K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2018

Thúy Kiều là một cô gái tài hoa, khuê các, con một gia đình trung lưu ở Bắc Kinh. Nàng sống một cuộc sống vô cùng hạnh phúc bên cạnh cha mẹ và hai em. Nhưng quãng thời gian đó thật ngắn ngủi, gia đình Kiều bị vu oan, của cải bị vét sạch, cha và em bị tra khảo bằng nhục hình. Mới mười sáu tuổi, Kiều đã phải đi đến một quyết định vô cùng đau xót là bán mình chuộc cha và em, dứt bỏ mối tình đầu say đắm với chàng công tử Kim Trọng.

Kiều đã tìm đến một mụ mối trong vùng và nhờ giúp mình lấy chồng càng nhanh càng tốt. Sau khi thỏa thuận xong khoản tiền thưởng của mình, mụ mối đã đồng ý dẫn một người đàn ông đến tìm Kiều để hỏi cưới. Người nhà Kiều chờ sẵn ở cửa đã lễ phép hỏi rằng:

-   Chẳng hay quý tính đại danh của ngài là gì ạ?

Hắn trả lời cộc lốc:                

-   Mã Giám Sinh.

-   Ngài là người miền nào ạ? Có gần đây không thưa ngài?

-   Lâm Thanh, cũng gần thôi.

Chao ôi, cái cách trả lời sao mà khiếm nhã, hắn tự giới thiệu là Mã Giám Sinh ấy vậy mà cung cách trả lời thật không “giám sinh” một chút nào. Mã Giám Sinh nhìn thoáng qua là đã biết hắn đã hơn bốn mươi tuổi, cái tuổi đã quá già để có thể lấy vợ. Ấy vậy mà trên mặt hắn tuyệt nhiên không có một sợi râu nào, vô cùng "nhẵn nhụi" và "trai lơ". Hôm nay hắn lại còn mặc một bộ quần áo kiểu chú rể nữa chứ. Áo đỏ chót, quần cũng đỏ chót, đầu đội mũ đen, tóc búi gọn ghẽ, lại còn cầm quạt có vẽ tranh sơn thuý để phe phẩy nữa chứ. Lố bịch hết sức. Đi theo hắn là một lũ tôi tớ chẳng có tôn ti trật tự gì cả. Hắn nói một câu, bọn chúng nói hai câu cứ loạn cả lên. Khi được mụ mối dẫn vào trong nhà, Mã Giám Sinh đã nhảy tót lên ghế trên ngồi. Đó là ghế dành cho bậc bề trên, con cháu không được phép tuỳ tiện ngồi lên. Mã đến đây với tư cách con rể, vậy mà lại ngồi tót lên một cách sỗ sàng đến như vậy quả là bất lịch sự. Trong khi hắn ngồi đấy. Mắt đảo đi đảo lại thì mụ mối đã giục Kiều ra chào khách. Kiều lúc này đang ở trong một tâm trạng vô cùng tuyệt vọng và đau khổ. Đang có hai nỗi buồn giày xé tâm hồn nàng. Nàng phải chọn giữa một trong hai điều đó, đối với nàng quả thật là tàn nhẫn. Cuối cùng nàng đả chọn chữ hiếu và bước ra ngoài. Đi một bước là bao nhiêu dòng lệ cùa nàng tuôn rơi. Kiều khóc mà vẫn rất đẹp. Đối với nàng thì việc ra chào khách xem mặt quả là một việc làm vô cùng xấu hổ vì nàng là con gái khuê các, xưa nay chưa ra khỏi phòng để chào như vậy bao giờ. Thấy nàng buồn bã, xấu hổ, mụ mối lo lắm, sợ Mã Giám Sinh không ưa thì Kiều sẽ bị mất giá. Mụ bèn ra sức vén tóc, bắt tay Kiều, chỉ cho Mã Giám Sinh xem tóc nàng, mắt nàng., mà không nhận thấy rằng việc đó làm cho Kiều lại càng buồn tủi hơn vì một cô gái con nhà danh giá nay lại trở thành món đồ để người khác bán đi bán lại, bị coi như một thứ đồ đạc chứ không phai là con người nữa. Nhưng bọn tàn ác bất nhân kia thì quan tâm gì đến việc đấy, chúng chỉ nghĩ đến tiền, tiền, tiền mà thôi. Mã Giám Sinh đã tận mắt thấy sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Kiều. Nhưng hắn thực chất là một con buôn giả dối và lọc lõi, hắn đến đây với mục đích mua Kiều về làm ca kỹ cho lầu xanh của Tú Bà nên hắn vẫn còn muốn thử xem Kiều có thực sự tài hoa như mụ mối mách bảo hay không. Hắn bắt Kiều phải đàn cho hắn nghe, Kiều đã đàn ngay ca khúc Bạc mệnh của mình tự viết với tất cả tâm trạng đau khổ của mình. Tiếng nhạc du dương, tha thiết làm rung động lòng người, nhưng Mã Giám Sinh vẫn chưa vừa ý, hắn bắt Kiều phải làm thêm một bài thơ đề vào chiếc quạt giấy của hắn. Kiều đã làm đúng yêu cầu, Mã Giám Sinh rất ưng ý và đã đồng ý mua người. Hắn quay sang hỏi mụ mối:

-   Mua ngọc bến Lam Kiều, sính nghi ta cần chuẩn bị là bao nhiêu?

Lời nói mới thật hoa mĩ làm sao, trái ngược hẳn với những lời hắn đã nói trước kia. Nhưng bản chất con buôn của hắn vẫn bộc lộ rất rõ khi mụ mối ra giá:     

-   Đây là một tuyệt thế giai nhân đáng giá nghìn vàng, chỉ vì hoàn cảnh gia đình nên phải bán mình, xin ngài thương xót.

Nhưng Mã Giám Sinh đâu chịu mất nhiều tiền thế, hắn cò kè bớt một thêm hai với mụ mối một hồi lâu. Cuối cùng cả hai đồng ý với bốn trăm năm mươi lạng vàng. Một cái giá vô cùng rẻ mạt đối với một con người “sắc đành đòi một tài đành họa hai” là Kiều.

Thế là Kiều đã bị bán đi, cuộc đời này đã rẽ sang một trang mới. Bao nhiêu thử thách, khó khăn, cạm bẫy đang chờ nàng ở phía trước. Ôi! Giá như trên đời này không có những con người bất nhân, coi tiền bạc quí hơn tính mạng con người thì đã không có những cảnh tượng đau xót đến thế, cuộc đời Kiều đã không phải khổ như sau này.

18 tháng 10 2018

chỉ tìm đc trên youtube thôi nha

18 tháng 10 2018

em sud rồi

18 tháng 10 2018

Mèo rảnh thì sud cho nha

18 tháng 10 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

15 tháng 10 2018

Trong cuộc sống chúng ta phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách trong cuộc sống, chính vì thế để thể hiện được những ý chí, nghị lực của con người trong cuộc sống chúng ta phải thể hiện được ý chí, nghị lực của mình trước những vấn đề của cuộc sống. Bởi nghị lực của con người đem lại cho chúng ta sức mạnh để vượt qua khó khăn.

Khi sinh ra không phải ai cũng là người may mắn. Ai cũng muốn mình được là người khoẻ mạnh, sống trong gia đình hạnh phúc, nhưng ta nào có thể chọn được hoàn cảnh gia đình, và vì vậy, ắt hẳn cuộc sống sẽ có những mảnh đời khác nhau, muôn hình vạn trạng. Tuy nhiên, tôi đã từng được nghe ai đó nói “số phận là do bản thân mình quyết định”, ngẫm ra, nhiều phần là đúng. Những éo le trong hoàn cảnh sẽ chỉ là thử thách, đòi hỏi ta phải vươn lên, vượt qua, để sống, học tập và cống hiến cho xã hội. Thực vậy, ngay trên quê hương Việt .Nam, với những con người Việt Nam, có không ít những con người không chịu đầu hàng số phận.Hẳn con số để đếm hết những con người như thế sẽ không là ít. Họ là ai ? Họ là những con người có ý chí, vượt lên mọi khó khăn, là Nguyễn NgọcKí, Đỗ Trọng Khơi hay Nguyễn Minh Phú. Câu chuyện cậu bé viết bằng chân chẳng phải đã bao lần làm ta cảm động, quý trọng sao. Có nghe những lời tâm sự trên mẹt cau của mẹ về cuộc đời mình mới thấy được hết gian nan : “Khi tôi bốn tuổi, bị bại liệt, hai tay buông thõng như hai sợi dây đeo bên vai. Tôi nhớ mẹ thường bổ cau rồi xếp vào mẹt thành những hình tròn đồng tâm rất đẹp để phơi. Vừa chăm chú ngồi xem mẹ làm, tôi vừa bí mật dùng chân xếp thử. Khi mẹt cau xếp gần xong, bất ngờ chân trái của tôi làm mẹt cau nghiêng ngả. Tôi sờ run lên, không ngờ mẹ lại trìu mến động  viên, tôi lại tiếp tục hào hứng với “chiến công” đầu đời. Trò chơi xếp cau cùng lời an ủi ngọt ngào của mẹ đã mở cho tôi một trời hi vọng. Nó thực sự là kỉ niệm ngọt ngào ghi dấu mốc mở đường cho những tháng ngày sau đó. Tôi dùng đôi chân thay đôi tay với bao bao nhọc nhằn, gian khó, từng bước viết lên cuộc đời mình cho đến ngày hôm nay”. Vậy mà, nhờ đôi chân ấy, Nguyễn Ngọc Kí đã từ một cậu bé bại liệt cả hai tay năm bốn tuổi để vào đại học rồi trở thành Nhà giáo Ưu tú. Bên cạnh đó, cuộc sống đâu chỉ có một Nguyễn Ngọc Kí như thế, còn rất nhiều, rất nhiều con người nữa. Như một gương mặt điển hình của thê hệ trẻ hôm nay, Nguyễn Minh Phú là một gượng mặt điển hình của Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc diễn ra tại Hà Nội vừa qua. Cha em bị nhiễm chất độc màu da cam, gia đình nghèo khó, dựa vào nghề nông leo lắt, bản thân Phú mất hai cánh tay từ khi cất tiếng khóc chào đời. Tuy nhiên, không quản ngại khó khăn, ngày ngày Phú theo em đến lớp để nghe lỏm cô giáo giảng bài. Những ngày tháng như thế qua đi, em hoà nhập vào cuộc sống, học tập giỏi, tích cực giúp đỡ gia đình… Đó là những con người mà xã hội cảm ơn họ, mỗi chúng ta cảm phục và quý trọng họ. Số phận có ngặt nghèo nhưng họ không chết một lần nữa, họ vươn lên bằng y chí, nỗ lực để không thua kém ai. Họ học tập, rèn luyện. Có lẽ, đã bao nhiêu mồ hôi rơi, nước mắt chảy, bao lần họ phải vượt qua mặc cảm, vượt lên chính mình để được như ngày hôm nay.                            Ông cha ta đã dạy : “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Để đạt thành quả như ngày hôm nay, họ có nhiều nguyên nhân để dẫn đến. Nhưng trước hết và chủ yếu nhất, chính là bản thân mỗi người. Nào ai thay được họ suy nghĩ đúng đắn về bản thân, về cuộc đời ? Nào ai thay được họ có ước mơ cao đep, có ích ? Nào ai thay được họ nỗ lực, hun đúc ý chí vươn lên ? Những Nguyễn Ngọc Kí, những Nguyễn Minh Phú, hẳn họ đã phải tự vượt qua cách trở lớn nhất : chính bản thân họ. Như trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy cũng đã viết : “Hãy sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay ta không phải ân hận về nhữĩig năm tháng đã sống hoài, sống phí”. Có lỗ, những con người không may mắn ấy đã ý thức được mình cũng đang có một cuộc sống, được cha mẹ đặt vào cuộc đời này, dù mình ra sao thì mình vẫn phải hướng tới tương lai. Cho dù mọi thứ mất đi nhưng tương lai thì vẫn còn ở phía trước. Hơn nữa, trong trái tim nóng bỏng, nồng nhiệt, yêu đời luôn có một niềm tin. Chính vì thế, họ cố gắng không ngừng, kiên trì bền bỉ. Chẳng phải như thế sao, khi Nguyễn Ngọc Kí bắt đầu từ việc xếp cau, đã thất bại nhiều, nhưng rồi cũng thành công. Ông cũng đã khổ sở biết bao khi tập cầm bút rồi nguệch ngoạc viết. Và chẳng phải sao, Nguyễn Minh Phú cũng nhẫn nại, ngày ngày theo cậu em trai đến trường chỉ để nghe thầy cô giảng. Không có điều kiện, em phải tự học, tự tập viết rất nhiều, ngày qua ngày trong âm thầm để khỏi làm cha mẹ buồn. Thời gian trôi qua, càng ngày ta càng thấy sức bền bỉ phi thường của những con người ấy, ý chí kiên định của họ. Khát vọng và những việc họ làm là những điều đẹp đẽ nhất. Cùng với những quyết tâm đó, họ không hề đơn độc. Cậu bé Kí thuở nào hẳn sẽ từ bỏ nếu như mẹ không khuyến khích, an ủi, động viên ; mẹ chỉ dẫn và luôn ở bên. Khi đó, trong tâm thức, tựa như có một sức mạnh, sôi nổi lắm, thiết tha lắm, đẩy cho ta tiến bước. Chính những con người đã từng sống trong khó khăn ấy, đã mang lại động lực cho gia đình và xã hội. Bản “thân họ đã nắm chắc số phận của mình. Họ cầm lấy tay lái cuộc đời mình. Một ngày mai tươi sáng đang đón chờ họ như với bao công dân khác của xã hội. Hơn thế nữa, điều mà họ có thể có được sau đó còn quý giá hơn nhiều : đó là sự tin yêu của mọi người. Gia đình thay vì lo lắng, buồn phiền thì cũng trở nên tự tin hơn vào cuộc sống. Xã hội cần biết bao những con người như thế! Chính vì thế, nếu là một người sinh ra may mắn, ta hãy cảm ơn cuộc sống và sống sao cho đúng. 

                 Chẳng ai muốn những người xung quanh mình đau khổ, và càng không muốn bản thân đau khổ. Tuy nhiên, nếu chẳng may lâm vào hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo, hãy biết chấp nhận và chống lại số phận. Một xã hội chỉ tốt đẹp khi có người công dân tốt. Sống tốt là có trách nhiệm với chính mình, có nghị lực, quyết tâm cùng ý chí vươn lên, ngay từ ngày hôm nay.

14 tháng 11 2018

Có người đã từng nói: "Giữa lớp sỏi đá khô cằn cây hoa dại vẫn tốt lên và nở những chùm hoa thật đẹp". Vậy điều gì đã khiến cho cây hoa dại giữa một vùng sỏi đá khô cằn thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng ấy vẫn xanh tốt và hiến dâng cho đời những chùm hoa tuyệt đẹp? Đó chính là nhờ vào nghị lực sống, nó như một điểm tựa vững chắc giúp mỗi người chúng ta vượt qua khó khăn để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Vậy nghị lực sống là gì? Đó là những cố gắng quyết tâm vượt qua thử thách cho dù những thử thách đó có khó khăn, gian khổ đến đâu. Cuộc sống là như vậy, có ai thành công mà không phải nếm trải sự cay đắng, khổ cực, có ai bước đến đỉnh vinh quang mà không phải bước chân trên con đường đầy chông gai, nguy hiểm. Con đường nào cũng có những tảng đá dù lớn hay nhỏ cản trở những bước chân của chúng ta, con đường đi ấy chính là con đường đời của mỗi người còn tảng đá chính là những thử thách mà ta gặp phải trên con đường ấy, tảng đá nhỏ tượng trưng cho những sóng gió nhỏ mà ta có thể dễ dàng vượt qua, còn những tảng đá lớn là những thử thách khó mà đòi hỏi ta phải cố gắng, kiên trì mới có thể vượt qua được. Những lúc gặp khó khăn ấy, bạn sẽ làm gì? Kiên quyết cố gắng hay đi giật lùi những bước chân để về vạch xuất phát. Một số người họ sẽ dồn hết ý chí, nghị lực để vượt qua khó khăn ấy vì họ cho rằng sự thành công nào cũng phải trả giá bằng sức lực và ý chí. Như chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã nói:

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên

Hay như Nguyễn Bá Học cũng từng khẳng định: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Anonymous cũng nêu lên quan điểm của mình về giá trị của ý chí và nghị lực như sau:

Khi của cải mất, chẳng cái gì mất cả
Khi sức khỏe mất, chỉ mất một vài thứ
Khi ý chí mất, chẳng còn gì nữa

Từ những câu nói bất hủ được coi là chân lí trên chúng ta có thể khẳng định được tầm quan trọng của nghị lực trong cuộc sống mỗi con người. Như đã nói ở trên, nó như một điểm tựa vững chắc để ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Trong thực tế cuộc sống, đã có rất nhiều tấm gương sáng mà nhờ có ý chí nghị lực và niềm tin vào cuộc sống mà họ đã thành công. Tiêu biểu đó là tấm gương của anh Nguyễn Ngọc Ký, mặc dù bị liệt cả hai tay nhưng điều đó không có nghĩa là anh chấp nhận đầu hàng số phận. Anh vẫn thích đi học nhưng vì tay bị liệt nên điều này rất khó khăn, thế rồi anh tập viết bằng chân. Điều này tưởng như không tưởng nhưng lại trở thành hiện thực với anh.

Những ngày đầu tập viết bằng chân của anh vô cùng khó khăn, những nét chữ nó không theo ý muốn của anh cứ nguệch ngoạc không thành chữ. Nhưng rồi với sự kiên trì cùng với ý chí nghị lực của mình anh đã thành công. Năm học nào anh cũng đạt thành tích cao trong học tập, các bạn bè trong lớp trước đây từ thái độ xem thường, miệt thị anh bao nhiêu thì giờ đây lại khâm phục anh bấy nhiêu. Để rồi sau này anh trở thành một thầy giáo giỏi tâm huyết với sự nghiệp trồng người của mình. Hay như thi sĩ Hàn Mặc Tử, mặc dù bị bệnh tật giày vò nhưng thi sĩ vẫn đem hết sức mình hiến dâng cho sự nghiệp văn thơ nước nhà những tác phẩm tuyệt tác. Vươn ra khỏi Việt Nam chúng ta đến với nước Úc với tấm gương sáng ngời về nghị lực sống, đó chính là Nick Vuijicic. Đó là một số phận bất hạnh khi sinh ra đã không có tay, chân như người bình thường mà chỉ có hai chân rất nhỏ. Anh đã từng rất tuyệt vọng với số phận nghiệt ngã của mình nhưng rồi với nghị lực và niềm tin vào cuộc sống vô bờ bến anh đã cho mọi người thấy sự thành công bằng chính khả năng của mình. Hiện tại anh đã có một công việc ổn định, là chủ tịch của một tổ chức quốc tế nổi tiếng và một gia đình hạnh phúc cùng vợ và con trai. Đặc biệt anh là một diễn giả nổi tiếng khắp thế giới về động lực cuộc sống, những bài diễn thuyết của anh đã làm lay động hàng triệu trái tim độc giả trên thế giới, chúng đã mang tới cho các bạn trẻ niềm hi vọng vào cuộc sống và nghị lực vươn qua nghịch cảnh khó khăn. Năm 1990, anh vinh dự được nhận giải thưởng "Công dân trẻ nước Úc" cho những nỗ lực của mình. Đây chính là những tấm gương sáng để cho chúng ta học tập và noi theo.

Nhưng không phải ai cũng làm được điều đó, có những người khi gặp khó khăn thử thách họ chỉ biết chạy trốn thay vì là tìm cách vượt qua, đây là những người không có nghị lực sống, điều này tương đương với việc họ đã tự đánh mất đi chiếc chìa khóa quan trọng có thể mở mọi cánh cửa trong cuộc đời họ – chiếc chìa khóa mà do chính họ nắm giữ.

Trong cuộc sống còn nhiều gian nan, thử thách thì nghị lực sống là rất quan trọng, có nghị lực, có niềm tin thì ta có thể vượt qua mọi khó khăn để đưa những bước chân gần hơn với thành công và hạnh phúc. Chúng ta nên nhớ rằng đừng bao giờ từ bỏ khi bạn vẫn còn ước mơ, và nghị lực sẽ giúp bạn thực hiện ước mơ đó.

15 tháng 10 2018

Nếu như chim mang tiếng hót cho đời thêm vui, nếu như hoa mang vẻ đẹp cho đời thêm sắc, thì nghị lực, không chịu thua số phận đã mang lại cho họ những điều đáng quý. “Không chịu thua số phận” giúp họ có tinh thần, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để sống có ích, sống có cống hiến cho xã hội, giảm bớt gánh nặng cho gia đình… “Tàn” nhưng không “phế”, bằng khả năng của mình họ đã có nhiều thành công và khẳng định được mình trong xã hội. Hơn hết, họ là những tấm gương sáng để lại trong chúng ta bài học sâu sắc về nghị lực và ý chí vươn lên. Chính những tấm gương về họ dạy cho chúng ta phải biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để thực hiện hoài bão ước mơ. Không ai khác, họ là thần tượng của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày hôm nay. Không đao to búa lớn, chính cuộc đời họ - “những người không chịu thua số phận” là thông điệp cao cả về lối sống có ích. Làm thơ, viết văn, dạy học… bằng những công việc thầm lặng, họ đã cống hiến cho xã hội như cây xanh làm đẹp cho đời, điểm tô cho cuộc sống. Họ là bài học lớn cho thể hệ trẻ hôm nay, trong hoàn cảnh đầy đủ tiện nghi sung túc, được sống trong sự yêu thương, quan tâm của cha mẹ, xã hội thì không ít học sinh, thanh niên tự đánh mất mình, lao vào tệ nạn xã hội, lối sống vô nghĩa ăn chơi, hưởng thụ, không biết cố gắng phấn đấu, để trở thành người cho ích cho xã hội, đất nước.

Hiểu vậy, biết để mỗi người trong chúng ta, nhất là thế hệ trẻ càng phải hiểu mình phải sống ra sao, sống thế nào cho xứng với chân giá trị làm người. Soi vào những tấm gương cao cả ấy để không ngừng hoàn thiện bản thân. Con đừơng dẫn đến thành công không bằng phẳng bao giờ. Vậy nên, càng phải thấm rằng: “Trên đường dẫn đến thành công không có vết chân của kẻ lười biếng“ . Trên vạn dặm, hãy biết chọn một dặm đường và đi cho đến. Để một lúc nào đó quay lại nhìn lại ta hiểu rằng, cuộc đời này đã có gương mặt của ta. 

       Tương lai đang đợi chờ ta phía trước. Để có một tương lai rạng rỡ, mỗi chúng ta hãy sống nhiệt tình và trọn vẹn với hiện tai . Dẫu những ngày ta đang sống còn gian khổ, khó khăn đến mức nào thì cũng hãy vững tin mà sống. Bạn hãy tự đi trên đôi bàn chân của chính mình , chắc chắn bạn sẽ tới cái đích mà bạn muốn!

13 tháng 10 2018

bên trái là thần chập cheng

ở giữa là thần nói dối

bên phải là thần nói thật

Nếu bên trái là thần nói Thật thì ông sẽ luôn nói đúng nên không trả lời bên cạnh ông là thần nói Thật. Nếu ông ngồi giữa là thần nói Thật thì ông sẽ trả lời là: - Ta là thần nói Thật. Vì cả 2 khả năng trên đều không xảy ra nên bên phải là thần nói Thật. Vì ông này luôn nói thật nên ở giữa là thần nói Dối. Từ đó suy ra bên trái là thần Chập cheng.

Thử mọi người nè Hãy dựa vào bài hát này : Múa " Hội Khúc Dân Gian " - 12D3 THPT Lê Quý Đôn- Hà Đông - YouTubeviết tất cả các động tác có trong bài ra và ghi cả số lần của động tác ra  :Gợi ý viết như sau :1 : Củ khoai chấm mật chạy ra hai hai tay giơ lên rồi uốn tay xuống phía dưới .2 : Nắm tay nhau đi thành đội hình vòng tròn . 3 : Con gà ú ụ ngồi xuống chơi nu na nu nống ( căn ngồi...
Đọc tiếp

Thử mọi người nè 

Hãy dựa vào bài hát này : Múa " Hội Khúc Dân Gian " - 12D3 THPT Lê Quý Đôn- Hà Đông - YouTube

viết tất cả các động tác có trong bài ra và ghi cả số lần của động tác ra  :

Gợi ý viết như sau :

1 : Củ khoai chấm mật chạy ra hai hai tay giơ lên rồi uốn tay xuống phía dưới .

2 : Nắm tay nhau đi thành đội hình vòng tròn . 3 : Con gà ú ụ ngồi xuống chơi nu na nu nống ( căn ngồi giữa sân , ngồi gần lại nhau )

 

3 : Đưa đầu sang phải rồi đưa sang trái , cứ đưa sang phải rồi trái , phải rồi trái mỗi bên 6 cái .
 
4 : Ngồi chơi động tác nu na nu nống , bạn thứ 4 từ phải qua trái vỗ vào gối chân của 3 bạn gần nhất .
 
5 : Chân cũng đưa theo hướng của đầu đưa . Các bạn còn lại chỉ tay trêu bạn thứ 3 từ phải qua trái . Bạn thứ 3 giả vờ khóc .
 
 6 : Đứng lên , vừa đi trùng 2 chân xuống sang phía bên tay phải phải ngó , tay phải đưa lên để gần tai xòe bàn tay ra lòng bàn tay để về phía khán giả , tay còn lại để phía dưới tầm eo lòng bàn tay úp xuống .
 
7 : Vừa trùng 2 chân xuống đi sang phía bên tay trái ngó , tay trái đưa lên để gần tai xòe bàn tay ra lòng bàn tay để về phía khán giả , tay còn lại để phía dưới tầm eo lòng bàn tay úp xuống .
 
8 : Khi làm như thế đến đoạn phía bên phải ngó lên thì chân phải trùng xuống , chân trái duỗi thẳng để ngón chân ở mặt đất .
 
9 : Khi làm như thế đến đoạn phía bên trái ngó lên thì chân trái trùng xuống , chân phải duỗi thẳng để ngón chân ở mặt đất
 
10  : Di chuyển về đội hình kéo co , mỗi bên 4 bạn . Nhìn vào ai nhau , chân trái bước lên phía khán giả trước sau đó quay mặt về khán giả rồi lùi chân trái bước lên phía khán giả về phía sau . Bắt đầu kéo co ( 6 lượt đưa đi dật lại )
 
Ai nhanh nhất mik tick cho nè 
1
6 tháng 10 2018

video thì hay thật nhưng chép ra thì dài lắm!

6 tháng 10 2018
  1. ,Thế kỷ 16 là thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến Việt Nam.Các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực chém giết lẫn nhau đẩy người dân vô tội đến bước đường cùng không lối thoát.Trong đem trường đen tối đó Nguyễn Dữ là một nhà văn giàu lòng nhân đạo, Ông đã dùng ngòi bút của mình lên án các cuộc chiến tranh phi nghĩa,ca ngợi và bênh vực quyền sống con người , đặc biệt là người phụ nữ.Mà tác phẩm thành công nhất là “Chuyện người con gái Nan Xương”. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh số phận nhân vật Vũ Nương khi còn con gái, lúc đi lấy chồng và cái chết oan nghiệt. Ấn tượng sâu sắc nhất đối với chúng ta đó là hình ảnh Vũ Thị Thiết một người con gái “thuỳ mị nết na lại có tư dung tốt đẹp” mà phải chịu nhiều bất hạnh . Dưới ngòi bút của tác giả Vũ Nương hiện lên là một cô gái hoàn hảo .Thế nhưng dưới chế độ phong kiến người con gái đó đâu có quyền định đoạt hạnh phúc của mình.Chỉ vì nhà nghèo Nàng phải kết duyên với Trương Sinh một anh chàng đa nghi, hay ghen và dốt nát chỉ vì Chàng có “trăm lạng”.Phải chăng trong chế độ thối nát đó ,thân phận người con gái chẳng khác gì một món
  2. hàng.Người đọc cảm thấy nao lòng thương cho nàng ,lo cho Nàng trước mối tình ngang trái đó . Mặc dầu lấy phải người chồng không như ý muốn ,thế nhưng trong những ngày ấy mọi phẩm chất tốt đẹp của Nàng đã được bộc lộ một cách rõ nét .Biết chồng là người đa nghi “phòng ngừa quá mức” nhưng Nàng vẫn dự gìn khuôn phép khiến vợ chồng không bao giờ dẫn đến thất hoà .Phải chăng khi đã có chồng Nàng đã giành toàn bộ tình cảm cho chồng ,cho cái mái ấm gia đình ấy .Chỉ vì một mong ước bình thường của Nàng đó là th vui “nghi gia nghi thất” .Cái mong ước của Nàng cũng là mong ước của tất cả những người phụ nữ Việt Nam . Đọc tác phẩm độc giả chú ý nhất là hình ảnh khi tiễn chồng ra trận .Hãy lắng nghe lời dặn dò của nàng “Chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong được đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong ngày về mang được chữ bình an”.Một suy nghĩ thật là bình dị ,cái suy nghĩ ấy được xuất phát từ một người vợ chỉ mong ước vợ chồng sớm tối sum vầy bên nhau .Những ngày chồng ra trận, mặc dầu nhớ chồng nhưng Nàng không buồn tủi .Trái lại Nàng đã gánh vác mọi trọng trách của gia đình, sinh nở một mình ,thay chồng nuôi mẹ nuôi con,dung hoà được quan hệ “ mẹ chồng nàng dâu” khiến những ngày ấy Nàng là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình kể cả vật chất lẫn tinh thần .Không
  3. chỉ thế khi khi mẹ chồng ốm thì thuốc thang chu đáo, khi mẹ chết thì ma chay tử tế lo cho mồ yên mả đẹp . Ở Nàng ta không chỉ cảm nhận được đức tính đả m đang hiếu thảo mà ở đó còn là trái tim nhân hậu thuỷ chung .Những ngày xa chồng hình ảnh Trương Sinh là hình ảnh thường trực trong trái tim Nàng .Mỗi lần nhớ chồng Nàng thường chỉ bóng mình trên tường nói với con đó là “cha Đản” để khuây đi nỗi nhớ . Nàng có biết đâu rằng chính cái bóng ấy là sợi dây oan nghiệt giết chết cuộc đời Nàng.Có thể nói rằng những đức tính tốt đẹp ấy và niềm khát khao cháy bỏng về hạnh phúc gia đình là động lực to lớn giúp Nàng vượt qua tất cả mọi khó khăn đợi chồng từ chiến trận trở về. “Chuyện người con giái Nam Xương” đã để lại trong lòng người đọc một nỗi đau nhức nhói . Đó là ngày trở về của Trương Sinh .Sau ba năm đằng đặng chờ mong thì ngày sum họp của Nàng với chồng cũng đã đến .Thể nhưng chỉ vì một lời nói ngây thơ của một đứa trẻ “ông cũng là cha của tôi ư ?”…Với bản tính ghen tuông và sự dốt nát sẵn có Trương Sinh đã phủ nhận tất cả những thành quả mà Nàng đã tạo dựng nên .Bỏ ngoài tai tất cả mọi sự can ngăn .Y đã chửi mắng đáng đập Nàng một cách thậ m tệ .Thế là cái hạnh phúc gia đình ấy bổng cốc trở thành mây khói. Để minh oan cho sự trong trắng của mình Nàng đã tìm đến cái chết kết thúc mối tình ngang trái đó .Nhưng càn oan nghiệt hơn khi người gây nên cái chết không ngoài ai khác đó là đứa con mấy năm trời
  4. Nàng ấp iu bú mớm và người chồng ba năm dài trông ngóng chờ mong . Họ là thủ phạ m đảy Nàng đến cái chết bi thương .Mặc dầu kết thúc tác phẩm Nàng cũng có những tươi đẹp nơi chốn làn mây cung nước nhưng chẳng qua là niềm mơ ước mà thôi. Hơn bốn trăm năm đã trôi qua, nhưng tác phẩm còn nguyên giá trị của nó .Câu chuyện là bài học lớn về hạnh phúc gia đình,là cuốn sách gối đầu giường cho bao đôi bạn trẻ.Cảm ơn nhà văn Nguyễn Dữ người đã để lại cho nền văn học nước nhà môt “thiên cổ kỳ bút”, để lại cho hậu thế một thiên tình sử bi thả m làm nhức nhói trái tim người đọc bao đời .
6 tháng 10 2018

  Nguyễn Dữ là nhà văn lỗi lạc của đất nước ta trong thế kỷ 16. Vốn là học trò giỏi của Trạng Trình – Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngoài thơ, ông còn để lại tập văn xuôi viết bằng chữ Hán, gồm có 20 truyện ghi chép những mẩu chuyện hoang đường lưu truyền trong dân gian; cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả. Đằng sau mỗi câu chuyện thần kỳ. “Truyền kì mạn lục" chứa đựng nội dung phê phán những hiện thực xã hội đương thời được nhìn dưới con mắt nhân đạo của tác giả.

"Chuyện người con gái Nam Xương" trích trong "Truyền kì mạn lục” ghi lại cuộc đời thảm thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương thuộc tỉnh Nam Hà ngày nay.

.Vũ Nương là một người đàn bà nhan sắc và đức hạnh “có tư dung tốt đẹp”  tính tình “thuỳ mị nết na". Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về, sum họp gia thất. Thời buổi chiến tranh loạn lạc, chồng phải đi lính đánh giặc Chiêm. Vũ Nương ở nhà lo bề gia thất. Phụng dưỡng mẹ già nuôi dạy con trẻ, đạo dâu con, nghĩa vợ chồng, tình mẹ con, nàng giữ trọn vẹn, chu tất. Khi mẹ chồng già yếu qua đời, một mình nàng lo việc tang ma, phận dâu con giữ tròn đạo hiếu. Có thể nói Vũ Nương là một người đàn bà có phẩm chất tốt đẹp, đáng được trân trọng ngợi ca. Ước mơ của nàng rất bình dị. Tiễn chồng ra trận, nàng không hề mơ tưởng “đeo ấn phong hầu", chỉ mong ngày đoàn tụ, chồng trở về "được hai chữ bình yên”.

Cũng như số đông người phụ nữ ngày xưa. Cuộc đời của Vũ Nương là những trang buồn đầy nước mắt. Năm tháng trôi qua, giặc tan, Trương Sinh trở về, con thơ vừa học nói. Tưởng rằng hạnh phúc sẽ mỉm cười với đôi vợ chồng trẻ. Nhưng rồi chuyện “cãi bóng" từ miệng đứa con thơ đã làm cho Trương Sinh ngờ vực, "đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có ý gỡ ra được”. Vốn tính hay ghen, lại gia trưởng, vũ phu, ít được học hành, Trương Sinh đã đối xử với vợ hết sức tàn nhẫn. Giấu biệt lời con nói. Trương Sinh đã “ mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi". Vợ phân trần, không tin; hàng xóm khuyên can cũng chẳng ăn thua gì cả! Chính vì chồng và con - những người thân yêu nhất của Vũ Nương đã xô đẩy nàng đến bên bờ vực thẳm. Thời chiến tranh loạn lạc, nàng đã trải qua những năm tháng cô đơn, giờ đây đứng trước nỗi oan, nàng chỉ biết nuốt nước mắt vào lòng...Vũ Nương chỉ có một con đường để bảo toàn danh tiết: nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử để làm sáng ngời “ngọc Mị Nương ", toả hương "cỏ Ngu Mĩ”.

Vũ Nương tuy không phải “làm mồi cho tôm cá”, được các nàng tiên trong thủy cung của Linh Phi cứu thoát. Thế nhưng, hạnh phúc của nàng ở trần thế bị tan vỡ “trâm gãy bình rơi". Nàng tuy được hầu hạ Linh Phi, nhưng quyền làm mẹ, làm vợ của nàng vĩnh viễn không còn nữa. Đó là nỗi đau đớn nhất của một người phụ nữ. Gần ngàn năm đã trôi qua, miếu vợ chàng Trương vẫn còn đó, đêm ngày “nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương" (Lê Thánh Tông), nhưng lời nguyền về cái chết của Vũ Nương vẫn còn để lại nhiều ám ảnh, nỗi xót thương trong lòng người. Nguyễn Dữ đã ghi lại câu chuyện cảm động thương tâm này với tất cả tấm lòng nhân đạo. Cái chết đau thương của Vũ Nương còn có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc. Nó lên án chiến tranh phong kiến đã làm cho lứa đôi phải ly biệt, người vợ trẻ sống vất vả cô đơn; lên án lễ giáo phong kiến khắt khe với tệ gia trưởng độc đoán, gây nên bi kịch gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc. Vì lẽ đó mà “Chuyện người con gái Nam Xương” có giá trị nhân bản sâu sắc.

Phần hai của truyện đầy ắp những tình tiết hoang đường: Phan Lang nằm mộng rồi có người đem biếu con rùa xanh; Phan Lang chạy giặc, bị chết đuối, được Linh Phi cứu sống đặng trả ơn; Phan Lang gặp người làng là Vũ Nương trong bữa tiệc nơi cung Thuỷ cung; Vũ Nương gửi đôi hoa vàng về cho chồng. Trương Sinh lập đàn tràng trên bến Hoàng Giang, đợi gặp vợ, nhưng chỉ thấy bóng Vũ Nương với năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, vv…

Chi tiết Trương Sinh gọi vợ, rồi chỉ nghe tiếng nói ở giữa sông vọng vào: "Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” đó là một chi tiết, một câu nói vô cùng xót xa, đau đớn. Hạnh phúc bị tan vỡ khó mà hàn gắn được vì hai cõi âm - dương là một khoảng trống vắng mênh mông, mù mịt. Trương Sinh ân hận vì mình nông nổi, vũ phu mà vợ chết oan, bé Đản mãi mãi mồ côi mẹ... Qua đó, ta thấy đằng sau cái vỏ hoang đường, câu chuyện về cái chết của Vũ Nương thấm đẫm tình cảm nhân dạo.

Nguyễn Dữ là một trong những cây bút mở đầu nền văn xuôi dân tộc viết bằng chữ Hán. Ông đã đi tiếp con đường của thầy mình: treo ấn từ quan, lui về quê nhà "đóng cửa, viết sách”. Ông là nhà văn giàu tình thương yêu con người, trân trọng nền văn hoá dân tộc.

“Truyền kì mạn lục” là kiệt tác của nền văn học cổ Việt Nam, xứng đáng là thiên cổ kỳ bút". Người đọc mãi mãi thương cảm Vũ Nương, thương cảm những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. “Chuyện người con gái Nam Xương ” tố cáo hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam trong thế kỷ 16, nêu bật thân phận và nỗi đau bất hạnh của người phụ nữ trong bi kịch gia đình.

Gần 500 năm sau, "Chuyện người con gái Nam Xương” mà nỗi xót thương đối với số phận bi thảm người vợ, người mẹ như được nhân lên nhiều lần khi ta đọc bài thơ “Miếu vợ chàng Trương” của vua Lê Thánh Tông:

“Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương,

Miếu ai như mếu vợ chàng Trương.

Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ,

Cung nước chi cho lụy đến nàng.

Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt

Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng

Qua đây mới biết nguồn cơn ấy

Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.

hok tốt

* GIỐNG NHAU: 
- Đều là quá trình phân bào có thoi nên NST phân chia trước, TB chất phân chia sau 
- Sự phân chia đều xảy ra với các kì giống nhau 
- Hoạt động của các bào quan là giống nhau 
- Sự biến đổi hình thái NST qua các kì tương tự nhau 
* KHÁC NHAU: 
- Xảy ra khi nào? 
+ NP: xảy ra ở Tb sdưỡng và tb sdục sơ khai 
+ GP: Xảy ra ở tb sdục khi chín 
- Cơ chế: 
+ NP: chỉ 1 lần phân bào 
+GP: 2 lần phan bào liên tiếp. GP1 gọi là phân baog giảm nhiễm. GP2 là phân bào nguyên nhiễm 
- Sự biến đổi hình thái NST: 
+ NP: chỉ 1 chu kì biến đổi 
+GP: tr ải qua 2 chu kì biến đổi 
- Kì đầu: 
+ NP: NST kép chỉ đính vào thoi vô sắc ở phần tâm động 
+ GP: NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp với nhau và xảy ra hiện tượng hoán vị gen(kì đầu 1) 
- Kì giữa 
+ NP: NST kép xếp thành 1 hàng trện mặt phẳng xích đạo 
+ GP: NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo( kì giữa 1) 
- Kì sau: 
+ NP: NST kép tách nhau ra thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực TB 
+ GP: NST kép trong cặp đồng dạng tách nhau ra và phân ly về 2 cực TB( kì sau 1) 
- KÌ cuối: 
+ NP: Hình thành 2 Tb con giống nhau và giống hệt mẹ 
+ GP: Hình thành hai tb con có bộ NST n kép( kì cuối 1 ) 
Sau đó, các TB con tiếp tục vào GP2. Kì cuối GP2 tạo ra 4 Tb con chứa bộ NST n 
- Ý nghĩa 
+ NP: Là kết quả phân hóa để hình thành nên các TB sinh dưỡng khác nhau. 
Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ TB, thế hệ cơ thể 
+ GP: Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau 
Các giao tử chứa bộ NST n qua thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ 2n của loài 
Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp, làm phong phú đa dạng cho sinh giới

5 tháng 10 2018

- Giống nhau:

+ Đều là quá trình phân bào.

+ Đều trải qua các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối

+ Đều có sự biến đổi của NST theo chu kì xoắn

+ Ở kì giữa NST tập trung ở MPXĐ

+ Đều có sự hình thành thoi vô sắc , sự biến mất của màng nhân, sự phân chia chất tế bào ,..

- Khác nhau

Nguyên phânGiảm phân
Xảy ra ở tb sinh dưỡng và tb sinh dục sơ khai Xảy ra ở tb sdục thời kì chín
1 lần phân bào , NST nhân đôi 1 lần2 lần phân bào , NST nhân đôi 1 lần
ở kì đầu : Ko có sự tiếp hợp của NSTỞ KĐ1 : tại mỗi cặp NST có xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi đoạn giữa 2 cromatit khác nguồn gốc
KG : NST kép xếp thành 1 hàng trên MPXĐKG1 : NST kép tương đồng, xếp thành 2 hàng trên MPXĐ
KS : từng NST kép chẻ dọc ở tâm động rồi phân li về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của sợi tơ vô sắcKS1 : các NST kép phân li độc lập về 2 cực của tb
KC , mỗi tb con nhận 2n NST đơnKC1 : mỗi tb con nhận n NST kép
từ 1 tb sinh dương (2n NST) tạo ra 2 tb con giống mẹ ( 2n NST) ( giữ nguyên)từ 1 tb sinh dục (2n) giảm phân tạo ra 4 tb con có bộ NST n( giảm đi 1 nữa)
tb phân hóa thàn tb sinh dưỡng khác nhautb giảm phân hình thành giao tử