liên kết các hình ảnh, sự kiện một cách hợp lôgích. Diễn biến tâm lý của chủ thể trữ tình cũng phát triển càng lúc càng đi vào chiều sâu theo âm thanh tiếng gà trưa. Trên đường hành quân người chiến sỹ nghe tiếng gà bỗng bâng khâng, xao động, xúc cảm. Từ xao động, âm thanh tiếng gà rơi vào cõi nhớ để hồi tưởng về tình bà cháu, sống dậy hôi hổi kỷ niệm tuổi thơ. Âm thanh tiếng gà tiếp tục xuyên sâu vào tâm thức, lay vào vùng sóng suy nghĩ để tác giả luận suy bao điều về ý nghĩa cao cả của cuộc chiến.

   Như vậy âm thanh tiếng gà trưa cứ được đẩy mãi vào miền ẩn kín, thẳm sâu của con người. Nó chuyển từ cảm nhận bằng cảm tính đến lý tính để con người nhìn nhận, đánh giá, hành động. Âm thanh tiếng gà bình dị, đơn sơ rất đời thường được lọc qua tâm hồn Xuân Quỳnh bỗng trở thành chất thơ ngọt ngào tạo hình, tạo nhạc cho bài thơ vượt thoát qua sự khắc nghiệt của thời gian, đứng vững trong lòng người đọc.

Dàn ý bài văn cảm nghĩ về món quà thời thơ ấu:

Mở bài: Giới thiệu về món quà thời thơ ấu

  • Đó là món quà gì?
  • Ai tặng cho em?
  • Tặng trong dịp nào?
  • Tình cảm của em dành cho món quà ấy?

Thân bài:

  • Tả biểu cảm về món quà : hình dáng, công dụng…
  • Tặng quà với tình cảm như thế nào ? Mong muốn điều gì qua món quà tặng.
  • Khi nhận quà cảm xúc của em như thế nào ? Em có những thay đổi gì sau khi nhận quà…
  • (Người tặng quà bây giờ ở đâu ? Đang làm gì?)
  • Em gìn giữ món quà ấy như thế nào ?

Kết bài:

  • Nêu suy nghĩ tình cảm của em dành cho món quà cũng như người tặng.
  • Lời hứa của bản thân.

Dàn ý bài văn cảm nghĩ về món quà thời thơ ấu:

bài 2:

Mở bài: Giới thiệu về món quà thời thơ ấu

  • Đó là món quà gì?
  • Ai tặng cho em?
  • Tặng trong dịp nào?
  • Tình cảm của em dành cho món quà ấy?

Thân bài:

  • Tả biểu cảm về món quà : hình dáng, công dụng…
  • Tặng quà với tình cảm như thế nào ? Mong muốn điều gì qua món quà tặng.
  • Khi nhận quà cảm xúc của em như thế nào ? Em có những thay đổi gì sau khi nhận quà…
  • (Người tặng quà bây giờ ở đâu ? Đang làm gì?)
  • Em gìn giữ món quà ấy như thế nào ?

Kết bài:

  • Nêu suy nghĩ tình cảm của em dành cho món quà cũng như người tặng.
  • Lời hứa của bản thân.