K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2020

a. So sánh Dượng Hương Thư như... -> cho thấy sức mạnh thể chất của dượng Hương Thư, ca ngợi vẻ đẹp của con người.

Xác định thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần gì trong câu sau.a. Có người cho rằng, bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại .( Theo Thái An, bài toán dân số )b. Chao ôi, có biết đâu rằng: Hung hăng hống hách chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cửchỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế .(Tô-Hoài)c. Chúng tôi cũng thoát li đi kháng chiến đầu năm...
Đọc tiếp

Xác định thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần gì trong câu sau.
a. Có người cho rằng, bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại .
( Theo Thái An, bài toán dân số )
b. Chao ôi, có biết đâu rằng: Hung hăng hống hách chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử
chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế .
(Tô-Hoài)
c. Chúng tôi cũng thoát li đi kháng chiến đầu năm 1946, sau khi tỉnh nhà bị chiếm. Lúc đi,
đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con gái duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi .
( Nguyễn Quang Sáng)
d. Các bạn ơi, còn những ba tháng nữa mới thi tốt nghiệp .
e. Mây đã kéo đến đen kịt một góc trời. Có thể trời sắp mưa to.
f. Đại bác đã nổ rền và kéo dài ở Vĩnh Yên. Chắc chắn chiến dịch Trung Du đã mở màn.
g. Ồ, đội bóng lớp mình liên tiếp vây hãm khung thành lớp 9/4. Nhất định quân ta sẽ thắng.
h. Trong giờ phút cuối cùng không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha
con là không thể chết được.
i. Ông lão bỗng dừng lại ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm chả nhẽ cái bọn ở
làng lại đổ đốn đến thế.
j. Chao ôi bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác.
k. Ờ đã chín năm rồi đấy nhỉ
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ.
l. Bác đã đi rồi sao Bác ơi.
m. Có lẽ tôi bán con chó đấy ông giáo ạ!
n. Cảm ơn cụ nhà cháu vẫn tỉnh táo như thường nhưng xem ý vẫn còn lề bề, lệt bệt chừng
như vẫn còn mệt mỏi lắm.
k. Nhưng không còn biết xử lí thế nào lão đành lựa lời nói: “Chắc là nó nhớ nhà nên trốn đi
đấy”.
h. Có người cho rằng bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.

1
12 tháng 2 2020

a. Có người cho rằng - tình thái.

b. Chao ôi - cảm thán

c. sau khi tỉnh nhà bị chiếm đóng - phụ chú.

d. các bạn ơi - gọi đáp

e. Có thể - tình thái

f. Chắc chắn - tình thái

g. Ồ - cảm thán

Nhất định - tình thái

h. hình như - tình thái

i. ngờ ngợ, chả nhẽ - tình thái

j. Chao ôi - tình thái

k. ờ, nhỉ - gọi đáp

l. ơi - gọi đáp

m. Có lẽ - tình thái

n. xem ý, chừng như - tình thái.

k. chắc là  tình thái.

Xác định thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần gì trong câu sau.a. Có người cho rằng, bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại .( Theo Thái An, bài toán dân số )b. Chao ôi, có biết đâu rằng: Hung hăng hống hách chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cửchỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế .(Tô-Hoài)c. Chúng tôi cũng thoát li đi kháng chiến đầu năm...
Đọc tiếp

Xác định thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần gì trong câu sau.
a. Có người cho rằng, bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại .
( Theo Thái An, bài toán dân số )
b. Chao ôi, có biết đâu rằng: Hung hăng hống hách chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử
chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế .
(Tô-Hoài)
c. Chúng tôi cũng thoát li đi kháng chiến đầu năm 1946, sau khi tỉnh nhà bị chiếm. Lúc đi,
đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con gái duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi .
( Nguyễn Quang Sáng)
d. Các bạn ơi, còn những ba tháng nữa mới thi tốt nghiệp .
e. Mây đã kéo đến đen kịt một góc trời. Có thể trời sắp mưa to.
f. Đại bác đã nổ rền và kéo dài ở Vĩnh Yên. Chắc chắn chiến dịch Trung Du đã mở màn.
g. Ồ, đội bóng lớp mình liên tiếp vây hãm khung thành lớp 9/4. Nhất định quân ta sẽ thắng.
h. Trong giờ phút cuối cùng không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha
con là không thể chết được.
i. Ông lão bỗng dừng lại ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm chả nhẽ cái bọn ở
làng lại đổ đốn đến thế.
j. Chao ôi bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác.
k. Ờ đã chín năm rồi đấy nhỉ
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ.
l. Bác đã đi rồi sao Bác ơi.
m. Có lẽ tôi bán con chó đấy ông giáo ạ!
n. Cảm ơn cụ nhà cháu vẫn tỉnh táo như thường nhưng xem ý vẫn còn lề bề, lệt bệt chừng
như vẫn còn mệt mỏi lắm.
k. Nhưng không còn biết xử lí thế nào lão đành lựa lời nói: “Chắc là nó nhớ nhà nên trốn đi
đấy”.
h. Có người cho rằng bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.

0
 Nêu tác dụng của các câu rút gọn trong các trường hợp sau:Núi cao như hiện ra trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước.  (Võ Quảng)Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. và ngồi đó rình mặt trời lên.   (Nguyễn Tuân)Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm. (Tô Hoài)Mặt trời nhú lên dần...
Đọc tiếp

 Nêu tác dụng của các câu rút gọn trong các trường hợp sau:

  1. Núi cao như hiện ra trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước.  (Võ Quảng)
  2. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. và ngồi đó rình mặt trời lên.   (Nguyễn Tuân)
  3. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm. (Tô Hoài)
  4. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.   (Nguyễn Tuân)
  5. Bà ấy mệt quá. Không lê được một bước. Không kêu được một tiếng. ( Nguyễn Công Hoan)

Theo em việc tách các thành phần câu thành câu riêng như trên có phải là biện pháp tu từ cú pháp hay không? Vì sao?

1
13 tháng 2 2020

Câu rút gọn lần lượt là:

1- Đã đến Phường Rạnh - rút gọn chủ ngữ.

2. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo - rút gọn chủ ngữ.

Và ngồi đó rình mặt trời lên - rút gọn chủ ngữ.

3. Dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm - rút gọn chủ ngữ.

4. Tròn trĩnh phúc hậu ... - rút gọn chủ ngữ.

5. Không lê được một bước. Không kêu được một tiếng. - rút gọn chủ ngữ.

                Bài 1:                a) Mỗi câu dưới đây có mấy cách hiểu? Hãy diễn đạt cho rõ nghĩa từng cách hiểu ấy: ( có thể thêm một vài từ )               - Mời các anh chị ngồi vào bàn.               - Đem cá về kho !               b) Viết cho rõ nội dung từng câu: ( có thể thêm một vài từ )               - Đầu gối đầu gối.               - Vôi tôi...
Đọc tiếp

 

               Bài 1:

               a) Mỗi câu dưới đây có mấy cách hiểu? Hãy diễn đạt cho rõ nghĩa từng cách hiểu ấy: ( có thể thêm một vài từ )

               - Mời các anh chị ngồi vào bàn.

               - Đem cá về kho !

               b) Viết cho rõ nội dung từng câu: ( có thể thêm một vài từ )

               - Đầu gối đầu gối.

               - Vôi tôi tôi tôi.

               Bài 2: Tìm các từ tượng thanh.

               a) Chỉ tiếng nước chảy.

               b) Chỉ tiếng gió thổi.

               Bài 3: Tìm các từ tượng hình.

               a) Gợi tả dáng dấp một vật. 

               b) Gợi tả dáng người.

 

 

1
13 tháng 2 2020

Bài 1:

a.

- Mời các anh chị ngồi vào bàn (bàn bạc công việc, bàn luận).

Mời các anh chị ngồi vào bàn (cái bàn, bàn ghế).

- Đem cá về kho (cá kho - phương thức chế biến món ăn).

Đem cá về kho (kho để lưu trữ)

b. 

- Đầu gối đầu gối (cái đầu gối vào đầu gối)

Đầu gối đầu gối (bộ phận đầu tiên, phần trên cùng của đầu gối).

- Vôi tôi tôi tôi (vôi của tôi thì tôi đem tôi - đem tôi vôi)

Bài 2: Từ tượng thanh

- Chỉ nước chảy: róc rách, ầm ầm,

- Chỉ tiếng gió thổi: ào ào, ù ù, rào rào, loạt xoạt

Bài 3: Từ tượng hình

- Gợi dáng vật: nhỏ nhắn

- Dáng người: nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, khum khum, lẻo khoẻo

Đọc đề văn và nội dung bên dưới để trả lời các câu hỏi  Hãy kể lại câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” trong đó nhân vật chính là hai con Vệ Sĩ và Em Nhỏ.Với đề bài trên một bạn đã xác định các ý như sau:-         Giới thiệu lai lịch con búp bê-         Trước đây hai con búp bê vẫn luôn ở bên nhau, cũng như hai anh em cô chủ và cậu chủ.-        ...
Đọc tiếp

Đọc đề văn và nội dung bên dưới để trả lời các câu hỏi 

Hãy kể lại câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” trong đó nhân vật chính là hai con Vệ Sĩ và Em Nhỏ.

Với đề bài trên một bạn đã xác định các ý như sau:

-         Giới thiệu lai lịch con búp bê

-         Trước đây hai con búp bê vẫn luôn ở bên nhau, cũng như hai anh em cô chủ và cậu chủ.

-         Nhưng rồi chúng buộc phải chia tay vì cô chủ cậu chủ của chúng phải chia tay nhau.

-         Trước khi chia tay, hai anh em đưa nhau đến trường chào thầy cô và bè bạn.

-         Cũng chính nhờ tình cảm của hai anh em mà hai con búp bê đã không phải chia tay.

a.     Các ý trên đã được sắp xếp theo trình tự hợp lý chưa?

b.     Các ý này có làm nổi bật được chủ đề của truyện không?

c.      Nếu không thì em hãy bổ sung và sắp xếp lại cho hợp lý và nêu rõ chủ đề của câu chuyện.

0
11 tháng 2 2020

Hình ảnh màu sắc cây ổi dịu nhẹ mà khiêm nhường. Cây ổi vẫn ẩn chứa một sức sống, vẫn phát triển sinh sôi mạnh mẽ. Cây ổi hiện lên rất đẹp, có sức sống âm thầm nhưng mạnh mẽ, mang lại hoa thơm quả ngọt cho đời.

13 tháng 2 2020

Khởi ngữ: Trang phục

Bài tập 1: Xác định khởi ngữ trong các câu sau:a. Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của học sinh.b. Ăn thì ăn những miếng ngon.Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.c. Còn chị, chị công tác ở đây à?d. Là một học sinh, tôi có trách nhiệm học tập tốt.Bài tập 2: Tìm khởi ngữ trong các câu và đoạn trích sau:a. Còn chú nó thì mặc chú nó đấy.b. Trang phục không có pháp luật nào can thiệp,...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Xác định khởi ngữ trong các câu sau:
a. Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của học sinh.
b. Ăn thì ăn những miếng ngon.
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.
c. Còn chị, chị công tác ở đây à?
d. Là một học sinh, tôi có trách nhiệm học tập tốt.
Bài tập 2: Tìm khởi ngữ trong các câu và đoạn trích sau:
a. Còn chú nó thì mặc chú nó đấy.
b. Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng nó có các qui tắc ngầm phải tuân thủ,
đó là văn hóa xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm
bùn. Đi đám tang không được mặc áo quần lòe loẹt, nói cười oang oang.
c. Mà y, y không muốn chịu của Oanh một tí gì gọi là tử tế.
Bài tập 3: Thêm những từ ngữ cần thiết để nhận diện khởi ngữ cho các khởi ngữ đã tìm ở bài
tập 2:
Bài tập 4: Chuyển đổi các câu sau thành câu có khởi ngữ:
a. Ông giáo ấy không hút thuốc, không uống rượu.
b. Nước biển đông cũng không đo được lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.
c. Tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi.
Bài tập 5: Tìm khởi ngữ trong các câu văn sau đây:
a. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
b. Đối với những bài thơ hay ta nên chép vào sổ tay và học thuộc.
c. Ba bông hồng này em vừa hái ở vườn về.
d. Đối với học sinh thì cần có trách nhiệm học tập tốt.
e. Bao giờ cũng vậy đeo kính lên rồi thầy giáo mới kiểm tra bài cũ.

g. Các loại chim ta không nên bắn giết.
h. Quyển sách này mình đọc rồi.
i. Đối với các thầy giáo thì Minh rất kính trọng ; đối với các bạn trẻ thì Minh rất khiêm tốn
quí mến và sống chan hòa.

1
13 tháng 2 2020

Bài 1: Khởi ngữ trong các câu lần lượt là:

a. Hăng hái học tập

b. Ăn, làm thì

c. Còn chị

d. Là một học sinh

Bài 2: Khởi ngữ trong các câu lần lượt là:

a. Còn chú nó

b. Trang phục

c. Mà y

Bài 4: 

a. Về chuyện hút thuốc, uống rượu, ông giáo hoàn toàn không.

b. Nói về lòng căm thù giặc, nước biển Đông cũng không đo được lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.

c. Phần tôi, tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi.

Bài 5: 

a. Mặt trời

b. Đối với những bài thơ hay

c. Ba bông hồng này

d. Đối với học sinh

e. Bao giờ cũng vậy

g. Các loại chim

h. Quyển sách này

i. Đối với các thầy giáo, đối với các bạn trẻ