em hãy tả một cái cây mà em thick nhất
Gợi ý :
- cây bóng mát
- cây hoa
- cây ăn quả
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trường em thấp thoáng sau những tán cây đại thụ: những rặng xà cừ cao tít, tán lá xum xuê rung rinh theo gió, những cây phượng với rực rỡ sắc đỏ khi vào hè và đặc biệt đó là cây bàng với tán bàng rộng khắp trải bóng mát khi hè về, và không biết từ bao giờ cây bàng đã trở thành người bạn thân thiết với lũ trẻ chúng em.
Từ khi bước chân vào mái trường thân yêu này, cây bàng đã ở đó, đứng hiên ngang trước sân, trải qua bao mùa mưa gió và em cũng lớn dần lên còn cây bàng thì càng già đi. Thân bàng xù xì những ụ, nhưng to và vững chắc. Gốc bàng nổi hằn những cái rễ to lên trên mặt đất. Em từng hỏi mẹ tại sao rễ bàng lại to và oằn đến thế. Mẹ nói đó là sức nặng của thời gian, của nắng mưa gió bão, chúng phải oằn mình chống cự để cây bàng có thể xanh tốt như bây giờ.
Cây bàng luôn làm em thích thú mỗi khi lơ đễnh nhìn ra cửa sổ, cái màu xanh mướt khi mùa xuân gần qua mùa hè gần tới làm dịu mắt em.Tán bàng che ngợp cả nắng mùa hè tạo thành chiếc ô dù màu xanh thiên nhiên mà em có thể chơi thỏa thích dưới sân cùng các bạn. Các bạn nam thì bắn bi dưới gốc, các bạn nữ chơi chuyền chắt hay nhảy dây. Tất cả đều cười vui vẻ và khoái trí dưới sân. Còn em, em thích ngắm nhìn những tia nắng xuyên qua kẽ lá tinh nghịch đùa giỡn, trốn tìm cùng nhau.
Mùa đông tới cây bàng lại trở về dáng vẻ khẳng khiu. Khi mà những chiếc lá đỏ ối rụng gần hết, làn gió mùa heo hút thổi qua, chỉ còn vài chiếc lá đỏ còn lại trơ trọi và đơn độc, lũ học trò chúng em vẫn nô nghịch dưới gốc bàng nhưng em biết cây bàng phải chịu đựng lạnh giá mùa đông, chiếc áo ấm xanh mướt đã chẳng còn nữa. Cây bàng lẻ loi mùa đông là thế, nhưng khi mùa xuân tới, những búp non xanh bắt đầu hé chào nắng. Những búp non ấy cứ dần nở rộ tạo thành lá bàng một ngày một to và thời gian trôi đi cây bàng lại khoác thêm mình bộ áo mới lộng lẫy.
Những chùm hoa li ti như sao xa ấy vàng điểm vàng thật đẹp mắt rồi những chùm hoa ấy lại tạo quả. Quả bàng xanh, rồi dần dần chín vàng lấp ló sau tán lá. Lũ trẻ chúng em thích ăn quả bàng ngọt thơm đặc biệt là bàng nếp thì còn ngậy và bùi nữa.
Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên cùng chúng em vui đùa, cùng chúng em học ngày qua ngày. Nghỉ hè sân trường vắng một mình cây bàng đứng trơ trọi. Gió tinh nghịch làm rung rinh tán lá. Hay cây bàng già đang đứng cười hiền và vẫy chào tạm biệt chúng em hẹn sau một kì nghỉ dài gặp lại. Em sẽ rất nhớ cây bàng già ấy.
Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.
Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.
Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.
Bạn dựa vào bài này nhé :
Cứ mỗi dịp hè, em lại được về thăm ông bà nội. Về quê rất thích vì ông bà em có một khu vườn rộng với bao nhiêu là cây trái: ổi, cam, xoài, táo, chuối. Trong đó, em thích nhất là chuối.
Chuối không đứng đơn lẻ mà mọc thành từng bụi, cây lớn có, cây nhỏ có giống như một gia đình. Thân cây tròn, nhẵn bóng, hơi thuôn về phía ngọn, chỗ màu xanh, chỗ màu mận chín, sờ tay vào có cảm giác mát lạnh, dễ chịu. Lá chuối trông như mọc trực tiếp từ thân. Lá to và dài, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới màu nhạt hơn và có phủ lớp phấn trắng.
Quả chuối mọc thành nải, nải to được khoảng gần 20 quả. Các nải lại được xếp thành buồng từng tầng từng tầng một gọn gàng, đẹp mắt. Một buồng chuối to dài khoảng nửa mét và có khoảng trăm quả. Khi chuối đã già, buồng chuối được cắt về chia ra thành từng nải xếp vào một chiếc thùng, thắp vài nén hương và bọc kín lại. Bà em bảo, làm như vậy để chuối chín nhanh, đều và thơm hơn.
Chuối chín có màu vàng rộm, vị ngọt đượm, thơm lừng. Chuối chín ngon và nhiều chất dinh dưỡng nên được rất nhiều người ưa chuộng. Chuối có rất nhiều công dụng như chuối xanh và củ chuối để nấu ốc, kho cá, thân cây chuối để cho lợn ăn, lá chuối để gói bánh như bánh chưng, bánh giò, bánh gai... Chuối chín đem phơi khô được món mứt chuối, dẻo dẻo, dai dai ăn rất ngon và thú vị. Chè chuối trân châu cũng là món ăn mà em rất thích.
Mùa hè, màu xanh tươi mát của lá chuối cùng những cơn gió hiu hiu làm tan đi cái nắng oi ả khó chịu. Tiếng những tàu lá chuối xào xạc, ve kêu râm ran, chim hót líu lo tạo thành bản giao hưởng mùa hè của tuổi thơ em.
Khu vườn nhà bà tôi xanh mướt với muôn vàn loài cây. Giữa những loài cây thân gỗ cứng cáp, góc vườn nhà bà xuất hiện một bụi chuối tiêu mềm mại, xanh tươi mơn mởn.
Từ xa nhìn lại, bụi chuối mọc liền sát nhau y như một gia đình đoàn kết với nhiều thế hệ khác nhau. Hai cây chuối lớn cao chừng hai mét chắc hẳn là ba mẹ của gia đình. Gốc chuối phình to hơn để nâng đỡ cả cây. Thân chuối thẳng đứng, to bằng cái cột đình, thuôn dần về ngọn và được khoác một chiếc áo choàng nâu bạc phếch. Chiếc áo này chính là những tàu lá đã già, bị khô cong rủ xuống. Lớp phía trong là lớp da màu xanh nõn, các tàu mềm mềm, mát mát xếp chồng lên nhau tạo nên thân chuối. Từ thân, các tàu lá chuối mọc dài như những chiếc quạt lớn. Lá chuối màu xanh biếc, nhẵn mịn, phấp phới trong gió. Chiếc lá trên cùng màu xanh nõn nà, còn cuộn tròn kín. Từ chính giữa các tàu lá mọc ra một bắp hoa chuối tim tím đỏ. Hoa chuối gần giống bắp ngô. Sau một thời gian, từng lớp hoa chuối rơi để lộ ra từng bẹ chuối xanh nõn, óng ánh như . Các bẹ chuối chi chít những quả. Quả chuối tiêu dài hơn một gang tay, cong cong hình lưỡi liềm. Khi còn non, chuối màu xanh tươi. Khi chín, loạt quả chuối xanh dần ngả vàng. Dường như, chuối giữ lấy màu vàng của nắng nên trái chuối chín cứ vàng tươi roi rói. Khi bóc lớp vỏ vàng, quả chuối bên trong tỏa ra hương thơm ngào ngạt như gọi mời người thưởng thức. Mấy cây chuối nhỏ hơn đứng bên ngả nghiêng theo gió. Một vài cây nhỏ xíu mới vươn khỏi mặt đất chẳng khác nào những đứa con mới chào đời. Nhìn “gia đình chuối” thật hạnh phúc bên nhau.
Dù chẳng phải thân gỗ cứng cáp, nhưng bao nắng mưa, bụi chuối tiêu này vẫn lặng yên đứng đó, cho ra bao trái ngọt thơm lừng. Tôi rất thích mùi hương ngào ngạt, thích vị ngòn ngọt khó cưỡng ấy của những quả chuối tiêu.
Cứ đến hè, có rất nhiều loài hoa thi nhau khoe sắc, có nhiều loài hoa đẹp nhưng em vẫn thích là cây phượng ở giữa sân trường em.
Cây hoa rất cao, khoảng tầm đến tầng 2 của trường. Tán lá rất dày và nhỏ nhắn. Thân cây thì sần sùi và chắc. Cành của cây rất mỏng. Lá cây có rất là nhiều không đếm xuể. Ở những cành hoa có chi chít những chùm phượng nở đỏ. Những bông hoa đỏ đẹp nở rực cả một sân trường. Nhụy hoa có màu vàng cam, trông rất đẹp.
Cứ đến giờ ra chơi, chúng em ùa ra như ong vỡ tổ. Bọn em lại rủ nhau ra chơi dưới bóng cây phượng. Mấy bạn nữ ngồi dưới bóng cây đọc truyện, bọn chúng em thì đá bóng. Ai nấy cũng rất vui vẻ.
Cây phượng khi ra hoa báo hiệu cho mùa hè đã sắp đến. Ve kêu trên phượng rất ầm ĩ. Em cảm ơn các thầy cô đã trồng cây phượng này để bọn em có bóng mát và vui chơi thỏa thích. Cảm ơn bác phượng cho bọn cháu được vui vẻ trong những ngày hè đổ lửa như thế này...
cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế trồng ở góc vườn cạnh ngõ là kỉ niệm của ông nội. Cây thân gỗ, to bằng ngón chân cái, có nhiều cành to bằng chiếc đũa, hoặc chỉ to bằng cọng rơm màu nâu xám. Mỗi nhánh cây bằng chiếc tăm dài có từ bảy đến chín lá hình thoi màu xanh thẫm mượt bóng, nhất là sau một đêm mưa. Cành lá sum suê, xoè tán rất đẹp như một chiếc ô xanh xinh xinh căng lên. Hoa nở trắng phau thành từng chùm, hương thơm ngào ngạt vào đêm rằm hàng tháng.
Sân trường em rợp bóng mát của nhiều loài cây cổ thụ, nhưng em yêu nhất là bác bàng già trước cửa lớp. Không biết bác được trồng từ khi nào, chỉ biết rằng khi em vào trường, cây đã trở thành người bạn thân thiết của chúng em. Bác bàng cao lớn lắm, tán lá xanh um vươn đến tận tầng 3 của dãy nhà. Thân cây nâu, xù xì, dáng vẻ lực lưỡng, phải 4 – 5 đứa học sinh chúng em mới ôm xuể. Trên thân cây, thỉnh thoảng có những hốc u lớn, cô giáo em nói đó chính là dấu tích của thời gian in hằn lên bác đấy! Dưới gốc cây, vài chiếc rễ lớn trồi lên khỏi mặt đất, ngoằn ngoèo nom như những chú rắn khổng lồ. Lá bàng non xanh mướt, to bằng bàn tay người lớn, khi lá già chuyển màu vàng đỏ, thi thoảng theo làn gió bay vèo xuống mặt đất, nhìn đến ngộ. Mỗi giờ ra chơi, chúng em lại nhặt lá làm quạt mát hay ngồi dưới gốc cây chuyện trò cùng nhau. Từng làn gió mát khẽ thổi qua khiến cây rung rinh cành lá như cũng đang vui đùa, thầm thì cùng nhau. Tụi học sinh chúng em háo hức nhất là đến mùa bàng ra hoa, kết trái. Những chùm hoa bàng trắng tinh, nhỏ xíu, cánh hoa hệt như những ngôi sao nhỏ lấp ló sau tán cây xanh, rồi cứ thi nhau rải đầy trên mặt đất. Thời gian trôi qua, lần lượt những quả bàng xanh non, bàng chín vàng ươm đan xen trên vòm lá, trông bác bàng lúc này thật đẹp biết bao! Chúng em đều rất yêu quý bác bàng già và thường thay nhau tưới nước cho cây để cây luôn khỏe mạnh.
Ông của em là bộ đội về hưu. Đam mê lớn nhất của ông chính là trồng cây, chăm sóc vườn tược. Vì thế, khu vườn của ông có rất nhiều cây trái xanh tốt. Trong đó, em thích nhất là cây lựu đỏ ở góc vườn.
Cây lựu đó cao khoảng gần 2m, khá là to. Thân cây to, rắn chắc, có khi nó phải to như cái bắp chân của ông. Bề mặt thân cây lồi lõm và thô ráp, có màu nâu xám xịt. Trông thân cây có vẻ không quá lớn, nhưng nó vẫn có thể thoải mái mà chống đỡ cả một tán lá lớn ở phía trên. Cây lựu của ông đặc biệt có rất nhiều cành, nhiều nhánh. Các cành đó không quá to, thường chỉ to cỡ hai ngón tay hoặc bé hơn mà thôi. Nhưng vì số lượng đông đảo, nên chúng vẫn tạo ra cả một vòm lá khổng lồ, không thua kém gì các cây trồng khác trong vườn. Lá lự khá nhỏ, chỉ độ như cái thìa, màu xanh sẫm, hơi cong vào bên trong. Chúng mọc khá dày trên các nhánh lá, tạo thành cái đèn chùm xanh biếc trong góc vườn.
Thời điểm cây lựu ra hoa kết trái thường không quá rõ ràng. Tùy vào thời tiết và chất dinh dưỡng đã được hấp thu, cây có thể ra hoa vào màu xuân hoặc mùa hạ. Đặc biệt, nó có thể ra hoa nhiều lần trong khoảng thời gian này, chứ không phải chỉ một lần duy nhất. Sau khi hoa lựu nở, tầm mười ngày sẽ kết trái. Hình dáng trái lựu giống như một cái lồng đèn, với phần quả tròn xoe ở trên và phần đuôi ở phía dưới. Lúc nhỏ, toàn bộ quả có màu xanh, phần đuôi và quả to như nhau. Nhưng khoảng hơn một tháng sau, khi quả đã trưởng thành và chín, thì sẽ chuyển sang màu đỏ rực, to như nắm tay của ông và cái đuôi co lại nhỏ xíu. Bên trong quả lựu lúc ấy cũng là một màu đỏ rực của thịt quả. Thịt quả lựu chia thành nhiều hạt nhỏ như hạt đậu nành, ngọt dịu và mọng nước. Chúng kết thành từng mảng lớn, giữa các mảng sẽ được ngăn cách với nhau bởi tấm màn mỏng màu trắng.
Để có được những trái lựu ngon như vậy, ông em đã bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức để chăm sóc cho cây lựu. Và bản thân cây cũng đã nỗ lực rất nhiều. Em sẽ cố gắng học ông cách chăm sóc cây, để có thể tự mình chăm cây thật tốt.
LỚP 4 CHỈ CÒ TIẾNG VIỆT THÔI LÀM GÌ CÓ NGỮ VĂN