K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
20 tháng 12 2018

Chiếc thuyền sau chuyến ra khởi với những thành quả lao động là mẻ cá bội thu thì dường như đang dành cho mình những giây phút lặng lẽ để nghỉ ngơi. Câu thơ sử dụng phép nhân hóa cho thấy sự quan sát tinh tế và diễn tả sinh động của tác giả. Dường như chiếc thuyền cũng như một sinh thể có hồn, lao động hết mình và biết nghỉ ngơi sau một chuyến ra khơi.

Câu thơ thứ hai sử dụng phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ "nghe". Dường như chiếc thuyền sau chuyến ra ra khơi còn mang theo cả hương vị mặn mòi của biển cả trở về miền quê. Lớp muối thấm dần trong thớ vỏ đã diễn tả sinh động, hấp dẫn hương vị ấy. Đặc tính mặn của muối biển dường như thấm vào từng lớp vỏ của con thuyền. 

=> Hai câu thơ đúng là được sáng tác bởi một người con của quê hương. Câu thơ cho thấy tài năng và tình cảm của Tế Hanh với miền quê sông nước của mình.

14 tháng 12 2018

cai này mình cũng thi

đọc sách vì tương lai

hok tốt

mình ủng hộ

14 tháng 12 2018

nếu thế bình chọn cho mk vs bn tốt ưi ^^

14 tháng 12 2018

Môn Lịch Sử 8 nhé !

14 tháng 12 2018

Chịu thui, e mới học lớp 7 ;-;

14 tháng 12 2018

Thuyết minh về chiếc đồng hồ treo tường 

  • Mở bài:

Đồng hồ là một vật dụng rất phổ biến trong đời sống con người. Nhờ có đồng hồ mà mọi hoạt động của xã hội loài người diễn ra chính xác và đều đặn.

  • Thân bài:

Đồng hồ là một công cụ dùng để đo đạc những mốc thời gian nhỏ hơn một ngày; đối lập với lịch, là một công cụ để đo thời gian dài hơn một ngày. Những loại đồng hồ dùng trong kĩ thuật thường có độ chính xác rất cao và cấu tạo rất phức tạp. Đồng hồ treo trên tường gọi là đồng hồ treo tường.

Phân loại đồng hồ:

– Theo cách hiển thị thời gian: đồng hồ cơ, đồng hồ âm thanh, đồng hồ chữ, đồng hồ điện tử.

– Theo cách đếm thời gian: đồng hồ cơ học, đồng hồ điện, đồng hồ tinh thể, đồng hồ phân tử, đồng hồ xung, đồng hồ radio, đồng hồ mặt trời…

– Theo chỗ để: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ để bàn,…

Nguồn gốc, lịch sử ra đời:

Chúng ta tính thời gian bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ. Trước khi chưa có phát minh về đồng hồ, con người sử dụng nhiều thứ khác nhau để tính thời gian như: nhang, đèn cầy, lịch. Con người còn sử dụng mặt trời, cát để chia một ngày ra thành nhiều giờ.

Đồng hồ như chúng ta biết đến ngày nay được phát triển bởi những người sùng đạo ở châu Âu vào thế kỷ thứ 17. Họ cần biết thời gian chính xác để gặp nhau tại nhà thờ nên đã nghĩ đến việc chế tạo một thiết bị đo đếm thời gian. Chiếc đồng hồ treo tường ra đời thời kì đó đã chính xác đến từng giây.

Người Trung Quốc phát minh ra đồng hồ nước vào thế kỷ thứ 17, nhưng người Ai Cập cổ đại đã có chúng trước đó lâu rồi. Từ đó đến nay, chiếc đồng hồ đã qua rất nhiều lần cải tiến ngày càng trở nên tiện dụng và chính xác hơn.

Đồng hồ treo tường được du nhập vào Việt Nam theo con đường truyền giáo do người Pháp mang sang vào cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19. Nó xuất hiện đầu tiên và nhiều nhất ở các vùng ven biển của nước ta, nơi có rất nhiều nhà thờ thánh đường của người dân công giáo.

Đặc điểm và cấu tạo:

Một chiếc đồng hồ treo tường thường bao gồm: thân hộp đựng, mặt số, tổ hợp kim, trục, hệ thống truyền động, nguồn năng lượng, chuông báo…

+ Thân hộp  bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính, vành tròn, mặt kính và đáy hoặc nắp phía sau . Những yếu tố này tạo dáng và phong cách cho chiếc đồng hồ. Hộp đựng được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có chạm khắc tỉ mĩ để làm tăng vẻ đẹp và tính thẩm mỹ cho đồng hồ. Hộp được đóng thành khối vuông, khố hình chữ nhật, có móc gắn ở phía lưng. Một vài chiếc đồng hồ có hộp rất lớn, thường dùng để đặt trên các tòa nhà. Một vài đồng hồ treo tường giảm đi phần hộp, chỉ còn giữ lại mặt số.

+ Mặt số thường là một tấm kim loại hoặc vật liệu khác như sợi carbon, nhựa, thuỷ tinh, chất dẻo… trên đó có các vạch (dấu) chỉ giờ, phút và giây. Mặt số có nhiều kiểu dáng, hình thức trang trí và cách thể hiện thời gian khác nhau, có thể hiển thị bằng con số, bằng các dấu hoặc vạch… Những đồng hồ treo tường điện tử không có mặt chia vạch và kim sẽ hiển thị thời gian bằng bộ đếm số.

+ Tổ hợp kim gồm: kim giờ, kim giây, kim phút, kim báo thức…Kim giờ chỉ giờ, là kim to và ngắn nhất trong các kim. Kim phút chỉ số phút trong một giờ, dài và nhỏ hơn kim chỉ giờ. Kim giây chỉ số giây trong một phút, dài và nhỏ nhất. Ngoài ra còn có kim báo thức có chức năng rung chuông báo thức khi được cài đặt. tổ hợp kim được gắn vào các trụng đồng tâm. Các trục này được gắn với các bánh răng tương ứng của bộ máy truyền động.

+ Bộ máy truyền động  gồm: Bộ động lực (dùng để tích trữ năng lượng); bộ chuyển động (gồm các banh răng trung tâm, bánh răng trung gian, bánh răng giây và bánh răng gai, dùng để nhận năng lượng của bộ động lực truyền cho bộ chỉnh động); bộ chỉnh động (gồm bánh răng gai, ngựa và chân kính lá trang); bộ điều hòa (gồm có vành tóc và dây tóc. Dưới tác dụng đàn hồi của dây tóc theo vòng xoắn Acsimet, vành tóc lại truyền ngược chuyển động lại cho ngựa làm ngựa tháo mở từng răng bánh răng gai một); bộ truyền kim truyền các chuyển động của kim phút, giờ, giây

+ Hệ thống truyền động bao gồm nhiều bánh răng hoặc trục quay dùng để truyền năng lượng làm quay tổ hợp kim hiển thị thời gian. Hệ thống truyền động hay bánh răng truyền năng lượng được lưu trữ trong hộp tang trống đến bánh răng hồi . Khi dây cót nhả, hộp tang trống quay và vận hành các bánh răng.

+ Nguồn năng lượng: có thể dùng dây cót lên dây cho đồng hồ hoặc dùng pin tích điện để duy trì hoạt động của máy.

+ Chuông báo: là chuông nhắc giờ hoặc chuông báo thức. Chuông nhắc giờ thường báo đều đặn theo khoảng thời gian cố định, thường là 15 phút một lần. Chuông báo thường là tiếng tích tắc, reng chuông hoặc một đoạn nhạc đơn âm. Chuông báo thức chỉ báo khi được cài đặt.

Nguyên lý hoạt động:

Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót, bộ quay trên đồng hồ tự động hoặc từ nguồn pin. Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.

Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian. Với cơ chế hoạt động đã đề cập ở trên, có thể nói một chiếc đồng hồ cơ đơn giản nhất cũng có rất nhiều “máy móc” thú vị ở bên trong và được cấu tạo từ những bộ phận rất tinh xảo. Đó là chưa kể đến những cỗ máy đồng hồ phức tạp hơn như tourbillon, chronograph… Những chiếc đồng hồ phức tạp nhất có thể tốn tới hàng trăm giờ công để thực hiện.

Những đồng hồ chạy bằng năng lượng dự trữ từ pin sẽ tự hoạt động đều đặn, cho đến khi nguồn năng lượng pin hết người ta sẽ thay pin khác. Còn những chiếc đồng hồ lên dây cót thì phải thường xuyên lên dây để chúng hoạt động chính xác.

Vai trò, ý nghĩa của đồng hồ trong đời sống:

– Đồng hồ là thiết bị đo đếm thời gian, đảm bảo mọi hoạt động trong xã hội diễn ra chính xác và đều đặn. Ở vai trò này có thể ví chiếc đồng hồ giống như vị thần canh giữ thời gian.

– Đồng hồ là vật trang trí làm đẹp thêm không gian. Nhiều chiếc đồng hồ được sản xuất tỉ mỉ rất đắt tiền trở thành vật trang trí cho các tòa nhà sang trọng và công trình tôn giáo.

– Có chiếc đồng hồ sẽ giúp chúng ta chủ động sử dụng thời gian làm việc hiệu quả, mang lại nhiều lộ ích cho cuộc sống.

– Nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt khiến cho giá thành đồng hồ rất rẻ từ vài trăm nghìn đến vài triệu một chiếc. Có thể nói ở đâu có con người, ở đó có đồng hồ.

Sử dụng và bảo quản chiếc đồng hồ:

– Treo đồng hồ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát.

– Nên treo đồng hồ ở gần lối đi, nơi có nhiều ánh sáng để dễ dàng quan sát.

– Không nên treo đồng hồ ở nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ cao hoặc bụi bẩn sẽ làm mau hư thiết bị.

– Môi trường có nhiều đồ dùng điện phát ra nhiều song từ trường cũng gây ảnh hưởng đến bộ truyền động bằng từ trường của máy làm đồng hồ chạy không ổn định,

– Không được để luồng khí lạnh của các loại máy điều hoà thổi trực tiếp vào đồng hồ.

– Khi đồng hồ bị hư phải sữa chữa đúng cách. Thường xuyên lau bụi bẩn, bôi dầu và bảo quản cẩn thận để sử dụng đồng hồ được bền lâu.

  •  Kết Bài:

Có thể nói đồng hồ gần như điều khiển toàn bộ các hoạt động của con người trên trái đất. Chúng ta sẽ không thể làm việc hiệu quả mà không cần có đồng hồ. Thật không thể hình dung cuộc sống loài người sẽ khó khăn thế nào nếu một ngày không còn nhìn thấy chiếc đồng hồ nào trong cuộc sống này nữa.

14 tháng 12 2018
  • Mở bài:

Đồng hồ là một vật dụng rất phổ biến trong đời sống con người. Nhờ có đồng hồ mà mọi hoạt động của xã hội loài người diễn ra chính xác và đều đặn.

  • Thân bài:

Đồng hồ là một công cụ dùng để đo đạc những mốc thời gian nhỏ hơn một ngày; đối lập với lịch, là một công cụ để đo thời gian dài hơn một ngày. Những loại đồng hồ dùng trong kĩ thuật thường có độ chính xác rất cao và cấu tạo rất phức tạp. Đồng hồ treo trên tường gọi là đồng hồ treo tường.

Phân loại đồng hồ:

– Theo cách hiển thị thời gian: đồng hồ cơ, đồng hồ âm thanh, đồng hồ chữ, đồng hồ điện tử.

– Theo cách đếm thời gian: đồng hồ cơ học, đồng hồ điện, đồng hồ tinh thể, đồng hồ phân tử, đồng hồ xung, đồng hồ radio, đồng hồ mặt trời…

– Theo chỗ để: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ để bàn,…

Nguồn gốc, lịch sử ra đời:

Chúng ta tính thời gian bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ. Trước khi chưa có phát minh về đồng hồ, con người sử dụng nhiều thứ khác nhau để tính thời gian như: nhang, đèn cầy, lịch. Con người còn sử dụng mặt trời, cát để chia một ngày ra thành nhiều giờ.

Đồng hồ như chúng ta biết đến ngày nay được phát triển bởi những người sùng đạo ở châu Âu vào thế kỷ thứ 17. Họ cần biết thời gian chính xác để gặp nhau tại nhà thờ nên đã nghĩ đến việc chế tạo một thiết bị đo đếm thời gian. Chiếc đồng hồ treo tường ra đời thời kì đó đã chính xác đến từng giây.

Người Trung Quốc phát minh ra đồng hồ nước vào thế kỷ thứ 17, nhưng người Ai Cập cổ đại đã có chúng trước đó lâu rồi. Từ đó đến nay, chiếc đồng hồ đã qua rất nhiều lần cải tiến ngày càng trở nên tiện dụng và chính xác hơn.

Đồng hồ treo tường được du nhập vào Việt Nam theo con đường truyền giáo do người Pháp mang sang vào cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19. Nó xuất hiện đầu tiên và nhiều nhất ở các vùng ven biển của nước ta, nơi có rất nhiều nhà thờ thánh đường của người dân công giáo.

Đặc điểm và cấu tạo:

Một chiếc đồng hồ treo tường thường bao gồm: thân hộp đựng, mặt số, tổ hợp kim, trục, hệ thống truyền động, nguồn năng lượng, chuông báo…

+ Thân hộp  bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính, vành tròn, mặt kính và đáy hoặc nắp phía sau . Những yếu tố này tạo dáng và phong cách cho chiếc đồng hồ. Hộp đựng được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có chạm khắc tỉ mĩ để làm tăng vẻ đẹp và tính thẩm mỹ cho đồng hồ. Hộp được đóng thành khối vuông, khố hình chữ nhật, có móc gắn ở phía lưng. Một vài chiếc đồng hồ có hộp rất lớn, thường dùng để đặt trên các tòa nhà. Một vài đồng hồ treo tường giảm đi phần hộp, chỉ còn giữ lại mặt số.

+ Mặt số thường là một tấm kim loại hoặc vật liệu khác như sợi carbon, nhựa, thuỷ tinh, chất dẻo… trên đó có các vạch (dấu) chỉ giờ, phút và giây. Mặt số có nhiều kiểu dáng, hình thức trang trí và cách thể hiện thời gian khác nhau, có thể hiển thị bằng con số, bằng các dấu hoặc vạch… Những đồng hồ treo tường điện tử không có mặt chia vạch và kim sẽ hiển thị thời gian bằng bộ đếm số.

+ Tổ hợp kim gồm: kim giờ, kim giây, kim phút, kim báo thức…Kim giờ chỉ giờ, là kim to và ngắn nhất trong các kim. Kim phút chỉ số phút trong một giờ, dài và nhỏ hơn kim chỉ giờ. Kim giây chỉ số giây trong một phút, dài và nhỏ nhất. Ngoài ra còn có kim báo thức có chức năng rung chuông báo thức khi được cài đặt. tổ hợp kim được gắn vào các trụng đồng tâm. Các trục này được gắn với các bánh răng tương ứng của bộ máy truyền động.

+ Bộ máy truyền động  gồm: Bộ động lực (dùng để tích trữ năng lượng); bộ chuyển động (gồm các banh răng trung tâm, bánh răng trung gian, bánh răng giây và bánh răng gai, dùng để nhận năng lượng của bộ động lực truyền cho bộ chỉnh động); bộ chỉnh động (gồm bánh răng gai, ngựa và chân kính lá trang); bộ điều hòa (gồm có vành tóc và dây tóc. Dưới tác dụng đàn hồi của dây tóc theo vòng xoắn Acsimet, vành tóc lại truyền ngược chuyển động lại cho ngựa làm ngựa tháo mở từng răng bánh răng gai một); bộ truyền kim truyền các chuyển động của kim phút, giờ, giây

+ Hệ thống truyền động bao gồm nhiều bánh răng hoặc trục quay dùng để truyền năng lượng làm quay tổ hợp kim hiển thị thời gian. Hệ thống truyền động hay bánh răng truyền năng lượng được lưu trữ trong hộp tang trống đến bánh răng hồi . Khi dây cót nhả, hộp tang trống quay và vận hành các bánh răng.

+ Nguồn năng lượng: có thể dùng dây cót lên dây cho đồng hồ hoặc dùng pin tích điện để duy trì hoạt động của máy.

+ Chuông báo: là chuông nhắc giờ hoặc chuông báo thức. Chuông nhắc giờ thường báo đều đặn theo khoảng thời gian cố định, thường là 15 phút một lần. Chuông báo thường là tiếng tích tắc, reng chuông hoặc một đoạn nhạc đơn âm. Chuông báo thức chỉ báo khi được cài đặt.

Nguyên lý hoạt động:

Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót, bộ quay trên đồng hồ tự động hoặc từ nguồn pin. Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.

Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian. Với cơ chế hoạt động đã đề cập ở trên, có thể nói một chiếc đồng hồ cơ đơn giản nhất cũng có rất nhiều “máy móc” thú vị ở bên trong và được cấu tạo từ những bộ phận rất tinh xảo. Đó là chưa kể đến những cỗ máy đồng hồ phức tạp hơn như tourbillon, chronograph… Những chiếc đồng hồ phức tạp nhất có thể tốn tới hàng trăm giờ công để thực hiện.

Những đồng hồ chạy bằng năng lượng dự trữ từ pin sẽ tự hoạt động đều đặn, cho đến khi nguồn năng lượng pin hết người ta sẽ thay pin khác. Còn những chiếc đồng hồ lên dây cót thì phải thường xuyên lên dây để chúng hoạt động chính xác.

Vai trò, ý nghĩa của đồng hồ trong đời sống:

– Đồng hồ là thiết bị đo đếm thời gian, đảm bảo mọi hoạt động trong xã hội diễn ra chính xác và đều đặn. Ở vai trò này có thể ví chiếc đồng hồ giống như vị thần canh giữ thời gian.

– Đồng hồ là vật trang trí làm đẹp thêm không gian. Nhiều chiếc đồng hồ được sản xuất tỉ mỉ rất đắt tiền trở thành vật trang trí cho các tòa nhà sang trọng và công trình tôn giáo.

– Có chiếc đồng hồ sẽ giúp chúng ta chủ động sử dụng thời gian làm việc hiệu quả, mang lại nhiều lộ ích cho cuộc sống.

– Nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt khiến cho giá thành đồng hồ rất rẻ từ vài trăm nghìn đến vài triệu một chiếc. Có thể nói ở đâu có con người, ở đó có đồng hồ.

Sử dụng và bảo quản chiếc đồng hồ:

– Treo đồng hồ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát.

– Nên treo đồng hồ ở gần lối đi, nơi có nhiều ánh sáng để dễ dàng quan sát.

– Không nên treo đồng hồ ở nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ cao hoặc bụi bẩn sẽ làm mau hư thiết bị.

– Môi trường có nhiều đồ dùng điện phát ra nhiều song từ trường cũng gây ảnh hưởng đến bộ truyền động bằng từ trường của máy làm đồng hồ chạy không ổn định,

– Không được để luồng khí lạnh của các loại máy điều hoà thổi trực tiếp vào đồng hồ.

– Khi đồng hồ bị hư phải sữa chữa đúng cách. Thường xuyên lau bụi bẩn, bôi dầu và bảo quản cẩn thận để sử dụng đồng hồ được bền lâu.

  •  Kết Bài:

Có thể nói đồng hồ gần như điều khiển toàn bộ các hoạt động của con người trên trái đất. Chúng ta sẽ không thể làm việc hiệu quả mà không cần có đồng hồ. Thật không thể hình dung cuộc sống loài người sẽ khó khăn thế nào nếu một ngày không còn nhìn thấy chiếc đồng hồ nào trong cuộc sống này nữa.

13 tháng 12 2018

1.- Ðất Quảng Nam, chưa mưa đà thấm, 
Rươụ hồng đào chưa nhấm đà say 
, Ðối vớI ai ơn trọng, nghĩa dày , 
Một hột cơm cũng nhớ , 
Một gáo nước đầy vẫn chưa quên .. 
Câu nầy diễn tả rõ tánh tình người dân đất Quảng,bộc trực , bén nhạy, nhớ ơn,trọng nghĩa đối vơí các ân nhân của mình. 

2.- Học trò trong Quảng ra thi, 
Thấy cô gái Huế, bỏ đi không đành 
Câu nầy nói lên tinh thần trọng mỹ thuật, về kinh đô đi thi, nhưng thấy các cô gái Huế thướt tha yểu điệu,đều đứng ngắm , không muốn rời bước. 

3.- Chiều chiều mây phủ Hải Vân 
Chim kêu gành đá, gẫm thân lại buồn . 
Gái Quảng Nam lấy chồng ra Ðà nẵng, chiều ngó lên Ðèo Hải Vân thấy mây phủ trên Ðèo ,lại nghe chim kêu trên gành đá , cảm thấy buồn thêm. 

4.- Ngó lên Hòn Kẽm, Ðá Dừng 
Thương cha, nhớ mẹ, quá chừng bạn ơi, 
Chiêù chiều, ra đứng ngõ sau, 
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều, 

Hòn Kẽm ,Ðá Dừng là 2 trái núi đâù nguồn sông Thu Bồn ,ở giữa 2 huyện Quế Sơn và Ðại lộc,làm cho những cô gái lấy chồng xa nhà , mỗi khi ngó lên rất nhớ nhà. 

5.- Ai đi cách trở sơn khê, 
Nhớ tô mì Quảng,tình quê mặn nồng . 
Mì Quảng là món ăn chủ lực, bình dân của đất Quảng,nên đi đâu ở đâu , mà dân Quảng ăn được tô mì Quảng thì khoái khẩu, mặn mà nhất. 

6.- Hội An đất hẹp, người đông , 
Nhân tình thuần hậu là bông đủ màu . 
Phố Hội an nhỏ hẹp ,nhưng ai đã ở Hội An một thời gian rồi ,khi rời Hội an không làm sao quên được tình cảm nồng hậu của cư dân ở đây. 

7.- Hội An bán gấm, bán điêù 
Kim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán hành . 
Hội An, là thương cảng nên buôn bán hàng hoá sang đẹp , còn Kim Bồng,Trà Nhiêu là vùng ngoaị ô , chuyên sản xuất rau cải đem qua bán ở Hội An. 

8.- Ai đi phố Hội , Chùa Cầu., 
Ðể thương, để nhớ, để sầu cho ai, 
Ðể sầu cho khách vãng lai, 
Ðể thương, để nhớ cho ai chịu sầu. 
Những người dân Hội an ,vì sinh kế phải đi làm ăn xa, tuy nhiên vẫn thương và nhớ phố Hội. 

9.- Ðưa tay hốt nhắm dăm bào, 
Hỏi thăm chú thợ bữa nào hồi công, 
Không mai thì mốt, hồi công, 
Hội An em ở, Kim Bồng anh dời chân 
Kim Bồng là một xã bên kia sông, đôí diện với Hội.An,sản xuất nhiều nghệ nhân đồ mộc,hằng ngày qua phố Hôị làm việc, nên những cô gái đến hốt dăm bào về nấu bếp,bèn hát những câu trữ tình để ghẹo chú thợ mộc. 

10.- Năm hòn nằm đó không sai, 
Hòn Khô, Hòn Dài, lố nhố thêm vui, 
Ngó về Cửa Ðại, than ôi, 
Hòn Nồm nằm dưới mồ côi một mình. 
Cù Lao Chàm, nằm ngoài khơi tỉnh,gồm năm hòn đảo, hòn Nồm là đảo nằm riêng một mình ,không chen vơí các hòn đảo khác . 

11.- Sáng trăng, trải chiếu hai hàng, 
Cho anh đọc sách, cho nàng quay tơ 
. Quay tơ vẫn giữ mối tơ, 
Dù năm bảy mối vẫn chờ mối anh . 
Cảnh sinh hoạt ở thôn quê, dưới ánh trăng, chàng đọc sách, nàng quay tơ, chàng nhắn với nàng giữ tình chung thủy chờ chàng. 

L2.- Ai về nhắn với ngọn nguồn, 
Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên. 
Người miền biển có cá chuồn làm mắm , nguời miền núi có mít non gởi xuống để trao đổi lương thực giữa 2 miền,trong muà mưa gió . 

L3.- Lụt nguồn trôi trái lòn bon , 
Cha thác, mẹ còn ,con chịu mồ côi . 
Mồ côi ba thứ mồ côi. 
Mồ côi có kẽ trâu đôi, nhà rường 
Lòn bon là môt loại trái cây,ngọt, sản xuất tại vùng núi huyện Ðại lộc, muà mưa lụt, nước lụt kéo trôi trái lón bon, mồ côi cha không quan trọng bằng mồ côi mẹ, vì bà mẹ biết lo cho gia đình, tuy mồ côi cha,nhưng nhờ mẹ mà nhà có trâu và nhà gỗ. 

14.- Trà My sông núi đượm tình, 
Nơi đây là chỗ Thượng Kinh chan hoà. 
Trà My là một huyện miền Thượng tỉnh Quảng Nam,có cả Thượng Kinh chung sống. 

15.- Quế Trà My thứ cay, thứ ngọt , 
Nhờ tay thợ rừng mới lọt tay anh, 
Phân du, bạch chỉ rành rành , 
Cân tiểu ly mới xứng, ngọc liên thành mới cân. 
Trà My là huyện chuyên sản xuất quế rừng, được các tay thợ rừng lột vỏ, cắt đoạn, và sắp xếp theo các hạng để định giá xuất khẩu. 

16.- Gập ghềnh Giảm thọ , Ðèo Le . 
Cu ngói cõng mè, cà cưỡng cõng khoai. 
Dốc Giảm thọ và Ðèo Le là 2 cao độ đi lên huyện lỵ Quế Sơn, trèo qua 2 đèo nầy thì chắc giảm thọ và mệt le lươĩ. 

17.-Ðứng bên ni sông, ngó qua bên kia sông. 
Thấy nước xanh như tàu lá, 
Ðứng bên ni Hà Thân, ngó qua Hàn , 
Thấy phố xá nghinh ngang 
Kể từ ngày Tây lại đất Hàn , 
Ðào sông Câu Nhí, tìm vàng Bông Miêu , 
Dặn tấm lòng, ai dỗ cũng đừng xiêu, 
Ở nuôi Thầy, Mẹ, sớm chiều cũng có Anh . 
Hàn tức là tên cũ cuả Ðà nẵng, Hà Thân là xã ở bên kia sông, Tây tức là người Pháp, sông Câu Nhí là sông do người Pháp lúc mới cai trị Ðànẵng cho đào chạy qua cầu Cẩm Lệ, chàng dặn dò người yêu cố gắng ở với cha mẹ,chờ chàng về. 

18.- Kể từ đồn Nhứt kể vô, 
Liên Chiêủ, Thuỹ Tú, Nam Ô , xuống Hàn, 
Hà Thân, Quán Cái, Mân Quang . 
Miếu Bông, Cẩm Lệ là đàng vô ra. 
Ngó lên chợ Tổng bao xa, 
Bước qua Phú Thượng, Ðai la, Cồn Dầøu 
Cẩm Sa, Chơ Vãi, Câu Lâu. 
Ngó lên đường cái, thấy cầu Giáp Năm. 
Bây chừ, thiếp viếng, chàng thăm , 
Ở cho trọn nghĩa, cắn tăm nằm chờ . 

Ðồn Nhứt là đồn gác số 1 đóng trên đèo Hải Vân và từ đó kể vào toàn là những địa danh cho đến huyện Ðiện Bàn. 

19.- Kể cầu Ông Bộ kể ra, 
Cây Trâm ,Trà Lý, bước qua Bàu Bàu, 
Tam kỳ, Chợ Vạn bao lâu, 
Ngó qua đường cái, thấy lầu Ông Tây, 
Chiên Ðàn , Chợ Mới là đây, 
Kế Xuyên mua bán, đông, tây rộn ràng 
Hà Lam gần sát Phủ Ðàng, 
Phiá ngoài bãi cát , Hương An nằm dài , 
Cầu cho gái sắc, trai tài . 
Ðồng tâm xây dựng, tương lai huy hòang 
Các địa danh trên đây, kể từ trong kể ra, Lầu ông Tây tức là nhà lầu của Viên Ðại lý Hành Chánh Pháp đóng ở Tam Kỳ, còn Chợ Mới, Chợ Vạn, Kế Xuyên, Chiên Ðàn là những tụ điểm thương mãi quanh Tam kỳ. 

20.- Thương nhau chớ quá e dè, 
Hẹn nhau gặp lại bến Cầu Rô Be . 
Thiếp nói thì chàng phải nghe, 
Thức khuya, dậy sớm, làm che l ngày 12 xu, 
Mãn mùa chè, nệm cuốn sàn treo , 
Ta về, bỏ bạn, cheo leo một mình, 
Bạn ơi, bạn chớ phiền tình, 
Mùa ni không gặp, xin hẹn cùng mùa sau, 
Lạy trời, mưa xuống cho mau. 
Chè kia ra đọt, trước sau cũng gặp chàng . 

k cho mk vs nhé, chúc bạn hx tốt