Phân tích và tìm hiểu bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng của tác giả Thế Lữ, viết thành 1 đoạn văn.
hạn: thứ 4 ngày 5 tháng 2 năm 2020
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
MB: - Nêu tình huống, hoàn cảnh
- Giới thiệu các nhân vật
TB: 1. Lão già Mùa Đông
- Lão tới cai quản đất trời
- Già nua, xấu xí, lạnh lùng, cau có
- Mang theo hơi lạnh, buốt giá, ...
- Lão hay rít lên những âm thanh khô khốc
- Len lỏi vào đường làng, ngõ xóm, trèo lên cành cây, kẽ lá, ... khiến cho vạn vật run rẩy, sợ hãi
2. Cây bàng
- Mọi người quây quần trong nhà bên bếp lửa...
- Cây Bàng run rẩy, lo sợ ngoài đường
- Lão già Mùa Đông cuốn theo những chiếc lá
- Cây đau xót nhìn những chiếc lá rơi dần
- Tay gầy guộc, khô khốc
+)Nói với Đất Mẹ: con chết mất thôi, con khát nước...
Đất Mẹ an ủi: cố gắng vượt qua thời gian này, gian khổ rồi cũng sẽ qua...
*Đất Mẹ:
- Giọng thều thào, khô cằn, mệt mỏi, dưới mặt đất chỉ còn lá khô,... cánh đồng nứt nẻ...
+)Chắt chiu những giọt nước, những dưỡng chất để nuôi dưỡng Cây Bàng
3. Khi Nàng tiên Mùa Xuân tới
- Xinh đẹp, trẻ trung, dịu dàng, ấm áp
- Chị mang trên mình những chiếc váy làm từ các loại hoa, áo choàng kết từ những tia nắng
- Mang theo những giọt mưa...
- Vạn vật, cây cối bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài
- Cây Bàng như hồi sinh
- Đất Mẹ đón lấy những giọt mưa...
KB: - Nêu bài học
...
mk biết
-đeo khổ trang
-rủa tay và tắm thường xuyên
-hạn chế điến nơi đông người
-niếu thấy ho sốt phải điến bác sĩ kiểm tra
...............
đó là điều cơ bản còn nhiều nhưng mk ko liêtj kê được mong bạn thông cảm bạn lên mạng tìm hiểu nha
Theo mik nghĩ thì virus corona rất thân thiện, các bn trẻ ở VN ko đeo ko trang khi ra đường, nên virus corona sang VN để giúp các bn trẻ đeo khẩu trang thường xuyên. Nên bn đeo khẩu trang and rửa tay
1. Đeo khổ trang
2.Rửa tay bằng xà phòng
3.Ít khi đi ra ngoài đường khi đang phòng tránh dịch visut
Mk chỉ có vậy thôi
Tham khảo nha:
Hôm nay là ngày khai giảng. Sân trường thật đông đúc. Từ cô hiệu trưởng, thầy hiệu phó đến các thầy cô khác, ai ai cũng đều ăn mặc gọn gàng và nghiêm chỉnh. Các học sinh từ khối 6 đến khối 9 đều mặc đồng phục của nhà trường, áo bỏ vào quần. Không khí lúc này thật trang nghiêm. Từ hồi trống tập hợp đến lời bài hát Quốc ca, tất cả đều như khắc sâu vào tâm hồn mỗi học sinh. Từ người đầu hàng đến người cuối hàng, ai cũng cất cao tiếng hát Quốc ca khi lá Quốc kì từ từ được kéo lên. Khi buổi lễ khai giảng kết thúc cũng là lúc một năm học mới đầy hứa hẹn sẽ bắt đầu.
Học Tốt!!!
ko cs dịch
cái khẩu trang
rửa tay sát khuẩn , vệ sinh đồ dùng, đeo khẩu trang mọi lúc ra khỏi nhà , tránh tiếp xúc với người từ vùng dịch , tránh tập trung nơi đông người , tăng chế độ dinh dưỡng , tránh tiếp xúc vs các loài vật có nguy cơ lây nhiễm virus
thực hiện 5k của bộ y tế là
khẩu trang
khử khuẩn
khoảng cách
ko tập trung đông người
kahi báo y tế
1)
Tùng! Tùng! Tùng! Tiếng trống trường vang lên như thường vẫn thế ở bất cứ ngôi trường phổ thông nào, nhưng sao khi đứng trong sân trường này, ngôi trường Trung học cơ sở……………, em lại thấy bồi hồi đến thế.
Nỗi bồi hồi có lẽ bởi những cảm xúc đan xen trong tâm trạng rối bời của một cô bé bắt đầu chân ướt chân ráo bước vào một thế giới khác, thế giới mình sẽ lớn hơn một chút của ngày cấp một, tự lập hơn một chút của những ngày ba mẹ còn phải đưa tới trường.
Ngôi trường to và đẹp quá! Chúng em có một khoảng sân rộng để vui đùa, có cả ghế đá của những lớp thầy cô và anh chị đi trước tặng lại nhà trường để ngồi nghỉ ngơi trong giờ giải lao. Xà cừ, bằng lăng, bàng hay phượng có lẽ đã đứng đó mấy chục năm rồi, đã chia sẻ buồn vui cùng bao thế hệ học trò, và chứng kiến những đổi thay của trường lớp. Những cây phượng cành lá xum xuê, khẳng khiu như thể có hàng trăm cánh tay vươn ra ôm lấy hoa và tán lá. Hè lại đến, hoa phượng nở đỏ rực một góc trời, sắc xanh của lá càng làm những chùm hoa thêm sức sống. Lũ học trò nghịch ngợm như chúng em vẫn đua nhau nhặt cánh phượng ép vào trang vở rồi làm thành những chú bướm ngộ nghĩnh dành tặng bạn bè. Người bạn thân thiết nhất của lớp em là một cây bằng lăng cũng đang mùa đua sắc, tán cây xòe mát một góc hiên, trông hệt như một chiếc ô màu tím khổng lồ. Mấy bác bàng già lặng lẽ một góc trời, yên lặng ngắm nhìn lũ quỷ học trò nào là nhảy dây, đá cầu, chơi chuyền...
Rẽ những tán cây xanh đầy sức sống chính là lớp học của chúng em đó! Hai dãy nhà hai tầng khang trang như hai cánh tay khổng lồ mà ở giữa là khu nhà Hiệu bộ, nơi làm việc của Ban Giám hiệu và phòng nghỉ giải lao của các thầy cô giáo. Lớp học với bảng đen, phấn trắng là người bạn thân thiết của chúng em, ngày ngày thầy cô vẫn bóng dáng quen thuộc đó với bảng với phấn đưa chúng em đến những chân trời tri thức.
Sẽ tiếp tục là một hành trình dài để khám phá và trải nghiệm những đổi thay của mỗi góc sân, khoảng trời, mỗi lớp học nhưng có một điều có lẽ không thay đổi, tình yêu với mỗi khoảnh khắc, mỗi ngôi trường của tuổi học trò. Trong em, có một tình yêu như thế với ngôi trường thân thương của mình.
2)
Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp, một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.
Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụng xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con.
Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhưng tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm...
Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao lớn thế còn minh thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xoè tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít... Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm.
Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai.
Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng. Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn.
link ủng hộ nhé
1. Bài làm
Trường chúng em, khang trang mới đẹp làm sao, chim bốn mùa líu lo, hàng cây che bóng sân trường"
Mỗi khi nghe lại bài hát này tôi lại nhớ đến ngôi trường trung học cơ sở của mình. Trường tôi là một ngôi trường với bề dày lịch sử và thành tích là một trong những trường đứng đầu của huyện về nhiều mặt, Luôn luôn là niềm tự hào của ban lãnh đạo huyện và thành phố.
Trường được thành lập năm 1961 vì lúc đó đất nước còn đang trong thời kì chiến tranh, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên trường phải học chung với trường tiểu học, trung học cơ sở sáng, tiểu học chiều. Đến năm 2000 trường được tách cấp và được xây dựng ngay đầu làng. Tuy diện tích của trường không được rộng nhưng trường lại được xây dựng rất khang trang và có đầy đủ tiện nghi trong các phòng học.
Trường được xây dựng ngay trên đầu làng, quay về phía nam. Xung quanh trường là đầm nước mênh mông. Nhìn xa trông trường như một ốc đảo xinh xắn, đáng yêu nhưng lại có thêm vẻ đẹp nguy nga của một ngôi trường cổ kính. Phía trước trường là đình làng đứng sừng sững, nghiêm trang. Bên phải trường là trường tiểu học, bên trái là khu dân cư.
Dường như trường được xây dựng trên một mảnh đất tuyệt vời của đầm nước xanh của hàng cây, của đình làng, những cảnh vật ấy dường như tô điểm thêm cho ngôi trường càng ngày càng thêm lộng lẫy. Đường dẫn vào trường là một con đường đẹp màu trắng xám có hàng rào trắng bao quanh, trông thật đẹp. Con đường giống như một thảm lụa dẫn ta vào thế giới cổ tích.
Vào đến trong là sân trường rộng, bên phải là phòng của bác bảo vệ và khu để xe của học sinh. còn bên trái là khu để xe của giáo viên và hồ bán nguyệt.
Trường có ba dãy nhà cao tầng được xây dựng theo hình chữ U truyền thống. Phía bên phải là dãy nhà hai tầng là nơi học sinh các khối 7,8,9. Phía bên trái là phòng học của học sinh khối 6 và các phòng bộ môn như: Hóa học, sinh học, âm nhạc, mĩ thuật, phòng tin học, đa năng… được trang bị trang thiết bị hiện đại, tiên tiến để phục vụ cho việc học tập của học sinh.
Đặc biệt phòng tin học được trang bị các máy tính hiện đại có kết nối mạng internet giúp cho học sinh có thể tìm kiếm tài liệu học tập khi cần thiết. Chính giữa của trường là khu hiệu bộ nơi làm việc, nghỉ ngơi của hơn hai mươi thầy cô giáo trong trường. Có thêm cả phòng hội đồng, phòng kế toán, phòng đoàn đội là nơi để các thầy cô họp, hội nghị,… và hơn thế là phòng truyền thống nơi lưu giữ các thành tích suất sắc của trường. Trường được bao quanh bởi một hàng rào chắc chắn à những cây bạch đàn cao vút tô điểm thêm cho sự nghiêm trang của trường. Cuối năm 2010 trường chính thức đón nhận bằng công nhận trường chuẩn quốc gia và năm 2011 trường tôi còn nhận được huân chương lao động hạng ba.
Không những thế, trường còn có đội ngũ giáo viên dạy giỏi, học sinh xuất sắc, học sinh giỏi cấp huyện. Với sự tin tưởng của cha mẹ học sinh và các cấp lãnh đạo mà trường được vinh dự đặt cụm bồi dưỡng học sinh giỏi. Ngôi trường đã nuôi dưỡng những giấc mơ và là nơi nuôi dưỡng những nhân tài của đất nước. Mỗi lứa học sinh đến rồi lại đi, nhưng hình ảnh trường thân yêu luôn còn mãi trong lòng mỗi người học sinh. Chỉ còn một năm nữa thôi là tôi cũng phải rời xa mái trường thân yêu này vì thế tôi phải thật cố gắng học tập chăm ngoan để xứng đáng với ý nghĩa của trường cho chúng tôi.
Chúng ta hãy cố gắng giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử của trường ta, để đến khi ta quay lại đây không phải xấu hổ với bản thân mình vì mình đã đóng góp cho trường những thành tích tuy nhỏ nhặt nhưng nếu nhiều người góp phần thì chắc chắn trường ta sẽ thành công, đạt nhiều thành tích cao hơn nữa.
Sau đây là một vài cách để phòng chống vius corona:
1.Luôn luôn rửa tay bằng xà phòng mỗi ngày.
2.Mặc đủ ấm.
3.Không tụ tập ở các nơi đông người.
........
Mình chỉ biết 1 vài cách này thui,nếu bạn mún biết thêm thì lên mạng mà tìm nhé có nhiều cách để phòng lắm!
Nhớ từ sau ko dăng linh tinh nha.
~Chúc bạn sức khỏe tốt~
Cây xà nu được nhân hóa như một con người có sức sống, chịu những đau thương trong chiến tranh như con người: "không cây nào không bị thương", "chặt đứt ngang nửa thân mình", "ở chỗ vết thương... bầm lại thành từng cục máu lớn".
Em bổ sung thêm ạ Nguyễn Thị Vân
Phép nhân hóa có trong đoạn trích là: không bị thương, vết thương, bầm, cục máu lớn.
Phép nhân hóa được chỉ ra bằng cách gán những hoạt động, trạng thái của con người cho sự vật.
Tác dụng: Phép nhân hóa đã thể hiện được nỗi đau xót của những cây xà đu khi bị chặt mất. Sự đau khổ hiện lên trên nhiều nét văn của tác giả. Mặc dù sự đau đớn đó tỏa ra một mùi thơm ngào ngạt và màu sắc tuyệt vời được tỏa ra dưới ánh nắng vàng ươm của mùa hè nhưng nó hông làm dịu đi nỗi đau đớn tột độ của những cây xà đu. Nhựa cây xà đu được vì như máu, chứng tỏ rằng cây xà đu cũng như con người, nó cũng có sự sống. Phép nhân hóa đã làm cho những điều nói ên được rõ ràng hơn.
“Thi trung hữu họa” Các cụ xưa đã nói như thế. Thế Lữ bằng chất liệu ngôn ngữ đã vẽ nên bộ tranh tứ bình về “Chúa sơn lâm” khá hoàn hảo trong bài thơ “Nhớ rừng” của mình. Bức tranh một vẽ chân dung tâm hồn hổ vào một đêm trăng đầy mơ mộng:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”
Cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Ta có cảm giác hổ say mồi thì ít mà say đắm vẻ đẹp huyền ảo của đêm trăng thì nhiều. Vũ trụ có trăng, lúc khuyết, lúc tròn, lúc lên, lúc lặn để rồi hổ ta không biết bao lần ngây ngẩt trước ánh trăng vàng tung tóe. Nhớ làm sao những đêm vàng đấy mộng mơ ấy! Và giờ đây nó càng quý vô ngần vì nó là đêm của tự do và ảo mộng. Bức tranh hai, Thế Lữ cho chúa tể rừng xanh đối diện với sự gào thét của thiên nhiên hùng vĩ vào những ngày mưa:
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”
Mưa rừng không phải là “mưa bay như khói qua chiều”, không phải là “mưa giăng mắc cữi”, càng không phải là “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” mà mịt mù, dữ dội rung chuyển cả núi rừng. Thế Lữ thật tài tình khi biết lấy sự gào thét dữ dội của thiên nhiên, sự ngã nghiêng của cây cối, cảnh tuôn rơi ồn ào của ngày mưa làm phông nền cho một hổ ta điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới của mình. Quả là bức tranh của một nghệ sĩ kỳ tài. Còn đây là một cảnh khác, tươi sáng, tưng bừng của buổi bình minh.Chúa tể rừng xanh lúc nầy đang ngon giấc:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”
Một buổi bình minh tinh khôi rạng rỡ, chim chóc reo ca, cây cối gọi mời, mọi vật đã thức giấc đón bình minh lên. Riêng hổ ta lại ngủ, một giấc ngủ lạ đời : giấc ngủ “tưng bừng”. Hổ có giấc ngủ riêng của hổ, cảnh vật xung quanh có ồn ào, sôi động bao nhiêu càng làm cho giấc ngủ hổ thêm say, giấc mơ hổ thêm đẹp. Chỉ bằng vài nét chấm phá má cảnh có âm thanh, có màu sắc, đường nét hài hòa, sống động. Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy và bi tráng:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”
Bức tranh nầy khác hẳn với ba bức tranh trên, từ màu sắc, đường nét, đến ánh sáng. Màu vàng óng ả của trăng, màu đen mờ ảo của những trận mưa rừng, cả màu hồng tươi của nắng mới đều không còn nữa thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta lúc nầy cũng không còn say sưa, mơ mộng như đêm nào, ngày nào mà đã hiện nguyên hình là một mãnh thú. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Ngoài xa, trên bầu trời cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mảnh. Ta có cảm giác mặt trời cũng bé đi qua cái nhìn của hổ. Trong bức tranh, mọi vật hình như nhỏ hơn, chìm hẳn chỉ có hổ ta đứng đấy uy nghi, chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. Chúa sơn lâm đẹp thật, một vẻ đẹp dữ dằn ghê gớm của một mãnh thú đang say mồi.
Quả là một bộ tranh tứ bình hoàn hảo, với sự phối cảnh hài hòa, bố cục mỹ cảm, đường nét thanh tao, gam màu chuẩn xác. Thế Lữ đã để lại bộ tranh hổ bằng ngôn ngữ có một không hai trong lịch sử văn học.
nhớ k cho mình nhé
học tốt-.-
Mười sáu câu đầu bài thơ Nhớ rừng là một bức tranh tứ bình đặc sắc. Thế Lữ đã vẽ lên bốn cảnh rừng núi với những vẻ đẹp khác nhau, trong những khoảnh khắc khác nhau.
Trước tiên là cảnh đêm vàng rực rỡ “ta say mồi đứng dưới ánh trăng tan”. Cảnh vật ở đây thật thơ mộng, lãng mạn: không gian trời nước như được nhuộm vàng bởi ánh trăng huyền ảo. Từ "vàng” ở đây có thể hiểu theo nghĩa là: huy hoàng, vàng son. Đó chính là thời kì huy hoàng, thời vàng son của chúa sơn lâm. Hổ như một thi sĩ thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng giữa rừng suối. Mặc dù vậy, ở nó vẫn toát lên dáng dấp của một mãnh thú với sức mạnh phi thường khi” uống ánh trăng tan. Cảnh ở đây vừa có cái thơ mộng lại vô cùng huy hoàng.
Bức tranh thứ hai là cảnh” những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”. Đó là những ngày mưa dữ dội, bốn phương ngàn như xoay chuyển, trắng xóa một màu mưa. Và ở đây, hổ là một lãnh chúa đứng lặng ngắm giang sơn của mình thay màu áo mới. Cảnh ở đấy thật dữ dội nhưng cũng thật tráng lệ. Nó gợi sự đổi thay và gợi cả uy quyền của chúa sơn lâm.Càng tráng lệ bao nhiêu thì con hổ càng đau xót bấy nhiêu với thực tại tù túng, giam cầm.
Bức tranh thứ 3 là cảnh” bình minh cây xanh nắng gội”. Con hổ như một bậc vương giả trong giấc ngủ tưng bừng với tiếng ca ru là khúc nhạc rừng của ngàn vạn bầy chim.
Bức tranh thứ 4 là những hoàng hon nắng đỏ qua con mắt "chúa tể muôn loài”. Đó là những chiều "lênh láng máu sau rừng” và vầng mặt trời sắp lặn chi là một đối thủ bé mọn đang hấp hối trước con mắt đầy uy lực của chúa sơn lâm
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? ”
Về nghệ thuật, ta thấy Thế Lữ sử dụng những hình ảnh rất mới lạ so với thơ ca đương thời như” mảnh mặt trời”. Nếu như thay từ “chết” bằng từ” lặn” và bỏ đi từ “mảnh” thì câu thơ sẽ trở nên lạc lõng bởi nó không phù hợp với logic tâm trạng và tầm vóc của vị chúa tể rừng già. Chính câu thơ này đã nâng tầm vóc của con hổ, của cả đoạn thơ lên mức phi thường và kì vĩ. Bên cạnh đó đọan thơ có những hình ảnh phi thường, độc đáo, cách sắp xếp thời gian phong phú; sử dụng màu sắc độc đáo. Những yếu tố đó góp phần tạo nên một bức tranh tứ bình hiện đại mà vo cùng giá trị. Ở đây, ta còn thấy, tác giả sử dụng đại từ”ta” lặp lại nhiều lần. Nó có tác dụng thể hiện sự kiêu hãnh, khí phách ngang tàng của con hổ, đồng thời tạo nhạc điệu tràm bổng cho câu thơ. Đoạn thơ còn sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc, tâm trạng. Cách sử dụng câu hỏi tư từ với từ hỏi” đâu” và câu cảm thán ”Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu” cho thấy sự gắn bó máu thịt của con hổ với núi rừng - nơi nó từng được sống đúng với tư thế dũng mãnh, hào hùng của một vị chúa tể. Đồng thời, những câu hỏi ấy cứ dồn dập mỗi lúc một xoáy sâu vào tâm can, cho thấy nỗi quằn quại, nhớ tiếc quá khứ tới đớn đau tột cùng của con hổ. Bởi lẽ, tất cả những hình ảnh huy hoàng, lẫm liệt kia chỉ là "những ngày xưa” là thời ”nay còn đâu”. Tác giả còn sử dụng nghệ thuật đối lập: hình ảnh thiên nhiên và dáng vẻ của con hổ hoàn toàn đối lập với hình ảnh con hổ nằm dài trong cũi sắt đầy ngao ngán và bất lực ở đoạn 1. Quá khứ càng hào hùng bao nhiêu thì hiện thực càng xót xa tủi nhục bấy nhiêu. Nó khiến cho nỗi khát khao được sống tự do của con hổ càng thêm nhức nhối.
Có thể thấy bộ bức tranh tứ bình này là những bức tranh thiên nhiên đẹp một cách huy hoàng và đầy bí ẩn. Con hổ hiện lên ở trung tâm mang những dáng dấp khác nhau nhưng đều đầy uy lực. Đây cũng chính là những câu thơ xuất sắc nhất trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.